Saturday, July 10, 2021

Thế giới & ĐDVH (10)

 9.

SỰ DÃ MAN VỚI BỘ MẶT NGƯỜI CÓ LÀ SỐ PHẬN CỦA CHÚNG TA?

Những ngày này đôi khi tôi chợt thấy mình muốn nhiễm virus—theo cách này, chí ít sự không chắc chắn gây suy nhược sẽ chấm dứt. Một dấu hiệu rõ về sự lo lắng tăng lên của tôi là tôi liên quan thế nào với giấc ngủ. Cho đến một tuần trước tôi đã háo hức đợi sự kết thúc của buổi tối khi tôi có thể trốn vào giắc ngủ và quên những nỗi sợ hãi của đời sống hàng ngày. Bây giờ hầu như ngược lại: tôi sợ ngủ thiếp đi vì các cơn ác mộng ám ảnh tôi và tôi thấy mình tỉnh lại trong một sự hoảng loạn. Các cơn ác mộng là về thực tế đang đợi tôi.

Thực tế nào? (Tôi hàm ơn Alenka Zupančič cho những dòng suy nghĩ tiếp sau.) Những ngày này chúng ta thường nghe rằng cần những sự thay đổi xã hội triệt để nếu chúng ta muốn đối phó với những hệ quả của các bệnh dịch đang diễn ra. Như cuốn sách nhỏ này chứng thực, bản thân tôi là giữa những người truyền bá câu thần chú này. Nhưng những thay đổi triệt để đang xảy ra rồi. Đại dịch coronavirus đối mặt chúng ta với cái gì đó trước đây được nghĩ là không thể được: thế giới như chúng ta đã biết nó đã ngừng quay, toàn bộ các nước đang bị phong toả, nhiều người trong số chúng ta bị giam hãm trong nhà chúng ta đối mặt với một tương lai bất trắc trong đó, cho dù hầu hết chúng ta sống sót, chắc là có đại khủng hoảng kinh tế. Phản ứng của chúng ta với tất cả điều này, chúng ta phải làm gì, cũng sẽ là không thể—cái có vẻ là không thể làm được bên trong những sự phối hợp của trật tự thế giới hiện hành. Cái không thể đã xảy ra, thế giới của chúng ta đã ngừng, VÀ cái không thể là cái chúng ta phải làm để tránh cái tồi nhất, mà là—cái gì?

Tôi không nghĩ mối đe doạ lớn nhất là một sự quay ngược trở lại tình trạng dã man không che giấu, trở lại bạo lực sinh tồn chủ nghĩa (survivalist) tàn bạo với những sự mất trật tự công cộng, sự hành quyết hoảng loạn, vân vân (mặc dù, với sự sụp đổ của các dịch vụ y tế và một số dịch vụ công khác, điều này cũng có thể). Tôi sợ tình trạng dã man với một bộ mặt người—các biện pháp sinh tồn chủ nghĩa nhẫn tâm được thực hiện với sự hối tiếc và thậm chí sự thấu cảm, nhưng được hợp pháp hoá bởi các ý kiến chuyên gia—hơn là tình trạng dã man không che giấu. Một nhà quan sát cẩn trọng có thể dễ dàng để ý đến sự thay đổi giọng điệu của những người nắm quyền phát biểu với chúng ta như thế nào: họ không chỉ thử phóng chiếu sự bình tĩnh và sự tự tin, họ cũng thường xuyên bày tỏ những tiên đoán kinh khủng: dịch bệnh chắc cần khoảng hai năm để diễn ra và virus cuối cùng sẽ lây nhiễm 60 đến 70 phần trăm dân cư toàn cầu, với hàng triệu cái chết. Tóm lại, thông điệp thật của họ là, chúng ta sẽ phải cắt bớt nền tảng của luân lý học xã hội của chúng ta: sự chắm sóc người già và người đau yếu. Italy đã tuyên bố rồi rằng, nếu tình hình trở nên tồi hơn, những người trên 80 tuổi hay với các điều kiện có trước nghiêm trọng sẽ đơn giản bị để cho chết. Người ta phải lưu ý việc chấp nhận logic về “khôn sống mống chết” như vậy vi phạm như thế nào nguyên tắc cơ bản của đạo đức học quân sự, mà bảo chúng ta rằng, sau trận chiến, đầu tiên người ta phải chăm sóc cho những người bị thương nặng cho dù cơ hội cứu sống họ là tối thiểu. Để tránh sự hiểu lầm, tôi muốn khẳng định rằng tôi là một người hoàn toàn thực tế ở đây: ta phải chuẩn bị thuốc men để cho phép một cái chết không đau đớn cho những người bị bệnh nan y, để bớt cho họ sự đau đớn không cần thiết. Nhưng nguyên tắc đầu tiên của chúng ta là không được tiết kiệm mà là giúp đỡ vô điều kiện, bất chấp chi phí, cho những người cần sự giúp đỡ, để cho phép sự sống sót của họ.

