Tuy không nổi tiếng như các kim tự tháp, nhưng khu đền Abu Simbel là 1 công trình cổ đáng kinh ngạc với hàng nghìn năm tuổi, nằm ở một góc xa xôi của Ai Cập gần biên giới Sudan.
Việc xây dựng quần thể đền kéo dài trong khoảng 20 năm, cho đến năm 1244 trước Công nguyên mới hoàn tất. Ngôi đền lớn dành riêng cho Pharaoh Ramses II và một ngôi đền nhỏ hơn cho vợ của ông, Nữ hoàng Nefertari. Các ngôi đền được tạc trên sườn núi, dưới triều đại thứ 19 của triều đại Ramesses II.
Đền Lớn
Đền Lớn (Great temple) còn được dành cho các vị thần Amun, Ra-Horakhty và Ptah, cũng như cho chính Ramesses thần thánh. Nó thường được coi là lớn nhất và đẹp nhất trong số các ngôi đền được xây dựng trong triều đại của Ramesses II, và là một trong những ngôi đền đẹp nhất ở Ai Cập.
Mục đích của công trình này là để ăn mừng chiến thắng của Vua Ramesses II, trước người Hittites trong trận Kadesh năm 1274 trước Công nguyên, được cho là một trong những trận chiến với những cỗ xe ngựa lớn nhất trong lịch sử.
Cách đó không xa là ngôi đền thờ nữ thần Hathor và hoàng hậu Nefertari. Mặt tiền của đền là tượng Pharaoh Ramesses II và hoàng hậu Nefertari, mỗi tượng cao khoảng 10m. Theo truyền thống của người Ai Cập cổ thì tượng hoàng hậu không được cao hơn đầu gối của Pharaoh. Tuy nhiên, Nefertari là người vợ mà Ramesses II yêu thương nhất, chính vì vậy ông đã phá lệ.
Khác với ngôi đền uy quyền của chồng, đền thờ Nefertari mềm mại và duyên dáng với những bức bích họa ca ngợi vẻ đẹp của bà và tình yêu lãng mạn giữa bà và Ramesses II. Màu sắc trên trang phục quyến rũ của Nefertari còn tồn tại cho tới ngày nay. Nefertari được thờ cùng với Hathor - nữ thần của âm nhạc, niềm vui và tình yêu. Nữ thần này được coi là chủ nhân của ngôi đền và là hiện thân của hoàng hậu Nefertari.
Với thời gian trôi qua, những ngôi đền rơi vào tình trạng hoang phế và dần dần bị bao phủ bởi cát. Vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, cát đã phủ đến đầu gối của các bức tượng ở mặt trước của Đền Lớn. Khu đền đã bị vùi lấp hoàn toàn trong cát cho đến khi được một nhà thám hiểm Thụy Sĩ (Johann Ludwig Burckhardt) khám phá phần đỉnh cao của nó vào năm 1813, dù vậy, không ai có thể tìm thấy lối vào cho đến khi nó được khai quật vào năm 1817.
Toàn bộ 2 ngôi đền đã phải di chuyển vào năm 1968 như là một phần của dự án khổng lồ của UNESCO để cứu nó khỏi bị ngập và bị phá hủy bởi công trình xây đập Aswan.
Mô hình di dời để bảo vệ 2 ngôi đền
Đền Abu Simbel hiện nay
Hiện nay, những bức tượng của vị vua ngồi bên bờ phía Tây của hồ Nasser, giống hệt như cách đây 3.000 năm. Lối vào duy nhất được bao quanh bởi bốn bức tượng khổng lồ, cao 20m (66 ft), mỗi bức tượng đại diện cho Ramesses II ngồi trên ngai vàng và đội vương miện đôi của Ai Cập. Bức tượng ở bên trái ngay lối vào đã bị hư hại trong một trận động đất xảy ra (10 năm sau khi hoàn thành), khiến đầu và thân bị rơi ra; những mảnh rơi này không được phục hồi cho bức tượng trong quá trình di dời mà được đặt dưới chân bức tượng ở những vị trí ban đầu được tìm thấy. Bên cạnh chân của Ramesses là một số bức tượng khác, nhỏ hơn, không cao hơn đầu gối của pharaoh, miêu tả: vợ chính của ông, Nefertari Meritmut; mẹ hoàng hậu Mut-Tuy; hai con trai đầu của ông, Amun-her-khepeshef và Ramesses B; và sáu cô con gái đầu lòng của ông: Bintanath, Baketmut, Nefertari, Meritamen, Nebettawy và Isetnofret.
Những bức tượng ở lối vào Đền Lớn
Cát bụi thời gian đã cuốn trôi nhiều thứ nhưng Abu Simbel vẫn là minh chứng cho quá khứ huy hoàng của 1 nền văn minh vĩ đại.
Các đền thờ đá khổng lồ tại Abu Simbel, tên một ngôi làng nằm cách Aswan khoảng 230 km về phía Tây Nam, là khu phức hợp (thuộc về một phần) của Di sản Thế giới được UNESCO gọi là "Di tích Nubian", chạy từ hạ lưu Abu Simbel đến Philae (gần Aswan).
Trong triều đại của mình, Ramesses II bắt tay vào một chương trình xây dựng rộng khắp Ai Cập và Nubia, nơi Ai Cập kiểm soát. Nubia rất quan trọng đối với người Ai Cập vì đây là nguồn vàng và nhiều hàng hóa thương mại quý giá khác. Do đó, ông đã xây dựng một số ngôi đền lớn ở đó để gây ấn tượng về sức mạnh của người Ai Cập và thực hiện mục đích Ai Cập hóa người Nubia.
Text: mix từ nhiều nguồn
No comments:
Post a Comment