(NCTG) “Thế giới quan của tôi hình thành từ những ngày đó. Nếu không có những năm tháng ở Hung ngày ấy, chắc chắn tôi sẽ không là tôi của ngày hôm nay” - TS. Bùi Việt Hoa hồi tưởng về những năm tháng học tập và nghiên cứu tại Hungary.
Lời Tòa soạn: TS. Bùi Việt Hoa sinh năm 1962, đầu thập niên 80
thế kỷ trước du học tại hai Đại học Tổng hợp của Hungary và tốt nghiệp
năm 1987, khoa Ngữ văn Hungary, Ngôn ngữ và văn hóa Phần Lan. Sau đó,
chị tiếp tục tham dự các khóa học về Ngôn ngữ và văn hóa, Văn học dân
gian và Văn học Phần Lan tại Đại học Tổng hợp Helsinki (Phần Lan). Năm
2002, chị bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Chuyên ngành Folklore
Phần-Ugor tại Đại học Tổng hợp Budapest.
Là người am hiểu sâu sắc về văn hóa, văn học hai nước Hungary và Phần Lan, TS. Bùi Việt Hoa từng có thời kỳ giảng dạy tiếng Hung tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, cũng như làm công việc dịch thuật, phiên dịch tự do. Tuy nhiên, tình yêu văn hóa Phần Lan đã là động lực thúc đầy chị hoàn thành tác phẩm dịch “Kalêvala”, bộ sử thi được đánh giá là đã nâng tầm Phần Lan từ chỗ là một dân tộc ít được biết đến trên thế giới, và góp phần phát triển ngôn ngữ Phần Lan, thúc đẩy ý thức dân tộc của người dân nước này.
Hiện tại, TS. Bùi Việt Hoa là điều phối viên Dự án Nhịp cầu Văn hóa (Quỹ Juminkeko Phần Lan). Chị là hội viên Hội Văn học Phần Lan, Hội Kalêvala (Phần Lan) và Hội Nhà văn Việt Nam, đồng thời là Hội viên danh dự Hội Những người bạn Kalêvala (Budapest). Dịch phẩm Việt ngữ “Kalêvala” của chị đã được Giải A về dịch thuật (năm 1995) của Hội Nhà văn Việt Nam, và sau đó được các giải thưởng của Hội Kalêvala (Phần Lan).
TS. Bùi Việt Hoa cũng là tác giả và dịch giả của một số tác phẩm văn học dân gian Việt Nam, cũng như văn học Phần Lan và Hungary. Trả lời câu hỏi của NCTG về những kỷ niệm đáng nhớ và sâu sắc trong thời gian học tập tại Hungary, vị trí của nước Hung trong lòng, cũng như cơ duyên nào khiến chị có mối quan hệ thân tình và trở thành con nuôi của một vị tổng thống Hungary, TS. Bùi Việt Hoa đã có những dòng tự sự sau đây.
Là người am hiểu sâu sắc về văn hóa, văn học hai nước Hungary và Phần Lan, TS. Bùi Việt Hoa từng có thời kỳ giảng dạy tiếng Hung tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, cũng như làm công việc dịch thuật, phiên dịch tự do. Tuy nhiên, tình yêu văn hóa Phần Lan đã là động lực thúc đầy chị hoàn thành tác phẩm dịch “Kalêvala”, bộ sử thi được đánh giá là đã nâng tầm Phần Lan từ chỗ là một dân tộc ít được biết đến trên thế giới, và góp phần phát triển ngôn ngữ Phần Lan, thúc đẩy ý thức dân tộc của người dân nước này.
Hiện tại, TS. Bùi Việt Hoa là điều phối viên Dự án Nhịp cầu Văn hóa (Quỹ Juminkeko Phần Lan). Chị là hội viên Hội Văn học Phần Lan, Hội Kalêvala (Phần Lan) và Hội Nhà văn Việt Nam, đồng thời là Hội viên danh dự Hội Những người bạn Kalêvala (Budapest). Dịch phẩm Việt ngữ “Kalêvala” của chị đã được Giải A về dịch thuật (năm 1995) của Hội Nhà văn Việt Nam, và sau đó được các giải thưởng của Hội Kalêvala (Phần Lan).
