Cơ chế này đã sinh ra quá nhiều đặc quyền đặc lợi cho một số quan chức cấp cao. Đặc quyền đặc lợi ngay cả lúc đã nghỉ hưu. Đặc quyền đặc lợi đến cả lúc chết. Muốn hùng cường không thể không xóa bỏ.
Hãy để cho các quan chức tại vị đi dự lễ hội bằng chính đồng lương của mình. Hãy để cho các quan chức đã nghỉ hưu tự chi trả chi phí đi dự sự kiện của mình. Lúc đó số lượng các “chính khách” và “cựu chính khách” tham dự lễ hội sẽ đột ngột tụt giảm.
LỄ HỘI VÀ CÁC QUAN CHỨC
Đất nước ta có quá nhiều lễ hội. Mỗi lễ hội lại có quá nhiều quan chức Chính phủ và địa phương tham dự. Đã thế lại còn quá nhiều các quan chức về hưu nhưng vẫn thường xuyên hiển diện. Vậy nên không thể không hiến kế.
I. PHẢI RẠCH RÒI VỀ TÀI CHÍNH
Tài chính luôn là vấn đề số 1. Bất cứ điều gì cũng phải rõ ràng về tài chính. Nơi nào là công? Nơi nào là tư? Nhân lễ hội Vesak 2019 đang diễn ra, xin có mấy điều lưu ý để làm thí dụ cho các lễ hội khác.
1. Tự do tôn giáo đã được ghi trong Hiến pháp của nước ta. Việt Nam không có quốc giáo. Ở Việt Nam mọi tôn giáo đều bình đẳng.
2. Bởi lẽ đó mọi đại lễ riêng của các tôn giáo thì nhà nước sẽ không chi tiền. Đại lễ Vesak 2019 không là ngoại lệ.
3. Nhưng ở Việt Nam, nhiều khi quy định một đường, thực thi lại một nẻo. Sự vi phạm quy chế tài chính có mặt khắp mọi nơi. Cho nên người dân có quyền được biết biết: Trong Đại lễ Vesak 2019 nhà nước có bị tổn thất đồng bạc nào không?
4. Theo chỗ hiểu biết của chúng tôi, thì chùa Tam Chúc là của doanh nghiệp Xuân Trường, cho nên Xuân Trường là chủ nhà sự kiện. Từ đó suy ra, Xuân Trường là người chủ chi. Bởi thế cũng cần rạch ròi để tránh tiếng cho Chính Phủ trong chi tiêu tiền công. Chẳng hạn như:
- Tiền đi lại ăn ở cho khách quốc tế ai chịu?
- Tiền đi lại cho các quan chức Việt Nam lấy từ đâu?
- Ai cấp tiền cho chương trình ca nhạc?
- Nguồn kinh phí nào cho VTV truyền hình trực tiếp?
Đại lễ Vesak là của tôn giáo, nên không thể dùng tiền thuế của dân để bao phủ chi phí. Xuân Trường có chủ chi thì cũng phải rạch ròi.
5. Quan sát mức độ “hoành tráng” của Đại lễ Vesak 2019 thì biết được việc tổ chức Đại lễ Vesak là tốn kém. Nhưng lợi ích của Vesak 2019 đưa lại cho quốc gia thì không nhiều. Cho nên, mong muốn được công khai tài chính cũng là điều dễ hiểu. Mọi nguồn kinh phí, suy cho cùng, đều lấy từ túi dân. Doanh nghiệp Xuân Trường không in được ra tiền.
6. Tiếng là quốc tế, nhưng đăng cai tổ chức và giá trị rất khác nhau. Với một số sự kiện quốc tế, cứ chi tiền nhiều cho ban tổ chức là được đăng cai. Chẳng hạn như các cuộc thi sắc đẹp quốc tế…Nhưng World Cup, Olympic - thì có chi bao nhiêu tiền cho ban tổ chức cũng không được. Không phải cứ có các từ “quốc tế” “thế giới” là quan trọng, là hãnh diện. Có nhiều sự kiện “quốc tế”, “thế giới” mời mà không nước nào tổ chức.
