Quan niệm của Immanuel Kant về không thời gian
Phương pháp luận của Kant về "cảm giác", "trực giác"
Theo Kant ý thức có hai loại "chủ quan" và "khách quan". Ý thức "chủ quan" bao gồm các "cảm giác". Ý thức "khách quan" được chia thành "trực giác"(intuition) và "khái niệm"(concept). Phân loại này của Kant có 3 vấn đề tinh tế, mà chúng ta cần nhận chân thật kỹ để tránh hiểu nhầm.
Thứ nhất "trực giác" là khách quan, khác biệt với "cảm giác" có thể gây tranh cãi hoặc mâu thuẫn với các cách hiểu thông thường. Tuy nhiên chúng ta cần kiên nhẫn xem nội hàm của "trực giác" là gì. Vấn đề thứ hai, "cảm giác" liệu có hoàn toàn chủ quan hay không, khi người ta có cảm giác nhờ tiếp xúc vớ thực tại khách quan. Nói một cách khác, Kant đã tách các "cảm giác" thành phần khách quan, gọi chúng là "trực giác" và thành phần chủ quan, gọi chúng là "cảm giác". Chúng ta có thể đặt câu hỏi: liệu việc tách bạch như vậy có khả thi hay không? Trong cảm giác có thể bao gồm một phần khách quan, trong trực giác cũng có thể bao gồm một phần chủ quan. "Cảm giác" hoàn toàn chủ quan, chỉ phụ thuộc vào chủ thể cảm nhận và "trực giác" hoàn toàn khách quan có thể không tồn tại.
Phương pháp luận của Kant về "trực giác" và "khái niệm"
Đây là vấn đề thứ ba trong phương pháp luận của Kant, phân biệt giữa "khái niệm" và "trực giác". Cho đến gần đây người ta vẫn cố gắng tìm hiểu được sự khác biệt này. Theo Kant "khái niệm" là một lớp các đối tượng, "trực giác" là một đối tượng cụ thể. Nói một cách khác "khái niệm" là tổng quát hóa của "trực giác". Ví dụ "con bò nhà tôi" hay "con bò đen của nhà hàng xóm" là hai trực giác, có thể không liên quan đến nhau cho đến khi có khái niệm con bò có thể chỉ bất cứ con bò nào.
Như vậy nhận thức đơn thể là "trực giác". Các khái niệm đều có thể tách thành các thành phần được định nghĩa độc lập với chính khái niệm đó.
Phương pháp luận của Kant về "tiên nghiệm" và "thực nghiệm"
Kant lại tiếp tục chia các "khái niệm" và "trực giác" thành hai loại "thực nghiệm" (empirical) và "tiên nghiệm" (a priori).
Ông gọi các "khái niệm" và "trực giác" tiên nghiệm (phi thực nghiệm) là "thuần túy". Ở đây nảy sinh ra vấn đề thứ tư, theo tôi là trầm trọng nhất, là làm thế nào có một ý thức khách quan đơn thể mà không cần đến thực nghiệm. Nói một cách khác "trực giác" tiên nghiệm hình thành trong ý thức của chúng ta thế nào.
Không gian và thời gian là "trực giác thuần túy"
Theo Kant, không gian và thời gian là các dạng "trực giác thuần túy". Ông lập luận rằng không gian và thời gian là các đối tượng cá thể, chỉ có duy nhất nên không thể khái quát hóa. Mặt khác chúng không thể tách thành các thành phần nhỏ, có thể xác định mà không cần tới hình dung có sẵn về không gian và thời gian.
Chẳng hạn, thời gian gồm các khoảnh khắc, quãng thời gian, không gian bao gồm các địa điểm, vị trí. Chúng ta không thể hình dung ra khoảnh khắc, địa điểm mà không biết trước về thời gian và không gian.
Kant nhấn mạnh rằng không gian không dựa trên thực nghiệm. Khi chúng ta nói rằng không có gì, chúng ta đã có sẵn hình dung về một không gian trống rỗng và khi nói về một đối tượng, nó đã phải ở trong không gian. Như vậy, không gian là trực giác tiên nghiệm làm điểm tựa cho thể hiện bên ngoài. Tương tự, thời gian là trực giác tiên nghiệm bên trong.
Tôi có một số nghi vấn về phương pháp ở đây. Thứ nhất, làm thế nào để liên kết "khái niệm" được định nghĩa là khái quát hóa của nhiều trực giác với quan hệ phần tử-toàn thể sử dụng trong lập luận trên. Chẳng hạn, chúng ta hãy suy nghĩ về khái niệm tam giác, có thể tách thành các khái niệm tam giác không cân và tam giác cân. Tam giác cân lại tách thành tam giác đều và không đều. Nếu cho rằng khái niệm luôn chia tách thành các khái niệm khác, quá trình tách này phải là vô hạn. Liệu thực tế có phải là như vậy? Thực tế, có vẻ như người ta chỉ chia tách một số hữu hạn bước, sau khi có đủ kinh nghiệm, người ta trở lại khái niệm ban đầu và việc chia tách khái niệm sau đó là dựa trên khái niệm ban đầu. Và đặc biệt là tập khái niệm càng nhỏ thì tập thuộc tính càng lớn.
Nghi vấn thứ hai, cho dù không gian là một hình dung khách quan không chia cắt được và vì thế không phải là khái niệm (thông thường). Điều gì đảm bảo nó là "trực giác". Lập luận của Kant cho thấy hình dung khách quan nếu không phải là khái niệm ẮT phải là trực giác. Điều đó đòi hỏi là việc phân chia ý thức khách quan của Kant phải thành hai phần đối lập. Tuy nhiên, có thể định nghĩa trực giác như là ý thức khách quan không (chưa) phải là khái niệm lại dẫm lên định nghĩa về ý thức đơn thể và ý thức khái quát. Có thể ý thức khách quan sẽ bao gồm ít nhất "khái niệm" "trực giác" và "khái niệm đặc biệt" (không gian và thời gian)?
Có thể đó là nhận thức hạn chế của cá nhân tôi, vì vậy chúng ta sẽ tiếp tục đọc các hệ luận để khẳng định các nghi vấn đó là có lý hay không có lý.
Phủ nhận quan niệm không gian và thời gian của Newton và Leibnitz
Trước hết, quan niệm của Kant phủ nhận quan niệm của Leibnitz về không gian và thời gian phụ thuộc vào vật chất, như vậy phải được nhận thức thông qua quan sát vật chất, vì vậy có tính thực nghiệm. Theo Kant, không gian và thời gian có sẵn trong ý thức trước mọi quan sát về vật chất. Điều đó có nghĩa là Kant khẳng định lập trường duy tâm. Ngày nay chúng ta hiểu rằng điều đó gián tiếp công nhận có ý thức thuần túy có sẵn (một định nghĩa tương tự như tâm linh). Ở đây cần nói thêm, tuy không gian và thời gian là tiên nghiệm, nhưng lại khách quan. Có nghĩa là mọi hình dung về không gian và thời gian phải là như nhau.
Quan niệm của Kant cũng phủ định quan niệm của Newton về không gian và thời gian tuyệt đối, là thực tế khách quan, do không gian và thời gian của Kant tồn tại tiên nghiệm ngay trong ý thức.
Quan niệm không gian và thời gian trong lý thuyết tương đối rộng
Không thời gian trong thuyết tương đối rộng thường được xem là thống nhất với tương tác hấp dẫn. Năng xung lượng của vật chất sẽ sinh ra hấp dẫn, hấp dẫn sẽ làm cong không thời gian. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là minh chứng cho quan niệm của Leibnitz. Trong thuyết tương đối, vật chất có ảnh hưởng tới metric của không thời gian, tức là ảnh hưởng tới đo đạc, quan sát của chúng ta về không thời gian chứ chưa phải là xác định không thời gian. Xuất phát điểm của lý thuyết tương đối rộng là đa tạp không thời gian 4 chiều, hấp dẫn chỉ là thuộc tính của đa tạp này và bị ảnh hưởng bởi vật chất tồn tại trên đa tạp này. Mặt khác, trong lý thuyết tương đối rộng, người ta vẫn nghiên cứu trường hợp không có vật chất, vẫn có tương tác hấp dẫn. Tương tác hấp dẫn phải dựa trên khái niệm không thời gian.
