Trong truyện Kiều, Nguyễn Du thường dùng mày ngài để chỉ người con gái đẹp đẽ. Kiều thì "nét ngài nở nang", mấy cô gái làng chơi thì là "mấy ả mày ngài". Đều là lấy ý từ thành ngữ "tần thủ nga mi". Tần: con ve sầu; thủ: trán, đầu; nga: con bướm bướm sinh ra từ mọi loại côn trùng đều gọi là nga; mi: lông mày.
Đầu ve: trán rộng và vuông vắn, mày ngài mảnh, cong và dài. Nghĩa bóng là người con gái mỹ lệ. Tuy nhiên thành ngữ này dịch ra tiếng Việt cảm giác chưa thấy đẹp lắm, nhất là đầu ve. Có lẽ là khác biệt về cảm nhận do văn hóa.
Kinh Thi, thiên Vệ Phong, bài Thạc Nhân có viết: "Tần thủ nga mi, xảo tiếu thiến hề, mỹ mục phán hề." "Tần thủ nga mi, cười duyên đẹp làm sao, mắt đẹp say đắm làm sao".
Truyện Lạc vào Đào Nguyên của Vương Tử Nhất đời Nguyên có câu " Tưởng sát ngã long can phượng tủy; hại sát ngã tần thủ nga mi". "Tưởng rằng ta sẽ chết vì gan rồng tủy phượng, nào ngờ ta chết vì tần thủ nga mi".
Nên để nguyên âm Hán Việt hay dịch là "đầu ve mày ngài". Nếu dịch ra tiếng Việt có lẽ nên thay "đầu ve" bằng cái gì đó khác. Chẳng hạn "khuôn trăng nét ngài" theo Nguyễn Du.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Nguyễn Du Long: Nước mình thì có mặt trái xoan thầy ạ :) (Thêm: E ko biết nga mi ở trên có giống nghĩa phái Nga Mi bên TQ ko?) :p
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Chắc có. Nga Mi là tên núi. Tương truyền Nga Mi và Côn Luận là hai núi ở xa miền Viễn Tây, có hai phái võ Nga Mi và Côn Luân. Tuy nhiên, có vẻ như núi là fictive chứ không phải là núi cụ thể như Thái Sơn, Hoa Sơn.
DeleteQuang Harmony Nguyen Nhat: Nét ngài nở nang là tả Thúy Vân không phải Kiều
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Vân cũng đẹp chứ
ReplyDeleteLuong Chi Thanh: Nét ngài có nghĩa là nét người - giọng Nghệ Tĩnh mà.
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Đó là ngụy thuyết thôi. Nếu đối chiếu văn của Thanh Tâm Tài Nhân thì nét ngài chính là nga mi.
Delete