Monday, August 17, 2015

Cậu bé lớp 8 và nền giáo dục "thối nát"

Giáo dục Việt có thể có những khiếm khuyết, nhưng không bao giờ là thối nát, ở bất cứ giai đoạn nào của lịch sử.
Bằng chứng là tôi, một sản phẩm thông thường của nền giáo dục Việt, vẫn kiềm chế được mà không văng tục vào mặt những người đã xúi giục cháu bé 8 tuổi nói điều mà bản thân cháu không thể nào hiểu hết về hệ thống giáo dục Việt...

Hồng Thanh Quang

53 comments:

  1. "Con người là sản phảm của xã hội" (Phidel)

    ReplyDelete
  2. Đỗ Thu Hà: Lớp 8 ạ . Tuy nhiên bản chất k thay đổi

    ReplyDelete
  3. Oanh Lee: học sinh lớp 8 không thể nào phát biểu như thế , khẩu khí của người lớn !

    ReplyDelete
  4. Huong Nguyen: Hoặc là bị chỉ đạo hoặc hàng ngày nghe người lớn bất mãn kêu than rồi nhai lại vô thức thôi

    ReplyDelete
  5. An Lưu: Em nghĩ là bị kích động một cách bất tự giác thôi, không có ai đó cụ thể mớm lời đâu. Nghe, đọc hàng ngày, lại sẵn ở cái tuổi đang muốn tự khẳng định mình, nên mới thế. Tóm lại, cái loa của "cái xã hội". Đáng trách là việc sau đó, khi những người lớn vỗ tay, khích lệ, ca ngợi... đủ thứ!

    ReplyDelete
  6. Nguyễn Văn Sơn: Em đồng ý với bác. Lạc hậu, kém cỏi ... nhưng chưa phải là thối nát

    ReplyDelete
  7. Yesterday: Cậu bé lớp 8 đấy ạ. Và nếu cậu bé đã nói như vậy thật thì bản thân cậu chính xác là sản phẩm của sự giáo dục thối nát nào đó. Hu hu

    ReplyDelete
  8. Hà Lê: Đồng ý với A. Chúng ta đang là sản phẩm của chính nền giáo dục ấy.

    ReplyDelete
  9. Đàm Văn Minh: Thối hay không ? Trời biết đất biết ra đường nhìn thì biêt riêng việc bỏ môn Đạo đức đã trả giá bằng máu của bao người

    ReplyDelete
  10. Ngọc Chiến: Học sinh lớp 8 mà phát biểu như thánh tướng thế là k đc. Vơ đũa cả nắm. Nhưng dù sao thì cũng mong các nhà cải cách giáo dục hãy nhìn lại những việc mình đã làm. Mấy chục năm cải cách rồi, nền giáo dục có đi lên k? Hay vận tụt hậu so với thời đại. Đứng trên góc độ một phụ huynh học sinh, tôi thấy trẻ con bây giờ đi học khổ quá.

    ReplyDelete
  11. Hồ Thị Hải Âu: Có lẽ để sự việc đừng quá trớn, em luôn chọn giải pháp im lặng anh ạ! Cái gì có ý nghĩa nhân văn, sẽ đọng lại, cái gì là manh động, nên thể tất và bỏ qua, nhất là với đứa trẻ. Truyền thông và những người muốn phản đối gì đó có thể hả hê, có thể trích dẫn vân vân, nhưng, hệ lụy xấu lại một mình cậu bé phải gánh chịu những tức giận, gạch đá từ cả hai phía, rất tội nghiệp. Vì thế, vì đứa trẻ, hãy lặng im để mọi sự trôi qua, đừng nhiếc móc cháu bé, tội nghiệp.

    ReplyDelete
  12. Ha Le: Nếu em nó thấy là "thối nát" thì nên để em phát biểu trung thực về sự thối nát. Ngặt cái là người lớn nói dối mãi thành thói quen rồi, thối mà không nói là thơm thì không chịu được!

    ReplyDelete
  13. Trang Kha Dinh: nhưng ơhair nói rằng giờ đây nhiều khóa học sinh Việt Nam chẳng khác gì những con chuột bạch để bộ vui đùa cuộc đời

    ReplyDelete
  14. Xuan Hoang: Ngày hôm nay đã bắt đầu từ ngày hôm qua .
    Và ngày mai sẽ bắt đầu từ ngày hôm nay .