Trong lý thuyết dây, không thời gian 4 chiều, hấp dẫn và vật chất đều được suy ra từ các sợi dây trong không gian nhiều chiều hơn. Câu hỏi là vì sao các sợi dây trong không gian nhiều chiều lại không tồn tại tiên nghiệm trong ý thức của chúng ta. Khái niệm về không thời gian của lý thuyết dây có vẻ không phù hợp với quan niệm của Kant.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)
Thursday, January 31, 2019
Wednesday, January 30, 2019
Asian 2019
Trong cuộc họp mới đây, Tiểu ban kỹ thuật của AFC (Technical Study Group - TSG) đã dành những lời khen ngợi cho màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup.
"Tiểu ban kỹ thuật đánh giá cao sự đầu tư, phát triển bóng đá trẻ của AFC trong nhiều năm qua, đặc biệt là thành tựu của đội tuyển quốc gia Việt Nam ở Asian Cup 2019", TSG có đoạn viết trong báo cáo.
Đáng chú ý là AFC cũng ghi nhận chi tiết: "Việt Nam - đội tuyển lọt vào tới tứ kết Asian Cup 2019 - có hơn nửa đội hình vào chung kết giải U23 châu Á tại Trung Quốc một năm trước".
ĐT Việt Nam cùng với Thái Lan, Jordan và Kyrgyzstan là những đội bóng có sự tiến bộ và "chứng minh cho khả năng cạnh tranh ở đẳng cấp cao nhất châu lục".
Trong số này, chỉ có ĐT Việt Nam là đội duy nhất lọt vào tứ kết và chịu thua Nhật Bản với tỷ số 0-1. Đây có thể coi là thành tựu đáng mừng với nền bóng đá Việt Nam nói chung, bởi nó cho thấy sự ghi nhận từ các nhà làm chuyên môn châu Á dành cho đại diện Đông Nam Á.
“Đa phần HLV trong số 8 đội có mặt ở tứ kết Asian Cup 2019 đều thành công nhờ lối chơi chặt chẽ, kỷ luật và có tính tổ chức tốt”, báo cáo của TSG phân tích. Một lời khen khác dành cho HLV Park Hang-seo và ĐT Việt Nam.
Ngoài ra, trong báo cáo nói trên, TSG đánh giá cao màn trình diễn của Almoez Ali, chân sút Qatar đang giữ thành tích ghi bàn nhiều nhất ở Asian Cup 2019.
Một xu thế khác của Asian Cup năm nay là số lượng các bàn thắng từ tình huống cố định. Tiếp tục xu thế ở World Cup 2018, 33% số các bàn thắng cho tới lúc này của giải đấu, đều được ghi từ các tình huống cố định.
Đội ngũ nhà chuyên môn của AFC tại Asian Cup 2019 bao gồm ông Lim Kim Chon người Malaysia, Kwok Ka Ming người Hong Kong (Trung Quốc), PN Sivaji người Singapore, Abdulla Hassan người UAE, Choi Seung-bum người Hàn Quốc và lslam Akhmedov người Uzbekistan.
Bên cạnh đó, AFC còn mời hai chuyên gia của FIFA là ông Branimir Ujevic và ông Chris Loxston vào phân tích.
Từ kết quả và đánh giá của Tiểu ban kỹ thuật, AFC có thể tiếp tục định hướng và đưa ra các chính sách phát triển, đầu tư bóng đá tại các quốc gia khác ở châu lục.
Trong nhiều thập niên qua, Tiểu ban kỹ thuật là bộ phận phụ trách chuyên môn quan trọng của UEFA, FIFA hay AFC - các Liên đoàn bóng đá lớn trên thế giới. Họ có vai trò nghiên cứu, quan sát và phân tích các giải đấu lớn trên thế giới để đưa ra nhận định về xu thế bóng đá, hay tư vấn chuyên môn.
Trích từ Zing.vn
100 năm Ady Endre: “VÌ SAO Ở BÊN EM? ĐẾN KHI NÀO? KHÔNG BIẾT”
(NCTG) “Nem tudom, miért, meddig - Maradok meg még neked - De a kezedet fogom - S őrizem a szemedet” (“Vì sao ở bên em? - Đến khi nào? Không biết - Tay em anh nắm riết - Mắt em anh giữ gìn” - Phan Anh Sơn dịch) là khổ cuối của thi phẩm “Anh gìn giữ mắt em”, một bài thơ ngắn được nhiều người cho là viên ngọc sáng nhất trong di sản văn học của Ady Endre.
“Mắt em anh giữ gìn” (Ady Endre, 1916) - Ảnh: Internet
“Người khổng lồ” của nền thi ca Hungary, nhà thơ của “Phương Tây” và sự tiến bộ, sự khao khát vươn lên, của tình yêu và sự đam mê vô cùng mạnh mẽ đã sáng tác bài thơ này vào những năm tháng cuối đời trong cảnh súng đạn gào rú của Thế chiến 1 để tặng “Nàng thơ” thứ hai, người tình và người vợ kém ông 17 tuổi - Boncza Berta, mà ông gọi bằng cái tên trừu mến “Csinszka”.
Với ngôn từ bề ngoài tưởng chừng đơn giản, nhưng được nhà thơ thể hiện hết sức “cao tay” và do đó, đạt hiệu quả nghệ thuật và cảm xúc cao, “Anh gìn giữ mắt em” là một tuyệt tác thi ca, nhưng cũng đặt ra một thử thách khó vượt qua đối với những ai muốn chuyển ngữ thi phẩm này. NCTG trân trọng giới thiệu một số nỗ lực như thế, nhân 100 năm ngày mất của thi hào vĩ đại!
Với ngôn từ bề ngoài tưởng chừng đơn giản, nhưng được nhà thơ thể hiện hết sức “cao tay” và do đó, đạt hiệu quả nghệ thuật và cảm xúc cao, “Anh gìn giữ mắt em” là một tuyệt tác thi ca, nhưng cũng đặt ra một thử thách khó vượt qua đối với những ai muốn chuyển ngữ thi phẩm này. NCTG trân trọng giới thiệu một số nỗ lực như thế, nhân 100 năm ngày mất của thi hào vĩ đại!
ĐÔI MẮT EM ANH NHÌN
(Giáp Văn Chung dịch)
Bằng bàn tay già nua
Bàn tay em anh nắm
Bằng con mắt già nua
Đôi mắt em anh nhìn.
Thế gian đang tàn lụi
Như kẻ bị xua đuổi
Bên em anh trở về
Hốt hoảng ta chờ đợi.
Bằng bàn tay già nua
Bàn tay em anh nắm
Bằng con mắt già nua
Đôi mắt em anh nhìn.
Không biết anh còn ở
Bên em đến khi nào
Nhưng tay em anh nắm
Và mắt em anh nhìn.
*
ANH GÌN GIỮ MẮT EM
(Vũ Ngọc Cân dịch)
Anh đưa bàn tay già nua
Nắm tay em, non tơ mềm mại
Anh gìn giữ mắt em sáng mãi
Bằng mắt anh già cỗi, ưu tư
Bao thế giới khủng khiếp đã tan đi
Cái dữ dằn, đuổi săn huỷ diệt
Anh đã đến bên em trốn biệt
Và hãi hùng chờ đợi tình em
Nắm tay em bàn tay run run
Bàn tay anh già nua, thô ráp
Anh gìn giữ mắt em trong suốt
Bằng mắt anh cằn cỗi già nua
Anh không biết, được sống đến bao giờ
Cho em và vì sao lại thế
Nắm tay em bao giờ có thể
Và gìn giữ mắt em trong sáng, vĩnh hằng
*
ANH GIỮ GÌN MẮT EM
(Phạm Trung Dũng dịch)
Bàn tay anh già cỗi
Ủ ấm bàn tay em
Đôi mắt anh già cỗi
Giữ bình an mắt em.
Loài người bị huỷ diệt
Trở về thời hỗn mang
Bị săn đuổi kinh hoàng
Bên em, anh đã đến.
Bàn tay anh già cỗi
Ủ ấm bàn tay em
Đôi mắt anh già cỗi
Giữ bình an mắt em.
Vì sao? Anh chẳng biết,
Dành cho em bao lâu?