TS. Bùi Việt Hoa cũng là tác giả và dịch giả của một số tác phẩm văn học dân gian Việt Nam, cũng như văn học Phần Lan và Hungary. Trả lời câu hỏi của NCTG về những kỷ niệm đáng nhớ và sâu sắc trong thời gian học tập tại Hungary, vị trí của nước Hung trong lòng, cũng như cơ duyên nào khiến chị có mối quan hệ thân tình và trở thành con nuôi của một vị tổng thống Hungary, TS. Bùi Việt Hoa đã có những dòng tự sự sau đây.
Hai người bạn đồng môn, Hoa và Hương tại phòng ở KTX (TP Debrecen, thu 1981) - Ảnh do nhân vật cung cấp
Sáng 18-9-1980, lũ chúng tôi ba mươi bảy đứa cả trai và gái của khóa
80-86 ngồi trên con tàu xình xịch tiến vào ga Keleti (1). Tôi cũng háo
hức như các bạn cùng lứa, suốt cả mấy tiếng đồng hồ kể từ khi tàu qua
biên giới Liên Xô chỉ thò đầu ra ngoài ngắm cảnh đất nước Hungary. Không
biết các bạn khác thế nào, chứ tôi lúc ấy vẫn chưa ý thức được những
năm tháng tới sẽ thay đổi cả cuộc sống và cách suy nghĩ của mình.
Tôi và Tôn Thiên Hương, người bạn học cùng phổ thông thuộc diện “đặc biệt” của năm. Đặc biệt ở chỗ hai chúng tôi được xếp học ngữ văn Hungary (magyar szak)! Trước chúng tôi, các anh các chị đi học ngành này cũng rất hiếm hoi: khóa gần nhất cũng là khóa của thầy Chiến, cô Diệp, anh Trương Đăng Dung… còn sau chúng tôi hình như tịch không có một ai. Đặc biệt ở điểm nữa, sau năm học tiếng Hung ở Viện Dự bị Quốc tế (N.E.I), chúng tôi bị “bắn” lên Đại học Tổng hợp Kossuth Lajos ở tận Debrecen, một thành phố cách thủ đô hơn hai trăm cây số để rồi hai năm sau, kỳ kèo với các ông ở Bộ Giáo dục Hungary, lại được chuyển về Đại học Tổng hợp Budapest (ELTE).
Cũng cái ông quyết định cho chúng tôi về lại Budapest, một năm sau ký quyết định cho chúng tôi được học thêm ngành nữa: Hương học Quốc tế ngữ Esperanto, tôi học ngôn ngữ và văn hóa Phần Lan. Tôi vẫn còn nhớ cảnh hai đứa xách chai rượu (nước Hung của những năm 1980 nhé!) lò dò vào tòa nhà của Bộ Giáo dục!
Dù sao, với quyết định – và được chấp nhận - lấy thêm ngành này, cuộc đời tôi đã chuyển sang một bước ngoặt lớn. Cũng vì học ngành xã hội, nên chúng tôi có điều kiện, và bắt buộc phải học thêm rất nhiều môn, liên quan đến văn hóa, tôn giáo, lịch sử… thế giới và châu Âu nói chung, cũng như của Hungary. Thế giới quan của tôi hình thành từ những ngày đó. Nếu không có những năm tháng ở Hung ngày ấy, chắc chắn tôi sẽ không là tôi của ngày hôm nay.
Với các bạn cùng khóa 1980-1986 tại trại hè, năm thứ Ba đại học - Ảnh do nhân vật cung cấp
Bạn hỏi tôi một hai kỷ niệm cụ thể mà tôi vẫn nhớ và cho là sâu sắc.
Thật là khó! Tôi vốn nhớ dai. Nhưng thời gian qua, bao nhiêu kỷ niệm vui
hay buồn dần hòa quyện với nhau, nhiều lúc trở nên hư ảo, và không biết
có thật hay không? Có lẽ là chuyện cùng nhóm sinh viên Việt Nam ở TP
Debrecen đi dự Ngày Hữu nghị của công nhân nhà máy xay xát ngũ cốc ở
Karcag. Chúng tôi đàn hát cho công nhân nghe – anh Đô, học toán phát
biểu ca ngợi tình hữu nghị thì phải. Kết quả lúc chia tay, chúng tôi mỗi
đứa được nhận một gói quà trong đó có mấy gói gạo.
