Lãng mạn và lung linh! Như cầu vồng bảy sắc!
LÀ: Đuổi thẳng cổ những ông - bà - chú - bác - chị - cô làm ăn thế này ra khỏi các công việc nhà nước. Ngay và luôn. Cho dân nhờ.
Thế thôi ạ. (Trần Đăng Tuấn)
Cứ tưởng mình may mắn khi
tới Ý du lịch trùng với thời gian diễn ra Triển lãm Expo 2015 ở Milan
với gần 200 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia. Nhưng khi tận mắt
chứng kiến những gì diễn ra trong ‘Ngôi nhà Việt Nam’ ở triển lãm bà
N.T.O, Hiệu trưởng một trường quốc tế ở TP.HCM, cảm thấy thất vọng khiến
bà phải ví như ‘nỗi nhục quốc thể ở Milan’.
Ẩm thực như suất ăn công nghiệp
Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 11.8, bà O. cho biết gia đình bà đã thăm Ý gần 10 ngày. Trong ngày cuối cùng, thay vì đi thăm Venice như kế hoạch, gia đình bà đến Expo 2015 tại Milan. Ý tưởng này xuất phát khi gia đình bà nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam chen vai cùng cờ của các quốc gia khác trên khắp các đường phố của Milan và các poster quảng bá cho Expo 2015.
Bà O. cho hay khi vừa đặt chân đến triển lãm, gia đình bà tìm bằng được ”Ngôi nhà Việt Nam” để thăm trước tiên. Nhưng ngay khi vừa tìm được “một góc quê hương” ở đây, lập tức bà và mọi người đã phải hối tiếc về sự háo hức, hăm hở của mình. Hơn cả thế, đó còn là cảm giác vô cùng thất vọng và xấu hổ cho đất nước.
Theo đó, khu vực của Việt Nam giống như một gian hàng xén trong chợ. Không có được một lá cờ cắm tại đây, ngoài lá cờ treo dọc của ban tổ chức phía trước để giới thiệu khu vực của từng quốc gia theo quy định chung. Cũng không có một tấm bảng nào để giới thiệu các thông tin tổng quan về đất nước.
Tầng trệt trưng bày lèo tèo một vài sản phẩm được giới thiệu là gốm Bát Tràng và sơn mài của Từ Sơn (Bắc Ninh). Một số bình, lọ giả cổ, tượng nghê… với vài thông tin giới thiệu chung chung, không rõ nguồn gốc. Một sân khấu nhỏ trưng bày vài loại nhạc cụ dân tộc.
Khu vực ẩm thực phía sau bán vài món ăn không phải là đại diện ẩm thực Việt Nam và chế biến dở chưa từng thấy. Gia đình bà O. gọi thử các món phở xào, miến xào, gỏi cuốn, bún thịt bò xào Nam bộ, gà chiên tẩm bột, mỗi thứ một phần mà ăn không hết bởi các nguyên liệu đã kém phẩm chất mà hương vị thì như kiểu của các suất ăn công nghiệp.
Khu ẩm thực thiếu những “đại diện ẩm thực” tinh tế và hấp dẫn của Việt Nam như phở, bánh cuốn, bánh xèo, hủ tiếu, bánh canh, miến gà, chả lụa, bánh chưng, bánh giò, chè ba miền…
Nhân viên lãnh đạm, thờ ơ
Đi lên tầng một trong gian hàng Việt Nam, bà O. lại thêm cảm giác thất vọng và xấu hổ ê chề. Ngoài vài chiếc ti vi nhỏ xíu tua đi tua lại những đoạn phim quay sẵn về các thắng cảnh ở đất nước Việt Nam mà chẳng ai buồn xem, toàn bộ khu vực này tập trung bày bán đủ các loại hàng hóa tạp nham như quần áo, thiệp xếp tay, hũ, lọ sơn mài, nón lá, túi xách…
Độ phong phú, tinh xảo của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ hay quần áo ở đây còn thua xa những sản phẩm ở một sạp hàng bình thường của bà con tiểu thương tại chợ Bến Thành (TP.HCM).