Tay em, anh sưởi ấm
Mắt em, anh giữ gìn.
GIỮ GÌN ĐÔI MẮT EM
(Phan Anh Sơn dịch)
Bàn tay anh già nua
Nắm tay em gìn giữ
Đôi mắt anh già cỗi
Giữ gìn đôi mắt em
Thế gian buổi lụi tàn
Anh - thú hoang chạy trốn
Đến em như về bến
Đợi cùng trong âu lo
Bàn tay anh già nua
Nắm tay em gìn giữ
Đôi mắt anh già cỗi
Giữ gìn đôi mắt em
Vì sao ở bên em?
Đến khi nào? Không biết.
Tay em anh nắm riết
Mắt em anh giữ gìn.
*
ANH GÌN GIỮ MẮT EM
(Minh Hoàng dịch)
Với đôi tay đã già
Anh nắm đôi tay em,
Với đôi mắt đã già
Anh gìn giữ mắt em.
Khắp thế giới lụi tàn
Kinh hoàng dồn thú hoang
Bên em anh đã đến
Chờ đợi trong hoang mang.
Với đôi tay đã già
Anh nắm đôi tay em,
Với đôi mắt đã già
Anh gìn giữ mắt em.
Anh không biết tại sao,
chẳng biết tới khi nào
Anh còn bên em nữa,
Nhưng tay em bé nhỏ
anh nắm mãi không rời
Và đôi mắt em ơi
anh mãi luôn gìn giữ.
*
ANH GIỮ GÌN HÌNH ẢNH MẮT EM
(Nguyễn Văn Trung dịch)
Anh nắm đôi bàn tay của em
Trong tay già nua năm tháng,
Anh giữ gìn hình ảnh mắt em
Trong mắt anh già nua tuổi tác.
Như thú hoang trong buổi mạt đời
Nỗi kinh hoàng không ngừng truy đuổi,
Anh đến bên em lo âu khắc khoải
Cùng với em kinh hãi đợi chờ.
Anh nắm đôi bàn tay của em
Trong tay già nua năm tháng,
Anh giữ gìn hình ảnh mắt em
Trong mắt anh già nua tuổi tác.
Vì sao anh ở lại bên em
Ở đến bao giờ anh không biết,
Chỉ biết nắm bàn tay da diết
Giữ trong lòng hình ảnh mắt em.
NCTG
GIỮ GÌN ĐÔI MẮT EM - Ady Endre
Hôm nay 21/1 là ngày nước Hung kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà thơ nổi tiếng Ady Endre.
Đăng lại bản dịch bài thơ này của Ady để cùng nhớ về ông
GIỮ GÌN ĐÔI MẮT EM
Ady Endre
Ady Endre
Bàn tay anh già nua
Nắm tay em gìn giữ
Đôi mắt anh già cỗi
Giữ gìn đôi mắt em
Nắm tay em gìn giữ
Đôi mắt anh già cỗi
Giữ gìn đôi mắt em
Thế gian buổi lụi tàn
Anh – thú hoang chạy trốn
Đến em như về bến
Đợi cùng trong âu lo
Anh – thú hoang chạy trốn
Đến em như về bến
Đợi cùng trong âu lo
Bàn tay anh già nua
Nắm tay em gìn giữ
Đôi mắt anh già cỗi
Giữ gìn đôi mắt em
Nắm tay em gìn giữ
Đôi mắt anh già cỗi
Giữ gìn đôi mắt em
Vì sao ở bên em?
Đến khi nào? Không biết.
Tay em anh nắm riết
Mắt em anh giữ gìn.
Đến khi nào? Không biết.
Tay em anh nắm riết
Mắt em anh giữ gìn.
(Phan Anh Sơn dịch)
Xem một số bài thơ khác: #phananhson_dichtho
Nguyên bản tiếng Hung
ŐRIZEM A SZEMED
Ady Endre
Ady Endre
Már vénülő kezemmel
Fogom meg a kezedet,
Már vénülő szememmel
Őrizem a szemedet.
Világok pusztulásán
Ősi vad, kit rettenet
Űz, érkeztem meg hozzád
S várok riadtan veled.
Fogom meg a kezedet,
Már vénülő szememmel
Őrizem a szemedet.
Világok pusztulásán
Ősi vad, kit rettenet
Űz, érkeztem meg hozzád
S várok riadtan veled.
Már vénülő kezemmel
Fogom meg a kezedet,
Már vénülő szememmel
Őrizem a szemedet.
Fogom meg a kezedet,
Már vénülő szememmel
Őrizem a szemedet.
Nem tudom, miért, meddig
Maradok meg még neked,
De a kezedet fogom
S őrizem a szemedet.
Maradok meg még neked,
De a kezedet fogom
S őrizem a szemedet.
100 năm Ady Endre: “ANH GÌN GIỮ MẮT EM”
(NCTG) “Cả bài thơ là một câu hỏi lớn: tình yêu có thể là nơi nương náu, là bến đỗ cho con người muốn lẩn trốn hiện tại phũ phàng, trong một thế giới đầy hiểm nguy?”.
Ady Endre (1877-1919) - Ảnh: Székely Aladár (Bảo tàng Quốc gia Hungary)
“Tối Chủ nhật con ở lại với anh ấy tới 9h tối. Cái ôm, nụ hôn mạnh mẽ, quý giá và nương tựa cuối cùng là từ phía con. Con xứng đáng với điều đó và sẽ gìn giữ nó. Anh ấy qua đời đột ngột. Sáng thứ Hai, vào hồi 8h15, anh ra đi trong giấc ngủ vì trụy tim. Cơn hấp hối chỉ trong 3-4 phút.
Anh không chờ đợi, cũng không gọi tên ai (...). Con để tang anh một cách lặng lẽ, kiêu hãnh và xứng đáng với Ady Endre. Cuộc đời con, tương lai con, giờ rất không đáng quan tâm” (thư gửi mẹ của Boncza Berta, “Nàng thơ”, người tình và người vợ thương yêu của thi hào Ady Endre).
Ngày 27-1 vừa rồi, cả nước Hung trọng thể kỷ niệm 100 năm ngày mất của đại thi hào Ady Endre, một trong ba gương mặt thi ca vĩ đại nhất của lịch sử văn học nước này. Báo chí Hungary đã đăng tải rất nhiều tư liệu, bài viết về nhà thơ, từ sự nghiệp sáng tác đến đời tư của ông.
Không chỉ là một nhà thơ lớn, ông còn là một nhà báo chính luận bậc thầy, đặt nền móng cho nền báo chí chính luận hiện đại Hungary. Về mặt cá nhân, Ady là người có tình yêu cuồng nhiệt, và các “Nàng thơ” của ông đã khiến ông có những tác phẩm trác tuyệt về tình yêu đôi lứa.
Người tình đầu của ông, Diósyné Brüll Adél, một thiếu phụ xinh đẹp mà ông gọi bằng cái tên Léda, đã khiến Ady Endre trong thời kỳ 1904-1911 đã tới “Kinh thành Ánh sáng” Paris 7 lần, nhưng không hẳn để “sinh hoạt văn nghệ” như các nhóm nghệ sĩ Hung khác, mà chỉ để thăm bà.
Bởi lẽ Léda lúc đó đã có chồng giàu có, và sinh sống tại Paris. Léda trở thành “Nàng thơ” đầu của Ady Endre, là niềm cảm hứng để ông sáng tác tập thơ “Người đàn bà của những giọt lệ” (A könnyek asszonya) và với bà, thi sĩ lớn đã có một mối tình bùng cháy và bất chấp tất cả.
Mối tình điên cuồng kéo dài gần 10 năm và kết thúc bởi một thi phẩm của nhà thơ đăng trên “Phương Tây” (tờ tạp chí quan trọng nhất của nền văn học Hung mà Ady Endre không chỉ là nhà biên tập, mà còn là biểu tượng) năm 1912. Sau đó, hai người không bao giờ gặp lại nhau.
Anh không chờ đợi, cũng không gọi tên ai (...). Con để tang anh một cách lặng lẽ, kiêu hãnh và xứng đáng với Ady Endre. Cuộc đời con, tương lai con, giờ rất không đáng quan tâm” (thư gửi mẹ của Boncza Berta, “Nàng thơ”, người tình và người vợ thương yêu của thi hào Ady Endre).
