10.
CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN HAY SỰ DÃ MAN, ĐƠN GIẢN VẬY THÔI!
Tôi đã bị từ Alain Badiou đến Byung-Chul Han [1 ] và nhiều người khác, từ Hữu và Tả chỉ trích, thậm chí tôi bị chế nhạo, sau khi tôi gợi ý lặp đi lặp lại sự đến của một dạng Chủ nghĩa cộng sản như một kết quả của dịch bệnh coronavirus. Các motif cơ bản trong những âm chối tai đã dễ dàng có thể tiên đoán được: chủ nghĩa tư bản sẽ quay lại trong dạng còn mạnh hơn, sử dụng bệnh dịch như một sự tăng bất hạnh (disaster boost); chúng ta sẽ yên lặng chấp nhận việc các bộ máy nhà nước kiểm soát hoàn toàn đời sống chúng ta theo cách Trung quốc như một sự cần thiết y tế; sự hoảng loạn sinh tồn chủ nghĩa (survivalist) là hết sức phi chính trị, nó khiến chúng ta cảm nhận những người khác như một mối đe doạ chí tử, không như các đồng đội trong một cuộc chiến đấu. Han đưa thêm một số sự thấu hiểu đặc thù vào những sự khác biệt văn hoá giữa phương Đông và phương Tây: các nước phương Tây phát triển đang phản ứng quá bởi vì họ đã quen với cuộc đời mà không có những kẻ thù thực sự. Là cởi mở và khoan dung, và thiếu các cơ chế miễn dịch, khi một mối đe doạ thực nổi lên, họ bị hoảng loạn. Nhưng phương Tây phát triển có thực sự dễ dãi như Han tuyên bố? Có phải toàn bộ không gian chính trị và xã hội của chúng ta không bị tràn ngập bởi các tầm nhìn ngày tận thế ư: các mối đe doạ của thảm hoạ sinh thái, sự sợ những người tị nạn Islamic, sự bảo vệ một cách hoảng loạn văn hoá truyền thống của chúng ta chống lại lý thuyết LGBT+ và giới? Hãy chỉ thử kể một chuyện đùa tục tĩu và bạn ngay lập tức sẽ cảm thấy lực của sự kiểm duyệt Phải Đạo (Politically Correct). Tính dễ dãi của chúng ta đã chuyển thành cái đối lập của nó nhiều năm trước rồi.
Hơn nữa, sự cách ly bắt buộc có thực sự ngụ ý chủ nghĩa sinh tồn (survivalism) phi chính trị không? Tôi đồng ý nhiều hơn với Catherine Malabou người đã viết rằng “một epochè [sự ngăn chặn thành kiến và giả định], một sự đình chỉ, một sự ngăn chặn thành kiến và giả định [bracketing] về tính xã hội, đôi khi là sự tiếp cận duy nhất đến tính khác biệt, một cách để cảm thấy gần với tất cả những người bị cách ly trên Trái Đất. Đó là lý do tại sao tôi thử là càng đơn độc càng tốt trong sự cô đơn của tôi.”[2] Đây là một ý tưởng Kitô sâu sắc: khi tôi cảm thấy cô đơn, bị Chúa bỏ rơi, vào lúc đó tôi giống đấng Christ trên cây thánh giá, trong sự liên đới hoàn toàn với ngài. Và, ngày nay, cùng thế xảy ra đối với Julian Assange, bị cô lập trong xà lim nhà tù của ông, với không cuộc viếng thăm được phép nào. Bây giờ tất cả chúng ta đều giống Assange và, hơn bao giờ hết, chúng ta cần hình dung giống ông để ngăn chặn những sự lạm dụng quyền lực nguy hiểm được một mối đe doạ y tế biện minh. Trong sự cô lập, điện thoại và internet là các mối liên kết chính của chúng ta với những người khác; và cả hai bị kiểm soát bởi nhà nước mà có thể ngắt kết nối chúng ta tuỳ ý nó.