Đáng ngạc nhiên là một vài bộ trang phục nam, nữ trưng bày trên các mannequin (giống như người mẫu – PV) lại toàn là kiểu áo Tàu. Có một bộ trang phục áo dài duy nhất thì cũng không phải là tà áo dài truyền thống của Việt Nam mà là kiểu áo dài cách tân với nút Tàu theo kiểu xường xám.
Theo bà O., gian hàng của tất cả các nước đều được chăm chút rất chu đáo để thể hiện bộ mặt quốc gia. Các nước lớn như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật có khu trưng bày hoành tráng, lộng lẫy. Những nước “bằng hoặc dưới level” với Việt Nam trong khu vực ASEAN như Lào, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Thái Lan… thể hiện cực kỳ trang trọng và kiêu hãnh bản sắc văn hóa của đất nước mình thông qua các gian trưng bày.
Càng đi xem, bà O. càng choáng ngợp với sự phô trương muôn vẻ về văn hóa, đất nước và con người của các quốc gia trong Expo 2015 và lại càng thấy thất vọng cho gian hàng Việt Nam.
Chưa hết, bà O. còn cảm nhận sự không nhiệt tình, thậm chí là thờ ơ của nhân viên Việt Nam tại Expo 2015. Trong Expo có bán các cuốn hộ chiếu (passport) để khách thăm viếng mua và khi đến “thăm” nước nào thì xin đóng dấu vào đó để làm kỷ niệm. Thấy các con thích thú, bà O. mua cho con hai cuốn để đi xin dấu các nước.
Các con bà khoe đã xin được 38 con dấu, nhưng phàn nàn là đến Việt Nam thì cô tiếp tân ngồi ở đó lạnh lùng nói với các cháu tự cầm dấu đóng đi. Trong khi đến nước nào, các con bà cũng được nhân viên vồn vã chào hỏi, đóng dấu và còn cảm ơn.
Tận mắt bà O. còn chứng kiến vài vị khách nước ngoài cầm passport ghé lại gian hàng Việt Nam, thấy con dấu nằm chỏng chơ sẵn trên mặt quầy, đành tự lấy đóng vào cuốn hộ chiếu rồi đi ra.
“Ngày cuối cùng ở Ý hóa ra lại làm cho cả nhà cảm thấy thật nặng nề
và buồn bã. Biết vậy tới thăm Venice còn hơn. Tự nhiên hăm hở đi cái
Expo Milan 2015 làm chi để rồi bây giờ về ôm một cục tức mà đầu thì đau
như bị ai vừa cầm búa nện vào. Càng nghĩ, càng thấy đau. Và tức. Và
nhục”, bà O. chia sẻ với tâm trạng đầy sự thất vọng.Ẩm thực như suất ăn công nghiệp
Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 11.8, bà O. cho biết gia đình bà đã thăm Ý gần 10 ngày. Trong ngày cuối cùng, thay vì đi thăm Venice như kế hoạch, gia đình bà đến Expo 2015 tại Milan. Ý tưởng này xuất phát khi gia đình bà nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam chen vai cùng cờ của các quốc gia khác trên khắp các đường phố của Milan và các poster quảng bá cho Expo 2015.
Bà O. cho hay khi vừa đặt chân đến triển lãm, gia đình bà tìm bằng được ”Ngôi nhà Việt Nam” để thăm trước tiên. Nhưng ngay khi vừa tìm được “một góc quê hương” ở đây, lập tức bà và mọi người đã phải hối tiếc về sự háo hức, hăm hở của mình. Hơn cả thế, đó còn là cảm giác vô cùng thất vọng và xấu hổ cho đất nước.
Theo đó, khu vực của Việt Nam giống như một gian hàng xén trong chợ. Không có được một lá cờ cắm tại đây, ngoài lá cờ treo dọc của ban tổ chức phía trước để giới thiệu khu vực của từng quốc gia theo quy định chung. Cũng không có một tấm bảng nào để giới thiệu các thông tin tổng quan về đất nước.
Tầng trệt trưng bày lèo tèo một vài sản phẩm được giới thiệu là gốm Bát Tràng và sơn mài của Từ Sơn (Bắc Ninh). Một số bình, lọ giả cổ, tượng nghê… với vài thông tin giới thiệu chung chung, không rõ nguồn gốc. Một sân khấu nhỏ trưng bày vài loại nhạc cụ dân tộc.