Như thế tôi không đồng ý một cách lễ phép với Giorgio Agamben người thấy cuộc khủng hoảng đang diễn ra như một dấu hiệu rằng

… xã hội chúng ta không còn tin vào bất cứ thứ gì nữa trừ cuộc sống trần trụi. Là hiển nhiên rằng những người Italian sẵn sàng hy sinh hầu như mọi thứ—các điều kiện bình thường của đời sống, các mối quan hệ xã hội, công việc, thậm chí tình bạn, lòng yêu thương, và những tín điều tôn giáo và chính trị—cho mối nguy để bị bệnh. Cuộc sống trần trụi—và mối nguy mất nó—không phải là cái gì đó đoàn kết mọi người, mà làm mù và chia rẽ họ.”[1]

Tình hình là mập mờ hơn nhiều: nối đe doạ của cái chết cũng đoàn kết họ—để duy trì một khoảng cách thân thể là để cho thấy sự tôn trọng người khác vì tôi cũng có thể là một người mang virus. Các con trai tôi tránh tôi bởi vì chúng sợ chúng sẽ lây nhiễm cho tôi. Cái đối với chúng sẽ chắc là việc truyền một bệnh có thể chí tử đối với tôi. Nếu trong Chiến tranh Lạnh quy tắc sống sót đã là MAD (Mutually Assured Destruction - Sự Huỷ diệt Chắc chắn Lẫn nhau), bây giờ là một MAD khác—giữ khoảng cách chắc chắn lẫn nhau (mutually assured distance).

Trong những ngày này, chúng ta nghe lặp đi lặp lại rằng mỗi người trong chúng ta chịu trách nhiệm cá nhân và phải theo các quy tắc mới. Báo giới đầy những câu chuyện về những người cư xử bậy bạ và đặt bản thân họ và những người khác vào nguy hiểm, một người bị nhiễm bước vào một cửa hàng và ho vào mọi người, đại loại như thế. Vấn đề với việc này là cùng như nghề báo đối phó với khủng hoảng môi trường: các phương tiện truyền thông quá nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân của chúng ta đối với vấn đề, đòi rằng chúng ta chú ý hơn đến tái chế và các vấn đề hành vi khác. Sự tập trung như vậy đến trách nhiệm cá nhân, cần thiết ở mức độ nào đó, hoạt động như ý thức hệ vào lúc nó được dùng để làm rối tung các câu hỏi lớn hơn về làm thế nào để thay đổi toàn bộ hệ thống kinh tế và xã hội của chúng ta. Cuộc đấu tranh chống coronavirus chỉ có thể được chiến đấu cùng với cuộc đấu tranh chống lại sự bí ẩn hoá mang tính ý thức hệ, và như phần của cuộc đấu tranh sinh thái chung. Như Kate Jones diễn đạt, sự truyền bệnh từ động vật hoang dã sang con người là 

… một chi phí bị che giấu của sự phát triển kinh tế. Chúng ta có đúng là nhiều người hơn trong mọi môi trường. Chúng ta đang vào những chỗ về cơ bản chưa bị xáo trộn và bị phơi ra ngày càng nhiều. Chúng ta đang tạo ra những môi trường sống nơi các virus được truyền dễ dàng hơn, và rồi chúng ta ngạc nhiên rằng chúng ta có những virus mới.[2]

Như thế là không đủ để ghép lại loại nào đó của chăm sóc sức khoẻ toàn cầu cho con người, tự nhiên trong toàn thể của nó phải được bao gồm. Các virus cũng tấn công các thực vật, mà. là phần chính của thực phẩm của chúng ta. Chúng ta phải liên tục nhớ đến bức tranh toàn cầu về thế giới trong đó chúng ta sống, với tất cả các nghịch lý việc này ngụ ý. Thí dụ, là tốt để biết rằng sự phong toả coronavirus ở Trung Quốc cứu nhiều cuộc sống hơn số người bị virus giết chết (nếu người ta tin vào số liệu thống kê chính thức):