Như thế cái gì sẽ xảy ra? Cái trước kia có vẻ là không thể thì đang xảy ra rồi: Thí dụ vào ngày 24 tháng Ba năm 2020 Boris Johnson tuyên bố quốc hữu hoá tạm thời đường sắt của Vương quốc Anh. Như Assange nói với Yanis Varoufakis trong cuộc điện thoại ngắn ngủi: “pha mới này của cuộc khủng hoảng, chí ít, đang làm rõ cho chúng ta rằng không có quy tắc hay hạn chế nào—rằng bây giờ mọi thứ đều có thể”[3]. Tất nhiên, mọi thứ chảy theo mọi hướng, từ tốt nhất đến tồi nhất. Bây giờ tình hình của chúng ta vì thế mang tính chính trị sâu sắc: chúng ta đang đối mặt các lựa chọn triệt để.
Là có thể rằng, trong những phần của thế giới, quyền lực nhà nước sẽ bị tan rã một nửa, rằng các lãnh chúa địa phương sẽ kiểm soát lãnh thổ của họ trong một cuộc đấu tranh kiểu [phim] Mad Max vì sự sống sót, đặc biệt nếu các nối đe doạ giống nạn đói hay sự xuống cấp môi trường tăng tốc. Là có thể rằng các nhóm cực đoan, sẽ chấp nhận chiến lược Nazi “để cho những người già và yếu chết” để tăng cường và làm trẻ lại dân tộc của chúng ta” (một số nhóm đang cổ vũ rồi các thành viên bị nhiễm coronavirus để lan truyền sự lây nhiễm cho cảnh sát và những người Do thái, theo tin tức tình báo do FBI thu thập). Một phiên bản tư bản chủ nghĩa tinh vi hơn của sự sụp đổ như vậy thành tình trạng dã man đang được thảo luận công khai rồi ở Hoa Kỳ. Được viết bằng chữ hoa trong một tweet muộn vào ngày Chủ nhật, 22 tháng Ba, tổng thống Hoa Kỳ viết: “CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐỂ CHO VIỆC CHỮA BỆNH TRỞ NÊN TỒI HƠN BẢN THÂN VẤN ĐỀ. VÀO CUỐI GIAI ĐOẠN 15-NGÀY CHÚNG TA SẼ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH VỀ CHÚNG TA MUỐN ĐI THEO ĐƯỜNG NÀO.” Phó tổng thống Mike Pence, người đứng đầu nhóm công tác coronavirus của Nhà Trắng, đã nói sớm hơn trong cùng ngày rằng Trung Tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh (CDC) liên bang sẽ đưa ra hướng dẫn vào thứ Hai tới dự định để cho phép những người đã bị phơi nhiễm coronavirus để quay lại làm việc sớm hơn. Và ban biên tập Wall Street Journal đã cảnh báo rằng “bây giờ các quan chức liên bang và bang cần bắt đầu điều chỉnh chiến lược chống-virus của họ để tránh một cuộc suy thoái kinh tế mà sẽ làm còi cọc thiệt hại từ 2008-2009.” Bret Stephens, một nhà bình luận (columnist) bảo thủ tại The New York Times, mà Trump theo dõi chặt chẽ, đã viết rằng việc coi virus như một mối đe doạ so sánh được với chiến tranh thế giới lần thứ hai “cần bị chất vấn lại một cách năng nổ trước khi chúng ta áp đặt các giải pháp phá hoại hơn bản thân virus.”[4] Dan Patrick, phó thống đốc bang Texas, đã lên Fox News để cho rằng ông thà chết hơn là thấy các biện pháp y tế công cộng gây hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ, và rằng ông tin “rất nhiều ông bà” khắp đất nước sẽ đồng ý với ông. “Thông điệp của tôi: hãy quay lại làm việc, hãy quay lại để sống, hãy là thông minh về việc đó, và những người hơn 70 tuổi trong chúng ta, chúng tôi sẽ lo cho chính mình.”[5]