Khu vực ẩm thực phía sau bán vài món ăn không phải là đại diện ẩm thực Việt Nam và chế biến dở chưa từng thấy. Gia đình bà O. gọi thử các món phở xào, miến xào, gỏi cuốn, bún thịt bò xào Nam bộ, gà chiên tẩm bột, mỗi thứ một phần mà ăn không hết bởi các nguyên liệu đã kém phẩm chất mà hương vị thì như kiểu của các suất ăn công nghiệp.
Khu ẩm thực thiếu những “đại diện ẩm thực” tinh tế và hấp dẫn của Việt Nam như phở, bánh cuốn, bánh xèo, hủ tiếu, bánh canh, miến gà, chả lụa, bánh chưng, bánh giò, chè ba miền…
Nhân viên lãnh đạm, thờ ơ
Đi lên tầng một trong gian hàng Việt Nam, bà O. lại thêm cảm giác thất vọng và xấu hổ ê chề. Ngoài vài chiếc ti vi nhỏ xíu tua đi tua lại những đoạn phim quay sẵn về các thắng cảnh ở đất nước Việt Nam mà chẳng ai buồn xem, toàn bộ khu vực này tập trung bày bán đủ các loại hàng hóa tạp nham như quần áo, thiệp xếp tay, hũ, lọ sơn mài, nón lá, túi xách…
Độ phong phú, tinh xảo của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ hay quần áo ở đây còn thua xa những sản phẩm ở một sạp hàng bình thường của bà con tiểu thương tại chợ Bến Thành (TP.HCM).
Đáng ngạc nhiên là một vài bộ trang phục nam, nữ trưng bày trên các mannequin (giống như người mẫu – PV) lại toàn là kiểu áo Tàu. Có một bộ trang phục áo dài duy nhất thì cũng không phải là tà áo dài truyền thống của Việt Nam mà là kiểu áo dài cách tân với nút Tàu theo kiểu xường xám.
Theo bà O., gian hàng của tất cả các nước đều được chăm chút rất chu đáo để thể hiện bộ mặt quốc gia. Các nước lớn như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật có khu trưng bày hoành tráng, lộng lẫy. Những nước “bằng hoặc dưới level” với Việt Nam trong khu vực ASEAN như Lào, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Thái Lan… thể hiện cực kỳ trang trọng và kiêu hãnh bản sắc văn hóa của đất nước mình thông qua các gian trưng bày.
Càng đi xem, bà O. càng choáng ngợp với sự phô trương muôn vẻ về văn hóa, đất nước và con người của các quốc gia trong Expo 2015 và lại càng thấy thất vọng cho gian hàng Việt Nam.
Chưa hết, bà O. còn cảm nhận sự không nhiệt tình, thậm chí là thờ ơ của nhân viên Việt Nam tại Expo 2015. Trong Expo có bán các cuốn hộ chiếu (passport) để khách thăm viếng mua và khi đến “thăm” nước nào thì xin đóng dấu vào đó để làm kỷ niệm. Thấy các con thích thú, bà O. mua cho con hai cuốn để đi xin dấu các nước.
Các con bà khoe đã xin được 38 con dấu, nhưng phàn nàn là đến Việt Nam thì cô tiếp tân ngồi ở đó lạnh lùng nói với các cháu tự cầm dấu đóng đi. Trong khi đến nước nào, các con bà cũng được nhân viên vồn vã chào hỏi, đóng dấu và còn cảm ơn.
Tận mắt bà O. còn chứng kiến vài vị khách nước ngoài cầm passport ghé lại gian hàng Việt Nam, thấy con dấu nằm chỏng chơ sẵn trên mặt quầy, đành tự lấy đóng vào cuốn hộ chiếu rồi đi ra.
Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế: “Triển lãm Việt Nam đang làm rất tốt”
Sáng 12.8, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phan Đình Tân, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho biết gian hàng triển lãm Việt Nam ở Expo 2015 được giao cho Cục Hợp tác quốc tế và Công ty cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (VEFAC) phối hợp thực hiện. Ông Tân đề nghị chúng tôi hỏi hai nơi này sẽ có thông tin đầy đủ, chính xác hơn.