Việt Nam đang là nước nghèo, nên phải chắt chiu tài chính cho người dân trong nước, trước khi chi tiêu cho các sự kiện quốc tế. Điều này không có nghĩa là chúng ta không đăng cai các sự kiện quốc tế, mà là đăng cai có chọn lọc, rất chọn lọc.
II. QUAN CHỨC CHÍNH PHỦ NÊN BỚT ĐI DỰ LỄ HỘI
1. Việt Nam có qúa nhiều lễ hội. Dường như ngày nào cũng có lễ hội. Đơn cử mấy ngày gần đây:
26/4/2018 Lễ hội Cửa Lò. 26/4/2019 Lễ hội Huế. 28/4/2019 Lễ hội Hạ Long. 6/5/2019 Điện Biên kỷ niệm chiến thắng. 7/5/2019 Lễ hội Sơn La. 8/5/2019 Lễ hội 990 năm thành lập Thanh Hóa. 10/5/2019 Lễ hội Hải Phòng. 11/5/2019 Lễ hội Nha Trang. 12/5/2019 Lễ hội Vesak…Còn có thể kéo dài danh sách lễ hội quanh năm.
2. Có quá nhiều quan chức chính phủ đi dự lễ hội. Không có lễ hội nào là không có quan chức chính phủ và UVTƯ Đảng đến dự. Có lễ hội có đến hàng chục UVTƯ Đảng, bộ Trưởng cùng tham dự. Kéo theo là hàng chục, hàng trăm quan chức địa phương. Chỉ tính riêng tiền nghỉ khách sạn, tiền xe cộ, máy bay, thì không biết cơ man nào là tiền thuế của dân đã phải bỏ ra.
3. Đi dự sự kiện liên tục như vậy, từ ngày này qua tháng khác, thì còn đâu thời gian giải quyết công việc? Cho nên đến bài phát biểu cũng phải có người viết trước.
3. Đã đến lúc Chính phủ phải thắt chặt quy định chi phí cho quan chức chính phủ và địa phương đi dự các sự kiện. Vô cùng tốn kém tiền thuế của dân.
III. QUAN CHỨC ĐÃ VỀ HƯU NÊN THOÁI LUI HOÀN TOÀN
Ở Việt Nam hiện nay có chứng bệnh nan giải cần phải chữa trị dứt điểm. Đó là các lãnh đạo đã về hưu nhưng vẫn thường xuyên có mặt tại các sự kiện Nhà nước.
Các ông cựu tổng bí thư, cựu chủ tịch nước, cựu thủ tướng, cựu chủ tịch quốc hội đến dự thì mang lại được những lợi ích gì? Ngoài sự tốn kém tài chính lại còn làm khó cho người đương chức phải thưa gửi. Nếu không tin, thì đặt câu hỏi khác: Nếu các quan chức đã về hưu không đến dự thì sự kiện có bị tổn thất gì không?
Đã thôi chức thì thôi hẳn. Thời các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh đã qua rồi. Nay cần phải thiết lập một lần và vĩnh viễn. Các cựu TBT như Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh … nên làm gương, từ chối mọi sự hiển diện, dù cho được “mời mọc ân cần”. Còn các người đương chức thì dứt khoát – cờ đến tay ai người đấy phất. Đây là một đề nghị rất xây dựng. Có lợi cho nhà nước. Có lợi cho những người đương lãnh đạo. Và có lợi cho chính cả những lãnh đạo đã về hưu.
Thời phong kiến vua cha nhường ngôi cho con khi còn sống rồi lui hẳn để cho con toàn quyền quyết định. Mới đây, Nhật hoàng Akihito cũng vừa trao lại ngôi cho con là thái tử Naruhito. Khác hẳn với ở ta hiện nay, thôi chức còn cố bấu víu quyền lực. Bệnh này cũng là do cơ chế này đẻ ra.
