Wednesday, October 10, 2018

Ban Thống nhất Trung ương (1954-1975) : Qúa trình hình thành

Vì cả ông bà già tôi đều là cán bộ "thoát ly kháng chiến" (thoát ly gia đình tham gia kháng chiến từ 1945), sau khi tập kết ra Bắc đều làm việc tại 'Ban Thống Nhất trung ương' (BTW) nên tôi sẽ tập trung viết về thời gian này: những gì tôi biết và chứng kiến từ cơ quan cũng như từ tư liệu (gom giữ từ các bản in ấn và viết tay, thư từ v.v.) của cha mẹ còn lưu lại được (có sự xử lý/điều chỉnh theo ghi chép/tài liệu truyền lại từ đồng nghiệp của họ và từ bạn bè đồng lứa v.v.). Tóm lại là một "tập hợp" gồm chuyện "người thật, việc thật" của những người trong cuộc (những cán bộ miền Nam ra Bắc và con em của họ) đã có vai trò ntn trong cuộc chiến tranh này.
-----------
Sự thật rất phong phú nhưng tôi chỉ thấy/biết một phần rất nhỏ. Tuy nhiên, phải chọn lọc, bởi Bắc - Nam bị chia cắt nên tất cả sự liên hệ giữa vai trò của BTW thể hiện ở đây ko thể đầy đủ, chỉ là nhớ lại và suy nghĩ về những gì thuộc về quá khứ mà thôi (đó là ký ức một thời mà tôi và thế hệ của cha mẹ mình là "thành phần" đã thuộc về nó, không thể phủ nhận được).
Thực tiễn của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam cần một sự lãnh đạo: điều này bắt buộc phải có những chủ trương và biện pháp để thực hiện từng bước quá trình diễn biến theo chiến lược đã vạch ra từ sau Hiệp định Genève, huy động toàn lực và tinh thần của cả dân tộc trong xu hướng chung của cách mạng trên thế giới trong thời đại thuộc nửa đầu thế kỷ 20.
Một trong những biện pháp cụ thể để thực hiện các mục đích trên là việc thành lập BTW do BCT và Ban Chấp hành TW Đảng Lao động VN trực tiếp lãnh đạo.

“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ sự khẳng định này lần đầu vào tháng 2/1958. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, Cụ đã bảy lần nhắc lại điều này. Điều đó cho thấy sự nhất quán của Cụ về tính thống nhất, không thể tách rời miền Nam khỏi Việt Nam cũng như quyết tâm thực hiện mục đích: "tất cả để chiến thắng" vì sự nghiệp cm ở miền Nam.

Ý chí này được bắt đầu với việc thành lập 'Ban miền Nam' (tiền thân là Ban Quan hệ Bắc - Nam) nhằm chỉ đạo công tác đón tiếp cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam ra miền Bắc. Sau đó, 'Ban miền Nam' sát nhập với 'Ban Thống nhất hiệp thương' thành 'Ban Thống nhất Trung ương' (BTW) làm cơ quan tham mưu cho Trung ương Đảng (TWĐ) trên đất Bắc, để chỉ đạo mọi hoạt động của cm dân tộc dân chủ ở miền Nam (cm miền Nam).
Cụ thể, BTW có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình miền Nam và cùng các ngành có liên quan ở Trung ương (TW) hỗ trợ cm miền Nam về vật chất, cán bộ...
Từ 1963 đến 1972, BTW (và cả Ủy ban Thống nhất) còn lo công tác đối ngoại của miền Nam. Tháng 3/1972, sau chiến dịch Xuân-Hè 1972, Ban Bí thư (BBT) tách khối công tác ra khỏi BTW để thành lập Ban ngoại giao riêng của miền Nam (CP-72), đồng thời giao thêm cho BTW những nhiệm vụ mới. BTW đã phối hợp chặt chẽ với UB Thống nhất của chính phủ (CP) đề xuất những chủ trương, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết, làm cầu nối giữa TW với các cơ quan-ban-ngành chức năng TW và địa phương triển khai thực hiện chủ trương của đảng, nhà nước đối với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết và "cán bộ, chiến sĩ ở miền Bắc đi công tác miền Nam"[1] (đi B).
Ban Chấp hành TW Đảng và BCT thông qua các công việc ấy để nắm rõ tình hình các chiến trường, từ đó điều hành và chỉ đạo những vấn đề thực tiễn trên toàn miền Nam nhằm thực hiện mục đích cuối cùng: giành độc lập toàn vẹn trên cả nước.

