Trước nghe Từ Tài Hậu là Thượng Tướng bị bắt. Tôi cho là chuyện thường. Nước ta đã có mấy ông đại tướng, thượng tướng. Trung Quốc to thế, có cả soái thì thượng tướng là tép riu. Nhưng té ra, Thượng tướng là cấp bậc quân đội cao nhất nhất hiện nay. Cấp soái, đại tướng và Thượng tướng bậc nhất bị bãi bỏ, có lẽ để các đại tướng, nguyên soái cũ mãi mãi là thần tượng. Không như ở ta, ông Đại tướng mới nghĩ tới một một danh tướng cũ có thể nghĩ rằng tay này chỉ Thiếu tướng hay Trung tá dưới quyền mình.
Dưới Tướng là Hiệu (thường hay dịch là Tá) gồm đủ 4 bậc từ Đại đến Thiếu như ta. Dưới Hiệu là Úy gồm 3 cấp, không có Đại. Hạ Sĩ quan, trước kia cũng như ta, gồm 3 cấp Sĩ. Nhưng bây giờ khá phức tạp chia làm Cao Trung Hạ cấp, thêm 4 cấp Quân Sĩ trưởng (từ 1 đến 4) đặt ở trên Thượng Sĩ vậy là có 7 cấp hạ sĩ quan.
Phải nói là trong quá khứ thời phong kiến, cấp bậc võ quan Trung Quốc đại thể cũng chia 4 bậc từ Tướng, Hiệu, Úy, Sĩ như vậy.
Cao nhất là các Tướng Quân. Nhưng nên nhớ trong xã hội Trung Quốc, hàm, danh xưng khác chức vụ và cấp bậc, có thể dùng lẫn lộn. Tướng quân là tôn xưng nhiều hơn, thậm chí sau này thành danh từ chung chỉ những chỉ huy cao cấp không có quyết định nào phong. Thời bình có thể không có Tướng quân, thời chiến có thể lạm phát đủ loại. Theo quan chế chính thức thời Tần Hán thì Đại tướng quân, ngang hàng Tam Công thượng, tức là quan đầu triều (nói như thế nhưng không phải là 3 chức rõ ràng). Dưới đó là Phiêu Kỵ, Xa Kỵ và Vệ tướng quân, ngang Tam Công Hạ (có thể là Tam Thiếu)
Đôi khi ta nghe thấy nói Thái Úy và Đại Tư Mã coi việc binh. Vậy quan hệ với Đại Tướng quân thế nào? Trước hết Thái Úy và Đại Tư Mã thay thế nhau là người chịu trách nhiệm quản lý về việc binh, nhưng không nhất thiết nắm quân đội như Đại Tướng quân, hai vị này có thể điều động quân, nhưng không nhất thiết đi đánh nhau, có khi không biết đánh nhau.. Cố nhiên, Đại Tướng Quân, Xa Ky, Phiêu Kỵ, Vệ tướng Quân đều có thể dùng làm hư hàm để tặng thưởng. Có thể coi Đại tướng quân như Đại nguyên soái vì chỉ có 1 người, 3 chức tướng quân nói trên là Nguyên Soái.
Dưới nữa là 4 tướng quân: Tiền, Hữu, Tả, Hậu, ở hàng cửu khanh, tức là tương đương Bộ trưởng. Vậy có thể xem như Đại Tướng- Trung Tướng ở ta. Các tướng quân còn lại đều có thể coi ngang như Thiếu tướng, Trung tướng, làm tư lệnh quân đoàn, quân khu. Ngoài ra còn chức Trung Lang Tướng, cũng ở hàng Cửu Khanh, ban đầu dùng cho người trẻ, có triển vọng, nhưng vẫn là tướng, xem như là Chuẩn tướng. Ở thời bình, có thể không phong tướng quân, Trung Lang tướng đứng đầu ban võ.