Dịp duy nhất trong thời gian gần đây mà cách tiếp cận tương tự được tiến hành, trong chừng mực tôi biết, đã là những năm cuối của sự cai trị của Ceausescu ở Rumani khi những người về hưu đơn giản đã không được nhận vào các bệnh viện, dù trạng thái của họ là gì đi nữa, bởi vì họ không còn được coi như có bất kể ích lợi nào cho xã hội nữa. Thông điệp trong những tuyên bố như vậy là rõ: sự lựa chọn là giữa một số mạng sống đáng kể, dù không đếm xuể và “lối sống” Mỹ (tức là tư bản chủ nghĩa). Trong sự lựa chọn này, mạng sống con người bị thua. Nhưng đấy có phải là lựa chọn duy nhất? Chẳng phải chúng ta đang làm, ngay cả ở Hoa Kỳ, cái gì đó khác rồi ư? Tất nhiên toàn bộ một nước hay thậm chí thế giới không thể bị phong toả vô thời hạn—nhưng nó có thể được biến đổi, được khởi động lại theo một cách khác. Tôi không có thành kiến uỷ mị nào ở đây: ai biết cái chúng ta sẽ phải làm, từ việc huy động những người đã khỏi bệnh và được miễn dịch để duy trì các dịch vụ xã hội cần thiết, đến việc làm cho sẵn có các viên thuốc cho phép cái chết không đau đớn cho những trường hợp bị thua nơi cuộc sống chỉ là một sự đau khổ kéo dài, vô nghĩa. Nhưng chúng ta không chỉ có một sự lựa chọn, chúng ta đang đưa ra những sự lựa chọn rồi.
Đấy là vì sao thái độ của những người, nhìn cuộc khủng hoảng như một thời khắc phi chính trị nơi quyền lực nhà nước phải làm nhiệm vụ của nó và chúng ta chỉ phải theo các chỉ dẫn của nó, hy vọng rằng loại nào đó của trạng thái bình thường sẽ được phục hồi trong một tương lai không quá xa, là sai lầm. Ở đây chúng ta phải theo Immanuel Kant người đã viết về các luật của nhà nước: “Tuân theo, nhưng suy nghĩ, duy trì quyền tự do tư tưởng!” Ngày nay chúng ta cần nhiều hơn bao giờ hết cái Kant gọi là “sự sử dụng công cộng của lý tính.” Là rõ rằng các bệnh dịch sẽ quay lại, kết hợp với những mối đe doạ sinh thái khác, từ các vụ hạn hán đến các nạn châu chấu, như thế cần đưa ra những quyết định khó khăn bây giờ. Đấy là điểm mà những người, cho rằng đây chỉ là một bệnh dịch khác với số người chết tương đối nhỏ, không hiểu: đúng, nó chỉ là một bệnh dịch, nhưng bây giờ chúng ta thấy rằng những lời cảnh cáo về các bệnh dịch như vậy trong quá khứ đã hoàn toàn đúng, và rằng không có sự kết thúc nào đối với chúng. Tất nhiên chúng ta có thể chấp nhận một thái độ cam chịu “khôn ngoan” về “có những thứ tồi tệ hơn đã xảy ra, hãy nghĩ về các bệnh dịch hạch thời trung cổ …” Nhưng chính nhu cầu cho sự so sánh này nói lên rất nhiều. Sự hoảng loạn chúng ta đang trải nghiệm làm chứng cho sự thực rằng có loại nào đó của sự tiến bộ đạo đức đang xảy ra, cho dù đôi khi nó giả nhân giả nghĩa: chúng ta không còn sẵn sàng để chấp nhận các dịch hạch như số phận của chúng ta nữa.
Đấy là nơi quan niệm của tôi về “Chủ nghĩa cộng sản” bước vào, không phải như một giấc mơ mù mờ mà đơn giản như một cái tên cho cái đang xảy ra rồi (hay chí ít được nhiều người cảm nhận như một sự cần thiết), những biện pháp đang được xem xét rồi và thậm chí được thi hành một phần. Nó không phải là một tầm nhìn về một tương lai tươi sáng mà nhiều hơn là một tầm nhìn về “Chủ nghĩa cộng sản tai hoạ” như một thuốc giải độc cho chủ nghĩa tư bản tai hoạ. Nhà nước không chỉ phải gánh vác một vai trò tích cực hơn, tổ chức sự sản xuất các thứ cần thiết khẩn cấp như khẩu trang, các bộ test và các máy trợ thở, cô lập các khách sạn và các khu nghĩ đưỡng khác, đảm bảo sự sống sót tối thiểu của tất cả những người thất nghiệp mới, và vân vân, làm tất cả việc này bằng việc từ bỏ các cơ chế thị trường. Hãy chỉ nghĩ về hàng triệu người, như những người trong ngành du lịch, mà việc làm của họ chí ít trong một thời gian, bị mất và vô nghĩa. Số phận của họ không thể bị phó mặc cho chỉ các cơ chế thị trường hay những kích thích một lần. Và đừng quên rằng những người tị nạn vẫn đang thử đến châu Âu. Là khó để hiểu mức thất vọng của họ nếu một lãnh thổ dưới sự phong toả trong một bệnh dịch vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho họ?