Ngày 27-1 vừa rồi, cả nước Hung trọng thể kỷ niệm 100 năm ngày mất của đại thi hào Ady Endre, một trong ba gương mặt thi ca vĩ đại nhất của lịch sử văn học nước này. Báo chí Hungary đã đăng tải rất nhiều tư liệu, bài viết về nhà thơ, từ sự nghiệp sáng tác đến đời tư của ông.
Không chỉ là một nhà thơ lớn, ông còn là một nhà báo chính luận bậc thầy, đặt nền móng cho nền báo chí chính luận hiện đại Hungary. Về mặt cá nhân, Ady là người có tình yêu cuồng nhiệt, và các “Nàng thơ” của ông đã khiến ông có những tác phẩm trác tuyệt về tình yêu đôi lứa.
Người tình đầu của ông, Diósyné Brüll Adél, một thiếu phụ xinh đẹp mà ông gọi bằng cái tên Léda, đã khiến Ady Endre trong thời kỳ 1904-1911 đã tới “Kinh thành Ánh sáng” Paris 7 lần, nhưng không hẳn để “sinh hoạt văn nghệ” như các nhóm nghệ sĩ Hung khác, mà chỉ để thăm bà.
Bởi lẽ Léda lúc đó đã có chồng giàu có, và sinh sống tại Paris. Léda trở thành “Nàng thơ” đầu của Ady Endre, là niềm cảm hứng để ông sáng tác tập thơ “Người đàn bà của những giọt lệ” (A könnyek asszonya) và với bà, thi sĩ lớn đã có một mối tình bùng cháy và bất chấp tất cả.
Mối tình điên cuồng kéo dài gần 10 năm và kết thúc bởi một thi phẩm của nhà thơ đăng trên “Phương Tây” (tờ tạp chí quan trọng nhất của nền văn học Hung mà Ady Endre không chỉ là nhà biên tập, mà còn là biểu tượng) năm 1912. Sau đó, hai người không bao giờ gặp lại nhau.
Ady Endre và Csinszka (năm 1915) - Ảnh tư liệu
Sau khi chia tay Léda, Ady Endre đa phần chỉ có những mối quan hệ “qua đường” với phụ nữ, cho tới năm 1914, khi ông gặp cô gái Boncza Berta, lúc đó mới 20 tuổi (tức là kém nhà thơ tới 17 tuổi), người mà ông đã có dịp thư từ từ năm 1911. Mối tình kỳ lạ nảy nở giữa hai người.
Ngày 27-3-1915, nhà thơ và Boncza Berta kết hôn, mặc dù không được sự chấp thuận của thân phụ cô gái trẻ. “Nàng thơ” thứ hai của Ady Endre, mà ông gọi trong các bài thơ là Csinszka, là người đã ở với ông trong những năm cuối đời, tới khi ông đột ngột qua đời ở tuổi 41.
Gặp gỡ người tình vào đúng thời điểm Vương quốc Hungary rơi vào một cuộc chiến tương tàn vô nghĩa - Thế chiến thứ nhất - trên cương vị thành viên của Nền quân chủ Áo - Hung, Ady Endre cảm thấy buồn bã vô chừng vì quê hương ông phải trải qua một tấn thảm kịch dân tộc.
Bốn năm liền, ông ngừng bút, và chỉ trở lại vào năm 1918, khi Thế chiến thứ nhất tạm ngưng tiếng súng, với một tập thơ mà một phần của nó là những lời thổ lộ về tình yêu. Mảng thơ ấy, ông đặt tên là “Thơ dành cho Csinszka”, mà thi phẩm nổi tiếng nhất là “Anh gìn giữ mắt em”.
Ady Endre nổi tiếng với những ý tưởng siêu hình khó nắm bắt của các trào lưu nghệ thuật tượng trưng và Tân Nghệ thuật chịu ảnh hưởng của Phương Tây, mà ông là bậc thầy. Tuy nhiên, trong bài thơ này, thi sĩ đã sử dụng từ ngữ rất đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả nghệ thuật cao.
Tạm dịch nghĩa:
Ngày 27-3-1915, nhà thơ và Boncza Berta kết hôn, mặc dù không được sự chấp thuận của thân phụ cô gái trẻ. “Nàng thơ” thứ hai của Ady Endre, mà ông gọi trong các bài thơ là Csinszka, là người đã ở với ông trong những năm cuối đời, tới khi ông đột ngột qua đời ở tuổi 41.
Gặp gỡ người tình vào đúng thời điểm Vương quốc Hungary rơi vào một cuộc chiến tương tàn vô nghĩa - Thế chiến thứ nhất - trên cương vị thành viên của Nền quân chủ Áo - Hung, Ady Endre cảm thấy buồn bã vô chừng vì quê hương ông phải trải qua một tấn thảm kịch dân tộc.
Bốn năm liền, ông ngừng bút, và chỉ trở lại vào năm 1918, khi Thế chiến thứ nhất tạm ngưng tiếng súng, với một tập thơ mà một phần của nó là những lời thổ lộ về tình yêu. Mảng thơ ấy, ông đặt tên là “Thơ dành cho Csinszka”, mà thi phẩm nổi tiếng nhất là “Anh gìn giữ mắt em”.
Ady Endre nổi tiếng với những ý tưởng siêu hình khó nắm bắt của các trào lưu nghệ thuật tượng trưng và Tân Nghệ thuật chịu ảnh hưởng của Phương Tây, mà ông là bậc thầy. Tuy nhiên, trong bài thơ này, thi sĩ đã sử dụng từ ngữ rất đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả nghệ thuật cao.
Tạm dịch nghĩa:
ANH GÌN GIỮ MẮT EM
Bàn tay anh đã già
Tay em, anh nắm giữ
Cặp mắt anh đã già
Mắt em, anh gìn giữ
Trong thế giới hoang tàn
Anh - kẻ bị đuổi xua
Về bên em, chờ đợi
Và hoảng hốt, chơ vơ...
Bàn tay anh đã già
Tay em, anh nắm giữ
Cặp mắt anh đã già
Mắt em, anh gìn giữ.
Vì sao? Đến bao giờ
Bên em, anh còn được...
Nhưng tay em, anh nắm
Mắt em, anh giữ gìn.
Bàn tay anh đã già
Tay em, anh nắm giữ
Cặp mắt anh đã già
Mắt em, anh gìn giữ
Trong thế giới hoang tàn
Anh - kẻ bị đuổi xua
Về bên em, chờ đợi
Và hoảng hốt, chơ vơ...
Bàn tay anh đã già
Tay em, anh nắm giữ
Cặp mắt anh đã già
Mắt em, anh gìn giữ.
Vì sao? Đến bao giờ
Bên em, anh còn được...
Nhưng tay em, anh nắm
Mắt em, anh giữ gìn.
Cả bài thơ là một câu hỏi lớn: tình yêu có thể là nơi nương náu, là bến đỗ cho con người muốn lẩn trốn hiện tại phũ phàng, trong một thế giới đầy hiểm nguy? Câu trả lời không được xác quyết, cho dù độc giả có thể cảm thấy, cán cân hơi nghiêng về hướng khẳng định: CÓ!
Nước Hung từ giã người con ưu tú. Bảo tàng Quốc gia Hungary, ngày 29-1-1919 - Ảnh tư liệu của Quỹ Điện ảnh Quốc gia Hungary
“Anh gìn giữ mắt em” là lời thổ lộ của một người đàn ông ở tuổi xế chiều, trong mối tình với cô gái trẻ trong bối cảnh cuộc chiến tàn khốc. Nhà thơ tìm thấy sự an ủi lớn lao khi có một chỗ dựa, một chốn nương thân khi được “về bên em”. Không còn thấy ở đây thứ tình yêu cháy bỏng.
Khổ thơ thứ hai của bài thơ rất khó dịch. Nhà thơ như mãnh thú bị xua đuổi trong cái thế giới hoang tàn, vụt về với người tình, bên cô gái, và đợi chờ hoảng hốt... (tâm trạng của nhà thơ trong cảnh tan hoang của chiến chinh). Một bên là thế giới xa lạ, một bên là mái ấm tình yêu...