Dưới các chức tướng là các cấp tương đương cấp tá. Phổ biến nhất là các hiệu úy. Chú ý chữ Hiệu và chữ Úy là gốc của cấp Hiệu (Tá) và Úy ngày nay. Có 8 cấp Hiệu, sau này giảm xuống còn 5, rồi lại lạm phát Hiệu Úy. Cần lưu ý thêm thời Hán, quyền lực đẻ ra từ gươm giáo, võ quan được coi trọng, khác với thời Tống, trọng văn khinh võ, tổng chỉ huy quân sự, về triều có khi chỉ làm tới Thị Lang. Do đó, nếu căn cứ vào lương, nhiều khi nhầm vì Hiệu Úy có thể hưởng lương như một số tướng quân. Tuy nhiên Hiệu Úy vẫn là võ quan đánh đấm, không có vai trò ảnh hưởng tới chính trị như các tướng quân, có thể coi như Đại Tá. Cũng có Hiệu Úy có thể có vai trò quan trọng, có Hiệu Úy chỉ là hư hàm. Trước cấp bậc lại có tên như Vũ Lâm, Tư Lệ, Trường Thành,.... nhìn chung cấp bậc gần như nhau, vấn đề ai phát huy được vai trò, có bè đảng, binh lực và gần cấp trên hơn.
Ngoài ra còn các chức như Đô Úy, Kỵ Úy, do không có chữ hiệu nên bớt oai (vì đã thuộc hàng Úy), tuy nhiên có thể tính ngang Thượng Tá đến Thiếu Tá. Ở địa phương còn các quan Tư Mã, nắm quyền quân sự. Có loại là Biệt Bộ Tư Mã nắm cánh quân riêng. Ở các Huyện có thể có các quan Úy phụ trách quân sự. Sĩ quan tương đương cấp Úy ngày nay thường gọi là Quân trưởng chia thành các bậc. Dưới nữa gọi chung là quân lại hay sĩ tương đương Hạ Sĩ quan. Người ta gọi sĩ tốt chính là gọi binh lính và hạ sĩ quan, khi gọi tướng sĩ tức là nói đến sĩ quan và hạ sĩ quan.
Nhìn chung quân chế ngày xưa hay hiên nay đều có 4 cấp, có thể có logic. Khác biệt lớn nhất, là ngày xưa cấp bậc và quân hàm đều có thể là hư danh, có thể không có ai nắm, vai trò cũng có thể thay đổi, tùy theo ý của hoàng đế hoặc thượng tầng nắm được hoàng đế. Thành thử, nhiều khi hỏi Thái Sư to hơn hay Thái Úy to hơn là câu hỏi vô nghĩa thời phong kiến: vấn đề là vua đang trọng dụng ai và đang nắm việc gì. Thời phong kiến, vua muốn giữ quyền lực tuyệt đối, nên một số chức quan thấp có thể đàn hặc quan đầu triều như chơi. Nếu vừa ý vua hoặc là có thế lực có thể chém bay đầu cả Tam công. Tức là quyền lực khá uyển chuyển, không nhất thiết theo cấp bậc, để vua có thể dùng theo ý thích mà chưa cần bàn đến cấp bậc. Mặt khác, cũng có thể dùng hư hàm để thay vật phẩm ban phát, cũng là kích thích vào thói thích khoe và thích dựa vào hư danh của người Á Đông. Còn việc ngày nay ở ta, thời bình số tướng tăng vượt bậc, lại là một xu thế khác.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
05.04.2015
Nguyen Ai Viet: Đọc lại thấy viết lâu cũng quên một số thứ. Hồi đó phải tra cứu khá nhiều mới viết được.
ReplyDeleteHồi bé chẳng hiểu sao tôi lại thích lớn lên làm bộ đội, từ hồi học lớp 2, lớp 3 đã để ý/phân biệt cấp bậc của quân đội. Tôi hay tự làm quân hàm, cắt sao từ giấy bạc của bao thuốc lá theo cấp bậc mà mình thích rồi gắn lên áo đi nghênh ngang cho mọi người thấy (không chọn cấp tướng, mà chỉ úy hoặc tá, chủ yếu là theo nhân vật từ 1 câu chuyện đọc được).
ReplyDeleteVề chữ dùng cho cấp bậc từ thấp đến cao. Có lẽ là do quan niệm của ta về cấp bậc không sát với nghĩa của từ? Nếu "thượng" là cao nhất cũng hợp lý vì ở trên hết/trên cùng (như sách ngày xưa dùng "quyển thượng, quyển hạ", hoặc dùng "thượng khách" có ý tôn trọng... vậy.
Nguyen Ai Viet: Thượng rồi phải đại mới có giá trị.
Delete:)) Nếu là chuyện về mấy đc thượng sĩ già của tụi mình thì đúng như thế mới nhất quả đất thật. Giá trị là của các bà.
Delete