Cơ chế này đã sinh ra quá nhiều đặc quyền đặc lợi cho một số quan chức cấp cao. Đặc quyền đặc lợi ngay cả lúc đã nghỉ hưu. Đặc quyền đặc lợi đến cả lúc chết. Muốn hùng cường không thể không xóa bỏ.
Những người cộng sản đề cao sự liêm khiết, sự vô tư, sự không màng đến tiền bạc chức tước. Trong thực tế hiện nay, phần nhiều không phải như vậy.
Hãy để cho các quan chức tại vị đi dự lễ hội bằng chính đồng lương của mình. Hãy để cho các quan chức đã nghỉ hưu tự chi trả chi phí đi dự sự kiện của mình. Lúc đó số lượng các “chính khách” và “cựu chính khách” tham dự lễ hội sẽ đột ngột tụt giảm.
Muốn tiến bộ không thể chối bỏ sự thật.
Nguyễn Ngọc Chu
"Muốn tiến bộ không thể chối bỏ sự thật."
ReplyDeletePhải thừa nhận sự thật là gì mới có thể chối bỏ. Nhưng (đặc) quyền và (đặc) lợi trong tay vốn rất khó từ bỏ.
Xh càng ngày càng thụt lùi, VN khó phát triển chính ở điểm này!
Haianh Hainguyenvv
ReplyDeleteRất mong bài viết của Nguyễn Ngọc Chu được thực hiện ở những lễ hội, đại hội gần đây. Nhà nước của Dân sẽ giảm được một gánh nặng tài chính vô cùng lớn.
Vũ Hồng Hà
ReplyDeleteRất đúng. Các quan chức thích được xướng tên, tung hô.. đến khi về hưu cũng vẫn thích thể hiện. Nhưng như thế để làm gì? Đây gọi là bệnh được rồi. Mà đã là bệnh thì nên cắt bỏ cho đỡ lây lan.
Tuan Anh Do
DeleteTôi bổ sung thêm. Họ ra về có phong bì kèm theo. Hic hic hic
HàGia Lộc Giang
ReplyDeleteTác giả chỉ đúng tim đen bọn tham nhũng độc quyền độc tài
Tho Cao
ReplyDeleteQuyền trong tay cứ đập phá, thiếu hụt dân chịu
Lê Đăng Lượng
ReplyDeleteVề hưu đìu hiu quá, để các vị đi dự để giải khuây lại được kính thưa, kính mời, kính biếu... ha ha
Nguyễn Toàn
ReplyDeleteMột đề xuất cực kỳ trách nhiệm với Quốc Gia!
Nguyễn Huy Bình
ReplyDeleteBài viết sát thực tế... hãy vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.
Bỏ ngay tập tục mà đã từ lâu từ địa phương đến trung ương đã và đang thực hiện rất bài bản gây nhiều bất lợi , nhất là về mặt kinh tế.
Hoàng Đối
ReplyDeleteBài viết rất xuất sắc và cập nhật tính thời đại. Có người đã nói rằng " Nhìn thấy các " cựu" chỉ muốn tắt ti vi
Nguyễn Thanh Tùng
ReplyDeleteRất đồng tình đã nghỉ hưu rồi nên học người Nhật trở về là một công dân bình thường muốn dự một sự kiện nào đó thì tự bỏ tiền túi ra và cũng nên bớt xuất hiện ơ những nơi này
Lê Ngọc Cường
ReplyDeleteBài viết rất hay hợp với suy nghĩ của tôi từ lâu lắm tôi rất dị ứng với hình ảnh Nông Đức Mạnh và bà Trương mỹ Hoa tuần chay.nào cũng có mặt
Đỗ Thiên Hoàng
ReplyDeleteToàn nói mò, chả có số liệu để minh chứng. Bài viết chỉ theo cảm tính, suy đoán.
Đặng Xuân Niên
DeleteĐỗ Thiên Hoàng làm sao mà có số liệu minh chứng được. Người dân họ cảm nhận đúng đấy.
Nguyễn Tiến Hưng
DeleteĐỗ Thiên Hoàng, có công khai, minh bạch đâu mà có số liệu, thánh tìm cũng không được.