    ReplyDelete
  15. Xuân Trường: Một nền giáo dục tồn tại những việc: đổi tình lấy điểm, xưng hô mày tao với học trò, đóng tiền chống trượt, bằng thật học giả tràn lan, mua bán bằng cấp, ép học sinh học thêm đủ kiểu, sách giáo khoa sai tùm lum, đề thi cũng sai, thi cử quay cóp phao thi vứt trắng sân trường...
    Thật là thơm tho quá. Và,
    Thằng bé nó 13-14 tuối nó tự nói được câu nói đó. Ai đó cho rằng "mớm" lời thì xem nội dung lời "mớm" đúng hay sai? Lũ học sinh lớn đầu cũng được "mớm" lời suốt về đạo đức đấy thôi. Vậy là "mớm" hay "tiếp thu tinh hoa"? Cái khái niệm "mớm" ở đây mới hay tuyệt.

    ReplyDelete
  16. Hoàng Anh Vũ: Nếu không kể dối trá và ngụy biện thì nền giáo dục này không thể nói là thối nát được. À mà thằng bé đó hình như cũng 14 tuổi rồi.

    ReplyDelete
  17. Diep Anh Louis: Thật sự là bức xúc với cái vụ này bây giờ đọc fb nhà thơ em mới nhẹ cả người. Bọn vớ va vớ vẩn dùng một đứa bé để lăng mạ bộ trưởng và chửi bới nền giáo dục, thật hèn hạ. Nền giáo giục này chả có làm sao cả, bao nhiêu tài năng vẫn trỗi dậy, ở đâu chẳng có cái tốt cái xấu, quan trọng là xét trên phương diện chung khách quan, nền giáo dục đã tiến bộ hơn rất nhiều so với thời còn mù chữ và ko biết đọc tiếng Anh. Cứ đợi đi bao giờ đất nước giàu nữa thì giáo dục sẽ có điều kiện phát triển hơn. Muốn làm j tốt cũng phải có đầu tư chứ đâu phải muốn tốt là tốt ngay được. Bộ trưởng cũng ko phải là thánh mà muốn thay đổi cả một xã hội đa số là từ nông dân mà nên các giáo sư tiến sĩ hết được. Dân không hiểu cho cái khó của lãnh đạo lại còn gây ra những sự xúc phạm thoá mạ ko đáng có. Thật chán . Nền giáo giục này chả có j là thối nát cả, nó đang tốt đẹp hơn nhiều so với trc đây.

    ReplyDelete
  18. Le Hoang Giang: Hồng Quang Thanh có vấn đề về nhận thức xã hội rồi. Chính vì thối nát nên với có câu phát biểu của cậu bé kia và của ông. Ông kiềm chế kg văng tục kg có nghĩa là ông được hưởng nền giáo dục tốt. Cậu bé kia vẫn biết kiềm chế đấy ,nếu kg thì đã văng tục thật rồi.

    ReplyDelete
  19. Diep Anh Louis: Mọi người đừng có chê trách ai hãy tự trách mình đừng có cái j cũng đổ lên đầu bộ trưởng. Vào bệnh viện mà có j ko hài lòng lập tức chê bai bộ trưởng y tế, ra đường bị kẹt xe hay ổ gà thì gào thét đổ tại bộ trưởng bộ gt, nhà xây ko được lại trách oán bộ trưởng xây dựng, sổ đỏ ko làm được thì lại trách bộ trưởng tài nguyên.... Nó thật làm bộ trưởng ở cái đất nước hay chê trách như Vn chả sướng j, nếu mà nghe chửi thì đau tim mà chết, đành phải điếc trước mọi lời chê trách. Nhưng mỗi ng dân phải tự trách mình . Một người ko thể làm hài lòng hàng triệu người trong khi hàng triệu ng chẳng yêu nước chẳng có ý thức vun vén xây dựng xh, động tí thì gán cho cái từ thối nát. Sao có thể gọi là thối nát được khi những đứa trẻ lớp 1 đã biết viết biết đọc tiếng Anh vanh vách, được học kỹ năng sống và biết làm những việc mà ngày xưa lớp 5 toi còn chưa biết học ? Xin các bạn hãy suy nghĩ lại và đừng tung hô một cậu bé nói những câu vớ vẫn vô nghĩa. Ăn nói thế thì chẳng bao giờ làm dc bộ trưởng đâu mà Nếu với chả Nếu. Nẫu ruột quá

