TS. Nguyễn Quang A tại cuộc gặp mặt hữu nghị Việt - Hung 2013 - Ảnh: Bích Ngọc
Lời Tòa soạn: TSKH. Nguyễn Quang A, sinh năm 1946 tại Bắc
Ninh, sang du học tại Hungary tháng 9-1965. Thời kỳ 1966-1971 ông theo
học Khoa Điện tử, chuyên ngành Viễn thông tại Đại học Kỹ thuật Budapest
(BME). Sau khi tốt nghiệp, ông ở lại học tiếp Nghiên cứu sinh (NCS) ở
Viện Nghiên cứu Viễn thông (Táki). Bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 1975, ông
về nước và làm việc tại Viện Kỹ thuật Quân sự Hà Nội (1976-1982).
Năm 1982, TS. Nguyễn Quang A trở lại Hungary và thời kỳ 1983-1987, ông tham gia nghiên cứu Tin học của Viện Hàn lâm Khoa học Hungary tại Đại học Kỹ thuật Budapest trên cương vị một NCS cấp cao. Năm 1987, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Khoa học, chuyên ngành Điện tử Viễn thông, rồi về nước làm việc tại Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật Tin học Việt Nam.
Trong những năm “cải tổ” thập niên 80 thế kỷ trước, TS. Nguyễn Quang A là một trong những trí thức đầu tiên của Việt Nam chuyển sang kinh doanh cá thể rất thành công với các cương vị Tổng giám đốc Liên doanh Genpacific (1988-1993), sáng lập viên Công ty Máy tính Truyền thông Điều khiển 3C (1993), sáng lập viên, Chủ tịch Ngân hàng VPBank (1993).
Bên cạnh công việc kinh doanh, ông cũng là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng trên tư cách Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS, một tổ chức mở và độc lập, phi lợi nhuận, tập hợp một đội ngũ trí thức tinh hoa chuyên tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội).
Đặc biệt, TS. Nguyễn Quang A còn say mê dịch thuật và chủ trương Tủ sách SOS2 do ông chuyển ngữ miễn phí, phố biến và quảng bá những tác phẩm kinh điển của thế giới với chủ đề hệ phần mềm điều hành xã hội - làm thế nào để vận hành xã hội một cách hữu hiệu và suôn sẻ, thông qua những lý thuyết, chính sách, thể chế, những kinh nghiệm thất bại và thành công.
TS. Nguyễn Quang A cũng từng giữ chức Chủ tịch khóa 3 của Hội Tin học Việt Nam (VAIP), và là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary khóa đầu tiên (2007-2012). NCTG đã có một cuộc trò chuyện thân mật với ông nhân dịp Quốc khánh Hungary năm nay (20-8-2013).
Năm 1982, TS. Nguyễn Quang A trở lại Hungary và thời kỳ 1983-1987, ông tham gia nghiên cứu Tin học của Viện Hàn lâm Khoa học Hungary tại Đại học Kỹ thuật Budapest trên cương vị một NCS cấp cao. Năm 1987, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Khoa học, chuyên ngành Điện tử Viễn thông, rồi về nước làm việc tại Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật Tin học Việt Nam.
Trong những năm “cải tổ” thập niên 80 thế kỷ trước, TS. Nguyễn Quang A là một trong những trí thức đầu tiên của Việt Nam chuyển sang kinh doanh cá thể rất thành công với các cương vị Tổng giám đốc Liên doanh Genpacific (1988-1993), sáng lập viên Công ty Máy tính Truyền thông Điều khiển 3C (1993), sáng lập viên, Chủ tịch Ngân hàng VPBank (1993).
Bên cạnh công việc kinh doanh, ông cũng là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng trên tư cách Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS, một tổ chức mở và độc lập, phi lợi nhuận, tập hợp một đội ngũ trí thức tinh hoa chuyên tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội).
Đặc biệt, TS. Nguyễn Quang A còn say mê dịch thuật và chủ trương Tủ sách SOS2 do ông chuyển ngữ miễn phí, phố biến và quảng bá những tác phẩm kinh điển của thế giới với chủ đề hệ phần mềm điều hành xã hội - làm thế nào để vận hành xã hội một cách hữu hiệu và suôn sẻ, thông qua những lý thuyết, chính sách, thể chế, những kinh nghiệm thất bại và thành công.