Hay là chuyến đi điều tra phương ngữ vùng Hortobágy! Chúng tôi mới đầu năm thứ hai, cho dù suốt ngày chỉ đọc tiểu thuyết - như các bạn trong năm hay đùa – nhưng vốn tiếng chưa đủ để phân biệt được âm nào là tiếng địa phương, âm nào không. Có lẽ chỉ thích vì được vào nhà người Hung ngồi, thấy họ sống ra làm sao, nhà ở của họ thế nào, thay vào việc đi tìm và giải thích tên cánh đồng, mồ mả trong trời mưa rét.
Kỷ niệm một thời với Hungary và những người bạn Hung còn rất nhiều. Tôi đã dự định sẽ trả ”món nợ” nghĩa tình với Tổ quốc thứ hai của tôi trong một cuốn hồi ký. Các bạn cùng khóa tôi cũng đã giục giã nhiều lần. Có lẽ trong thời gian tới, tôi sẽ thu xếp thời gian để bắt đầu.
Vào đầu những năm 80 thế kỷ trước, phần nào đã có thể cảm nhận trong bầu không khí chính trị nước Hung bấy giờ đang có sự thay đổi. Cô bạn Hung cùng phòng với tôi ở KTX Kőrösi Csoma Sándor của ELTE đã từng rủ tôi tham gia câu lạc bộ của những người chống đối. Đấy là tôi đặt tên cho họ như vậy, bởi vì ở đó họ nói rất nhiều đến việc phải thay đổi, lật đổ chính thể Kádár (2)…, cho dù đó là một câu lạc bộ triết học! Tôi không quan tâm đến chính trị nên đã không đi. Nếu hồi đó mà đi, có lẽ tôi đã là bạn của Orbán Viktor (3) và nhóm đảng của ông ta rồi cũng nên! (Họ học Luật ở ELTE, dưới chúng tôi một năm, và ở cùng KTX)!
Không quen Orbán, tôi chẳng lấy đó làm tiếc! Cuộc đời đầy ắp những chuyện kỳ lạ, ngẫu nhiên mà ta không thể lý giải nổi. Như chuyện tôi đã từng học Göncz Árpád! (4)
Hay là chuyến đi điều tra phương ngữ vùng Hortobágy! Chúng tôi mới đầu năm thứ hai, cho dù suốt ngày chỉ đọc tiểu thuyết - như các bạn trong năm hay đùa – nhưng vốn tiếng chưa đủ để phân biệt được âm nào là tiếng địa phương, âm nào không. Có lẽ chỉ thích vì được vào nhà người Hung ngồi, thấy họ sống ra làm sao, nhà ở của họ thế nào, thay vào việc đi tìm và giải thích tên cánh đồng, mồ mả trong trời mưa rét.
Kỷ niệm một thời với Hungary và những người bạn Hung còn rất nhiều. Tôi đã dự định sẽ trả ”món nợ” nghĩa tình với Tổ quốc thứ hai của tôi trong một cuốn hồi ký. Các bạn cùng khóa tôi cũng đã giục giã nhiều lần. Có lẽ trong thời gian tới, tôi sẽ thu xếp thời gian để bắt đầu.
Vào đầu những năm 80 thế kỷ trước, phần nào đã có thể cảm nhận trong bầu không khí chính trị nước Hung bấy giờ đang có sự thay đổi. Cô bạn Hung cùng phòng với tôi ở KTX Kőrösi Csoma Sándor của ELTE đã từng rủ tôi tham gia câu lạc bộ của những người chống đối. Đấy là tôi đặt tên cho họ như vậy, bởi vì ở đó họ nói rất nhiều đến việc phải thay đổi, lật đổ chính thể Kádár (2)…, cho dù đó là một câu lạc bộ triết học! Tôi không quan tâm đến chính trị nên đã không đi. Nếu hồi đó mà đi, có lẽ tôi đã là bạn của Orbán Viktor (3) và nhóm đảng của ông ta rồi cũng nên! (Họ học Luật ở ELTE, dưới chúng tôi một năm, và ở cùng KTX)!
Không quen Orbán, tôi chẳng lấy đó làm tiếc! Cuộc đời đầy ắp những chuyện kỳ lạ, ngẫu nhiên mà ta không thể lý giải nổi. Như chuyện tôi đã từng học Göncz Árpád! (4)
Cùng Göncz Arpád tại vịnh Hạ Long (mùa xuân 1998) - Ảnh do nhân vật cung cấp
Đó là vào hè năm 1983, tôi cùng hơn 10 lưu học sinh nước ngoài tham gia
vào Trại dịch thuật Mihályi, do Đoàn Thanh niên Cộng sản (KISZ) của Hội
Nhà văn Hungary tổ chức. Là chủ tịch của Hội đồng dịch Hội Nhà văn
Hungary lúc đó, Göncz đã tham dự và giảng dạy cho chúng tôi trong suốt
khoảng 10 ngày của trại.