    ReplyDelete
  20. Diep Anh Louis: Một đứa bé học còn chưa nên hồn chưa đủ tư cách ăn nói láo lố bịch quá như thế. Tôi cảm thấy phẫn nộ vì cái trào lưu ko đúng đắn này. Từng đấy bộ óc mà để cho một đứa bé luyên thuyên xúc phạm cả một nền giáo dục, lại còn like loạn lên, những kẻ giật dây ko nên làm điều hèn hạ. Cảm thấy có năng lực thì tự đưa ra sáng kiến hoặc bán nhà đi quyên tiền xây trường lớp dạy trẻ em nghèo đi, toàn nói mồm gào thét chê trách ng khác. Gia đình là tế bào xã hội, muốn nền giáo dục tốt thì từng gia đình tự dạy bảo giáo dục con cái tốt . Gia đình mà bố có bồ mẹ ăn chơi tiền vứt cho con thoải mái thì nói thật có 10 ông bộ trưởng bộ gd cũng ko làm j được. Nên ko nên nhìn xã hội quá tiêu cực, mỗi con người phải tự ý thức làm cho nền giáo dục Vn tốt đẹp hơn, bắt đầu từ việc ko mở mồm nói từ Thối Nát nữa

    ReplyDelete
  21. Nong Dan Nguyen: Các bác hay chửa? Cả vú lấp miệng cháu bé? 99% trong số các bác đều muốn cháu bé đọc câu này: cháu xin cảm ơn từ a-z, cháu xin hoan hô từ z-a, cháu cảm thấy thật tự hào, thật hạnh phúc, thật vĩ đại? Bởi lẽ tất cả các bác đều được học trong nền giáo dục mà từ a-z đều đáng tự hào, cực kỳ vĩ đại? Ý các bác là cháu bé đó mất dạy, hay bị thế lực thù địch nhồi sọ? Hãy cho các cháu quyền được nói, được suy nghĩ. Tôi là ai? Tôi làm được gì cho đời (việc tốt nhé, đừng tính việc xấu)? Tôi có đủ tư cách để dạy đời?

    ReplyDelete
  22. Phan Trí: Vơ đũa cả nắm, Xỉ vả.
    Là không nên. Nhưng không dám nói, bênh vực bảo vệ cái sai là không phải.

    ReplyDelete
  23. Dương Quốc Cường: HTQ chỉ hẳn ra ai là người xúi dục cháu bé lớp 8 ( chứ không phải hồ đồ nghĩ là cháu bé 8 tuổi nhé ). Không nêu ra thì là vu khống, phải xin lỗi cháu bé đấy. Bé người, ít tuổi nhưng hơn khối người nhớn kém động não đấy .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Xuân Trường: Ngày xưa ở quê giáo dục hay so sánh con nhà này với con nhà kia. Học mà không bằng là hay bị chửi: Mày sang mà ăn cứt cho nó.

      Delete
  24. Võ Tiến Cường: Mình rất buồn khi nhiều trí thức có tên tuổi nước nhà coi thường tuổi 14 khi phê phán cậu bé dám nói lên sự thối nát của nền giáo dục VN, có biết là năm 14 tuổi nhạc sỹ Cung Tiến sáng tác một trong những bài tình ca hay nhất của Việt Nam hem? Nghe thử Lệ Thu ca "Hoài Cảm" đi các bạn nhé. Đừng bao giờ coi thường tuổi trẻ vì họ chính là tấm gương để chúng ta soi mỗi ngày !

    ReplyDelete
  25. "Nói mãi chẳng ai nghe" nên bây giờ đến lúc phải làm rồi. Có phải đợi cháu lớn hay cháu lại đi du học mất? (Có triển vọng thành mem VNSA)

    ReplyDelete
  26. Tuan A. Phung (VNSA): Hôm trước tôi vừa bảo dân ta suốt ngày đòi "cách mẹ nó cái mệnh" giáo dục Vietnam đi, quả nhiên hôm nay có thằng nhóc con đăng đàn đòi làm bộ trưởng ... "nhân bảo như thần bảo" hỉ?!