Nhà kinh tế học nguồn lực môi trường Marshall Burke nói rằng có một liên kết được chứng minh giữa chất lượng không khí tồi và những sự chết sớm gắn với sự hít thở không khí đó. “Nhớ đến điều này,” ông nói, “một câu hỏi tự nhiên—dù phải thú nhận là câu hỏi lạ—rằng liệu những cuộc sống được cứu từ sự giảm ô nhiễm này do sự gián đoạn kinh tế do COVID-19 gây ra có vượt quá số người chết do bản thân virus gây ra hay không.” “Ngay cả dưới các giả thiết rất bảo thủ, tôi nghĩ câu trả lời là ‘có’ dứt khoát.” Tại mức giảm ô nhiễm chỉ hai tháng phong toả nó chắc đã cứu cuộc sống của 4.000 trẻ nhỏ dưới năm tuổi và 73.000 người lớn trên 70 tuổi ở một mình Trung Quốc.[3]

Chúng ta bị mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng ba lần: y tế (bản thân bệnh dịch), kinh tế (mà sẽ giáng mạnh dù kết cục bệnh dịch thế nào), và tâm lý. Những sự phối hợp cơ bản của đời sống hàng ngày của hàng triệu người đang tan rã, và sự thay đổi sẽ tác động đến mọi thứ, từ việc bay đi nghỉ lễ đến sự tiếp xúc thân thể đơn giản. Chúng ta phải học để nghĩ bên ngoài các sự phối hợp của thị trường chứng khoán và lợi nhuận và đơn giản tìm cách khác để tạo ra và phân bổ các nguồn lực cần thiết khác. Khi các nhà chức trách biết được rằng một công ty đang dự trữ hàng triệu khẩu trang, đợi đúng lúc để bán chúng, sẽ không có sự thương lượng nào với công ty đó, các khẩu trang đó phải đơn giản bị trưng dụng.

Các phương tiện truyền thông tường thuật rằng Trump đã chào 1 Tỷ $ cho công ty dược sinh học CureVac có cơ sở ở Tübingen để đảm bảo quyền tiếp cận đến vaccine chống coronavirus “chỉ cho Hoa Kỳ.” Bộ trưởng bộ y tế Đức, Jens Spahn, đã nói việc chính quyền Trump thâu tóm CureVac “không được xem xét”: CureVac sẽ chỉ phát triển vaccine “cho toàn bộ thế giới, không phải cho các nước riêng biệt.” Ở đây chúng ta có một trường hợp mẫu mực của cuộc đấu tranh giữa tư nhân hoá/sự dã man và chủ nghĩa tập thể /văn minh. Thế mà, đồng thời, Trump đã buộc phải viện dẫn đến Bộ luật Sản xuất Quốc phòng để cho phép chính phủ chỉ thị cho khu vực tư nhân để tăng nhanh sản xuất các vật tư y tế khẩn cấp:

Trump tuyên bố đề xuất tiếp quản khu vực tư nhân. Tổng thống Hoa Kỳ đã nói ông sẽ viện dẫn đến một quy định liên bang cho phép chính phủ huy động khu vực tư nhân trong sự đáp lại với bệnh dịch, hãng Associated Press tường thuật. Trump nói ông sẽ ký một sắc lệnh cho phép bản thân ông quyền để chỉ huy sản xuất công nghiệp trong nước “trong trường hợp cần thiết.”[4]

