Từ câu chuyện 1 là những comments, và dưới đây là nguyên văn của 2 comments trong số đó.
Chuyện 2:
Ở đâu cũng vậy cả. Quan trọng nhất là ta có vượt lên được chính bản thân mình hay không mà thôi.
Năm
mình mới sang Hung. Đến đầu tháng 12 thì một lần thấy 1 anh và 1 chị từ
1 nước châu Phi bay sang, hóa ra anh ấy là 1 người quen cũ sang đây
chơi, chị kia
là vợ 1 anh đang làm việc ở nước châu Phi kia, đi theo sang chơi, tìm
kiếm cơ hội làm ăn vì lương chuyên gia ở châu Phi hồi đó khá thấp, chẳng
là bao (~150 bucks/tháng, hồi ấy so với ở VN thì cũng đã là khủng, bởi
ngày ra đi, lương của cả 2 vợ chồng mình đều là GV ĐH, cộng lại quy ra
chỉ ~8 bucks/tháng thôi).
Nói
chuyện, bà chị hỏi khả năng kiếm tiền ở Hung. Mình bảo 'Ở đâu cũng vậy
thôi, tiền đều nằm dưới đất, chỉ khác nhau sẵn hay không sẵn, nhiều hay
ít. Vấn đề là ta có chịu cúi lưng xuống, biết cách cúi xuống mà nhặt lên
cho nhanh/nhiều hay không thôi. Chị có ý chí kiếm xèng không đã?'. Bà
ấy bảo rất sẵn sàng, vấn đề có đáng công không. Mình bảo 'OK. Thế thì
chị yên tâm, em mách ngay cho chị cách kiếm tiền, như rất nhiều người
khác ở đây vẫn làm: ra chợ trời bán hàng, phải chịu rét, chịu nhịn đái
(đứng từ sáng sớm đến quá trưa không có tháo vào đâu được, bỏ chỗ đi
di-gan nó lấy sạch ngay), chịu vất vả thức khuya, dậy sớm... Vốn liếng
thì không cần phải lo, em ứng tạm cho chị, 3 tuần từ giờ tới hết Noel,
nếu chị mà làm đúng như em dặn, kiếm được dưới 1 grand thì thiếu bao
nhiêu em sẽ bù cho đủ, OK chưa ạ?'. Bà chị nghe thấy 1000 bucks/3 tuần
thì OK liền. 3 tuần sau bà chị ấy chào từ biệt để sang Balan chơi, mình
có hỏi 'Thế em có phải bù không chị?'. Bà chị cười rất tươi, bảo 'Cám ơn
chú rất nhiều, chú không phải bù đâu bởi chị kiếm được ~1500 bucks
cơ!'.
Thế
ạ. Nếu cứ nghĩ là 'vợ chuyên gia' hay ngại khổ thì chỉ có đói. Cần phải
biết xóa đi mặc cảm, vững tin rằng 'lao động chân chính chứ không ăn
cắp của ai cả thì không có gì phải xấu hổ và chịu khó lao động thì Trời
có lẽ sẽ không bắt ai phải đói sất'.
(Nguyễn Quốc Bình)
Chuyện 3:
Năm
ngoại ngữ em cũng đi chợ dăm hôm, chuyển sang đi bỏ mối thuốc - rượu,
riêng mỗi ngày đi bộ 4-6 tiếng, đến sau này taxi Budapest đi láo em chỉ
đường ngay, hang cùng ngõ hẻm biết hết, xem gái nhảy miễn phí lần đầu
tại Rózsacica :)
Sau lại buôn thuốc lá bằng taxi, rồi sang biên giới. Hehe, hết học kỳ I
năm thứ nhất là đủ tiền mua máy tính, đi học và ráp máy tính bán lấy
tiền - kiểu Phong Vũ SG. Cuối năm 2 là vừa đi học vừa đi làm luôn, sau
mỗi tháng kiếm vài nghìn. Em tự hào là sinh viên VN đầu năm thứ 5 mua
được nhà riêng bằng tiền mình đi làm nghề của mình, mà lại ngay trung
tâm (Ráday utca) :) Ngẫm cuộc đời nó đãi mình không bạc, nhưng mình cũng lao tâm khổ tứ đến nơi đến chốn ấy chứ anh.
(Đoàn Hồng Nghĩa, ELTE-VIDI90)
Nghia Doan: Bác Nguyễn Quốc Bình nói chuẩn, đại đa số dân ta chỉ "chọn việc nhàn, ít rủi ro, không cần đầu tư - cả $ lẫn thời gian, ai sao làm vậy, tự cho sao như mình phải làm việc ấy, ..." cuối cùng chả ra gì, không được gì, về sau lại đổ do thằng này, thằng kia, hoàn cảnh. Ai thật thà hơn thì thở dài, bảo khi ấy mình ngu. Những người sang nước ngoài mà "máu" đi hùng hục kiếm tiền thì bảo là tham tiền và vân vân. Sau nhìn lại hoá mấy ông hùng hục lại quay về làm nghề ngỗng đàng hoàng, gia đình vững vàng, con cái nên người. Thế mới thấy cái cách anh nhìn về kiếm tiền cũng quan trọng không kém đi kiếm tiền. Tôi không cho là bác VK anh Thanh Tran-Trong nói trên là khiêm tốn, theo tôi dùng cho đúng từ là humble, tiếng Việt khó dịch, "alázatos" tiếng Hung chuẩn hơn.