TS. Nguyễn Quang A cũng từng giữ chức Chủ tịch khóa 3 của Hội Tin học Việt Nam (VAIP), và là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary khóa đầu tiên (2007-2012). NCTG đã có một cuộc trò chuyện thân mật với ông nhân dịp Quốc khánh Hungary năm nay (20-8-2013).
Đọc NCTG trong chuyến công tác Hungary trung tuần tháng 12-2005 - Ảnh: Trần Lê
- NCTG: Từng có một khoảng thời gian dài du học, và sau đó làm
luận án Tiến sĩ rồi Tiến sĩ Khoa học tại Hungary, anh có thể chia sẻ
với độc giả NCTG một kỷ niệm sâu sắc thời ở Hung?
TS. Nguyễn Quang A (N.Q.A.): Cho đến khi về nước vào năm 1976 tôi biết về Hungary nhiều hơn về Việt Nam rất nhiều. Đơn giản khi còn là học sinh ở Việt Nam tôi không có cơ hội đi đâu cả. Đến 1965 tôi mới ra Hà Nội lần đầu, còn trước đó chỉ quanh quẩn trong huyện là chính.
Tại Hung đi theo lớp học mỗi học kỳ đi một nơi, đi dự mít-tinh thời đó ở mọi nơi, ngang cùng ngõ hẻm tôi đều được đến. Khi làm xong Phó tiến sĩ, tôi thật xấu hổ thấy mình biết quá ít về Việt Nam.
Một kỷ niệm có liên quan: đến nhà ăn tối cùng hai ông viện sĩ Hung, họ nghĩ mình từ một đất nước Phật giáo thì chắc biết kỹ lắm, Đại thừa ra sao, Tiểu thừa thế nào. Tôi bảo tôi không biết gì cả. Lúc đó tôi chỉ muốn có cái lỗ nào chui xuống đất cho đỡ xấu hổ!
Hôm sau tôi ra hiệu sách mua một cuốn sách về các tôn giáo lớn rồi đọc ngấu nghiến, sau đó tôi đã biết thêm chút ít. Các lần sau tôi còn có thể tán gẫu với họ cả về các tôn giáo khác nữa.
- NCTG: Đất nước Hungary có vị trí thế nào trong cuộc đời anh?
N.Q.A.: Tổng cộng tôi ở Hungary hơn 13 năm một chút. Toàn bộ tuổi thanh niên của tôi ở đó. Không có thời gian ở Hungary chắc chắn đời tôi sẽ khác hẳn. Hungary có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển trí tuệ của tôi.
Những điều này, tôi cũng đã có dịp thổ lộ trong phát biểu ngắn nhân dịp được Bộ Ngoại giao Hungary trao tặng giải thưởng “Vì các mối quan hệ quốc tế” của Cộng hòa Hungary (năm 2008). Tôi có nói về hai “giải tỏa” rất riêng tư, nhưng cần thiết cho sự hợp tác và hội nhập, cho sự phát triển của mỗi người, mỗi nước.
Thứ nhất, đó là giải tỏa sự đóng kín về địa lý. Như đã nói ở trên, trước khi ra Hà Nội để chuẩn bị đi Hungary, tôi chưa bao giờ ra khỏi tỉnh nhà là Bắc Ninh. Cho dù chẳng ai cấm đoán, nhưng điều kiện và hoàn cảnh lúc đó như vậy. Cho đến khi về nước, tôi rất xấu hổ nhưng đồng thời cũng tự hào để nói với bạn bè rằng mình biết đất nước Hungary nhiều hơn Việt Nam.
Sau này, tôi mới được biết nhiều hơn về Việt Nam. Giải tỏa sự đóng kín về địa lý gắn với phát triển kinh tế - kỹ thuật, với quyền tự do đi lại của con người, với sự hội nhập quốc tế. Tại các quốc gia đang phát triển, đã có sự phát triển vượt bực, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để giải tỏa sự đóng kín về địa lý đối với người dân.
Thứ hai, là giải tỏa sự đóng kín về tư tưởng, để cho đầu óc mở mang với những luồng tư tưởng mới. Không như thế sẽ không thể có sự phát triển. Suốt thời gian qua, tôi đã cố gắng giúp mình giải tỏa khỏi sự đóng kín đó và hy vọng có thể giúp được một số người khác thông qua các bản dịch, những bài viết và hoạt động xã hội của mình.
