Friday, July 9, 2021

Thế giới & ĐDVH (9)

 8.

GIÁM SÁT VÀ TRỪNG TRỊ? VÂNG, LÀM ĐI!

Nhiều nhà bình luận khai phóng và Tả khuynh đã lưu ý đại dịch coronavirus được dùng như thế nào để biện minh và hợp pháp hoá các biện pháp kiểm soát và điều tiết người dân, những biện pháp mà cho đến nay là không thể tưởng tượng nổi trong một xã hội dân chủ Tây phương. Sự phong toả toàn bộ Italy chắc chắn là khát vọng điên rồ nhất của một nhà toàn trị đã trở thành sự thật. Không ngạc nhiên rằng, như sự thể hiện nay, Trung Quốc, với sự kiểm soát xã hội được số hoá rộng rãi, đã tỏ ra được trang bị tốt nhất để đối phó với một bệnh dịch tai hoạ. Điều này có ý nói rằng Trung Quốc là tương lai của chúng ta, chí ít trong một số khía cạnh, hay không?

Nhà triết học Italian Giorgio Agamben đã phản ứng với đại dịch coronavirus theo một cách hoàn toàn khác với đa số các nhà bình luận.[1] Agamben đã phàn nàn về “các biện pháp khẩn cấp, điên cuồng, phi lý, và tuyệt đối vô căn cứ được chấp nhận cho một bệnh dịch được cho là” coronavirus mà chỉ là một biến thể khác của cúm, và đã hỏi: “vì sao các phương tiện truyền thông và các nhà chức trách lại làm hết sức của họ để tạo ra một bầu không khí hoảng loạn, như thế gây ra một tình trạng ngoại lệ, với những hạn chế nghiêm ngặt về đi lại và sự đình chỉ đời sống hàng ngày và các hoạt động làm việc cho toàn bộ các khu vực?”

Agamben thấy lý do chính cho việc này là “phản ứng không cân xứng” trong “khuynh hướng gia tăng để sử dụng trạng thái ngoại lệ như một mô thức (paradigm) cai trị bình thường.” Các biện pháp được áp đặt trong tình trạng khẩn cấp cho phép chính phủ hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do của chúng ta bằng sắc lệnh hành pháp:

Là rõ một cách rành rành rằng những sự hạn chế này là không cân xứng với mối đe doạ từ cái, theo NRC, là một dịch cúm bình thường, không khác nhiều với các dịch cúm tác động đến chúng ta mỗi năm. Chúng ta có thể nói rằng một khi chủ nghĩa khủng bố đã kiệt quệ như một sự biện minh cho các biện pháp đặc biệt, chuyện đặt ra một bệnh dịch có thể tạo ra một cớ lý tưởng cho việc mở rộng các biện pháp như vậy vượt quá bất kể hạn chế nào.” Lý do thứ hai là “trạng thái sợ hãi, mà trong những năm gần đây đã lan vào ý thức cá nhân và chuyển thành một sự cần thực tế cho các trạng thái hoảng loạn tập thể, mà bệnh dịch lại lần nữa cung cấp một cớ lý tưởng cho nó.

Agamben đang mô tả một khía cạnh quan trọng của sự hoạt động kiểm soát nhà nước trong bệnh dịch đang diễn ra, nhưng có những câu hỏi vẫn bỏ ngỏ: vì sao quyền lực nhà nước lại quan tâm đến việc thúc đẩy một sự hoảng loạn như vậy mà đi cùng với sự nghi ngờ vào quyền lực nhà nước (“họ bất lực, họ không làm đủ …”) và mà làm rối loạn sự tái tạo suôn sẻ của tư bản? Có thực là lợi ích của tư bản và quyền lực nhà nước để kích một khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhằm để đổi mới sự thống trị của nó hay không? Có phải có các dấu hiệu rõ ràng rằng bản thân quyền lực nhà nước, không chỉ những người bình thường, cũng ở trong sự hoảng loạn, biết là không có khả năng để kiểm soát tình hình—có phải các dấu hiệu này thực sự chỉ là một mưu kế?