    ReplyDelete
  27. Nguyễn Bá Quỳnh (VNSA): Tui lại thấy khác, dân ta cả trăm năm , ngàn năm có cách mệnh đâu bác. Chủ yếu làm giặc cỏ khi bị dồn vào đường cùng. Cháu này nói vậy hay chớ

    ReplyDelete
  28. Pham Quang Tuan (VNSA): Nhiều bác ở VN cho là 1 trẻ 14 tuổi thì không đủ sức để thấy những gì thối nát trong giáo dục VN. Nếu một đứa trẻ TRUNG BÌNH 14 tuổi ở Úc, Mỹ hay Âu châu về VN và được nghe kể về hệ thống giáo dục VN, tôi chắc chắn nó sẽ cảm thấy có gì thối nát. Không phải vì trẻ Úc Mỹ thông minh hơn trẻ VN, mà vì nó được giáo dục trong một hệ thống đàng hoàng, được dạy cách suy nghĩ độc lập, và được dạy là phải quan tâm đến những vấn đề xã hội. Học sinh ngay từ những lớp đầu trung học thường phải làm những dự án xã hội (đọc sách, báo, mạng để nghiên cứu về những vấn đề xã hội và đề nghị giải pháp theo suy nghĩ của chính mình). Ngoài ra, người Tây phương luôn luôn tôn trọng tuổi trẻ, không ỷ lớn tuổi mà hống hách, dè bỉu ý kiến trẻ con, nên trẻ em Tây phương rất tự tin. Trường Amsterdam Hanoi là trường rất đàng hoàng, nếu họ là dạy theo những tiêu chẩn Tây phương, hoặc nếu cha mẹ chịu khó nói chuyện cởi mở và bình đẳng với con cái theo kiểu Tây phương, thì không có lý do gì mà một học sinh 14 tuổi không thấy những điều thối nát trong giáo dục VN và đủ tự tin để nói ra. Em này chưa khá lắm vì lý luận chưa được vững vàng mạch lạc, nhưng tôi cho rằng không cần ai mớm. Có thể có những em giỏi hơn nhưng sợ hãi hay không đủ tự tin nên không dám nói ra.

    Hồi 18 tuổi mới đi du học, tôi luôn luôn giật mình vì sự khôn lớn sắc sảo của những đứa trẻ Tây thua mình cả 10 tuổi về những vấn đề xã hội.

    ReplyDelete
  29. Hồi bé tôi cũng không phải là chẳng biết gì như những người lớn nói đâu. Bây giờ nhớ lại thì nhận thức và cm của tôi về nhiều giá trị khác nhau đã hình thành rất sớm. Trẻ em bây giờ còn tiếp xúc nhiều hơn. Đừng đánh giá thấp chúng. Đã bao giờ bạn thật sự nc với 1 đứa trẻ chưa. Hay là chúng chưa kịp mở mồm đã bị chụp 1 cái mũ khổng lồ: "trẻ con biết gì mà nói"?
    Còn những ai cho rằng chú bé không thể nói được như vây thì có thể cũng coi như khâm phục chú ta rồi (theo quan điểm là chú ta tự nói theo nhận thức của mình).

    ReplyDelete
  30. Hoa Nguyen (VNSA): Vẫn là thói quen tấn công cá nhân (em học sinh nhỏ) như về chuyện tuổi tác, học hành, hơn là nhận định em nói gì đó có hợp lý được chút nào không. Không ai cho em (hay ai khác) nói đúng hết để là thần đồng, mà phải chết trước gs Ngô Bảo Châu.