Tất cả những gì muốn nói, tác giả đã bó gọn trong nhan đề bài thơ: “Anh gìn giữ mắt em”. Động từ “gìn giữ” thay vì chia ở ngôi thứ nhất số ít (őrzöm), Ady Endre đã cố tình dùng theo dạng cổ (őrizem) khiến bài thơ mang nét trang trọng, cao cả, toát lên cảm xúc và mộng ước tràn đầy.
Thông thường, ít khi chúng ta gìn giữ đôi mắt của ai đó, và cần hiểu rằng nhà thơ muốn nói rằng, ông gìn giữ hình ảnh đôi mắt người tình trong tâm khảm. Và có lẽ Ady Endre đã làm được điều đó khi ra đi vào một ngày cuối tháng 1-1918 vì đại dịch cúm kèm chứng bệnh viêm phổi...
Đã có nhiều bản dịch Việt ngữ của tuyệt tác thi ca này, nhưng có lẽ rất khó toát lên được hết vẻ đẹp của bản gốc, được nhà thơ thể hiện rất “cao tay” với ngôn từ bề ngoài “chân phương”. Đọc lại bài thơđể tưởng nhớ một thi sĩ xuất chúng của Hungary, được xem như người khởi thủy nền văn học hiện đại Hung!
Khổ thơ thứ hai của bài thơ rất khó dịch. Nhà thơ như mãnh thú bị xua đuổi trong cái thế giới hoang tàn, vụt về với người tình, bên cô gái, và đợi chờ hoảng hốt... (tâm trạng của nhà thơ trong cảnh tan hoang của chiến chinh). Một bên là thế giới xa lạ, một bên là mái ấm tình yêu...
Tất cả những gì muốn nói, tác giả đã bó gọn trong nhan đề bài thơ: “Anh gìn giữ mắt em”. Động từ “gìn giữ” thay vì chia ở ngôi thứ nhất số ít (őrzöm), Ady Endre đã cố tình dùng theo dạng cổ (őrizem) khiến bài thơ mang nét trang trọng, cao cả, toát lên cảm xúc và mộng ước tràn đầy.
Thông thường, ít khi chúng ta gìn giữ đôi mắt của ai đó, và cần hiểu rằng nhà thơ muốn nói rằng, ông gìn giữ hình ảnh đôi mắt người tình trong tâm khảm. Và có lẽ Ady Endre đã làm được điều đó khi ra đi vào một ngày cuối tháng 1-1918 vì đại dịch cúm kèm chứng bệnh viêm phổi...
Đã có nhiều bản dịch Việt ngữ của tuyệt tác thi ca này, nhưng có lẽ rất khó toát lên được hết vẻ đẹp của bản gốc, được nhà thơ thể hiện rất “cao tay” với ngôn từ bề ngoài “chân phương”. Đọc lại bài thơđể tưởng nhớ một thi sĩ xuất chúng của Hungary, được xem như người khởi thủy nền văn học hiện đại Hung!
ŐRIZEM A SZEMED
Már vénülő kezemmel
Fogom meg a kezedet,
Már vénülő szememmel
Őrizem a szemedet.
Világok pusztulásán
Ősi vad, kit rettenet
Űz, érkeztem meg hozzád
S várok riadtan veled.
Már vénülő kezemmel
Fogom meg a kezedet,
Már vénülő szememmel
Őrizem a szemedet.
Nem tudom, miért, meddig
Maradok meg még neked,
De a kezedet fogom
S őrizem a szemedet.
Már vénülő kezemmel
Fogom meg a kezedet,
Már vénülő szememmel
Őrizem a szemedet.
Világok pusztulásán
Ősi vad, kit rettenet
Űz, érkeztem meg hozzád
S várok riadtan veled.
Már vénülő kezemmel
Fogom meg a kezedet,
Már vénülő szememmel
Őrizem a szemedet.
Nem tudom, miért, meddig
Maradok meg még neked,
De a kezedet fogom
S őrizem a szemedet.
Nguyễn Hoàng Linh
Tuesday, January 29, 2019
SỰ BẦY HẦY CỦA CƠ QUAN CÔNG QUYỀN
Tại phiên tòa hôm nay, Vũ nhôm khai : "Khi tình trạng trộm cướp, mất an ninh trật tự xảy ra tại TP.HCM, lãnh đạo Bộ gọi xem thế nào thì bị cáo đã hỗ trợ 150 môtô tuần tra cho TP.HCM, 50 môtô tuần tra cho Đà Nẵng, 2 tỷ đồng cho văn phòng Bộ. Khi có thiên tai, lãnh đạo Bộ thương dân, thương người gọi thì bị cáo lập tức đáp ứng, tất cả đều có chứng từ đầy đủ. Ngoài ra, khi Chủ tịch UBND Đà Nẵng xin hỗ trợ 100 tỷ lắp camera giám sát, bị cáo cũng đồng ý mà không hề đặt vấn đề xin dự án khác” (theo Zing.vn).
Đó là số tiền cá nhân của Vũ nhôm “đóng góp” cho các cơ quan công quyền mà anh ta khoe trước tòa. Nếu chuyện đó là có thật, mà tôi tin là có thật, thì Bộ Công an và chính quyền TP. Đà Nẵng đúng là các tổ chức quá bầy hầy. Toàn bộ phương tiện phục vụ cho công vụ đều là tiền từ ngân sách, tức là tiền thuế của người dân, ngân sách có tới đâu thì làm tới đó chứ. Chẳng có một quốc gia văn minh pháp quyền nào trên thế giới quyên góp tiền của tư nhân để trang bị phương tiện cho hoạt động công vụ cả.
Hãy nhớ lại một câu chuyện tại Hà Nội giữa thập niên 90 của thế kỷ trước. Khi Chính phủ của Tổng thống Mỹ Bill Clinton bị đóng cửa (giống như Chính phủ của Tổng thống Donald Trump bị đóng cửa một phần bây giờ), Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đến hạn phải trả hơn 1000 đô la tiền điện cho Điện lực Hà Nội nhưng do Chính phủ Mỹ đóng cửa nên chưa có tiền trả đúng hạn. Khoản tiền bé tí kia bất kỳ một nhân viên sứ quán nào cũng có thể cho Sứ quán mượn để trả, nhưng không, luật của người ta không cho phép làm điều đó. Bởi vậy mà báo chí ta hồi ấy đã đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ phải chính thức đề nghị với Bộ Ngoại giao ta xin Chính phủ Việt Nam giúp đỡ cho Sứ quán Mỹ được chậm trả hơn 1000 đô la tiền điện nói trên cho đến khi Chính phủ Mỹ mở cửa trở lại.
Xin không bình luận gì thêm. Quyên góp tiền từ những người tử tế cho hoạt động công vụ cũng là không được phép, huống hồ giờ thì Vũ nhôm lộ nguyên hình là “xã hội đen” đội lốt sĩ quan tình báo. Nghĩ mà ngán ngẫm cho nền công vụ nước nhà.
HOÀNG HẢI VÂN
TẢN MẠN VỀ GIA ĐÌNH
Gia đình là điểm tựa
Quan trọng nhất trong đời.
Là nấc thang, đòn bẩy
Nâng ta lớn thành người.
Quan trọng nhất trong đời.
Là nấc thang, đòn bẩy
Nâng ta lớn thành người.
Gia đình là ân huệ
Thượng đế ban cho ta.
Là Tình Yêu, Tổ Ấm,
Dẫu ta trẻ hay già.
Thượng đế ban cho ta.
Là Tình Yêu, Tổ Ấm,
Dẫu ta trẻ hay già.
Gia đình không ít lúc
Làm nước mắt ta rơi.
Nhưng dẫu khi ta khóc,
Gia đình vẫn tuyệt vời.
Làm nước mắt ta rơi.
Nhưng dẫu khi ta khóc,
Gia đình vẫn tuyệt vời.
Gia đình là trách nhiệm
Với mỗi một chúng ta.
Trách nhiệm với con cái
Và với bố mẹ già.
Với mỗi một chúng ta.
Trách nhiệm với con cái
Và với bố mẹ già.
Nơi duy nhất ta thấy
Hạnh phúc và yên bình
Không phải ở đâu khác,
Mà chính là gia đình.