-----------
[1]: trích từ tài liệu lưu trữ cá nhân

Ban miền Nam: Thành lập tháng 6/1955 (Nghị định 550-TT của Thủ tướng CP) gồm:
- Lê Đức Thọ (Trưởng Ban)
- Phạm Văn Bạch (Phó Ban)
- Huỳnh Lắm (Ủy viên)

BTW: Thành lập ngày 17/5/1957 (Nghị quyết 12/BBT của Ban Bí thư TW đảng)
Khi đó, với 1 Trưởng Ban và 2 Phó Ban, bộ máy của BTW gồm có văn phòng và 2 Vụ chuyên trách: 
- Vụ miền Nam (Quan hệ Bắc-Nam) nghiên cứu tình hình miền Nam và các chủ trương, kế hoạch đấu tranh thống nhất.
- Vụ Chính sách tập kết: nắm chủ trương/chính sách và phối hợp với các ngành khác để giải quyết/thực hiện chế độ đối với cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết; quản lý số cán bộ và đồng bào, con em miền Nam về đời sống, học tập và bố trí công tác để ổn định về cuộc sống, chuẩn bị cho việc thực hiện những nhiệm vụ mới theo yêu cầu của cm.

Đến năm 1974, BCT và Ban chấp hành TW quyết định đổi tên BTW thành Ban miền Nam cho đến khi giải thể vào năm 1976. Vì vậy, đúng ra, phải ghi thời kỳ hoạt động là từ 1954-1976 nhưng tôi đã tóm lại thành 1954-1975 cho phù hợp với diễn biến của cuộc cm miền Nam.

Sau sự khẳng định của Chủ tịch HCM, con đường 559 bắt đầu hình thành.

Tháng 1/1959, đảng công bố một văn kiện lịch sử, đó là văn kiện 15, chỉ rõ phương pháp chiến lược mới của cách mạng miền Nam: "Đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất nước nhà". 
Ảnh: Nếu được chọn để làm hình ảnh cho việc tiến hành cm miền Nam, thì bức hình dưới đây là 1 trong những lựa chọn của tôi.
(còn nữa)

12 comments:

  1. Đây là loạt bài tiếp theo những gì đã đề cập về 2 cuộc chiến tranh của người Việt vs Pháp và Mỹ, cũng như những vấn đề xoay quanh 2 cuộc chiến tranh này.
    Sau khi đọc bài "Lịch sử quan hệ Việt-Trung nhìn từ góc độ đại chiến lược" mà anh Quy Phuong Nguyen đã share, tôi lại muốn trở lại với cuộc chiến tranh chống Mỹ để có thể đối chiếu song song cùng nhau về từng giai đoạn của cuộc chiến này (từ góc nhìn của những người cs miền Nam thông qua vai trò của BTW), cũng như những gì liên quan đến các quan hệ khác (cấp quốc gia), đặc biệt là với TQ và Mỹ.

    ReplyDelete
  2. Vì bản chất của cm dân tộc dân chủ ở Nam VN là cuộc chiến tranh nhân dân do đảng cs VN lãnh đạo, nên vấn đề "dân tộc VN là một, đất nước VN là một" được đặt lên hàng đầu. Do đó, ko có khái niệm 'miền Bắc xâm lược miền Nam' mà chỉ là cuộc chiến tranh theo nghĩa 'do dân' mà ra (tuy thực tế hoàn toàn khác): từ việc thành lập MTDTGPMNVN cho đến CPCMLTCHMNVN đều do đảng LĐVN lãnh đạo cho đến khi chiến tranh kết thúc. Đây là điều hết sức gay cấn về mặt lý lẽ mà ngay ở Hội nghị Paris từng là câu hỏi nan giải cho cả 2 đoàn cs miền Bắc và miền Nam: có quân đội VNDCCH ở miền Nam ko?
    Trong tình hình hiện nay, khi quay lại Hiệp định Paris hay Hiệp định Genève, cần có một cái nhìn khác để giải quyết vấn đề của VN. Tốt nhất là giải thoát VN ra khỏi TQ (trong nghi vấn "Thỏa hiệp Thành Đô"), rồi đến những mâu thuẫn còn tồn tại của VN: thể chế, xh và con đường để thoát Hoa; thành lập về cơ bản một chính thể phù hợp với hoàn cảnh/thực tế nhằm đưa ra các biện pháp xử lý tích cực, đáp ứng các yêu cầu cấp bách hiện nay, cứu VN khỏi cơn nguy kịch mà vận mạng gần như khó lòng qua nổi.