Khi gần đây tôi gợi ý rằng một cách ra khỏi cuộc khủng hoảng này là một dạng của “Chủ nghĩa cộng sản” tôi đã bị chế nhạo rộng rãi. Nhưng bây giờ chúng ta đọc, “Trump tuyên bố đề xuất để tiếp quản khu vực tư nhân.” Người ta liệu có thể thậm chí hình dung một đầu đề bài báo như vậy trước dịch bệnh? Và đấy chỉ là sự bắt đầu: sẽ cần đến nhiều biện pháp thuộc loại này hơn, cũng như sự tự-tổ chức cục bộ của các cộng đồng nếu các hệ thống chăm sóc sức khoẻ do chính phủ vận hành bị sụp đổ dưới quá nhiều áp lực. Là không đủ chỉ để cách ly và sống sót—để cho việc này là có thể, các dịch vụ công cơ bản sẽ phải tiếp tục hoạt động: điện và nước, thực phẩm và thuốc men sẽ phải tiếp tục sẵn có. Chẳng bao lâu chúng ta sẽ cần một danh sách những người khỏi bệnh và, chí ít trong một thời gian, được miễn dịch sao cho họ có thể được huy động cho công việc công cộng khẩn cấp. Đấy không phải là một tầm nhìn Cộng sản không tưởng, nó là một Chủ nghĩa cộng sản bị những sự cần thiết của sự sống sót trần trụi áp đặt. Nó đáng tiếc là một phiên bản của cái được gọi ở Liên Xô trong năm 1918 là “Chủ nghĩa cộng sản thời chiến.”

Có những thứ tiến bộ mà chỉ một người bảo thủ với những chứng chỉ yêu nước cứng rắn có thể làm: chỉ de Gaulle mới đã có khả năng trao trả độc lập cho Algeria, chỉ Nixon mới đã có khả năng lập các quan hệ với Trung Quốc. Trong cả hai trường hợp, nếu một tổng thống tiến bộ đã thử làm các thứ này, ông sẽ bị buộc tội ngay lập tức về phản bội lợi ích quốc gia. Cùng thế bây giờ áp dụng cho việc Trump hạn chế quyền tự do của các doanh nghiệp tư nhân và buộc chúng sản xuất cái cần cho cuộc đấu tranh chống lại coronavirus: Nếu giả như Obama làm việc này, không nghi ngờ gì các nhà dân tuý cánh hữu sẽ nổi cơn thịnh nộ, cho rằng ông đã lợi dụng khủng hoảng sức khoẻ như một cái cớ để đưa Chủ nghĩa cộng sản vào Hoa Kỳ.

Như ngạn ngữ nói: trong một cuộc khủng hoảng tất cả chúng ta đều là những người Xã hội chủ nghĩa. Ngay cả Trump bây giờ đang xem xét một hình thức của Thu nhận Cơ bản Phổ quát (UBI-Universal Basic Income)—một tấm séc $1.000 cho mọi công dân trưởng thành. Hàng ngàn tỷ sẽ được tiêu, vi phạm mọi quy tắc thị trường quy ước. Nhưng vẫn còn không rõ việc này sẽ xảy ra như thế nào và ở đâu, và cho ai? Chủ nghĩa xã hội bị ép buộc này có sẽ là Chủ nghĩa xã hội cho những người giàu, như nó đã là với việc cứu vớt các ngân hàng trong năm 2008 trong khi hàng triệu người dân thường bị mất các khoản tiết kiệm nhỏ của họ? Bệnh dịch có sẽ bị quy giản thành một chương khác trong câu chuyện buồn và dài về cái Naomi Klein gọi là “chủ nghĩa tư bản tai hoạ,” hay sẽ là một trật tự thế giới mới, cân đối tốt hơn, dù có lẽ khiêm tốn hơn nổi lên từ nó?

Ngày nay tất cả mọi người đều đang nói rằng chúng ta sẽ phải thay đổi hệ thống xã hội và kinh tế của chúng ta. Nhưng, như Thomas Piketty đã lưu ý trong một bình luận gần đây trong tờ Nouvel Observateur, cái thực sự quan trọng là chúng ta thay đổi nó như thế nào, theo hướng nào, các biện pháp nào là cần thiết. Một sự thật tầm thường đang lưu truyền bây giờ là, vì bây giờ tất cả chúng ta đều cùng nhau trong cuộc khủng hoảng này, chúng ta phải quên chính trị và chỉ làm việc nhất trí để cứu bản thân chúng ta. Quan niệm này là sai: bây giờ cần đến chính trị thật—các quyết định về đoàn kết là hết sức chính trị.

1 https://itself.blog/.../17/giorgio-agamben-clarifications/.

2 https://www.theguardian.com/.../tip-of-the-iceberg-is-our....

3 https://www.dailymail.co.uk/.../Global-air-pollution....

4 https://www.theguardian.com/.../coronavirus-latest-at-a....

#ZizekCovid19

No comments:

Post a Comment