Saturday, June 13, 2015

XÂY DỰNG MỘT NỀN BÓNG ĐÁ PHÁT TRIỂN

Nhân chuyện bóng đá đang sốt. Mình xin post lại đây bài viết của mình từng đăng trên báo Tuổi Trẻ tháng 12/2006. Một số ý chính trong bài viết này mình cũng gửi cho báo Sài Gòn Giải Phóng tham gia cuộc thi" Hiến kế cho nền Bóng Đá Việt Nam" và đã đạt giải nhì cuộc thi đó.
Chuyện hôm qua như nước chảy về đông.
Mãi xa ta không sao giữ được.
Hôm nay lại có bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta.


Xây nhà trên đá, đừng xây trên cát !
SG 28-11-2006
Thời gian gần đây tôi có theo dõi một số diễn đàn góp ý xây dựng một nền bóng đá phát triển trên các báo. Tôi nhận thấy thấy tất cả những ý kiến đóng góp của bạn đọc khắp mọi miền đất nước đều là những cái nhìn rất khách quan từ phía người hâm mộ trên tinh thần xây dựng một nền bóng đá phát triển cho nước nhà. Hiện nay, báo Bóng Đá có diễn đàn “Làm thế nào để BĐVN phát triển”. Năm 2003, báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức hẳn một cuộc thi mang tên “Hiến kế xây dựng một nền bóng đá phát triển”, năm 2005, báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh cũng mở một diễn đàn tương tự. Ở đây tôi không lặp lại những gì người hâm mộ đã lên tiếng trên các báo thời gian qua. Có những vấn đề được liệt vào dạng “thâm căn cố đế” cần phải thay đổi, tất cả vượt ra “ngoài tầm” ngành Thể dục thể thao chứ chưa nói đến LĐBĐVN. Nhưng cái gì cũng có “căn nguyên cội rẽ” của nó.
Trên các diễn đàn bóng đá thời gian, nếu để ý chúng ta sẽ thấy có rất ít nhà chuyên môn, những người làm bóng đá, những người sống nhờ bóng đá, các cầu thủ, HLV, những người có trách nhiệm lên tiếng. Tôi nghĩ những ý kiến đóng góp, hiến kế và cả những tồn tại, thực trạng của bóng đá nước nhà mà bạn đọc nêu lên,“những người trong cuộc” biết và hiểu hơn ai hết. Nhưng vấn đề; ai thực hiện, ai là nhạc trưởng, ai dám “đứng mũi chịu sào”? Nếu một cá nhân hay một nhóm người có tâm huyết với bóng đá đứng lên làm thì có được ủng hộ bằng cả hai tay không? – những người có trách nhiệm và toàn xã hội. Vì nói thì dễ nhưng bắt tay mới khó. Cái khó ở đây là dám phá vỡ những “rào cản”, “cơ chế”, phá vỡ những lề thói “không nói ra thì ai cũng biết” đã ăn sâu vào gốc rễ. Lâu nay ở xứ ta khi gặp chuyện gì khó khăn thì thường đỗ lỗi do thiếu tiền, thiếu cơ sở vật chất. Tiền là quan trọng, không có tiền sẽ khó làm việc lớn. Với guồng máy bóng đá Việt Nam đang vận hành như hiện giờ nếu giả sử Nhà nước có rót kinh phí lên gấp 10 lần thì có ai dám chắc 10, 15 năm nữa Việt Nam sẽ góp mặt tại World Cup. Tôi không vơ đũa cả nắm nhưng phải khẳng định rằng; có một số người không đủ năng lực để ngồi vào chiếc ghế của mình tại LĐBĐVN. Bằng chứng là những gì phơi bày trên công luận thời gian qua ai cũng biết. Tôi biết nói lên điều này sẽ làm phật lòng một số người nhưng “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Bất cứ một cuộc cách mạng nào trên thế giới cũng phải có một số người phải hy sinh tính mạng, quyền lợi vì sự nghiệp của dân tộc. Chuyện góp ý diễn đàn “Làm thế nào để BĐVN phát triển” cũng giống như chuyện góp ý “Chấn hưng giáo dục nước nhà” mà ngành giáo dục đang làm. Nói vậy không có nghĩa là chúng ta phủi bỏ mọi công lao của những người điều hành LĐBĐVN, công tội phân minh, có cái chúng ta phải cảm thông cho những người có trách nhiệm của LĐBĐVN hiện nay, vì để có một nền bóng đá phát triển, chuyện không phải của ngày một ngày hai. Bảng xếp hạng FIFA tháng 11 năm 2006, Việt Nam đứng thứ 160, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Con số đó dẫu tương đối cũng nói lên phần nào vị trí của Việt Nam trên bản đồ bóng đá thế giới. Nhưng đó là hề lụy mà những gì chúng ta phải hứng chịu cho kiểu đầu tư “ăn xổi” lâu nay vẫn làm. Tôi nói thông cảm cho những người có trách nhiệm của LĐBĐVN hiện nay, vì có những vấn đề được liệt vào dạng “thâm căn cố đế” cần phải thay đổi, tất cả vượt ra “ngoài tầm” ngành Thể dục thể thao chứ chưa nói đến LĐBĐVN. Nhưng cái gì cũng có “căn nguyên cội rẽ” của nó.