Ông Vũ Ngoạn Hợp, Tổng giám đốc VEFAC, cho biết ông vừa về nhận công tác ở công ty hơn 1 tháng. Cho nên mọi thông tin về gian hàng triển lãm Việt Nam ở Expo 2015 hiện nay vẫn được giao cho ông Trần Văn Tân, nguyên Tổng giám đốc VEFAC. Ông Tân dù đã nghỉ hưu nhưng Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch vẫn ký thêm hợp đồng và giao nhiệm vụ làm trưởng đại diện Việt Nam ở Expo 2015 ở Milan. Đến tháng 10.2015, ông Tân mới chính thức nghỉ.
“Do VEFAC chỉ là đơn vị phối hợp thực hiện nên mọi thông tin ở Expo 2015 được báo có thẳng về Bộ. Tôi vẫn nhận được thông tin nhưng chỉ là báo cáo mang tính chất hành chính là hoạt động vẫn diễn ra bình thường”, ông Hợp nói.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, cho biết ông đang đi công tác nước ngoài nên mọi việc về nước trao đổi.
Trước câu hỏi có phản ánh về sự nhếch nhác, không chuyên nghiệp của gian hàng triển lãm Việt Nam ở Expo 2015, ông Khánh đáp ngắn gọn: “Tôi không biết đó là phản ánh của bạn đọc nào. Tôi chỉ biết triển lãm của Việt Nam ở Expo 2015 đang làm rất tốt”.
Sau đó PV Thanh Niên liên lạc lại với ông Tân để trao đổi thêm nhưng không được.
Báo Thanh Niên từng nêu sự yếu kém
Expo 2015 diễn ra tại Milan (Ý) từ ngày 1.5 đến 31.10.2015, với chủ đề “Nuôi sống hành tinh, năng lượng cho cuộc sống”. Do 5 năm mới được tổ chức một lần nên triển lãm lần này được tổ chức rất quy mô, hoành tráng, quy tụ gần 200 quốc gia và tổ chức quốc tế, tập đoàn tham dự. Đây được coi là cơ hội lớn cho việc quảng bá ẩm thực, du lịch và giới thiệu hình ảnh quốc gia ra thế giới.
Tuy nhiên với những gì đang diễn ra, có thể thấy đại diện Việt Nam ở Expo 2015 đã làm không tốt việc quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt.
Trước đó, ngày 6.6, khi triển lãm diễn ra hơn 1 tháng, báo Thanh Niên đã có bài viết “Ngôi nhà VN tại Expo 2015 ‘chẳng có gì để xem’: Đề án một đằng, làm một nẻo”, trong đó nêu rõ nhược điểm của khâu ẩm thực, quảng bá của Việt Nam tại Expo 2015. Được biết, tổng kinh phí đầu tư cho việc quảng bá của Việt Nam tại Expo lần này lên tới 57 tỉ đồng.
Ngày 5.8, trên trang web của Hội Sinh viên Việt Nam ở Milan, tác giả Hoàng Phạm đã có bài viết cảm nhận về Expo 2015 sau 2 ngày tham quan. Tác giả cho biết trong khi tòa nhà triển lãm các nước Kazakhstan, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Hàn Quốc, Trung Quốc… tổ chức rất chuyên nghiệp thu hút nhiều khách tham quan thì tòa nhà Việt Nam đìu hiu khách do tổ chức thiếu chuyên nghiệp.
Đơn cử như cách sắp xếp khung giờ cao điểm phục vụ khách tham quan của tòa nhà Việt Nam. Nếu khách không đi vào trong ba khung giờ cao điểm là 11 giờ, 15 giờ, 18 giờ thì tham quan gian hàng Việt Nam như đang đi vào một hội chợ mua bán hàng thủ công mỹ nghệ vì không có chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để xem.
Với việc xếp khung giờ như thế, nếu khách đi vào buổi tối thì không có gì để xem, may ra có thể mua đồ để ăn là hết. Chưa kể đồ ăn Việt Nam nghèo nàn, không thể hiện bản sắc phong phú của ẩm thực Việt. Thế nên không có hàng khách nào xếp ngoài cửa gian hàng Việt Nam.
