Monday, June 1, 2015

STEM

Nhân việc các chương trình STEM đang nóng lên xin bàn về chữ Engineering trong STEM. Có nhiều tổ chức STEM đang dịch chữ này là "kỹ thuật". Cũng có thể trong ngôn ngữ Việt có sự dùng chung nhưng ngày xưa chúng ta đã dùng chữ "kỹ nghệ" để dịch cho engineering trong chuỗi science - technology - engineering. Tra google the engineering có nghĩa là: the branch of science and technology concerned with the design, building, and use of engines, machines, and structures. Tra google Việt-Anh ngược chữ "kỹ nghệ" thì là engineering, tra xuôi "engineering" thì lại là "kỹ thuật". Trong wiki tiếng Việt cũng vậy (http://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9_thu%E1%BA%ADt). Cũng như việc dùng chữ sáng tạo cho cả innovation và creation mà tôi vẫn thích dùng chữ "cách tân" cho innovation. Tuy chỉ là ngôn ngữ nhưng đó là cả một trong chuỗi khái niệm mà chúng ta đang dốc sức cả xã hội để đào tạo thế hệ trẻ có thể thành công và đóng góp nhiều hơn cho chính họ, gia đình họ, đất nước và thế giới, tại sao không dùng một từ riêng biệt ra nhỉ (?). Mình đề nghị dịch STEM là Khoa học - Công nghệ - Kỹ nghệ - Toán học.

Son Phan

17 comments:

  1. Trung Nguyen: Cảm ơn anh Son Phan, em cũng thích từ kỹ nghệ và cách tân, cũng như tư duy máy tính dịch là tư duy điện toán thì tốt hơn. Nhưng đôi khi chỉ là quen tai. Có lẽ nên đưa dần vào anh nhỉ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Son Phan: có phải em nói về cognitive computing k?

      Delete
    2. Xuan Nam Tran: Nếu là Cognitive Computing thì dịch là Tính toán Nhận thức thì đúng hơn.

      Delete
    3. Trần Tuấn-Anh: Là Computational Thinking anh Sơn ạ.

      Delete
    4. Son Phan: Cám ơn Tuấn Anh nhé. Thế thì tư duy điện toán là hợp lý rồi. Các cụ ngày xưa dùng máy tính cơ có thể k đồng ý nhưng trong ngữ cảnh hiện tại thì điện toán có vẻ hợp hơn

      Delete
  2. Hai Nguyen: Mình vẫn dịch tùy ngữ cảnh là kỹ nghệ, ở ngữ cảnh này thì đúng như Sơn nhận xét các cụ đã dùng là kỹ nghệ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Son Phan: cám ơn anh. Trường ĐHBK TP HCM ngày xưa cũng gọi là trường kỹ nghệ

      Delete
  3. Nguyen Duy Hai: Chuyển ngữ đúng sang tiếng Việt là một đóng góp lớn cho xã hội, em chưa thấy dịch là Kỹ Nghệ chuẩn, nó không thể hiện được cái hồn của từ Engineering là cải tiến, sáng tạo.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Son Phan: kỹ nghệ thiên về thiết kế, chế tạo, cấu trúc dự trên các thành quả của khoa học, công nghệ. Qua kỹ nghệ các cải tiến, sáng tạo, các tân được hiện thực thành các sản phẩm thương mại, ứng dụng vào cuộc sống, công việc. Chữ kỹ thuật của mình đang dùng cho cả technque và engineering. Thật cũng chưa biết dùng từ nào cho chính xác nhưng thấy xưa các cụ dùng chữ kỹ nghệ thấy cũng là một các để phân biệt với kỹ thuật

      Delete
    2. Dang Anh: theo em, bulding nên dịch là tạo dựng, xây dựng, khởi tạo

      Delete
  4. Xuan Nam Tran: Chữ Kỹ nghệ dùng phổ biến ở Phía Nam thôi Son Phan. Ở phía Bắc quen gọi là Kỹ thuật rồi. Từ Engineering dịch sang tiếng Hán là 技術, đọc đúng là Kỹ thuật. Bộ GD & ĐT cũng dịch ngành đào tạo Engineering Technology là Công nghệ Kỹ thuật nhé. Có lẽ Kỹ nghệ là từ ghép ngược lại của Công nghệ Kỹ thuật.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Son Phan: Sơn cũng thấy thế nhưng mình đang dùng từ "kỹ thuật" cho cả hai từ là technique và engineering. Có thể cả trong ngôn ngữ Hán cũng có việc nhập hai khái niệp này vào một từ. Sơn thấy trên wiki tiếng Việt có một đoạn trong từ "Công nghệ" nói thế này: http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87

      Khoa học, kỹ nghệ và công nghệ:

      Khoa học nghiên cứu các sự kiện tự nhiên. Kỹ nghệ là ứng dụng của các kiến thức khoa học để phát triển sản phẩm. Công nghệ là việc sử dụng các sản phẩm đã kỹ nghệ hóa.