Hạnh phúc và yên bình
Không phải ở đâu khác,
Mà chính là gia đình.
Gia đình cũng là chốn
Luôn chờ ta quay về,
Cả khi ta vấp ngã
Hay thất bại ê chề;
Luôn chờ ta quay về,
Cả khi ta vấp ngã
Hay thất bại ê chề;
Là nơi ta có thể
Được thoải mái, tự do,
Không phải đeo mặt nạ,
Không phải giấu buồn lo…
Được thoải mái, tự do,
Không phải đeo mặt nạ,
Không phải giấu buồn lo…
Gia đình là như thế.
Gia đình của chúng ta.
Vậy hãy nâng niu nó.
Vì một lẽ, đó là
Gia đình của chúng ta.
Vậy hãy nâng niu nó.
Vì một lẽ, đó là
Không có gì gần gủi
Bằng tổ ấm gia đình.
Không có gì thân thiết
Bằng người thân của mình.
Bằng tổ ấm gia đình.
Không có gì thân thiết
Bằng người thân của mình.
Thái Bá Tân
Monday, January 28, 2019
Đàn bà dể có mấy tay: món ăn nấu với rượu Nhật
tooi chuyên về các món quơ, mở tủ lạnh ra, thấy gì hấp dẫn là quơ
từ thịt quơ, mới quó cái khác, gia vị, dầu hào, dấm, soya, nc mắm, vv
rồi quơ tỏi, hành, gừng hay các thứ khác
khi nấu, nhìn chổ rượu, quơ thứ gì thấy thích uôs g, rhum, whisky, đế, shosu, và khi chơi ngon, vang
nghe tôi kể tài quơ của tôi, bà Lan nói
- anh đừng mang rượu uống đi nấu ăn. Phí và không ngon bằng lấy rượu làm cốt nắu ăn để nấu, món ngon hơn
làm tôi nhớ chuyên gia oenologue nói tôi cách đây hơn 23 năm : nho ăn ngon thì không phải nho làm vang ngon. Và ngược lại
rượu để nấu ăn khác rượu uống. Nó làm thịt cá và các loại thịt khác, bớt tanh hay bớt mùi hôi, dê, cừu, làm thịt mềm ngọt hơn, và tăng thêm hương vị của thịt
nên bỏ chút nước, và rượu ngâm với thịt một lúc trước khi nấu
hay ướp gia vị và rượu với thịt. Bảo đảm mùi tanh của thịt biến đi
học được mánh nấu ăn thêm
.sake để nấu ăn
Nguyễn Quang Qúy
Diễn văn vần Bố vợ
Xin phép chia sẻ bài thơ độc đáo của anh thông gia nhà Bình- Nhân, đọc trong đám cưới hai con.
Kính thưa các cụ, ông, bà
Quý khách, hai họ, cùng là cháu con
Chẳng từ gác tía lầu son
Nhưng gái đã lớn lại còn rất xinh
Tiếc bao công sức của mình
Nay có công tử tới rinh mất rồi 🙂
Quý khách, hai họ, cùng là cháu con
Chẳng từ gác tía lầu son
Nhưng gái đã lớn lại còn rất xinh
Tiếc bao công sức của mình
Nay có công tử tới rinh mất rồi 🙂
Chùa nào mà chả cúng xôi
Gửi con gái rượu mấy lời của cha:
Bên đấy cũng mẹ cũng ba
Họ hàng trên dưới nhưng là phận dâu
Ông bà xưa đã có câu
Rể thì là khách, con, dâu mới là
Sang đấy hơi khác Lễ gia
Đối nhân xử thế liệu mà ấm êm
Với chồng thì phải lạt mềm
Với ba mẹ mới kính thêm hơn nhà
Gửi con gái rượu mấy lời của cha:
Bên đấy cũng mẹ cũng ba
Họ hàng trên dưới nhưng là phận dâu
Ông bà xưa đã có câu
Rể thì là khách, con, dâu mới là
Sang đấy hơi khác Lễ gia
Đối nhân xử thế liệu mà ấm êm
Với chồng thì phải lạt mềm
Với ba mẹ mới kính thêm hơn nhà
Kính thưa anh chị thông gia:
Cháu tuy được dạy nhưng mà vẫn non
Mong anh chị coi như con
Bảo ban chỉ dẫn lại còn nương tay
Cháu tuy được dạy nhưng mà vẫn non
Mong anh chị coi như con
Bảo ban chỉ dẫn lại còn nương tay
Gửi con rể quý đoạn này:
Hãy thương yêu vợ đến ngày răng long
Chiều vợ là câu nằm lòng
Gia đình hạnh phúc ấm trong đẹp ngoài
Sinh con ít cũng nên hai
Thể thao nên tập sức dài về sau
Làm ăn chữ Tín hàng đầu
Trách nhiệm hai họ trước sau vẹn toàn
Hãy thương yêu vợ đến ngày răng long
Chiều vợ là câu nằm lòng
Gia đình hạnh phúc ấm trong đẹp ngoài
Sinh con ít cũng nên hai
Thể thao nên tập sức dài về sau
Làm ăn chữ Tín hàng đầu
Trách nhiệm hai họ trước sau vẹn toàn
Thưa quý vị
Song hỷ nay rõ hân hoan
Danh thành, tình vẹn các bàn đều vui
Thôi thì dù có bùi ngùi
Giờ xin chuyển mic nhà sui tiếp lời."
Song hỷ nay rõ hân hoan
Danh thành, tình vẹn các bàn đều vui
Thôi thì dù có bùi ngùi
Giờ xin chuyển mic nhà sui tiếp lời."
ĐTV(Bố cô dâu) - Có bản quyền
copy từ FB-Khanh Phanvan
KHỞI NGHIỆP !!!
Ivan đang học năm cuối đại học. Cô giáo trẻ rất yêu Ivan, cô chủ động hẹn hò với anh ta nhiều lần nhưng anh ta chưa nhận lời. Một hôm, sau giờ học cô gặp Ivan hẹn cuối giờ gặp nhau tâm sự, anh ta hẹn với cô chiều hôm sau gặp.
Cuối giờ hôm sau, trời tối dần, anh ta và cô giáo trẻ gặp nhau tại lớp để tâm sự, anh ta đề nghị tắt đèn để mọi người khỏi biết. Tâm sự được một lúc lâu, anh ta xin phép cô ra ngoài, sau đó lại vào tâm sự tiếp. Một lúc sau anh ta lại xin ra ngoài và lại vào....Sự việc cứ tiếp tục như thế vài lần làm cô giáo hết kiên nhẫn, cô nói với anh ta giọng bực bội:
- Ivan, anh làm gì mà cứ ra vào xoành xoạch thế?
- Thưa cô, em không phải Ivan, em là Igo, thằng Ivan nó đang đứng......bán vé ngoài cửa lớp ấy!!!!!
----------
Lời bình:
Đúng rồi, phong trào khởi nghiệp ở ta đang lên!
Trần Thanh Đàn (ELTE.VIDI72)
Cuối giờ hôm sau, trời tối dần, anh ta và cô giáo trẻ gặp nhau tại lớp để tâm sự, anh ta đề nghị tắt đèn để mọi người khỏi biết. Tâm sự được một lúc lâu, anh ta xin phép cô ra ngoài, sau đó lại vào tâm sự tiếp. Một lúc sau anh ta lại xin ra ngoài và lại vào....Sự việc cứ tiếp tục như thế vài lần làm cô giáo hết kiên nhẫn, cô nói với anh ta giọng bực bội:
- Ivan, anh làm gì mà cứ ra vào xoành xoạch thế?
- Thưa cô, em không phải Ivan, em là Igo, thằng Ivan nó đang đứng......bán vé ngoài cửa lớp ấy!!!!!
----------
Lời bình:
Đúng rồi, phong trào khởi nghiệp ở ta đang lên!
Trần Thanh Đàn (ELTE.VIDI72)
Sunday, January 27, 2019
LỜI CẢM ƠN và CHÚC TẾT CỦA GS CHU HẢO
Kính gửi: Những người đã thông cảm, ủng hộ và khich lệ tôi
Thưa quý vị và các bạn,
Thưa quý vị và các bạn,
Nhân dịp Tết Kỷ Hợi tôi xin chân thành kính chúc mọi người một Năm mới dồi dào sức khỏe, có thêm niềm vui và gặp nhiều may mắn để có một vài công việc (của gia đình, hay cho xã hội) được thật sự như ý!