“Một điều đáng phê bình mà mình chứng kiến là cô nhân viên nhà hàng tuy mặc áo dài nhưng với đôi dép vứt ngay giữa lối đi ngồi bệt xuống đất húp tô bún ăn xộp xoạp. Sao nó lại có thể diễn ra trong một dịp Expo trang trọng như vậy được cơ chứ. Xin cô hãy hành xử văn minh giữa xứ người vì hằng ngày có hàng ngàn con người tới tham quan các gian hàng và vô tình thăm gian hàng Việt Nam. Mình đi qua chỉ muốn cúi mặt thật thấp vì nhục nhã”, Hoàng Phạm viết.
Trung Hiếu (Thanh Nien)
Anh Chu: Anh oi, tat ca cac hoi cho thuong mai ma co doan vn tham gia thi deu the nay ca. E da di mot so o Bi, that vong lam. Doanh nghiep tham gia cung rat kho. Tu duy marketing cung rat han che. Ko phai nguoi Viet kem ma la ko co ai trong cac bo chiu trach nhiem ay dot pha ve tu duy. Noi chung la VN dung dau do tach khoi ban do the gioi. Cac ban lam thuong vu ko co ky namg va trinh do ve hoi cho dau. Co ban la kem.
ReplyDeleteNguyenthuy Hien: Vâng, em cũng ước mơ đơn giản thế thôi ạ!
ReplyDeleteNghiem Tran Duy: Ai chả muốn đuổi nhưng đuổi nó đi đâu bây giờ anh!
ReplyDeleteHổ Mang Chúa: Toàn con cháu các cái chó cụ, mượn danh triển lãm đưa mấy thằng con cháu đầu đất sang đấy để đi du lịch, đốt tiền chứ làm gì. Anh mà lo việc này thì chỉ tổ đau đầu.
ReplyDeleteTuan Nguyen: Cái cung cách này diễn ra hàng chục năm nay rồi. Nhớ hồi mình đi triển làm q/tế CNTT tại Singapore năm 2002 (CommunicAsia), gian hàng của Bưu điện Việt Nam (ngôi sao sáng hồi ấy trong khu vực) chả có ma nào đứng, dán lèo lèo mấy cái posters, tời rơi vứt dăm cái chỏng trơ trên mặt bàn, báo hại mình đứng hơn 1h ở đó để tiếp khách hộ. Sau đó em lễ tân xinh tươi tung tẩy túi xách đi về....
ReplyDeleteQuang Hồng: Năm 2012 hội chợ expo tổ chức ở yeosu hàn quốc cũng tình trạng tương tự như này bác ạ.cháu vào mà chán trong khi gian hàng campuchia người ta tổ chức biểu diễn văn hóa thì mình đìu hiu chả có ji.
ReplyDeleteDuc Tho Le: Chúng nó đi du lịch không mất tiền thôi mà! Bộ chủ quản là Bộ vô công rồi nghề, ăn hại nhất, không làm được gì cho đất nước mà tiêu đến là nhiều!!!
ReplyDeleteMinh Vu: Bác đùa em à, bác đuổi ra khỏi nhà nước thì chết private sector bọn em à. Thôi bọn em ko dám nhận đâu, bác cứ giữ lại mà dùng ạ.
ReplyDeleteHuong Vo: 57 tỉ đấy anh ơi !!!
ReplyDeleteViệt Bách Lê: Toàn con ông cháu cha , họ quen với cung cách hống hách cửa quyền và thái độ làm việc qua loa , úi xùi cho xong của cán bộ công nhân viên nhà nước trong nước nó thành bệnh , thành thói quen nó ngấm vào máu rồi . Nên đi đâu cũng . Quốc thể sắp xấu đếp mức cực đại , ko thể hơn được nữa rồi .
ReplyDeleteVinh Linhthe: thế bác phải đuổi cỡ có khoảng ...hai triệu đứa !
ReplyDeleteNguyen Kim Thanh: Đã làm, vưỡn làm và sẽ lại lam tiếp anh ạ. Tiền hàng năm và nuôi sống cả một đống mà anh.
ReplyDeleteNguyen Thai Ha: Đuổi cổ nó ra thì nó đòi lại tiền nó phải chạy tiền mới vào được mấy vị trí đó hahah.