Trại dịch được tổ chức trong lâu đài Dőry, nằm giữa làng Mihályi, phía Nam của Kapuvár, thuộc tỉnh Győr-Moson-Sopron. Chúng tôi sống trong các căn phòng của một tòa lâu đài thời Trung cổ. Thường buổi sáng chúng tôi nghe giảng – hay nói đúng hơn nghe các dịch giả, nhà văn và nhà thơ Hungary nói chuyện về công việc sáng tác của họ. Lớp học, nếu trời đẹp là mấy cái ghế trong công viên cạnh lâu đài, dưới mấy gốc cây cổ thụ, bên cạnh dòng sông Kis-Rába.
Buổi chiều là lúc dành cho sáng tác, ai về phòng người ấy làm việc. Các lưu học sinh tự do chọn các tác phẩm Hung, cố gắng dịch ra tiếng mẹ đẻ của mình. Những vướng mắc trong dịch thuật được đưa ra mổ xẻ sau đó, dưới sự hướng dẫn tận tình của các tác gia Hungary. Göncz kể cho chúng tôi sự nghiệp dịch thuật của mình, những tác phẩm ông đã dịch, những tình huống khó ông đã gặp ở từng tác phẩm và cách ông giải quyết… Những câu chuyện ông kể đã khiến tôi tò mò, và sau này tôi đã tìm đọc những tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch… của ông để hiểu hơn về một thời kỳ lịch sử – cuộc Cách Mạng 1956, mà lúc đó truyền thông chính thống vẫn ngày ngày ra rả: đó là cuộc chính biến Phản Cách Mạng.
Thú thật lúc đó tôi không tập trung học dịch cho lắm. Hai năm đầu ở Đại học Tổng hợp TP Debrecen chúng tôi học văn học cổ của Hungary và thế giới. Những tác phẩm cao siêu, khó vã mồ hôi. Tôi chẳng chọn được tác phẩm nào để thử sức, đành chọn mấy chuyện cổ tích dễ dễ. Điều tôi quan tâm lúc đó là đi chơi với mấy nhà thơ trẻ của Hung, có người nghề chính là nghiên cứu xã hội học. Chúng tôi mượn xe đạp của dân trong vùng, đạp đi thăm các vùng xung quanh vào thứ Bảy và Chủ nhật.
Tôi đã làm quen với thế giới của tác phẩm “Puszták népe” (Dân vùng thảo nguyên) của nhà thơ Illés Gyula vào thời gian đó. Mới thật hiểu, nước Hung ngoài những thành phố lớn, khu du lịch như Budapest, Debrecen…, còn là những cái làng nhỏ bé, với những người nông dân sống trong các dãy nhà như nhà tập thể xịn ở Hà Nội, sáng dậy từ 4 giờ ra cánh đồng hợp tác, hay cuốc cày trong khu vườn của mình, để rồi 9-10 giờ về ngồi ngà ngà bên chai rượu…
Những năm tiếp theo, khi đã chuyển về ELTE học, thỉnh thoảng tôi có gặp Göncz trong các buổi sinh hoạt giữa Hội đồng dịch và các dịch giả văn học tương lai. Bao giờ ông cũng chu đáo, tận tình giảng cho chúng tôi. Sau này, Göncz có kể là ông quý tôi từ những ngày ở trại. Nhiều lúc nghĩ lại, tôi hiểu: tình cảm ông dành cho tôi là tình cảm ông dành cho dân tộc Việt Nam. Số phận đã ưu ái để tôi là người Việt Nam đầu tiên ông tiếp xúc và làm việc. Lúc ấy tôi không biết điều đó, chỉ thấy vô cùng kính trọng ông, và không dám lại gần.
Trại dịch được tổ chức trong lâu đài Dőry, nằm giữa làng Mihályi, phía Nam của Kapuvár, thuộc tỉnh Győr-Moson-Sopron. Chúng tôi sống trong các căn phòng của một tòa lâu đài thời Trung cổ. Thường buổi sáng chúng tôi nghe giảng – hay nói đúng hơn nghe các dịch giả, nhà văn và nhà thơ Hungary nói chuyện về công việc sáng tác của họ. Lớp học, nếu trời đẹp là mấy cái ghế trong công viên cạnh lâu đài, dưới mấy gốc cây cổ thụ, bên cạnh dòng sông Kis-Rába.
