Friday, April 14, 2017

Người Nùng và người Kinh, ai là hậu duệ của Lạc Việt và Âu Lạc?

Các bộ sử của Việt Nam đều cho rằng, người Việt (Kinh) là hậu duệ của Lạc Việt (vua Hùng) và Âu Lạc (An Dương Vương). Theo truyền thuyết thì Lạc là từ Lạc Long Quân (giống Rồng), Âu là từ Âu Cơ (giống Tiên). Theo thuyết Trăm trứng thì chẳng qua sinh từ một bọc, 50 người theo cha xuống biển, tức là Hùng Vương vua của Lạc Việt. 50 con theo mẹ lên núi tức là Tây Âu. Tây Âu sau này cùng Lạc Việt đối địch, đánh nhau nhiều thế hệ, cho đến khi ăn cắp được nỏ thần, mới diệt được Lạc Việt (Văn Lang) lập thành Âu Lạc.
Các truyền thuyết này đều khá mơ màng, có khi mâu thuẫn. Tuy nhiên, cũng có thể mang theo một số sự thực lịch sử nào đó.
Người Choang cũng nhận mình là hậu duệ của Lạc Việt và Tây Âu. Có thể giả thiết là An Dương Vương không phải là thủ lĩnh của toàn bộ Tây Âu, mà chỉ là một bộ lạc nhánh, sang chiếm Văn Lang, đặt tên là Âu Lạc nghĩa là Lạc Việt nhưng gốc Tây Âu, chứ không phải là liên minh bộ lạc giữa Lạc Việt và toàn thể Tây Âu như các cụ hay phán. Bộ phận người Choang ở Việt Nam gọi là Tày-Nùng. Về sau này còn có Nùng Trí Cao, mưu đồ lập quốc thành lập một vương quốc riêng chèn giữa Việt Nam và Trung Quốc, chính là tổ của người Nùng. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc cũng dựa trên lực lượng người Choang là chủ yếu.
Theo các sách cổ của Trung Quốc, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước, sai tướng là Đồ Thư đem 50 vạn quân (???) chia làm năm đạo đánh Lĩnh Nam, Giao Châu đã va chạm với Tây Âu. Trước tiên, quân đội của Đồ Thư, đại chiến với Tây Âu, giết được vua của Tây Âu là Dịch Hu Tống (sách sử Việt Nam hoàn toàn không có). Sau đó, người Việt (Tây Âu) chạy vào rừng rậm, không chịu làm nô lệ người Tần. Họ bầu một nhân vật tên là Kiệt Tuấn làm lãnh đạo, đánh lại quân Tần, giết được Đồ Thư. Truyện này trong Sử Việt cũng không có. Cũng có thể giải thiết rằng Âu Lạc của An Dương Vương không liên quan đến các sự kiện nay của phần Tây Âu chính của người Choang (Nùng).
Có một số vấn đề tương đối kỳ dị là người Choang cũng tự xưng là hậu duệ của Lạc Việt. Cần xem lại trong các truyền tích của họ có Hùng Vương hay không. Mặt khác, ngôn ngữ của người Choang (Tày-Nùng) không cùng một ngữ hệ với tiếng Việt-Mường, văn hóa cũng khác biệt. Nếu Choang và Kinh là từ một gốc (cả hai đều đúng), thì tại sao lại có sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa như vậy. Tất nhiên giả thuyết Nùng và Kinh có cùng một gốc, có thể kiểm chứng bằng nghiên cứu gien.
Trong trường hợp hai dân tộc không cùng gốc gần (ở thời Tây Âu - Lạc Việt, chứ không nói thời ở Himalaya hay ở Lưỡng Hà hoặc Phi Châu), rất nhiều khả năng là người Kinh "ăn trộm" nguồn gốc của người Nùng. Do các văn bản nói nguồn gốc của người Kinh từ Lạc Việt là từ thời Lý, trong khi các văn bản nói về Tây Âu, Lạc Việt, Dịch Hu Tống, Kiệt Tuấn có từ Tần Hán.
Tây Âu - Lạc Việt khá chậm phát triển về mặt xã hội thời đó, chưa hình thành khái niệm gia đình, cha con.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
14.04.2015

7 comments:

  1. Đây cũng là câu hỏi của tôi! Cả về nguồn gốc dân tộc và ngôn ngữ. Nghe nói vùng TQ giáp VN cũng có nhiều trống đồng.