ReplyDeleteLuong Hoai Nam: Anh Trần Đăng Tuấn ạ, vụ này không phải Tổng cục Du lịch làm (như mọi khi), mà Bộ VH-TT-DL lại giao cho Cục hợp tác quốc tế cùng với một công ty ngoài làm (với số tiền nhiều gấp hai lần ngân sách quảng bá du lịch hàng năm). Em không hiểu tại sao họ lại làm như thế. Đây cũng là lý do tại sao lâu nay em đề xuất tách du lịch ra khỏi Bộ này và thành lập Bộ Du lịch và Cơ quan quảng bá du lịch quốc gia (độc lập). Nếu không làm như thế thì ngành du lịch sẽ nát bét giống như văn hoá và thể thao. Mong mọi người ủng hộ tách du lịch ra khỏi Bộ này sớm.
ReplyDeleteMinh Minh: dạ cái này các bác nhà nước tự ý bán cho tư nhân rồi ạ, các e chuẩn bị cho hội chợ này toàn tư nhân cả TT
ReplyDeletePhuong Le: Bạn tôi làm Sếp 1 cơ quan Nhà nước, trong ấy nhiều nhân viên ko những chẳng làm được việc mà còn gây mất đoàn kết đến nỗi bạn ấy phải nói trong cuộc họp " nếu các anh chị ko thích làm việc thì cứ chơi, để yên cho chúng tôi làm" .Tôi hỏi bạn " sao ko đuổi cổ bọn ấy đi". Bạn tôi nói " tôi đuổi sao được vì toàn con các quan được Vụ Tổ chức đưa vào mà". Chuyện là như vậy nên tôi ko ngạc nhiên khi VN ngày càng xuống dốc.
ReplyDeleteThao Binh Hoang: Cán bộ thuộc đối tượng 5C (Con Cháu Các Cụ Cả) thì làm sao mà đuổi được Bác Trần Đăng Tuấn ơi.
ReplyDeleteQuan Nguyen: Tôi đã từng háo hức cùng gia đình đến thăm gian hàng Việt Nam, nhưng đúng là hời hợt và bệ rạc vô cùng. Bây giờ biết ngân sách 57 tỷ thì đúng là "Bọn nó ăn hết lòng tự trọng của đất nước rồi"
ReplyDeleteDuc Tang: Mình là nước "không chịu phát triển" nên làm thế nào để càng không phát triển càng tốt!
ReplyDeleteMai Van: Cách đây 5 năm e đã đi expo thượng hải phải nói thật là e không muốn dừng lại chỉ là 10phut vì ở nhà e đã xem múa rối nước rồi nhưng e có thể bỏ ra 3h xếp hàng để vào khu nhật bản! Tưởng là sau 5 năm sẽ khác!
ReplyDeleteQuan Nguyen: Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế: “Triển lãm Việt Nam đang làm rất tốt” - Đúng là miệng quan trôn trẻ, nói dối bạt mạng. Biết tốt hay xấu thì gian hàng Việt Nam ở Milan Expo vẫn sờ sờ đến 31/10 mà, có phải cầu đường bị lũ cuốn trôi rồi đâu
ReplyDeleteHưng Minh Nguyễn: Kính anh Trần Đăng Tuấn, nếu phân tích nghiêm túc theo khía cạnh nội dung thì đúng là còn nhiều vấn đề, nhưng góc nhìn phải khách quan và lý tính. Chứ vung vít trên FB về "nỗi nhục quốc thể Đan Mạch" như tác giả anh dẫn ở trên tôi thấy không có giá trị ạ.
ReplyDeleteTrần Đăng Tuấn: Đây là ý kiến và phản ánh của một khách đi tham quan, mình nên lọc ra và kết hợp các thông tin khác để nhìn nhận thôi, chứ không tiếp nhận hết, cũng không nên vì có sự cực đoan (nếu có) trong đánh giá của cá nhân mà bỏ qua các chi tiết cụ thể được dẫn ra. Cũng có thể xếp sang một bên ý kiến mà chỉ lọc lấy chi tiết phản ánh. Ngay ở đây qua cmt cũng có nhiều người ở nước ngoài đã chứng kiến nhiều lần và thấy không vừa lòng. Tổng hợp nhiều thông tin thì có thể nghĩ là nên rà soát lại chuyện này. Kể cả cách thức chọn người và công ty để uỷ nhiệm làm việc đưa hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
DeletePhan Tien Hoang: Toàn yêu quái con ông cháu cha đuổi sao được
ReplyDelete