    ReplyDelete
  31. Tuan A. Phung (VNSA): Có vẻ không có mấy người đọc cái note của Nguyễn Như Huy tôi post để xem nội dung tôi muốn nói cái gì mà chỉ mất thời gian vào việc tại sao tôi lại gọi một thằng bé 14 tuổi là thằng bé thay vì là "ngài bộ trưởng giáo dục tương lai"?!? Cũng không thấy bác nào quan tâm thắc mắc nhóm Cánh Buồm là gì, event này để làm cái gì và sau cơn bão mạng thì mục tiêu đó ra sao hay không? Thay vào đó các bác "thổn thức" theo media tung hô "ngài bộ trưởng" .. Xin hỏi xem video clip xong có ai biết chính xác ra là thằng bé này đang phê bình cụ thể cái gì của nền giáo dục "thối nát" Việt Nam vậy và cuộc "cách mạng" nó đề nghị là cái gì không?! Nếu không thì nói các bác nọ ủng hộ và ném đá theo phong trào có gì là không chính xác không?.. Xin thưa tôi gọi thằng bé 14 tuổi là nhóc con vì, xét theo những nguyên tắc logic và lập luận phổ quat cái ý kiến dạng nghe lỏm và ăn theo người lớn này, với tối và nhiều người khác, là một ý kiến rỗng dạng chửi ké khơi khơi, không có nội dung cụ thể gì và không có tác động gì ... cho thấy tầm suy nghĩ "nhóc con" của "ngài bộ trưởng tương lai" không có gì để mất công bàn.... Sau cùng, hình như có mỗi bác Caobinh Nguyen hiểu chữ thằng nhóc con trong tiếng Việt có thể dùng theo những phong cách nào ...

    ReplyDelete
  32. Tuan A. Phung (VNSA): bác Nguyễn Bá Quỳnh cách mạng giáo dục được thì hay quá, chỉ sợ toàn những ông ăn tục nói phét chỉ biết gào la"cách mẹ nó cái mạng" đi thôi chứ.... Bác xem có ai biết/nói được cụ thể là làm cái gì đâu, chỉ toàn chửi theo & nói ké một thằng nhóc 14 tuổi...

    ReplyDelete
  33. Hùng Phạm (VNSA): Cứ chửi chế độ, Party, trí thức xhcn là lại có ngay một bầy con giời hỉ hả, sung sướng một cách bệnh hoạn, còn cụ thể dc 14 tuổi kia chửi cái gì thì cũng chả quan trọng.

    ReplyDelete
  34. "Theo cách nghĩ của chúng tôi, không phải cứ “trốn” ra nước ngoài mới thành con người hiện đại, mà phải là những người làm cho dân tộc này trở nên hiện đại, làm được như thế mới bõ công làm!" (Phạm Toàn, Nhóm "Cánh Buồm")

    ReplyDelete
  35. "Để tôi kể cho bạn nghe, ngày 3/2/2012, Bộ Giáo dục đã yêu cầu Vụ Tiểu học mời chúng tôi giải trình trước ba vị lãnh đạo: ông Vụ trưởng Lê Tiến Thành, bà vụ phó Trần Thị Thắm, ông Vụ phó (nay là vụ trưởng) Trần Ngọc Định, có nhiều chuyên viên tham dự. Tôi nghĩ là chúng tôi đã nhận được thiện cảm của Bộ Giáo dục. Vì bà Nguyễn Thị Bình sau khi tìm hiểu tình hình có khen chúng tôi. Tại một cuộc họp với Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Phó ban thứ nhất khen nhóm Cánh Buồm là “tổ lao động cộng sản”. Sau đó, Ban Tuyên giáo Trung ương và bà Nguyễn Thị Bình đã giới thiệu cho chúng tôi thực nghiệm bộ sách của mình ở một tỉnh nọ, nhưng sau đó có sự “thất hứa” của bên thực hiện (tất nhiên không phải từ phía Cánh Buồm)." Phạm Toàn

    ReplyDelete
  36. Anh Le (VNSA): Người lớn nói nhiều thì trẻ con sẽ nói theo. Cứ cái đà này
    "Yêu biết mấy, nghe con tập nói
    Tiếng đầu lòng con gọi XYZ"

    ReplyDelete
  37. Hoa Nguyen (VNSA): Có bằng cớ gì cho "cậu bé" được mớm lời, hay do ai xui giục mà nói thế. Những chuyện như vậy nên coi là kết quả của giáo dục, và đời sống, xã hội VN hiện nay. Nếu là do giáo dục nên cháu đó nói được như thế, thì có thầy cô giáo nào hãnh diện là dạy tốt (hay cho thế là "mất dạy" ?).