Buổi chiều là lúc dành cho sáng tác, ai về phòng người ấy làm việc. Các lưu học sinh tự do chọn các tác phẩm Hung, cố gắng dịch ra tiếng mẹ đẻ của mình. Những vướng mắc trong dịch thuật được đưa ra mổ xẻ sau đó, dưới sự hướng dẫn tận tình của các tác gia Hungary. Göncz kể cho chúng tôi sự nghiệp dịch thuật của mình, những tác phẩm ông đã dịch, những tình huống khó ông đã gặp ở từng tác phẩm và cách ông giải quyết… Những câu chuyện ông kể đã khiến tôi tò mò, và sau này tôi đã tìm đọc những tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch… của ông để hiểu hơn về một thời kỳ lịch sử – cuộc Cách Mạng 1956, mà lúc đó truyền thông chính thống vẫn ngày ngày ra rả: đó là cuộc chính biến Phản Cách Mạng.
Thú thật lúc đó tôi không tập trung học dịch cho lắm. Hai năm đầu ở Đại học Tổng hợp TP Debrecen chúng tôi học văn học cổ của Hungary và thế giới. Những tác phẩm cao siêu, khó vã mồ hôi. Tôi chẳng chọn được tác phẩm nào để thử sức, đành chọn mấy chuyện cổ tích dễ dễ. Điều tôi quan tâm lúc đó là đi chơi với mấy nhà thơ trẻ của Hung, có người nghề chính là nghiên cứu xã hội học. Chúng tôi mượn xe đạp của dân trong vùng, đạp đi thăm các vùng xung quanh vào thứ Bảy và Chủ nhật.
Tôi đã làm quen với thế giới của tác phẩm “Puszták népe” (Dân vùng thảo nguyên) của nhà thơ Illés Gyula vào thời gian đó. Mới thật hiểu, nước Hung ngoài những thành phố lớn, khu du lịch như Budapest, Debrecen…, còn là những cái làng nhỏ bé, với những người nông dân sống trong các dãy nhà như nhà tập thể xịn ở Hà Nội, sáng dậy từ 4 giờ ra cánh đồng hợp tác, hay cuốc cày trong khu vườn của mình, để rồi 9-10 giờ về ngồi ngà ngà bên chai rượu…
Những năm tiếp theo, khi đã chuyển về ELTE học, thỉnh thoảng tôi có gặp Göncz trong các buổi sinh hoạt giữa Hội đồng dịch và các dịch giả văn học tương lai. Bao giờ ông cũng chu đáo, tận tình giảng cho chúng tôi. Sau này, Göncz có kể là ông quý tôi từ những ngày ở trại. Nhiều lúc nghĩ lại, tôi hiểu: tình cảm ông dành cho tôi là tình cảm ông dành cho dân tộc Việt Nam. Số phận đã ưu ái để tôi là người Việt Nam đầu tiên ông tiếp xúc và làm việc. Lúc ấy tôi không biết điều đó, chỉ thấy vô cùng kính trọng ông, và không dám lại gần.
Nhận giải thưởng Văn học dịch của Hội Nhà văn Việt Nam (bản dịch sử
thi Phần Lan “Kalêvala”) từ nhà văn Nguyễn Đình Thi (Hà Nội, xuân 1996) -
Ảnh do nhân vật cung cấp
Nhiều năm sau, khi tôi đang
đi thực tập tiếng ở Phần Lan, và bắt tay vào dịch sử thi “Kalêvala”, thì
có nghe cộng đồng người Hung ở Helsinki kể chuyện Göncz Árpád lên làm
Tổng thống Cộng hòa Hungary. Tôi không hề nghĩ đến việc sẽ liên lạc với
ông – một khi ông đã giữ trọng trách như vậy, còn đâu thời gian để nhớ
đến một cô bé con thích rong chơi hơn là ngồi dịch thơ, dịch truyện.
Tôi chỉ nói với dịch giả Rácz István, người giúp đỡ tôi trong quá trình
dịch “Kalêvala”, là tôi vô cùng kính trọng Göncz Árpád, và nghĩ ông sẽ
là một tổng thống tốt.
Tôi không nghĩ là Rácz lại kể lại những điều đó cho Göncz nghe, trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan của ông. Và điều thực sự khiến tôi bất ngời: Göncz đã yêu cầu thư ký tìm tôi với địa chỉ mà Rácz đưa, và qua Đại sứ quán Hungary ở Hà Nội.