Năm cũ đã qua với rất nhiều biến động trên đất nước ta. Có những suy thoái tồi tệ hơn; nhưng đồng thời cũng có những tự diễn biến, tự chuyển hóa tích cực hơn. Tôi không ngờ rằng sự vụ liên quan đến cá nhân tôi trong thời gian vừa qua lại có thể dấy lên một phong trào tự do công khai biểu đạt chính kiến của mình theo Hiến định một cách sôi động đến như vậy. Nhân dip này tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc tới quý vị và các bạn đã thông cảm, ủng hộ và khích lệ tôi trong các hoạt động Văn hóa-Giáo dục và Xuất bản để cùng nhau phấn đấu vì một nước Việt Nam Độc lập Dân tộc, Tự do Dân quyền, Hạnh phúc Dân sinh. Tên tuổi và tiếng nói của từng người trong số này đều khắc sâu trong tâm khảm tôi như một kỷ niệm trân quý nhất trong cuộc đời.
Dù rất mong muốn được bày tỏ tấm lòng mình với riêng mỗi người, mỗi tổ chức dã lên tiếng quan ngại đến vấn đề của tôi, nhưng tôi chưa có điều kiện thực hiện được. Vì vậy xin quý vị và các bạn cho phép tôi chỉ nhắc tới sau đây vài trường hợp đặc biệt.
Trước hết là Tướng quân Nguyễn Trọng Vĩnh (năm nay Cụ đã thọ 103 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn), người đã ra một Bản Tuyên bố đanh thép về trường hợp của tôi. Tôi hết sức cảm động và thêm vững lòng tin vào ý chí của một Dân tộc đã có, và sẽ còn có, những thế hệ kiên cường như vậy. Tôi vinh dự và tự hào vì những năm gần đây được cộng tác với Cụ tham gia phản biện xã hội, cùng lên tiếng trước những vấn đề bức xúc và nòng bỏng của thời cuộc.
Tiếp đến tôi xin được đặc biệt nhắc tới việc làm hết sức có ý nghĩa của 81 vị học giả quốc tế khi bày tỏ quan ngại đến những khó khăn ở Việt Nam trong việc xuất bản các cuốn sách vốn là giá trị phổ quát của Nhân loại trong Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế Giới của NXB Tri thức thuộc Liên hiệp các hội KHKT VN (LHH VN). Rõ ràng là ý kiến đó đã góp phần quan trọng trong việc NXB Tri thức (mà từ nay tôi làm việc ở đó như một Biên tập viên và Người tổ chức giới thiệu sách) vẫn được tiếp tục hoạt động theo đúng tiêu chí mà cơ quan chủ quản (LHH VN) đã đề ra từ ngày thành lập (2005) và kiên trì theo đuổi.
Tôi cũng xin phép được nhắc tới các bạn trẻ tham gia “Hội những người đứng về phe ánh sáng” đã sẵn sàng sát cánh cùng chúng tôi, những người tự nguyện nối tiếp sự nghiệp Khai Dân trí theo tinh thần Phan Tây Hồ, trong đó có Viện Phan Châu Trinh (Hội An-Quảng Nam) mà hiện tôi vẫn tham gia với tư cách Giám đốc. Tôn trọng và công khai bảo vệ lẽ phải bằng trí tuệ là phẩm chất của người chính trực. Mong các bạn làm được nhiều việc cụ thể, trong khả năng có thể, để góp phần chấn hưng nền Văn hóa- Giáo dục và Học thuật nước nhà, nhằm góp phần xây dựng một nước Việt Nam Giàu mạnh, thực sự Dân chủ Công bằng và Văn minh.
Tôi, cũng như nhiều quý vị và các bạn trong số chúng ta, không có nguyện vọng và năng lực hoạt động chính trị thực thụ; nhưng có chính kiến trong thực hành phản biện xã hội trên tinh thần khoa học và xây dựng là nghĩa vụ của mỗi người, để xã hội này không rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”. Nói đúng sự thật, có lý lẽ, có tầm nhìn và có tâm trong sáng, thì chẳng gì có thể làm chúng ta sợ hãi. Có càng nhiều người can đảm không thờ ơ trước những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc thì sẽ càng ít có chỗ cho cường quyền lộng hành!
Trong cuộc đời ngắn ngủi và vô thường của mình tôi rất may mắn và hạnh phúc được là người đồng chí hướng với quý vị và các bạn, những người thấu hiểu thế thái và thấm đượm nhân tình.
Chào thân ái và chúc thành công!
Chào thân ái và chúc thành công!
Chu Hảo
Hà nội, Tết Đinh Hợi 2019
Chuyện ngoài lề không liên quan đến quân sự:
Nghe em kể một số bác trên net có con cháu đã sinh mổ hay điều trị vô sinh ở khoa mẹ đấy (Khoa Sản Viện quân y 108) ,mẹ em nhân tiện nhớ lại nhiều chuyện ở khoa. Rất nhiều thâm cung bí sử có lẽ sẽ ko bao giờ kể lại dc ...Nhưng cũng có những chuyện đơn giản mà cảm động.
Bà kể có lần khi chiến tranh còn ác liệt, một đơn vị giới thiệu một cô rất trẻ tới "giải quyết" cái bầu. Thủ trưởng đơn vị giải thích chồng chưa cưới cô này đã hy sinh, đv muốn giúp cho "giải quyết'' cái thai để cô ko bị ràng buộc. Mẹ em rất băn khoăn rồi hỏi riêng là cô có thực sự yêu anh đó không, nếu có thì nên giữ lại, chứ không sau này cô sẽ hối hận cả đời. Cô này khóc nói rất muốn giữ em bé nhưng không dám làm trái tổ chức. Bà Toản bảo vậy thì sẽ giúp. Bà nói với thủ trưởng đơn vị đó là do thai lớn quá không nên nạo thai sợ ảnh hướng tính mạng! Cô bệnh nhân sau đó dc mẹ em theo dõi chăm sóc, đã sinh một bé trai.
Sau đó một thời gian, có một bà già trông lam lũ dắt một đứa bé tới khoa xin gặp BS Toản. Vừa thấy mẹ em, bà quỳ xuống dưới chân sụp lạy. Bà khóc rưng rức, xưng là mẹ của anh chiến sĩ chết trận dạo ấy, rằng bà chỉ có anh đó là con trai một, rằng nhờ Bác sĩ giúp đỡ mà dòng họ bà còn có cháu trai nối dõi tông đường....
FB-TƯỚNG CAO VĂN KHÁNH
FB-TƯỚNG CAO VĂN KHÁNH
Thơ lay động
“Giật mình se sẽ đông sang - Người xa xăm ấy có bàng hoàng không - Hoa đào tha thẩn gió đông - Đêm run nhè nhẹ giấc mòng ai hay” - anh Nguyễn Thụ qua đời đã tròn 1 năm...
Nguyễn Hoàng Linh (NCTG)
Nguyễn Hoàng Linh (NCTG)
CON ĐƯỜNG THEO ĐUỔI GIẤC MƠ CỦA ĐẶNG VĂN LÂM
Bài phỏng vấn rất hay. Dài nhưng cuốn hút.
- Rồi anh lập tức sang Việt Nam?
(copy từ nhà anh Tôn Thất Thuần Lý)
--------------
--------------
Phóng viên của tờ Soviet Sports (Nga) có buổi phỏng vấn với Đặng Văn Lâm, hai ngày sau khi anh đẩy quả luân lưu trong trận gặp Jordan giúp Việt Nam vào tứ kết Asian Cup. Đặng Văn Lâm mang hai quốc tịch Việt, Nga. Trong khi người hâm mộ Việt Nam biết đến anh nhiều trong thời gian gần đây thì các fan xứ bạch dương còn lạ lẫm với chàng thủ môn cao 1,88m. Dưới đây là bài phỏng vấn của Lâm "Tây" với phóng viên Soviet Sports.
- Anh sinh ra ở Nga, tại sao giờ lại chơi cho đội tuyển quốc gia Việt Nam?
