Tuesday, July 6, 2021

Thế giới & ĐDVH (6):

 5.

NĂM GIAI ĐOẠN CỦA CÁC BỆNH DỊCH

Có lẽ chúng ta có thể học được cái gì đó về các phản ứng của chúng ta với đại dịch coronaviruss từ Elisabeth Kübler-Ross người, trong cuốn On Death and Dying (Về cái Chết và sự Hấp hối), đã đề xuất sơ đồ nổi tiếng về năm giai đoạn của việc chúng ta phản ứng thế nào với việc biết rằng chúng ta mắc một bệnh nan y: từ chối (người ta đơn giản từ chối chấp nhận sự thực: “Điều này không thể xảy ra, không với tôi.”); tức giận (mà nổ ra khi chúng ta không còn từ chối sự thực được nữa: “Sao điều này có thể xảy ra với tôi?”); mặc cả (hy vọng chúng ta có thể bằng cách nào đó trì hoãn hay giảm bớt sự thực: “hãy để cho tôi sống để thấy các con tôi tốt nghiệp.”); trầm cảm (ngưng đầu tư dục tính: “tôi sẽ chết, cho nên vì sao phải lo lắng với bất kể thứ gì?”); chấp nhận (“tôi không thể chống lại nó, tôi có thể sẵn sàng cho việc đó.”). Muộn hơn, Kübler-Ross đã áp dụng các giai đoạn này cho bất kể hình thức nào của sự mất mát cá nhân tai hoạ (sự thất nghiệp, cái chết của một người thân yêu, sự ly dị, sự nghiện ma tuý), và cũng nhấn mạnh rằng chúng không nhất thiết đến theo cùng thứ tự, tất cả các bệnh nhân cũng chẳng trải nghiệm tất cả năm giai đoạn.

Người ta có thể thấy rõ cùng năm giai đoạn đó mỗi khi một xã hội đối mặt với chấn thương nào đó. Hãy xét mối đe doạ của thảm hoạ sinh thái: đầu tiên, chúng ta có khuynh hướng từ chối nó (chỉ là chứng hoang tưởng, tất cả cái xảy ra là những sự dao động bình thường trong các hình mẫu khí hậu); rồi đến sự tức giận (với các công ty lớn gây ô nhiễm môi trường của chúng ta, với chính phủ bỏ qua những mối nguy hiểm); rồi sự mặc cả tiếp theo (nếu chúng ta tái chế rác thải của chúng ta, chúng ta có thể mua một chút thời gian; cũng có mặt tốt của nó: chúng ta có thể trồng rau ở Greenland, tàu bè có thể chở hàng hoá từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ nhanh hơn nhiều trên chuyến đi qua bắc cực mới, đất màu mỡ mới sẽ trở nên sẵn có ở Siberia do lớp băng vĩnh cửu tan ra …), trầm cảm (là quá muộn, chúng ta thua rồi …); và, cuối cùng, sự chấp nhận—chúng ta đang đối phó với một mối đe doạ nghiêm trọng, và chúng ta sẽ phải thay đổi toàn bộ cách sống của chúng ta!

Cùng thế có hiệu lực cho mối đe doạ tăng lên của sự kiểm soát số đối với đời sống của chúng ta: đầu tiên, chúng ta có khuynh hướng từ chối nó (nó là một sự cường điệu, một sự hoang tưởng cánh Tả, không cơ quan nào có thể kiểm soát hoạt động hàng ngày của chúng ta); rồi chúng ta nổi cáu (với các công ty lớn và các cơ quan nhà nước bí mật mà biết chúng ta kỹ hơn chúng ta biết chính mình và sử dụng tri thức này để kiểm soát và thao túng chúng ta); tiếp theo, sự mặc cả (các nhà chức trách có quyền để tìm kiếm những kẻ khủng bố, nhưng đừng có xâm phạm sự riêng tư của chúng ta …); tiếp đến là trầm cảm (là quá muộn, sự riêng tư của chúng ta đã mất, thời của các quyền tự do cá nhân qua rồi); và, cuối cùng, sự chấp nhận (sự kiểm soát số là một mối đe doạ đối với tự do của chúng ta, chúng ta phải làm cho công chúng biết về tất cả các chiều kích của nó và hứa hẹn để chiến đấu chống lại nó!).

Trong thời trung cổ, dân cư của một thị trấn bị tác động đã phản ứng lại với các dấu hiệu của bệnh dịch theo một cách tương tự: đầu tiên từ chối, rồi tức giận với đời sống tội lỗi của chúng ta mà vì nó chúng ta bị trừng phạt, hay thậm chí với Chúa tàn bạo đã cho phép nó, rồi mặc cả (không tồi đến vậy, hãy chỉ tránh những người ốm yếu …), rồi trầm cảm (đời chúng ta thế là hết …), rồi, thật lý thú, những cuộc truy hoan (vì đời chúng ta hết rồi, hãy tận hưởng tất cả những khoái lạc vẫn còn có thể với rất nhiều rượu và tình dục), và, cuối cùng, sự chấp nhận (chúng ta ở đây, hãy ứng xử cứ như cuộc sống bình thường tiếp diễn càng nhiều càng tốt …).

Và đấy chẳng phải cũng là cách chúng ta đối phó với đại dịch coronaviruss nổ ra vào cuối 2019 sao? Đầu tiên, đã là một sự từ chối (chẳng gì nghiêm trọng xảy ra cả, một số cá nhân vô trách nhiệm đã chỉ lan truyền sự hoảng loạn); rồi, sự tức giận (thường dưới dạng phân biệt chủng tộc hay chống-nhà nước: những người Trung quốc có tội, nhà nước chúng ta không hiệu quả …); tiếp đến là sự mặc cả (OK, có một số nạn nhân, nhưng ít nghiêm trọng hơn SARS, và chúng ta có thể hạn chế thiệt hại …); nếu việc này không có kết quả, trầm cảm nảy sinh (đừng có đùa, tất cả chúng ta đều bị toi) … nhưng giai đoạn cuối cùng của sự chấp nhận sẽ trông giống thế nào? Là một sự thực lạ rằng bệnh dịch này bộc lộ một đặc tính chung với vòng gần đây nhất của các cuộc phản kháng xã hội ở những nơi như nước Pháp và Hồng Kông, Chúng không bùng nổ và rồi biến đi, chúng còn dai dẳng, mang lại sự sợ hãi và sự mỏng manh lâu dài cho đời sống của chúng ta.

Cái chúng ta phải chấp nhận và hoà giải bản thân chúng ta với là, có một lớp phụ của cuộc sống, cuộc sống bất tử, lặp đi lặp lại một cách ngu đần, trước-tình dục của các virus, mà đã luôn luôn ở đó và sẽ luôn luôn với chúng ta như một bóng đen, đặt ra một mối đe doạ cho chính sự sống sót của chúng ta, nổ ra khi chúng ta ít kỳ vọng nhất. Và ở một mức thậm chí tổng quát hơn, các bệnh dịch viral nhắc nhở chúng ta về sự tình cờ tối hậu và sự vô nghĩa của đời sống của chúng ta: không quan trọng các lâu đài tinh thần, mà chúng ta, loài người, xây dựng, có tráng lệ đến thế nào, một sự tình cờ tự nhiên ngu đần như một virus hay một tiểu hành tinh có thể kết liễu nó hoàn toàn … không nhắc đến bài học của sinh thái học, mà là chúng ta, loài người, cũng có thể vô tình đóng góp cho sự kết thúc này.

#ZizekCovid-19

No comments:

Post a Comment