Phản ứng của Agamben đúng là hình thức cực đoan của lập trường Tả khuynh phổ biến về hiểu “sự hoảng loạn được phóng đại” do virus gây ra lan truyền như một sự trộn lẫn của sự thực hiện kiểm soát xã hội kết hợp với các yếu tố của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trắng trợn, như khi Trump nhắc đến “virus Trung quốc.” Tuy vậy, sự diễn giải xã hội như vậy không làm cho thực tế của sự đe doạ biến mất. Thực tế này có ép buộc chúng ta để cắt bớt các quyền tự do của chúng ta trong thự tế không? Tất nhiên, những sự cách ly và các biện pháp tương tự hạn chế quyền tự do của chúng ta, và cần đến các nhà hoạt động mới đi theo Chelsea Manning, Julian Assange và Edward Snowden để vạch trần những sự lạm dụng có thể của họ. Nhưng mối đe doạ của sự lây nhiễm viral cũng đã làm tăng rất nhiều hình thức mới của sự đoàn kết địa phương, và nó đã hết sức làm rõ hơn sự cần cho việc kiểm soát bản thân quyền lực. Nhân dân là đúng để bắt quyền lực nhà nước có trách nhiệm: các vị có quyền lực, bây giờ các vị hãy chứng tỏ các vị có thể làm gì! Thách thức đối mặt châu Âu là để chứng minh rằng cái Trung Quốc đã làm có thể được làm theo một cách minh bạch và dân chủ hơn:

Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp mà Tây Âu và Hoa Kỳ chắc không dung thứ được, có lẽ gây hại cho chính họ. Nói toẹt ra, là một sai lầm để diễn giải một cách phản thân mọi hình thức phát hiện và mô hình hoá như “giám sát” và sự cai quản tích cực như “kiểm soát xã hội.” Chúng ta cần một từ vựng khác và có sắc thái hơn về can thiệp.[2]

Mọi thứ phụ thuộc vào “từ vựng có sắc thái hơn” này: các biện pháp do các bệnh dịch đòi hỏi không được quy giản một cách tự động về mô thức thông thường của sự giám sát và kiểm soát được các nhà tư tưởng như Foucault truyền bá. Cái ngày nay tôi sợ hơn các biện pháp được Trung Quốc và Italy áp dụng là, họ áp dụng các biện pháp này theo cách mà sẽ không hoạt động và ngăn chặn các bệnh dịch, và rằng các nhà chức trách sẽ thao túng và che giấu dữ liệu thật.

Cả Alt-Right [một phong trào dân tộc chủ nghĩa cực hữu nảy sinh từ những năm 2010] và cánh Tả giả [fake Left] từ chối để chấp nhận thực tế đầy đủ của bệnh dịch, mỗi bên pha loãng nó trong một sự thực hiện quy giản kiến tạo-xã hội (social-constructivist), tức là, tố cáo nó nhân danh ý nghĩa xã hội của nó. Trump và các đồng đảng của ông khăng khăng lặp đi lặp lại rằng bệnh dịch là một âm mưu của các đảng viên Dân chủ và Trung Quốc để khiến ông thua cuộc bầu cử, trong khi một số người bên Tả tố cáo các biện pháp do nhà nước và bộ máy y tế đề xuất như bị tính bài ngoại vấy bẩn và vì thế nhất quyết tiếp tục sự tương tác xã hội, được tượng trưng bởi việc vẫn bắt tay. Một thái độ như vậy không hiểu nghịch lý: không bắt tay và cách ly khi cần LÀ hình thức đoàn kết của ngày hôm nay.