    ReplyDelete
  3. Về ông già mình: Câu chuyện của hai cha con tôi thật ko vui vẻ gì. Nếu chỉ là chuyện trong gia đình đã vậy, nhưng nó còn là chuyện của 2 thế hệ; 2 ý thức và quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau.
    Một cách rạch ròi, đây là vấn đề của xã hội VN nói chung. Khi những người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết như cha tôi theo cách mạng, từ bỏ danh vọng, sự nghiệp để theo con đường giải phóng dân tộc. Về việc tham gia kháng chiến của cha mẹ, lúc còn bé và chưa biết nhiều, tôi hoàn toàn ngưỡng mộ cha mình. Nhưng sau khi trở về từ Hungary và có sự phản kháng với xã hội thì tôi bắt đầu có sự so sánh từ sự thật mà mình đang chứng kiến. Phân tích lỗi "hệ thống" một cách cụ thể thì tôi cho rằng: di sản của cm để lại là thành quả chung chứ ông ko có thành tích đáng kể gì. Tôi coi thường ông vì ông chỉ là "ốc vít" của 1 hệ thống. Từ 1975, sau khi hoàn thành sứ mạng to lớn, cỗ máy vĩ đại này bắt đầu mất tính hiệu quả, và với tôi, nếu vẫn chỉ là ốc vít thì ông ko còn "giá trị" vì đã hết vai trò, ko còn là tấm gương nhiệt huyết vì đất nước nữa. Nếu nói rằng, ông và các đồng chí của mình phải tìm 1 hướng đi khác vì đã "lầm đường lạc lối" thì chẳng có ai nghe nổi ở những năm 70, vì làm sao mà "trứng lại khôn hơn vịt được"?, khi ấy chỉ có ông và các đồng chí của mình mới quy chụp những kẻ khác là "lầm đường lạc lối" mà thôi.
    Dù ông đã mất từ năm 2011, nhưng tôi vẫn thực sự tiếc vì cha mình đi theo cách mạng. Nếu ông vào học trường thuốc Đông Dương (mà ông đã bỏ dù đã thi đậu cùng với rất ít người vào năm 1945) thì chắc là tôi ngưỡng mộ ông hơn. Sẽ học được ở ông nhiều hơn từ 1 bác sĩ hay dược sĩ chứ không phải là 1 nhà lý luận suông như vậy.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Quy Phuong Nguyen: Đừng cực đoan như vậy Bình. Thế hệ các cụ phần đông đi làm "cách mạng" xuất phát từ lòng yêu nước thật sự. Trong sự hào hứng say mê vì lí tưởng, rất dễ dàng bỏ qua những cài xấu xa mà các cụ có thể biết và cho đó là những sai lầm không thể tránh khỏi. Cả thế hệ anh em mình nữa, đâu có dễ dàng phủ nhận nhứng gì mà cả đời anh em mình đã tin và nghe theo. Đấy là cách mà đa số những thế hệ chúng ta đã giữ lại phần trước "tươi đẹp" (vì có chúng ta góp phần trong đó) và nếu có chỉ trích thì cho rằng chỉ lớp lãnh đạo bây giờ hư hỏng. Thực khó cho bất kì ai dám công nhận rằng cả cuộc đời mình đã phục vụ cho một cái gì xấu xa và ám muội.

      Delete
    2. Em ko cực đoan vì ko phủ nhận những giá trị tốt đẹp, thậm chí vượt trội của những gì mà các nước XHCN và VN đã đạt được. Nhưng mầm xấu cũng đã nằm sẵn rồi. Và bây giờ nó đang phá hỏng tất cả (cái tốt ko giữ được, lại để cái xấu lấn át).
      Ai yêu nước thì phải thể hiện thôi, bằng cách này hay cách khác, ko thể đứng nhìn mà ko làm gì, phản ứng gì cả. Em đâu có phủ nhận được lòng yêu nước. Nhưng vấn đề là sau 1975 thì lại khác, các cụ đã bế tắc, đã lỗi thời, và để cho bọn cơ hội nắm hết, lại còn bị bọn BK nắm đầu nữa thì chịu ko nổi rồi.

      Delete
    3. Trần Thanh Đàn: Nguyễn Cao Bình , Mầm xấu cũng đã nằm sẵn rồi! Rất đúng đó, theo quan điểm triết học thì khi sự vật, sự việc hình thành thì trong lòng của nó đã có mâu thuẫn rồi, nếu không giải quyết ngay mâu thuẫn đó thì nó sẽ lớn dần lên và đến một lúc nào đó nó bùng nổ phá vỡ toàn bộ, lại hình thành cái khác và .....lại có mầm mâu thuẫn,.....