      Ví dụ: Chuyển động của các điện tử (êlêctrôn) sinh ra dòng điện, đây là một yếu tố hay khái niệm trong khoa học vật lý. Khi dòng điện truyền qua một chất bán dẫn như silic (Si) hay gecmani (Ge) thì cơ chế này được biết như là điện tử học. Việc sản xuất các thiết bị điện tử sử dụng các khái niệm của điện tử học được hiểu như là kỹ nghệ điện tử. Máy tính được phát triển sử dụng công nghệ điện tử. Việc sử dụng máy tính để lưu trữ thông tin số hóa cũng như việc biến đổi và gửi các thông tin này từ một điểm đến một điểm khác bằng các thiết bị liên lạc viễn thông một cách an toàn là công nghệ thông tin.

      Thuật ngữ công nghệ vì vậy thông thường được đặc trưng bởi các phát minh và cải tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đã được khoa học phát hiện ra gần đây nhất. Tuy nhiên, thậm chí cả phát minh cổ nhất như bánh xe cũng là một minh họa cho công nghệ.

      Một định nghĩa khác - được sử dụng trong kinh tế học - xem công nghệ như là trạng thái hiện tại của các kiến thức của chúng ta trong việc kết hợp các nguồn lực để sản xuất các sản phẩm mong muốn (và kiến thức của chúng ta về việc sản xuất như thế nào). Như vậy chúng ta có thể thấy các thay đổi công nghệ khi kiến thức kỹ thuật của chúng ta tăng lên.

      Delete
    2. Son Phan: có vẻ không chỉ chúng ta có câu hỏi này mà cả Tây :) Mình thích cách trả lời của Fokko Pieter Wieringa (http://www.researchgate.net/.../What_is_a_major...):

      Your question is of major importance for our society, but mostly the designers of educational systems do not really explore it. My walk of life lead me from starting as a hospital technician (installing, maintaining and repairing devices) towards a medical engineer (designing and inventing new devices) and from that towards becoming a scientist (pushing on the frontier of technological possibilities to solve clinical problems). So I am a mixture of technician, engineer and scientist.
      What drove me to step up from technician to engineer was that I sometimes was frustrated by design flaws in devices, found fixes for this and started communicating with the designers.
      What drove me to step up from engineer to scientist was that I sometimes was frustrated by the limitations of the existing state of the art (knowledge toolkit) on existing principles, and started looking for a new basic principle that would fit the problem.

      An article that helped me a lot to think about your question is: "How Serial Innovators Navigate the Fuzzy Front End of New Product Development" from Griffin et al.
      A great book about scientific creativity has been written by prof. Pieter van Strien: "Psychologie van de wetenschap" (psychology of science). Unfortunately it is only available in Dutch language, but I am trying to find a way to get it published in English.

      Again, I deeply compliment you with your question. It is an essential one, that those who "engineer" our educational systems should adress in a scientific manner.

      Delete
  5. Nguyễn Việt Long: Kỹ nghệ là từ dùng thời Pháp thuộc để dịch từ industrie, sau này gọi là công nghiệp, chứ không phải kỹ thuật. Nghĩa rộng chỉ các ngành nghề, do đó Trường BK TP HCM trước kia mới dùng chữ kỹ nghệ (Bách khoa cũng có nghĩa gốc là trăm nghề).
    https://vi.wiktionary.org/wiki/k%E1%BB%B9_ngh%E1%BB%87
    http://tratu.coviet.vn/.../all/k%E1%BB%B9+ngh%E1%BB%87.html
    Từ điển Khai trí tiến đức giải nghĩa: Kỹ nghệ : Nói chung các nghề chế tạo ra đồ vật. Nguồn: http://www.vietnamtudien.org/vntd-kttd/TDKTTD_KY.pdf
    Vũ Trọng Phụng có tác phẩm Kỹ nghệ lấy Tây, hiểu nôm na là cái nghề lấy Tây, chứ không phải kỹ thuật gì cả.

    ReplyDelete
  6. Nghia Doan: Đối với dân Á technique và engineering không khác gì nhau.

    ReplyDelete
  7. Nguyễn Việt Long: Tôi đã viết phần giải thích về engineering, technique/technics và technology (dựa theo 1 bản tiếng Nga, có tham khảo thêm các TĐBK) trong cuốn Kỹ thuật, thuộc bộ Kho tàng tri thức nhân loại, NXB Lao động, 2009.

    ReplyDelete
  8. Trần Tuấn-Anh: Người ta thường dịch innovation là "sáng tạo" hoặc dài hơn là "đổi mới sáng tạo" cho nó sát nghĩa hơn. Từ "cách tân" dịch Nôm ra thì nghĩa là thay thế cái cũ bằng cái mới, có vẻ hợp với từ "đổi mới". Nhưng có lẽ từ "đổi mới" nó thuần Việt quá, và lại đã được gắn nhiều ý nghĩa chính trị nên ít được dùng hơn. Ngoài ra, còn có một cách dịch khác mà thi thoảng được dùng là "sáng tân", dịch Nôm ra là "khởi đầu một cái mới". Cả từ "cách tân" và "sáng tân" đều thể hiện một khía cạnh của từ innovation. Như vậy có nhiều cách dịch, cách nào cũng thể hiện một phần nhưng không hoàn toàn 1:1 với từ innovation, vấn đề là cộng đồng trí thức có tầm ảnh hưởng lớn quyết định sử dụng từ nào để tạo thói quen và hình thành chuẩn cho xã hội mà thôi.

    ReplyDelete