Nhe Văn Răng
DeleteMột XH nó như vậy .... thế nên người dân họ cần sự minh bạch rõ ràng và sòng phẳng , chứ không cần vì nhân dân phục vụ , vì nhân dân hy sinh....
Toàn lừa đảo đến độ " trưởng thành
Ngđinh Thoại
ReplyDeleteTôi nhất trí cao đây cũng là nội dung tiết kiệm chống tham nhũng lãng phí phù hợp đổi mới của đảng và nhà nước.
Adzung Võ
ReplyDeleteQuan chức, cựu quan chức nặng về dự lễ hội quanh năm (ăn và chơi) quen rồi, đâm lười nhác chức trách của mình. Theo tôi, chỉ mỗi lễ hội đền Hùng là tứ trụ được dự. Còn tất cả các lễ hội khác, quan chức không được tham dự.
Khue Anh Giang
ReplyDeleteVN thiếu tự trọng, thiếu tinh thần trượng phu, thêm bệnh cả nể kể cả, còn lầm than lâu
Liendam Thon
ReplyDeleteCHỈ PHẢI. Thời đương chức chẳng làm đc chi khi hưu rồi cứ nghỉ đi cho khỏe đỡ tốn tiền dân. Bài báo viết rất tuyệt hợp lòng người.
Lê Lan Anh
ReplyDeleteBravo bài viết rất đúng! Tiền vay tiền thuế của Dân chỉ để CHI như vậy hỏi đến khi nào mới trả hết NỢ?
Đỗ Chính
ReplyDeleteThứ theo đóm ăn tàn ...😁
Vậy nên kg pt dc là phải rồi ...
Giau Trinhngoc
ReplyDeleteQuan không tham nhưng thích oai thích mời thích ăn không phải bỏ tè. Túi những ngày lễ hội củ đất nước nghỉ hưu đc mời lên mang theo bát gạo hoặc thùng bia đi theo để ủng hộ ngân khố mồ hôi sức lượng đóng góp của dân
Chu Mạnh Lượng
ReplyDeleteNét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt Nam là : ăn Quả nhớ kẻ trồng cây. 💖
Để có ngày hôm nay phải : " Đời đời nhớ ơn công lao của các anh hùng liệt sỹ - của Bác Hồ vĩ đại.
Xuân Trường là DN tư nhân có được như bây giờ cũng nhờ công lao của bề trên nên phải trả ơn. Đích thân phó thủ tướng đánh trống khai hội thì đủ biết trong khi giổ Quốc Tổ Vua Hùng chẳng được ngó nghiêng.
Đâu phải tự nhiên mà DN Xuân Trường hùng mạnh thế. 😇😇😇
Nguyen Ngoc Thu
ReplyDeleteĐây là một sự thật hiển nhiên. Muốn xã hội công bằng, dân chủ, văn minh cần làm thế. Mình đã có nêu vấn đề về việc này rồi. Đã nghỉ hưu thì các lễ hội tự đi hoặc không đi là quyền của mình. Còn lên ngồi ở đấy như ông tượng rồi xe đưa xe đón, chén rồi về thì đến để khoe mẽ giương oai với ai nữa, hãy xem nhiệm kỳ của mình làm được gì và cuối đời mình đã làm gì!
Long Luc
ReplyDeleteChuẩn. Giống như việc bãi bỏ ban cố vấn cấp cao thời ông Lê Khả Phiêu!
Nguyễn M. Hảo
ReplyDeleteNhững vị thời đương chức mà làm được nhiều lợi ích cho dân,cho nước,thì kg nói làm chi.thời trước,chết dân còn lập bàn thờ.nhưng những vị quan đã phá hoại đất nước,dân đang oán than,thậm trí, còn muốn bỏ tù mới xứng đáng.thì mời họ đến đây để làm gì? Dân có muốn nhìn mặt họ đâu?vậy mà họ vẫn cứ trườn mặt ra,thật kg biết nhục!!!!?