ReplyDeleteNguyễn Quốc Bình: 'Khiêm cung' nhé, từ Hán-Việt ấy được chưa?
ReplyDeleteHe he, dạo ấy, dẫn bà chị ấy (vợ 1 GS ở VN đang làm chuyên gia ở Algeria - lúc mới gặp, có vẻ hãnh diện với cái danh 'bà giáo sư' với 'bà chuyên gia' lắm) ra chợ Kondorosi, ngay trước cửa ga Kondorosi (sau này, cuối 1991 sang 1992, họ mới mở chợ nghiêm chỉnh phía sau ga), nhếch nhác và xô bồ lắm. Nhưng mà cứ hàng Cộng mà bán, Noel cũng được rất khá.
Sau này, lúc đã hết học bổng (chết đói thôi, chỉ 3800Ft ~40 bucks/tháng, nhưng cũng còn là có), vợ ở nhà sinh cháu, không đánh hàng đi-về nữa, anh cũng chỉ lái xe đi chợ nông thôn. Vốn liếng, hàng họ thì lấy ở chỗ em Lan (vợ Trần Sơn) và vài người quen nữa (bán không hết, trả lại hàng được). Cả 2.5 năm cuối đi được 51 ngày, tính cả thời gian trên đường, cũng nhặt được 5.800 bucks, tạm đủ ăn 2.5 năm ấy mà cày cho ra bằng mà về.
Mình không ăn cắp của ai thì thôi chứ, miễn là kiếm được tiền mà sống và ăn học.
Nguyễn Quốc Bình: Mềnh thì không tham, tự biết mình không có máu làm ăn và nói chung là kém. Thế nên cũng không say mê, kiếm đủ ăn là thôi. Còn phải cắm mặt trên lab, đục cho ra cái bằng (dạo mới gặp thày, cụ chửi ghê lắm, vì dốt. Sĩ nên quyết tâm làm cho ra bằng, để chứng minh rằng người VN dù nghèo, dù lạc hậu, vẫn có thể học được và ham học). Dạo ấy tính thế này, nếu đi chợ đều đều (tất nhiên là bỏ làm bằng), hơn bù kém, béo bù mềm, 1 ngày trừ chi phí sẽ kiếm được ~50-70 bucks, vị chi 1 năm 350 ngày sẽ có được $17-18k, 6 năm là ~$100k. Lúc đó là to vật, bởi $1k = 2 cây rưỡi. Cơ mà, nghĩ rằng có $100k cũng chưa là giàu, chưa là gì sất, kiến thức, hiểu biết tất quý hơn (chả quý hơn, đời này còn ai đi học, làm NC nữa mà sẽ đi chợ tất nhỉ). Thế nên, kiếm đủ ăn để học là dừng.
ReplyDeleteNghia Doan: Lao động kiếm tiền cũng là rèn luyện với môi trường. Nhiều tố chất/tính xấu, cá tính, ... bộc lộ ra hết khi va chạm với xã hội vì đi kiếm tiền không bằng nghề của mình. Lắm ông rẽ ngang không quay lại nổi, nhiều người làm chẳng ra làm học chả ra học. Chưa nói chuyện nhiều ông tan cửa nát nhà. Ngẫm lại việc gì đã làm phải làm cho đến nơi đến chốn, có thứ cần nhưng chẳng qua chỉ trong lúc thiếu thốn. Không biện minh được bằng mấy cặp phạm trù.
ReplyDeleteNguyễn Quốc Bình: Ố, phạm trù phạm triệc gì ở đây chứ.
ReplyDeleteVề nước, mềnh chỉ bảo với vợ rằng 'Chỉ có ở nơi tiền bạc nó cọ sát, người người lao vào kiếm tiền, mọi bản chất, tính cách mới lộ ra hết'. Nhiều cái bẩn đến không dám nghĩ đến. Nhưng cũng có những điều rất nhân văn. Con người mà.
Bà chị nhà văn của mềnh, đọc những cái mềnh viết trên FB, bảo mềnh nên 'viết văn'. Mềnh chỉ cười, nghĩ bụng viết thì có lẽ cũng không tồi, không đến nỗi người ta xé đi chùi đít, song không viết được. Bởi nếu viết, chắc thế nào cũng sẽ viết về những điều thê thảm nhất. Chưa viết xong có khi chết pà ló dzồi vì đau lòng. Dạo ở VN, đọc 'Những thiên đường mù' của Dương Thu Hương đã thấy sửng sốt. Sang Hung, qua Nga mới thấy NTĐM chỉ là mớ giẻ rách, còn xa, xa lắm mới chạm được đến những cái thực tế trần trụi của cuộc sống, của con người.
Nghia Doan: Anh nói đúng, ở nước ngoài mới thấy nhiều điều thảm cảnh. Ở trong nước thực ra mình chỉ sống trong cái xã hội thu nhỏ hàng ngày, thông tin ít, bưng bít, nhiều sự thật đau lòng lại bị bóp méo thành chuyện bịa đặt. Chán!
ReplyDelete