NHỮNG VIỆC “NGOÀI TẦM” LĐBĐVN
Chúng ta ai cũng biết: một đội bóng mạnh phải hội đủ 3 yếu tố căn bản: Kỹ thuật, chiến thuật, thể lực. Ba yếu tố này không thể tách rời nhau. Khách quan mà nói, xét trên cả 3 yếu tố chúng ta đều thiếu để trở thành một đội bóng mạnh. Kỹ thuật và chiến thuật có thể đào tạo, và sự rèn luyện của mỗi cá nhân, dĩ nhiên là với cơ sở vật chất đầy đủ tiêu chuẩn và HLV giỏi. Còn thể lực, đào tạo và rèn luyện thôi là chưa đủ ! Tôi biết nói ra điều này có người phản đối, nhưng điều này phụ thuộc vào tố chất di truyền của dân tộc nên có rèn luyện đến mấy các cầu thủ chúng ta cũng chỉ đạt đến một giới hạn nhất định, mà cái “giới hạn nhất định” của người Việt mình sẽ không bằng người ta. Các cầu thủ nếu thiếu một nền tảng thể lực thì dù có kỹ thuật và tuân thủ chiến thuật đến đâu cũng không thể có được kết qủa như mong đợi. Yếu tố di truyền, ở đây là sự hạn chế về thể hình, thì không riêng gì người Việt chúng ta, đây là đặc thù của mỗi dân tộc. Nhưng chúng ta có thể cải thiện, nếu Chính phủ có một chương trình hành động cụ thể mang tính chiến lược dài lâu.
 

THANH DUY 

2 comments:

  1. cá cược bóng đá : Tham gia vào trò chơi giải trí có thưởng .Đến với chúng tôi nhà cái uy tín nhất để nhận được những ưu đãi khuyến mại lớn . Casino889 tặng hoa hồng không giới hạn, không cần điều kiện, cho tất cả các thành viên mới lên tới 1,5% tổng số giao dịch đặt cược. Để biết thêm chi tiết mời truy cập website: ca cuoc bong da

    ReplyDelete
  2. cá cược bóng đá : Tham gia vào trò chơi giải trí có thưởng .Đến với chúng tôi nhà cái uy tín nhất để nhận được những ưu đãi khuyến mại lớn . Casino889 tặng hoa hồng không giới hạn, không cần điều kiện, cho tất cả các thành viên mới lên tới 1,5% tổng số giao dịch đặt cược. Để biết thêm chi tiết mời truy cập website: ca cuoc bong da

    ReplyDelete