    ReplyDelete
  38. Tuan A. Phung (VNSA): Hollistically, thằng bé & kiểu tuyên bố của nó vừa là kết quả vừa là nạn nhân của văn hóa, giáo dục nhà trường và xã hội Vietnam trong vòng 50-100 năm vừa rồi. Có vẻ một số người lớn đang muốn biến nó thành thủ phạm luôn ....

    ReplyDelete
  39. Nguyễn Bá Quỳnh (VNSA): Gõ gàng cậu bé chẳng có lỗi gì cả :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tuan A. Phung (VNSA): Ờ thế nên tôi mới nghĩ người lớn đừng nên thổi tai và làm nó phồng mũi lên nữa là giúp nó bác Nguyễn Bá Quỳnh ạ

      Delete
  40. Anh Le (VNSA): Nghe kể từ người quen. Có cậu sang học ở trường Brown chơi với bạn bè rất được. Không ai biết nó là con quan chức lớn ở đại học Y Hà nội. Khi biết thì nó nói vui. "Ông già em cũng là dạng đục khoét ấy mà, nói ra làm gì" :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ca Vu Thanh (VNSA): He he, đ/c Anh Le, con Hiệu trưởng hay hiệu phó ĐH Y HN mà gọi là con quan chức lớn thì tôi chịu rồi. Con GS Chủ nhiệm khoa thì có gì đâu mà phải quan tâm.

      Delete
    2. Anh Le (VNSA): Có lần đoàn Mỹ đến liên hệ trao đổi. Đoàn đến đại học quốc gia đưa giấy giới thiệu từ bộ. Ông hiệu trưởng bèn rút từ hộc bàn ra con dấu của trường. Bảo Mỹ so hai con dấu, chúng to bằng nhau, tức là trường có quyền ngang bộ (không phải nghe ai hết:)).

      Delete
  41. Pham Quang Tuan (VNSA): Thực ra các cụ CS sợ nhất là dân dám nghĩ dám nói. Khuyến khích bọn trẻ dám suy nghĩ và dám nói là chạm nọc, thành ra mới dãy nảy chụp mũ lia lịa smile emoticon

    ReplyDelete
  42. Aiviet Nguyen: Thằng nhóc này giỏi. Có thể làm lãnh tụ phái here tương lai. Có thể gọi là thần đồng here hay here phát tiết ra ngoài. Các loại here hiện nay phải gọi bằng cụ hết mới phải, chứ xoa đầu khen thì láo quá

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phuong Vo (VNSA): Hiện tại thì chắc bác Aiviet Nguyen là chủ tịch / Lãnh tụ của phái here ? wink emoticon

      Delete
  43. Về cách dùng chữ thì trong bài viết "Cách mạng giáo dục" Võ Xuân Sơn gọi xã hội bây giờ sau hàng chục năm là 1 cái "chuồng người" có lẽ còn ghê hơn sự "thối nát". Đó mới là người lớn/sản phẩm của cái xh này nói. Từ trại lính thời chiến (theo tôi) đến chuồng người thì giáo dục của ta đúng là có nhiều vấn đề lắm. Tuy nhiên, tôi không đồng ý về việc cho rằng cậu bé còn đang "tuổi ăn tuổi chơi" không nên có suy nghĩ như vậy. Phải nói rằng: cậu bé đang "tuổi ăn tuổi học", nếu cách mạng giáo dục là gì thì vẫn phải dạy cho câu bé học làm người. Và như vậy thì trước hết không nên chấp nhận những gì là áp đặt không mang tính giáo dục (Kể cả cách dạy "gà chọi" đi thi chỉ để hạ đám "gà nhà" của người ta lấy "danh" cho đất nước).