Ai, tiếp tục, sẽ có đủ khả năng để tiếp tục bắt tay và ôm? Đó là số ít có đặc quyền. Cuốn sách Decameron của Boccaccio gồm những câu chuyện được kể bởi một nhóm gồm bảy phụ nữ trẻ và ba đàn ông trẻ trốn trong một villa tách biệt ngay bên ngoài Florence để tránh bệnh dịch hạch đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành phố. Elite tài chính sẽ rút lui vào các vùng tách biệt nơi họ sẽ tiêu khiển bằng việc kể những câu chuyện theo cách của Decameron, trong khi chúng ta, những người dân bình thường, sẽ phải sống với những con virus.

Cái tôi thấy đặc biệt gây khó chịu là cách, khi các phương tiện truyền thông và các định chế hùng mạnh khác của chúng ta tuyên bố sự đóng cửa hay huỷ bỏ nào đấy, như một quy tắc chúng thêm một hạn định thời gian cố định, thông báo với chúng ta, chẳng hạn, rằng “các trường học sẽ đóng cửa cho đến 4 tháng Tư.” Kỳ vọng lớn là, sau đỉnh điểm, mà sẽ đến nhanh, tình hình sẽ quay lại bình thường. Theo cách này, tôi đã được thông báo rồi rằng một hội thảo đại học mà tôi tham gia đã vừa bị hoãn sang tháng Chín. Cái bẫy là, cho dù đời sống cuối cùng có quay lại cái gì đó giống với sự bình thường, nó sẽ không cùng bình thường như cái chúng ta đã trải nghiệm trước sự bùng phát. Những thứ chúng ta đã quen dùng như phần của đời sống hàng ngày sẽ không còn được coi là nghiễm nhiên nữa, chúng ta sẽ phải học để sống một cuộc sống mong manh hơn nhiều với những sự đe doạ liên tục. Chúng ta sẽ phải thay đổi toàn bộ thái độ của chúng ta đối với đời sống, đối với sự tồn tại của chúng ta như các sinh vật giữa các dạng khác của sự sống. Nói cách khác, nếu chúng ta hiểu “triết lý” như tên cho sự định hướng cơ bản của chúng ta trong đời sống, chúng ta sẽ phải trải nghiệm một cuộc cách mạng triết lý thực sự.

Để làm rõ hơn điểm này, hãy để tôi trích một định nghĩa phổ biến: các virus là “bất kể tác nhân lây nhiễm đa dạng nào, thường có kích thước siêu vi, mà gồm acid nucleic, hoặc RNA hay DNA, bên trong một vỏ protein: chúng lây nhiễm các động vật, các thực vật, và các vi khuẩn và tái sinh chỉ bên trong các tế bào sống: các virus được xem như các đơn vị hoá chất vô-sinh hay đôi khi như các sinh vật sống.” Sự dao động này giữa sự sống và cái chết là cốt yếu: các virus chẳng sống cũng không chết theo nghĩa thông thường của các từ này, chúng là một loại xác chết-sống. Một virus là còn sống trong sự cố gắng của nó để sao chép, nhưng là một loại đời sống mức-zero, một tranh biếm hoạ sinh học không là bản năng-chết (death-drive) mà là sự sống ở mức ngu đần nhất của nó là sao chép và nhân bản. Tuy vậy, các virus không là dạng sơ đẳng của sự sống mà từ đó cái phức tạp hơn phát triển; chúng là thuần tuý ký sinh, chúng tự sao chép mình qua việc lây nhiễm các sinh vật phát triển hơn (khi một virus lây nhiễm chúng ta, những con người, chúng ta đơn giản được dùng như máy sao chép của nó). Chính sự trùng này của những sự đối lập—sơ đẳng và ký sinh— là sự bí ẩn của các virus: chúng là một trường hợp của cái Schelling gọi là “der nie aufhebbare Rest”: một phần tàn dư của hình thức thấp nhất của sự sống mà nổi lên như một sản phẩm của sự hỏng hóc của các cơ chế cao hơn của sự nhân bản và tiếp tục để ám ảnh (lây nhiễm) chúng, một phần tàn dư mà không thể có bao giờ được tích hợp lại vào thời khắc phụ của một mức cao hơn của sự sống.

