FB Minh Minh: Nhân chuyện Trung Quốc cứ ỷ nước To,thế Mạnh..đưa tàu thuyền quấy phá,xâm lấn ở lãnh hải Biển Đông nước ta,Đảng &Nhà nước cứ loay hoay tìm cách chống chọi với thủ đoạn”tranh chấp/chiếm đoạt” của người Tàu,xem tivi thì phát ngán với cánh tay trái của bà phát ngôn chém gió “quan ngại”..ông Tổng thì tự khen:- Đảng ta đã rất khôn khéo,linh hoạt..trong vấn để bảo vệ chủ quyền biển đảo!😜😜 xin chia sẻ với mọi người câu chuyện của anh Hung Le về việc sau khi Mỹ-Việt “bình thường hoá” quan hệ,họ đã “tìm cách giúp ta bảo vệ biển đông” thông qua hình thức “liên doanh khai thác trên biển”.. nếu dự án được “Duyệt”,bảo đảm Súng Đạn trung quốc không dễ gì đưa ra doạ nạt trên biển hung hăng như hiện nay. CƠ HỘI BỊ BỎ LỠ có lẽ do những người đứng đầu muốn dân tộc ta thân tàu.
-------------------
CƠ HỘI THỨ NHẤT
Như tôi đã viết trong phần " Tự bạch " , tôi có bốn cơ hội để làm việc nhưng đã từ chối . Tôi sẽ lần lượt kể về bốn cơ hội đó. Vì những lý do khác nhau nên tôi xin phép không nói rõ thời gian , địa điểm và tên của những người tham gia .
Khi tôi đang ở Sài gòn thì một Doanh nghiệp Mỹ tìm đến tôi nhờ tôi tìm kiếm một đối tác Việt nam để họ hợp tác trong lĩnh vực thuỷ sản . Họ đưa cho tôi một tập tài liệu rất dày trong đó có đầy đủ thông tin và dự án sẽ triển khai : đại để là họ sẽ đầu tư khoảng 15-20 tàu đánh cá ngừ đại dương và một tàu mẹ chế biến . Phạm vi hoạt động từ Vũng tàu ra đến Bình định trên vùng đặc quyền Kinh tế của Việt nam . Tàu sẽ treo cờ Mỹ và cờ Việt nam . Họ chỉ vào bờ để lấy nhiên liệu , thực phẩm ... và nhiều chi tiết khác rất tỉ mỉ . Phía Việt nam sẽ cung cấp nhân công . Họ sẽ tự tiêu thụ sản phẩm ( xuất khẩu 100% ) mỗi năm kiểm toán một lần , sau khi trừ hết chi phí sẽ chia lợi nhuận theo tỉ lệ 70/30 .
Đọc xong , tôi thấy quá khả thi . Tìm một doanh nghiệp không khó nhưng thủ tục hành chính thì một núi . VN mới bình thường hoá quan hệ với Mỹ đồng thời đã có Hiệp định thương mại Việt Mỹ . Hồi đó , quy định rằng các Hợp đồng Liên doanh với nước ngoài phải do Bộ kế hoạch đầu tư cấp . Tôi nói lại với Doanh nghiệp Mỹ như vậy . Họ đồng ý cấp cho tôi chi phí để đi Hà nội làm việc này . Tôi cũng nói trước rằng khả năng chỉ là 50/50
Tôi có mối quan hệ riêng nên gặp một Thứ trưởng , anh nói : để hồ sơ đấy , tớ giao cho các bộ phận liên quan rồi báo cho cậu . Rách việc , trong khi chờ đợi tôi đi câu cá và uống bia với bạn cũ ( tiền Mỹ đưa xài rủng rỉnh mà ) kể lý do ra Hà nội , một thằng nói : tao biết chỗ này có thể làm được , để tao sắp xếp . Hai ba hôm sau , tôi lên gặp, anh Thứ trưởng bảo : đúng là ở đây cấp giấy phép thật nhưng Mỹ thì... nói xong anh lè lưỡi nháy mắt . Vậy là hết cửa . Đã có kinh nghiệm ở cơ chế xin cho nên tôi luôn thủ sẵn 2-3 bộ hồ sơ . Ngu nhất là đi nộp bản chính .
Gọi điện cho thằng bạn , nó bảo , chờ tao 1-2 ngày nữa . Rồi cái ngày đó cũng đến . Chúng tôi vào một biệt thự không ra nhà riêng mà cũng không ra cơ quan . Không có biển hiệu gì cả . Bốn người ngồi tiếp hai chúng tôi có nước trà , thuốc lá và rất kiệm lời. Đã có kinh nghiệm nên tôi nhìn thì biết ngay họ là quân nhân dù họ mặc thường phục . Họ kiệm lời là do có đặt máy ghi âm thôi .
Bọn chúng chẳng hỏi gì về làm ăn kinh doanh cả mà toàn hỏi tại sao tôi quen bọn Mỹ này ? Tại sao tôi đi xin cho nó ... cứ như là hỏi cung làm tôi suýt văng tục . Tôi nổi nóng lên nói rằng cái gì có lợi cho đất nước thì tôi làm . Mấy chục cái tàu Mỹ ở Biển đông thì bố bảo bọn Tàu cũng không dám lai vãng . Hạm đội 7 của Mỹ nó không để yên đâu vì nó bảo vệ công dân Mỹ . Cái tôi nhìn thấy là điều đó , còn mấy con cá chết tiệt kia tôi quan tâm làm gì ?
Phải nói là mấy tay đó là dân có nghề , không nổi nóng , trái lại còn khơi cho tôi nói . Cuối cùng , họ bảo để họ báo lên cấp trên vì dự án này cũng hấp dẫn và đề nghị tôi cho biết đầy đủ thông tin cá nhân để họ tiện liên lạc .