    ReplyDelete
  44. Bùi Mai Hạnh: Mình thấy GDVN dối trá hình thức khi mình cỡ tiểu học, 8 đến 10 tuổi, bị cô giáo phân công học trước câu trả lời để ngày mai có đoàn kiểm tra dự giờ thì mình sẽ "tự tiện" giơ tay xung phong phát biểu và bị một người bà con của mình là mậu dịch viên nhờ mang biếu cô giáo một xấp vải hoa để cho đứa con dốt nát của họ được lên lớp.
    Mình thấy GDVN thối hoắc buồn nôn năm lớp 7 mình đúng 13 tuổi khi đến lớp thấy bàn ghế bảng đen bị bôi cứt khắp nơi bởi một hay nhiều kẻ chán học. Cả lớp phải khuân bàn ghế xuống tầng 1 cọ rửa rồi lại khuân lên tầng 4, mấy tháng sau chẳng hết mùi thối.
    Mình thấy GDVN sặc mùi khốn nạn đê tiện khi con trai mình cũng 13 tuổi hỏi mình, mẹ ơi sao cô giáo lại bảo chúng con phải mang phao (tài liệu) vào phòng thi ( hết cấp 2) để quay cóp nếu chẳng may đề thi không trúng tủ???
    Mình thấy các kỳ thi của GDVN bốc mùi khai thối khi được nghe cô bạn giáo viên kể nhà trường đã mang máy photo copy giấu vào nhà vệ sinh ra sao để photo bài giải hàng loạt cứu nguy cho các em học sinh thân yêu khỏi trượt và đảm bảo cho nền dáo mác và dục vọng VN luôn đạt thành tích cao ngất ngưởng.
    Mình thấy nền GDVN nồng nặc mùi nhà nghỉ kinh hoàng khi phải nghe "lời đề nghị khiếm nhã" từ một "thằng thầy" đạo mạo được cả ngành giáo dục (vọng) tôn thờ, sau bữa ăn trưa giao lưu bạn bè "đạo mạo" lục tuần này dám mở mồm trơ tráo thẹn thò rủ đi khách sạn nghỉ trưa. Mình chả thấy hãnh diện gì khi "được chọn" chỉ thấy đau khổ cho các nữ giáo viên học sinh xinh đẹp trong tay lão ý. May mà lúc ấy mình ở ngành báo chứ không ở ngành giáo và con thì đang học trường tư rồi, chứ không thì chẳng có can đảm nhăn nhó lịch lãm xin phép từ chối "thưa thầy em đang đau bụng kinh".
    Mình thấy...
    Mình thấy...
    Mình thấy...
    Đã đến lúc bọn người lớn khốn nạn nên quì xuống khấu đầu thành thật xin lỗi trẻ con và xin lỗi tương lai đi là vừa, may ra còn được tha thứ.

    ReplyDelete
  45. Nguyễn Như huy: Bốc phét về khía cạnh logic của trường hợp cậu bé đòi cách mạng giáo dục

    Trường hợp cậu bé đòi cách mạng giáo dục đặt ra một tình huống thú vị về mặt logic. Nếu cậu bé phê phán ĐÚNG, thì nhóm cánh buồm và những người ủng hộ nhóm đó SAI . Lý do là: dù học trường chuyên lớp chọn, cậu bé, như 1 ví dụ tiêu biểu của hệ thống giáo dục cũ và cần thay đổi, vẫn đã có thể đạt tới một trong những mục tiêu cao nhất của giáo dục cấp tiến- đó là tính phê phán và khả năng phê phán độc lập. Thậm chí ở đây, cậu bé còn phê phán được chính hệ thống tạo ra mình- tức một sự phê phán có tính phản tư theo đúng tiêu chuẩn phê phán mà Kant đưa ra. Từ góc nhìn này, các ý tưởng và giải pháp của Nhóm Cách Buồm và những người ủng hộ cách mạng giáo dục ( trong đó có chính cậu bé) éo le thay, chỉ có thể ĐÚNG, nếu chính cậu bé-, là sản phẩm đặc tuyển tiêu biểu cho hệ thống đó ( học sinh trường chuyên Amsterdam), -SAI. Tuy nhiên, kết quả sau mấy ngày qua có vẻ đã rõ. Cả nhóm Cánh Buồm và những người ủng hộ Cách Mạng giáo dục đều bằng mọi cách và mọi tầm cấp, bênh vực/ủng hộ cậu bé bởi cho rằng cậu bé ĐÚNG. Chỉ bọn phản động ngu dân-theo nghĩa bọn chống lại cách mạng giáo dục, là dám cho rằng cậu bé SAI