      Delete
    4. "Làm nhiều điều bất nghĩa ắt tự diệt". Đấy là những gì đang xảy ra, tàn dư của cm lẽ ra phải loại bỏ đã thành nội tặc phá vỡ toàn bộ, ko thể nhân danh là nhân dân mãi được.

      Delete
    5. Hoàng Quôc Thành: Anh Nguyễn Quý Phương nói đúng . Cha ông ta hoàn toàn không sai, thậm chí quá vô tư. Lãnh đạo bây giờ mới sai . Cao Bình nhận xét tiền bối có cực đoan đấy !

      Delete
    6. Anh Hoàng Quôc Thành, về cơ bản thì em ko phủ nhận cuộc cm VN từ giai đoạn 1954-1975 (tuy bên trong mắc nhiều sai lầm có tính nội bộ và phe phái, cả trong lẫn ngoài nước).
      Cái mâu thuẫn bên trong là em chỉ mượn 1 vấn đề điển hình giữa em và cha mình để thấy về nhận thức khác nhau ntn mà thôi.
      Nhận thức này đã có từ 1975-1978 và em đã post nó trong 1 comment về 1 bài viết về ông già mình trên blog VIDI72 (tháng 6 năm 2014).
      So sánh với bác Ẩn thì cách nhận xét về cha chú của em cũng có điểm tương đồng, ko khác mấy (dù sau đó 1 năm em mới đọc cuốn "Điệp viên hoàn hảo" và biết bác ấy cũng có nỗi buồn của em).

      Delete
  4. Như đã nói: Vì lịch sử ngày càng lùi xa, nhân chứng ngày càng ít... những kẻ xuyên tạc/bôi nhọ thì càng ngày càng nhiều với những luận điệu khác nhau, nên tôi chỉ cố gắng ghi lại trên cơ sở hoàn toàn căn cứ vào những gì mình thật sự tin cậy (sau khi loại bỏ những gì là bóp méo và tuyên truyền sai sự thật, ko khách quan).

    ReplyDelete
  5. Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước (theo cách gọi của VN), hay chiến tranh Việt Nam (theo cách gọi của người Mỹ và đồng minh), là một trong những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất, để lại những dấu ấn sâu đậm trong dư luận và lịch sử của nhân loại ở thế kỷ XX. Những dấu ấn đó có nhiều chiều và nhiều ý nghĩa khác nhau: Là niềm tự hào nơi người chiến thắng, là sự bẽ bàng và khủng hoảng trong đời sống chính trị và tinh thần của người Mỹ, là sự day dứt nơi những người đã từng tham gia quân đội và Chính quyền VNCH...
    Vì thế, dù chiến tranh đã kết thúc hơn 40 năm, một loại “chiến tranh" khác vẫn tiếp tục diễn ra trong việc lý giải và bình luận lịch sử...

    ReplyDelete
  6. Như đã nêu, cuộc cm ở miền Nam VN ko thể tách rời với bối cảnh chung trong mối quan hệ với LX và TQ. Trong những năm 50 và 60, Việt Nam coi LX và TQ như “anh cả” và “anh hai”. Điều này có vẻ như VN trùng quan điểm với TQ (LX và TQ là anh cả và anh hai của phe XHCN), khác quan điểm với Liên Xô (LX một mình lãnh đạo phe XHCN). Nhưng thực chất có sự khác biệt quan trọng giữa quan điểm của ba nước: TQ vẫn công nhận phe XHCN lãnh đạo bởi LX, nhưng điểm mấu chốt mà TQ đòi hỏi là họ không phải phụ thuộc vào “anh cả”. Vì thế mà Mao muốn LX chia sẻ kỹ thuật làm bom nguyên tử với TQ. Vì LX muốn các nước XHCN phụ thuộc vào mình nên từ chối. Đây là nguyên nhân sâu xa và căn bản của sự “bất hòa” giữa hai nước trong những năm về sau. Về phía VN, để phục vụ mục tiêu giải phóng miền Nam, VN cần sự giúp đỡ từ cả hai cường quốc XHCN, chuyện họ có phụ thuộc vào nhau hay không thì không quan trọng.
    Tuy nhiên, chính vì mối "bất hòa" này mà về sau VN phải gánh chịu nhiều hệ lụy.

    ReplyDelete