Friday, October 12, 2018

Lạnh lưng

Với chút kiến thức âm nhạc và công việc đang làm, tôi tự nhận mình như một "Sứ Đồ" của âm nhạc. Trong những điều mà tôi thích nói nhất là nói về âm nhạc, thế nhưng khi nghe chuyện xây nhà hát giao hưởng với giá 1.500 tỉ, tại Thủ Thiêm tôi lạnh toát sống lưng!

Hình ảnh: Nguyên Hưng
Nhìn sơ qua lịch sử Giao hưởng và sự phát triển thử xem.
Giao hưởng từ khi xuất hiện nó dành giới quý tộc rồi sau này "tràn" xuống các tầng lớp khác, nhưng không phải tầng lớp đêm ngày lo "cơm áo gạo tiền", mặc dù có vài nhạc sỹ viết giao hưởng nghèo kiết xác, nhưng họ là thiên tài, số còn lại là khá giả so với thời đó. Cho đến hôm nay người nghe Giao hưởng ngay cả phương Tây cũng không phải phổ cập. (Các dàn nhạc giao hưởng phương Tây vẫn sống bằng tài trợ đấy nhé).
Đôi khi ta nghe nói người phương Tây nghe giao hưởng giỏi hơn ta, khi ấy chúng ta chỉ nhìn bề ngoài. Vì giáo dục, phương Tây họ dùng âm nhạc giao hưởng như là một phương pháp giáo dục để con người tiếp cận cái đẹp được gần hơn (họ thường trích dẫn những đoạn nhạc hay), chứ không phải dạy người ta về âm nhạc Giao hưởng là gì. Nếu dạy, đấy cũng chỉ là về lịch sử, về khái niệm. Tất cả rơi vào con chữ. Không hơn! Nên muốn nghe, hiểu, thưởng thức phải cần kiến thức khá vững về nó, nếu không phải vậy, nghe Giao hưởng giống như ta lạc vào phòng triển lãm tranh, mà bản thân ta mù màu... Với phương Tây mất mấy trăm năm để làm nhưng Giao hưởng nó vẫn chưa phải là phổ biến, và nhà hát giao hưởng phương Tây được xây lên là vì họ nhân danh cái đẹp của chính nó! Bởi vậy nên họ không dám dùng câu "vì nhân dân chăng" ? Còn VN, lỡ mất nhịp điệu của thế giới rồi... Phải mất thời gian nữa cũng chỉ là tiệm với người ta thôi. Còn lâu lắm, rất rất lâu.
Nhìn ra điều này sẽ thấy câu nói "xây nhà hát giao hưởng vì nhân dân" là câu nói điếm đàng, chỉ kiếm % trong việc ấy
Chúng ta thử hỏi, xây nhà hát vậy tầng lớp nhân dân nghe gì khi mà họ chỉ học hát Kết đoàn và Quốc Tế ca?
Nhìn dân oan Thủ Thiêm chồng chất, vất vưởng.. không chỗ ngủ, không đủ ăn, thế mà xây nhà hát giao hưởng, nó làm tôi nhớ câu chuyện kẻ trọc phú làm sang, xây nhà xong mua cả trăm sách về để trên giá. Nhưng hình ảnh đó nó cũng không đủ để diễn tả... Phải nói xây nhà hát Giao hưởng ở Thủ Thiêm nó giống như họ đang "ca hát vỗ tay trên những xác người". Và như thế quả là quá độc ác! Nếu không phải độc ác thì gọi nó là cái gì ?
Tôi nói mình lạnh sống lưng là bởi thấy thế!
từ FB-Nguyen Q Quy

10 comments:

  1. Nino Nyt: Tây Phương : chỉ có 5% nguoi dân nghe nhạc cổ điển

    ReplyDelete
    Replies
    1. Khúc Thụy Du: Dạ anh. Em sợ không tới ấy chứ ;)). Thường thì họ nói nhiều về nó chứ nghe nó thì... quá khó :)

      Delete
    2. Nino Nyt: có nơi nói 8 tới 11% , nhưng có vẻ ko đúng . Một trường học anh làm việc , có năm chỉ có một học sinh ghi danh học classic Piano !

      Delete
  2. Huong NguyenThuy: Quá đúng. Thử hỏi mỗi năm có bao nhiêu buổi hòa nhạc GH được trình diễn và bao nhiêu khán giả đi nghe để mà cần xây nhà hát cho nó?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Khúc Thụy Du: Huong NguyenThuy, ở VN các nhạc công GH sống vất vả, họ trả giá cho đam mê họ ấy chị. Và phải chay sô ở ngoài dạy dỗ các kiểu mới tồn tại.

      Delete
    2. Huong NguyenThuy: Chị viết về họ từ hơn chục năm trước, và không chỉ viết 1 lần nên giờ họ vẫn coi chị như người thân 😃

      Delete
  3. Lê Khánh Duy: Ý là ngu dân thì không nên chờ nghe giao hưởng chứ giề.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Khúc Thụy Du: Lê Khánh Duy, cụ muốn cháu mình nghe, thì giờ cho con đi học nhạc nhé, rồi vài lớp người vậy cái code nó để lại cho cháu cụ nghe :))

      Delete
    2. Lê Khánh Duy: Thế cuộc đời cụ coi như xong à?

      Delete
    3. Khúc Thụy Du: Lê Khánh Duy, chưa! Còn phải... đóng thuế chứ :(

      Delete