Thêm hai thứ nữa rõ ràng. Hệ thống định chế sức khoẻ sẽ phải dựa vào sự giúp đỡ của các cộng đồng địa phương cho việc chăm sóc những người yếu và già. Và, ở đầu ngược lại, loại nào đó của sự hơp tác quốc tế hữu hiệu sẽ phải được tổ chức để tạo ra các nguồn lực chung. Nếu các nhà nước đơn giản cách ly, những cuộc chiến tranh sẽ nổ ra. Loại diễn tiến này là cái tôi nhắc đến khi tôi nói về “chủ nghĩa cộng sản,” và tôi không thấy lựa chọn thay thế nào đối với nó trừ trạng thái dã man mới. Nó sẽ tiến triển xa đến đâu? Tôi không thể nói, tôi chỉ biết rằng nhu cầu cho nó được cảm thấy cấp bách khắp nơi, và, như chúng ta đã thấy, nó được ban hành bởi các chính trị gia như Boris Johnson, chắc chắn không phải là người Cộng sản.
Các ranh giới tách chúng ta khỏi tình trạng dã man được vạch ra ngày càng rõ. Một trong những dấu hiệu của nền văn minh ngày nay là nhận thức gia tăng rằng việc tiếp tục các cuộc chiến tranh khác nhau bao quanh địa cầu là hoàn toàn điên rồ và vô nghĩa. Cũng thế là sự hiểu rằng sự không khoan dung chủng tộc và văn hoá khác, hay các thiểu số tình dục, mờ nhạt thành không đáng kể so với quy mô của cuộc khủng hoảng chúng ta đối mặt. Đấy cũng là vì sao, mặc dù cần đến các biện pháp thời chiến, tôi thấy việc sử dụng từ “chiến tranh” là rất có vấn đề cho cuộc đấu tranh của chúng ta chống lại virus: virus không phải là một kẻ thù với những kế hoạch và chiến lược để huỷ diệt chúng ta, nó chỉ là một cơ chế tự-nhân bản ngu đần.
Đấy là cái những người thương hại sự ám ảnh của chúng ta với sự sống sót không thấy. Alenka Zupančič gần đây đã đọc lại văn bản của Maurice Blanchot từ thời đại Chiến tranh Lạnh về sự sợ hãi sự huỷ diệt hạt nhân đối với nhân loại. Blanchot cho thấy ước muốn tuyệt vọng của chúng ta để sống sót không ngụ ý như thế nào thái độ “quên những thay đổi, hãy chỉ giữ an toàn trạng thái hiện tồn của các thứ, hãy cứu cuộc sống trần trụi của chúng ta.” Thực ra điều ngược lại là đúng: chính qua cố gắng của chúng ta để cứu nhân loại khỏi sự tự-huỷ diệt mà chúng ta đang tạo ra một nhân loại mới. Chính chỉ qua mối đe doạ một mất một còn này mà chúng ta có thể hình dung một nhân loại thống nhất.
1 https://www.welt.de/.../Byung-Chul-Han-zu-Corona-Vernunft....
2 https://critinq.wordpress.com/.../to-quarantine-from.../....
3 https://www.yanisvaroufakis.eu/.../last-night-julian.../.
4 https://www.theguardian.com/.../trump-social-distancing....
5 https://www.theguardian.com/.../older-people-would-rather....
#ZizekCovid-19
No comments:
Post a Comment