Ra cửa đi về , tôi chửi thằng bạn : mày đưa tao đến gặp mấy thằng dở hơi này làm del gì ? Chẳng làm ăn Kinh tế gì ... Nó bảo : tao chẳng biết bọn nó làm gì nhưng bọn nó mua cả máy bay lẫn tên lửa ở mấy nước Liên xô cũ đấy .
Ba bốn tuần sau , tôi thấy máy đầu số 069 gọi và nói ngắn gọn : mời anh ra Hà nội gặp cấp trên chúng tôi về cái vụ đánh cá của Mỹ đó , đi một mình thôi , địa chỉ cũ ngày...giờ ... nói xong cúp máy .
Tôi đến đúng hẹn , tiếp tôi cũng là bốn người nhưng không phải bốn ông bạn cũ kia . Chỉ khác là có một người đeo quân hàm trung tá và một người có dáng vẻ nhất tạm gọi là Thủ trưởng .
Không dài dòng , họ vào vấn đề ngay với câu hỏi : hôm trước anh nói rằng nếu họ vào khai thác tại biển Đông nước ta TQ sẽ không dám đụng vào họ ? Đó là ý kiến của anh hay của phía Mỹ và căn cứ vào đâu mà có ý kiến đó ?
Tôi trả lời rằng đó là ý kiến của tôi và căn cứ vào Hiến pháp Mỹ ( các Tu chính án ) cùng Hiệp định thương mại Việt Mỹ . Rồi tôi phân tích khoảng 15 phút . Mọi người không hề phản ứng gì .
Cuối cùng , trung tá nói : Chúng tôi biết rất rõ về anh và gia đình anh , Thượng sĩ ạ . Tôi chỉ muốn hỏi là anh có muốn làm việc với chúng tôi không thôi ? ( Mấy tay này cũng khá đây, cứ như FBI hay GRU ấy - Tôi nghĩ vậy )
Tôi nhận lời ngay vì nghĩ là chỉ với vụ đánh cá . Khi biết là làm việc chính thức kiểu tái ngũ tôi giãy lên phản đối ngay . Thủ trưởng nói với mọi người: để tôi tiễn anh ấy về và cùng tôi xuống sân đi qua cái sân rộng để ra cửa . Quãng đường chỉ gần 20 m mà “ đưa tiễn “ hơn ba mươi phút với nội dung câu chuyện khác hẳn trong nhà . Có thể tóm tắt qua đối thoại thế này:
- Ông không nhận ra tôi à ? Lúc xem hồ sơ tôi đã biết là ông . Mấy chục năm rồi vẫn không thay đổi mấy nhỉ ?
- Sao lại không nhận ra ? Tôi thấy ông tỉnh bơ đi nên tôi cũng im luôn. Thế quái nào mà ông lại kêu tôi về với ông ?
- Quân đội bây giờ khác với thời xưa rồi, sử dụng nhiều đến cái này ( lấy ngón tay chỉ vào đầu) và khoa học kỹ thuật. Mình đang mở cửa đổi mới nên cũng có nhiều bộ phận mới thành lập . Tôi thấy ông có đầu óc phân tích tổng hợp tốt anh em lại biết nhau từ lâu . Chuyện lý lịch cũng coi như xong rồi. Mọi thủ tục trong khả năng của tôi.
- Nếu ở lại QĐ thì năm 1981 tôi đã đi học Sĩ quan rồi. Bây giờ cũng không có chiến tranh nên tôi nghỉ thôi. Còn với bọn Tàu thì đời ông cha mình , đời con cháu mình vẫn còn phải dài dài với nó . Cám ơn ông đã nghĩ tới tôi nhưng tôi thấy đủ rồi . Bây giờ tôi quan tâm là cái vụ đánh cá đó thế nào?
- Cá nhân tôi và các anh lãnh đạo cũng đồng ý với quan điểm của ông nhưng ở cấp cao hơn vẫn có những thành kiến . Tôi rất tiếc nhưng nói thật là ông đừng cố gắng cho việc này . Không được đâu .
Chúng tôi chia tay và sau đó cũng ít liên lạc với nhau . Điều đáng nói là trong số những người bạn tôi chơi có con ông Vũ Kỳ ( thư ký riêng của Bác Hồ ) . Nó cũng được gặp riêng và mời làm việc . Nó về xin ý kiến của ông bố . Ông Vũ Kỳ nói “ Cho bố suy nghĩ một ngày rồi bố sẽ có ý kiến “ . Một ngày sau ông nói : làm việc đó sẽ biết nhiều và biết những điều người khác không biết. Điều đó chứa đựng nhiều rủi ro cho mình hơn những việc khác . Vậy thì tại sao mình lại không làm những việc khác ít rủi ro hơn ? - Tao nghe lời ông bô nên từ chối.
Thế là tôi học thêm được hai điều: cần hết sức thận trọng và cân nhắc trước những việc quan trọng và cần phải có thời gian để quyết định , không được nóng vội.
Hôm đó ngồi nói chuyện, mấy thằng chúng tôi rút ra kết luận : bọn mình toàn những đứa đã trải qua chiến tranh sau này về lại đi học hành tử tế. Việc ông bạn cấp Tướng đó tìm đến anh em mình chứng tỏ cái tâm của nó vẫn rất tốt với bạn bè . Có lẽ chỉ cái tình của người lính vẫn còn trong xã hội “ mắt nhắm mắt mở “ này.
Thôi, bọn mình cạn ly rồi chia tay .
No comments:
Post a Comment