Trong những năm tháng học tập và nghiên cứu tại Hungary, tôi đã học được cách tư duy và hành động đóng vai trò quyết định khiến tôi giải tỏa được hai vấn đề trên.
- NCTG: Chân thành cám ơn những chia sẻ của anh!
TS. Nguyễn Quang A (N.Q.A.): Cho đến khi về nước vào năm 1976 tôi biết về Hungary nhiều hơn về Việt Nam rất nhiều. Đơn giản khi còn là học sinh ở Việt Nam tôi không có cơ hội đi đâu cả. Đến 1965 tôi mới ra Hà Nội lần đầu, còn trước đó chỉ quanh quẩn trong huyện là chính.
Tại Hung đi theo lớp học mỗi học kỳ đi một nơi, đi dự mít-tinh thời đó ở mọi nơi, ngang cùng ngõ hẻm tôi đều được đến. Khi làm xong Phó tiến sĩ, tôi thật xấu hổ thấy mình biết quá ít về Việt Nam.
Một kỷ niệm có liên quan: đến nhà ăn tối cùng hai ông viện sĩ Hung, họ nghĩ mình từ một đất nước Phật giáo thì chắc biết kỹ lắm, Đại thừa ra sao, Tiểu thừa thế nào. Tôi bảo tôi không biết gì cả. Lúc đó tôi chỉ muốn có cái lỗ nào chui xuống đất cho đỡ xấu hổ!
Hôm sau tôi ra hiệu sách mua một cuốn sách về các tôn giáo lớn rồi đọc ngấu nghiến, sau đó tôi đã biết thêm chút ít. Các lần sau tôi còn có thể tán gẫu với họ cả về các tôn giáo khác nữa.
- NCTG: Đất nước Hungary có vị trí thế nào trong cuộc đời anh?
N.Q.A.: Tổng cộng tôi ở Hungary hơn 13 năm một chút. Toàn bộ tuổi thanh niên của tôi ở đó. Không có thời gian ở Hungary chắc chắn đời tôi sẽ khác hẳn. Hungary có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển trí tuệ của tôi.
Những điều này, tôi cũng đã có dịp thổ lộ trong phát biểu ngắn nhân dịp được Bộ Ngoại giao Hungary trao tặng giải thưởng “Vì các mối quan hệ quốc tế” của Cộng hòa Hungary (năm 2008). Tôi có nói về hai “giải tỏa” rất riêng tư, nhưng cần thiết cho sự hợp tác và hội nhập, cho sự phát triển của mỗi người, mỗi nước.
Thứ nhất, đó là giải tỏa sự đóng kín về địa lý. Như đã nói ở trên, trước khi ra Hà Nội để chuẩn bị đi Hungary, tôi chưa bao giờ ra khỏi tỉnh nhà là Bắc Ninh. Cho dù chẳng ai cấm đoán, nhưng điều kiện và hoàn cảnh lúc đó như vậy. Cho đến khi về nước, tôi rất xấu hổ nhưng đồng thời cũng tự hào để nói với bạn bè rằng mình biết đất nước Hungary nhiều hơn Việt Nam.
Sau này, tôi mới được biết nhiều hơn về Việt Nam. Giải tỏa sự đóng kín về địa lý gắn với phát triển kinh tế - kỹ thuật, với quyền tự do đi lại của con người, với sự hội nhập quốc tế. Tại các quốc gia đang phát triển, đã có sự phát triển vượt bực, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để giải tỏa sự đóng kín về địa lý đối với người dân.
Thứ hai, là giải tỏa sự đóng kín về tư tưởng, để cho đầu óc mở mang với những luồng tư tưởng mới. Không như thế sẽ không thể có sự phát triển. Suốt thời gian qua, tôi đã cố gắng giúp mình giải tỏa khỏi sự đóng kín đó và hy vọng có thể giúp được một số người khác thông qua các bản dịch, những bài viết và hoạt động xã hội của mình.
Trong những năm tháng học tập và nghiên cứu tại Hungary, tôi đã học được cách tư duy và hành động đóng vai trò quyết định khiến tôi giải tỏa được hai vấn đề trên.
- NCTG: Chân thành cám ơn những chia sẻ của anh!
No comments:
Post a Comment