    ReplyDelete
  2. Vương Mạnh Sơn: Các bộ sử Việt Nam có hệ thống đầu tiên được viết từ thời Trần (Đại Việt Sử Ký, Việt Sử Lược) chỉ tin cậy được từ phần Bản Kỷ. Phần Ngoại Kỷ trộn lẫn giữa tư liệu sử Trung Quốc và Huyền Thoại Sử dân gian Viêt Nam, mục đích tạo ra một lý thuyết chính thống về lịch sử dân tộc phục vụ nhu cầu độc lập sau 1000 năm Bắc Thuộc.
    Thời nay, các nhà sử học có nhiều nghiên cứu với kết quả mâu thuẫn với lý thuyết chính thống tồn tại cả ngàn năm qua.
    Viết đúng, dạy đúng Lịch Sử Việt Nam là đại vấn đề!

    ReplyDelete
  3. Nguyen Ai Viet: Về trống đồng: 《 hán thư · mã viện truyện 》 dã đề đáo lạc việt: "Viện hảo mã, thiện biệt danh mã. Vu giao chỉ đắc lạc việt đồng cổ, nãi chú vi mã thức" Sách Hán thư-Truyện Mã Viện đã nói đến Lạc Việt: "Viện thích ngựa, nên có biệt danh Mã. (Té ra ông này biệt danh là Mã sau thành họ, chứ vốn không có họ, hay không biết họ là gì). Đến Giao Chỉ được trống đồng Lạc Việt, bèn đúc thành thành hình ngựa:.

    ReplyDelete
  4. Nguyen Ai Viet: Về nghiên cứu: Không hiểu các cụ nghiên cứu kiểu gì mà lâu thế. Chỉ có 3 chỗ có thể tấn công: 1. Gen, 2. Ngôn ngữ 3. Sách cổ. Hai hướng đầu tiên hầu như chẳng làm gì, chỉ đợi Tây, rồi suy diễn bậy. Thằng Tây nào qua cũng gây khó khăn rồi chửi. Hướng thứ 3 thì ngâm nga suốt mấy chục năm. Cái đó thì bỏ vài tháng ra là thống kê sạch bách các tư liệu, có gì mà lâu lâu lại làm như phát hiện ra châu Mỹ :-)

    ReplyDelete
  5. Nếu mình rành tiếng Hán-Nôm, sẽ mò sang Tàu lục sách sử ra nghiền ngẫm chắc có khối chuyện ta. Nghe nói tiếng Thái có nhiều từ giống tiếng Việt.

    ReplyDelete
  6. Nhân sĩ trí thức ngày xưa cốt cách đáng nể, nhưng cũng chỉ là khai phá sơ sơ. Đi sâu và khám phá thật sự nghiêm túc, xem xét/phân tích suốt 1 quá trình từ những giai đoạn có những liên hệ/kết nối với nhau, rồi đưa ra nhận định tổng quát, đối chiếu/tranh cãi để dẫn đến kết luận có chứng cớ đầy đủ một cách khoa học mới đáng bỏ công sức ra làm. Cũng phải tìm kiếm khai quật tốn kém lắm.

    ReplyDelete
  7. Anh Cao Kim: Có khả năng là không gian Âu Lạc bao gồm cả ngoài lĩnh vực miền bắc VN ,cụ thể là cả "Lĩnh nam". Về ngôn ngữ thì có thể có hai nhóm cộng sinh. Giả thiết thế.

    ReplyDelete