Đó là vào cuối năm 1993. Tháng 4-1994 bản dịch sử thi “Kalêvala” ra mắt bạn đọc Việt Nam. Tôi đã chính thức trở thành đồng nghiệp của Göncz Árpád, điều ông mong mỏi và hy vọng từ những ngày hè 1983, tại lâu đài cổ thơ mộng ở làng Mihályi. Và, ông đã có thể tự hào nói với Tổng thống nước Cộng hòa tự trị Karelia (Liên bang Nga) trong chuyến thăm cái nôi đã sản sinh ra sử thi “Kalêvala”, rằng chính con gái nuôi của ông đã dịch sử thi này ra tiếng Việt! (5). Bên cạnh đó, với tư cách là một nhà văn, gần mười lăm năm sau tôi cũng có thể coi mình là đồng nghiệp của Göncz khi tác phẩm sử thi “Con cháu Mon Mân” của tôi với gần 17 ngàn câu thơ được xuất bản tại Hà Nội.
Tôi không nghĩ là Rácz lại kể lại những điều đó cho Göncz nghe, trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan của ông. Và điều thực sự khiến tôi bất ngời: Göncz đã yêu cầu thư ký tìm tôi với địa chỉ mà Rácz đưa, và qua Đại sứ quán Hungary ở Hà Nội.
Đó là vào cuối năm 1993. Tháng 4-1994 bản dịch sử thi “Kalêvala” ra mắt bạn đọc Việt Nam. Tôi đã chính thức trở thành đồng nghiệp của Göncz Árpád, điều ông mong mỏi và hy vọng từ những ngày hè 1983, tại lâu đài cổ thơ mộng ở làng Mihályi. Và, ông đã có thể tự hào nói với Tổng thống nước Cộng hòa tự trị Karelia (Liên bang Nga) trong chuyến thăm cái nôi đã sản sinh ra sử thi “Kalêvala”, rằng chính con gái nuôi của ông đã dịch sử thi này ra tiếng Việt! (5). Bên cạnh đó, với tư cách là một nhà văn, gần mười lăm năm sau tôi cũng có thể coi mình là đồng nghiệp của Göncz khi tác phẩm sử thi “Con cháu Mon Mân” của tôi với gần 17 ngàn câu thơ được xuất bản tại Hà Nội.
Bùi Việt Hoa, từ Phần Lan
(Nguồn: Nhịp Cầu Thế giới)
Ghi chú (của NCTG):
(1) Ga xe lửa quốc tế phía Đông của thủ đô Budapest.
(2) Chính thể cộng sản tại Hungary, gắn liền với tên tuổi vị Tổng bí thư Kádár János (1912-1989), người đứng đầu ĐảngCông nhân Xã hội (tức Đảng Cộng sản Hungary) trong thời gian từ cuối năm 1956 cho đến cuối đời.
(3) Thủ tướng đương nhiệm Hungary, Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Dân chủ (FIDESZ, hiện là đảng cầm quyền tại Hungary).
(4) Nhà văn, nhà soạn kịch, dịch giả, Tổng thống Hungary trong thời gian 1990-2000.
(5) Sử thi “Kalêvala” cũng được coi là một trong những xuất phát điểm sự hình thành các mối quan hệ giữa Phần Lan và Hungary - tác phẩm này đã có năm bản dịch tiếng Hung.
Ghi chú (của NCTG):
(1) Ga xe lửa quốc tế phía Đông của thủ đô Budapest.
(2) Chính thể cộng sản tại Hungary, gắn liền với tên tuổi vị Tổng bí thư Kádár János (1912-1989), người đứng đầu ĐảngCông nhân Xã hội (tức Đảng Cộng sản Hungary) trong thời gian từ cuối năm 1956 cho đến cuối đời.
(3) Thủ tướng đương nhiệm Hungary, Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Dân chủ (FIDESZ, hiện là đảng cầm quyền tại Hungary).
(4) Nhà văn, nhà soạn kịch, dịch giả, Tổng thống Hungary trong thời gian 1990-2000.
(5) Sử thi “Kalêvala” cũng được coi là một trong những xuất phát điểm sự hình thành các mối quan hệ giữa Phần Lan và Hungary - tác phẩm này đã có năm bản dịch tiếng Hung.
No comments:
Post a Comment