Ở đây chúng ta bắt gặp cái Hegel gọi là sự phán xét tư biện, sự khẳng định về tính đồng nhất của cái cao nhất và cái thấp nhất. Thí dụ nổi tiếng nhất của Hegel là “Tinh thần là một bộ xương” từ phân tích của ông về khoa tướng số trong Hiện tượng học Tinh thần, và thí dụ của chúng ta phải là “Tinh thần là một virus.” Tư tưởng con người là một loại virus ký sinh trên động vật người, khai thác con người cho sự tự tái tạo của chính nó, và đôi khi đe doạ để tiêu diệt con người. Và, trong chừng mực mà phương tiện của tinh thần là ngôn ngữ, chúng ta không được quên rằng, ở mức sơ đẳng nhất của nó, ngôn ngữ cũng là cái gì đó cơ học, một vấn đề của các quy tắc chúng ta phải học và theo.

Richard Dawkins đã cho rằng các meme là “các virus tinh thần,” các thực thể ký sinh mà “chiếm” sức mạnh con người “làm thuộc địa”, sử dụng nó như một công cụ để nhân bản chính chúng—một ý tưởng mà người sáng tạo ra nó đã chẳng phải ai khác Leo Tolstoy. Tolstoy thường được cảm nhận như một tác giả ít lý thú hơn Dostoyevsky rất nhiều, một nhà thực tế lỗi thời, vô vọng, mà đối với ông về cơ bản không có chỗ nào trong tính hiện đại, ngược với nỗi thống khổ hiện sinh của Dostoyevsky. Tuy vậy, có lẽ đã đến lúc để phục hồi đầy đủ cho Tolstoy, lý thuyết độc đáo của ông về nghệ thuật và con người nói chung, trong đó chúng ta tìm thấy những tiếng vang của quan niệm về các meme của Dawkins. “Một người là một hominid (họ người) với một bộ óc bị nhiễm, là chủ nhà của hàng triệu vật cộng sinh văn hoá, và cái hỗ trợ chính trong số này là các hệ thống vật cộng sinh (symbiont) được biết đến như các ngôn ngữ”[3]—có phải đoạn này từ Dennett không thuần Tolstoy? Phạm trù cơ bản của nhân học của Tolstoy là sự lây nhiễm: một đối tượng con người là một phương tiện thụ động, trống rỗng, bị lây nhiễm bởi các yếu tố văn hoá đầy cảm động mà, giống các khuẩn que lây nhiễm, lan từ một cá nhân sang cá nhân khác. Và Tolstoy ở đây đi đến cuối: ông không phản đối một sự tự trị tinh thần thật sự đối với sự lan ra này của những sự lây nhiễm dễ xúc động; ông không đề xuất một tầm nhìn khoa trương về tự đào tạo mình thành một chủ thể đạo đức, tự trị, chín chắn bằng cách thoát khỏi các khuẩn que lây nhiễm. Cuộc đấu tranh duy nhất là cuộc đấu tranh giữa sự lây nhiễm tốt và sự lây nhiễm xấu: bản thân Đạo Kitô là một sự lây nhiễm, mặc dù—đối với Tolstoy—một sự lây nhiễm tốt.

Có lẽ đấy là thứ đáng lo ngại nhất chúng ta có thể học được từ các bệnh dịch viral đang diễn ra: khi tự nhiên tấn công chúng ta bằng các virus, đó là theo cách trả lại cho chúng ta thông điệp của chính chúng ta. Thông điệp là: cái các ngươi làm với ta, bây giờ ta làm với các ngươi.

1 http://positionswebsite.org/giorgio-agamben-the-state-of.../.

2 Benjamin Bratton, thư tín riêng.

3 Daniel C. Dennett, Freedom Evolves, New York: Viking, 2003, p. 173.

#ZizekCovid-19

No comments:

Post a Comment