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sướng Lắm Ru: "Trường hợp cậu bé đòi cách mạng giáo dục đặt ra một tình huống thú vị về mặt logic.
      (1) Nếu cậu bé phê phán ĐÚNG, thì nhóm cánh buồm và những người ủng hộ nhóm đó SAI. (2) Lý do là: dù học trường chuyên lớp chọn, cậu bé, như 1 ví dụ tiêu biểu của hệ thống giáo dục cũ và cần thay đổi, vẫn đã có thể đạt tới một trong những mục tiêu cao nhất của giáo dục cấp tiến- đó là tính phê phán và khả năng phê phán độc lập. (3) Thậm chí ở đây, cậu bé còn phê phán được chính hệ thống tạo ra mình- tức một sự phê phán có tính phản tư theo đúng tiêu chuẩn phê phán mà Kant đưa ra. (4) Từ góc nhìn này, các ý tưởng và giải pháp của Nhóm Cách Buồm và những người ủng hộ cách mạng giáo dục ( trong đó có chính cậu bé) éo le thay, chỉ có thể ĐÚNG, nếu chính cậu bé-, là sản phẩm đặc tuyển tiêu biểu cho hệ thống đó ( học sinh trường chuyên Amsterdam), -SAI. (5) Tuy nhiên, kết quả sau mấy ngày qua có vẻ đã rõ. (6) Cả nhóm Cánh Buồm và những người ủng hộ Cách Mạng giáo dục đều bằng mọi cách và mọi tầm cấp, bênh vực/ủng hộ cậu bé bởi cho rằng cậu bé ĐÚNG. (7) Chỉ bọn phản động ngu dân-theo nghĩa bọn chống lại cách mạng giáo dục, là dám cho rằng cậu bé SAI"
      Em đánh số câu từ 1 -> 6. Có vẻ như câu 5 của anh Huy không rõ về lô-gic: điều gì “có vẻ đã rõ”? Câu 5 là câu kết cho đoạn trên hay mở đầu 2 câu 6 và 7?
      Em thiển nghĩ, con người dù trong một hệ thống đóng, tức một hệ thống không phản tư và không khuyến khích phản tư, cũng luôn sẽ có những người vượt ra khỏi hệ thống đó để nhìn nhận lại hệ thống, vì phải chăng bản tính tự nhiên con người luôn là một dự phóng vượt ra khỏi chính mình, ở dạng tiềm năng hay hiện thể. Theo lẽ đó thì, nếu cậu bé (em không nghĩ 14 tuổi luôn là còn bé smile emoticon ) đó đúng, cũng chưa chắc nhóm Cánh Buồm đã sai (về lô-gic).
      Em xin kết thúc phần bốc phét nói leo của mình.

      Delete
    2. Nguyen Nhu Huy: Sướng Lắm Ru: mục 5- về kết cấu với các mục kia, theo anh là đủ rõ rồi. Còn về việc em thiển nghĩ, rất có thể đúng. Nhưng theo anh đó là chủ đề khác

      Delete
  46. Anh Pham: Em bé hôm nọ vừa chê nền giáo dục thối nát, bao nhiêu người cãi như đúng rồi, hôm nay xem ảnh chợ người mà thấy bằng chứng hiện lù lù trước mắt. Cả nước 90 triệu người lúc nào cũng khoe tài, khoe khéo, khoe giỏi mà làm cái việc ghép học trò với trường cũng không xong. Bớt kỳ thi để gia đình và học sinh đỡ cái khổ này lại nảy ra cái khổ nọ, y như con kiến leo cành đa.

    Làm gì cũng không đến nơi đến chốn là cái tính người mình rồi. Từ bán vé tầu đến nhà Việt Nam ở Expo đến tuyển sinh đại học và muôn vạn việc khác luôn luôn chỉ được cái vỏ bề ngoài bề thế, hào nhoáng, hoành tráng còn nội dung bên trong thì nửa vời, sống sượng, cẩu thả, bừa bãi, bớt xén. Một trăm việc đều như thế cả trăm.

    Giải pháp là người dân cần có thêm quyền nói, phải được nói mà không bị gắn mác phản động, từ đứa trẻ 14 tuổi đến cụ già 100 ai ai cũng phải được tiếp cận một kênh phản biện, phải được nói ra những gì còn chưa tốt còn làm họ buồn, khổ, bực mình, còn làm hại họ về vật chất hay tinh thần. Nếu dân không được nói nước còn khổ lâu dù vẻ bề ngoài hào nhoáng cứ tiếp tục được dựng lên ở mọi nơi.

    ReplyDelete