- Tôi sinh ở Moskva, có mẹ là người Nga và bố là người Việt Nam. Mẹ tôi là diễn viên và bố là vũ công ballet. Họ gặp nhau trong một lần tập luyện ở Viện nghệ thuật sân khấu Nga. Chúng tôi sống ở đó khoảng tám năm và đến khi tôi học cấp hai thì gia nhập Spartak Moskva.
Đặng Văn Lâm và kiểu pose ảnh như Lev Yashin.
Đặng Văn Lâm chụp ảnh kiểu Lev Yashin.
- Anh từng đăng tấm ảnh trắng đen và đội mũ như Lev Yashin trong ngày sinh nhật. Thời anh còn bé chắc chắn không thể chứng kiến ông ấy thi đấu. Vậy ai là thần tượng của anh?
Đặng Văn Lâm chụp ảnh kiểu Lev Yashin.
- Anh từng đăng tấm ảnh trắng đen và đội mũ như Lev Yashin trong ngày sinh nhật. Thời anh còn bé chắc chắn không thể chứng kiến ông ấy thi đấu. Vậy ai là thần tượng của anh?
- Tôi không thích từ "thần tượng".
- Vậy ai là người anh muốn noi theo trong sự nghiệp?
- Lev Yashin là người mà bất cứ thủ môn nào cũng phải học hỏi. Những năm gần đây tôi thích Buffon và Casillas. Hiện tại có rất nhiều thủ môn giỏi mà tôi ngưỡng mộ, nhưng đó không phải kiểu thần tượng. Tôi chỉ xem họ như đồng nghiệp và có những điều tôi cần học hỏi.
- Với anh ai là thủ môn hay nhất thế giới hiện nay?
- Tôi nghĩ là De Gea. Courtois cũng xuất sắc.
- Tại sao anh lại rời Nga?
- Với CLB Dynamo tôi đã chơi tốt, tôi có vị trí trong đội hình hai của họ. Tôi tập luyện với một số thủ môn có kinh nghiệm, lắng nghe và học hỏi từ họ rất nhiều. Tôi là người trẻ nhất ở đó. Khi gần kết thúc hợp đồng, những người ở Học viện nói với tôi rằng tôi sẽ không được ký hợp đồng chuyên nghiệp.
- Rồi anh lập tức sang Việt Nam?
- Tôi biết khả năng của bản thân có thể chơi cho Dynamo hay chơi ở Nga. Nhưng khi đó có nhiều điều không suôn sẻ. Tôi đã nhờ bố tôi tìm cho tôi một đội bóng ở Việt Nam. Chúng tôi tìm kiếm trên mạng và lên một danh sách rồi sau đó bay sang Việt Nam.
- Anh có biết tiếng Việt hay từng đến đó trước đây?
- Chúng tôi từng du lịch Việt Nam khi tôi còn nhỏ. Tôi biết tiếng Việt vì ở nhà bố nói tiếng Việt với chúng tôi, còn mẹ tôi thì nói tiếng Nga. Chúng tôi biết hai ngôn ngữ. Tôi không biết nhiều từ vựng tiếng Việt lắm và khi sang đó tôi mới bắt đầu học thêm, cả đọc lẫn viết.
- Được đào tạo ở Spartak và Dynamo, cao 1,88m nên có lẽ anh không khó khăn để tìm được bến đỗ?
- Tôi có sự lựa chọn. Đầu tiên tôi đến một đội bóng ở thủ đô. Khi tôi hỏi nơi thay đồ, họ chỉ ra phía sau cánh cửa. Khi tôi mở cửa thì đấy là toilet. Tôi phải thay đồ trong nhà vệ sinh khi tất cả mọi người đều làm thế. Tôi bị sốc. Nó quá khác so với những gì tôi đã trải nghiệm trước đây. Tôi vẫn tập luyện nhưng nhận ra nơi đây không thuộc về mình. Thử một, hai CLB rồi tôi bay vào Sài Gòn. Tôi tìm thấy một đội bóng và gặp vấn đề tương tự. Cuối cùng tôi đến với HAGL, khi đó họ có hợp tác với Arsenal. Sân tập của họ rộng rãi, cơ sở vật chất đầy đủ. Tôi quyết định ký hợp đồng với họ. Tôi tin rằng chuyện cổ tích của bản thân sẽ bắt đầu ở đây. Năm 18 tuổi, tôi đã tập luyện cùng với đội hình chính của họ.
- Nhưng...
- Mùa đầu tiên tôi chỉ có tập mà không được thi đấu. Mùa thứ hai cũng thế. Tôi được gọi vào đội U19 quốc gia nhưng không thể đá chính cho CLB.
- Vấn đề ở đâu?
- Tâm lý. Có sự khác biệt trong văn hóa giữa Nga và Việt Nam.
- Anh có thể nói rõ hơn?
- Tiếng Việt của tôi lúc đó chưa tốt. Thứ hai, tôi đến đó và cư xử như một người Nga, một người nước ngoài. Họ có vẻ không thích tôi, không thích "cái gã người Nga này". HLV không điền tên tôi vào danh sách thi đấu. Trong một năm rưỡi đầu tiên tôi may mắn khi làm việc với HLV thủ môn người Thái Lan. Ông ấy không quan tâm tôi đến từ đâu và nói tiếng gì. Chúng tôi đã làm việc với nhau rất ăn ý. Ông ấy nhận thấy tôi có những tố chất mà thủ môn Việt Nam khó có.
- Họ không thích anh ngay từ đầu sao?
- Vì có những khác biệt. Ví dụ thế này: Ở Nga bạn có thể nhẹ nhàng tiếp cận HLV, nói những điều bạn chưa hài lòng. HLV dễ dàng lắng nghe và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết. Ở châu Á thì khác. HLV luôn là người đúng và bạn không được tranh cãi. Người càng lớn thì càng biết nhiều và khi đối mặt với họ bạn phải hạ thấp ánh mắt xuống. Trước đây tôi không hiểu chuyện. Tôi thường nói thẳng ý kiến với HLV, đôi khi tranh cãi. Ở Việt Nam, hành động này được xem là ngạo mạn. Mùa thứ hai, họ đem tôi cho CLB ở Lào mượn.
- Thời gian ở Lào thì sao?
- Anh không tưởng tượng nổi đâu, giải đấu ở đó ít phát triển hơn. Tuy nhiên, tôi lại không hối tiếc về quãng thời gian ở đó. Đó là thử thách với tôi và là quãng thời gian đáng giá.
- Anh có thể kể về các trận đấu ở Lào không?
- Có nhiều điều đã xảy ra. Ở Việt Nam nhiệt độ thường cao còn ở Lào là nóng kinh khủng. Khi tivi nói rằng hôm nay có gió tức là bạn tốt nhất là không nên ra ngoài. CLB của tôi có xe buýt đưa đón cầu thủ, từ nơi ở ra sân tập. Chúng tôi đi tập mỗi ngày còn xe buýt thì thường không khởi động. Thế nên, mỗi ngày chúng tôi phải đẩy xe đi từ 10-20 mét để cho tài xế có thể nổ máy. Xe không có điều hòa còn bên ngoài nóng như đổ lửa. Chúng tôi phải đổ nước vào ghế mới có thể ngồi xuống mà không bị phỏng.
Sau một năm chơi chuyên nghiệp ở Lào, tôi là thủ môn giỏi nhất, đội của tôi đứng thứ hai của giải. Đó là mùa bóng chuyên nghiệp đầu tiên trong sự nghiệp của tôi.
- Sau đó anh trở lại Việt Nam?
- Tôi có đi nghỉ ở Nga, khi trở lại Việt Nam thì nghĩ rằng mình sẽ quay về HAGL. Nhưng chuyện tương tự như ở Spartak lại xảy ra. Họ thông báo chấm dứt hợp đồng với tôi. Ba năm ở Việt Nam và tôi đã không hoàn thành được mục tiêu mà bản thân đặt ra. Tôi muốn đến Việt Nam, tập luyện thi đấu, được chơi cho đội tuyển quốc gia để khiến bố tôi tự hào. Nhưng tôi đã thất bại.
- Rồi anh trở về Nga?
- Tôi không muốn trở về. Trở về thì sự nghiệp chơi bóng của tôi sẽ chấm hết. Tôi tin rằng mình có thể tiếp tục. Tôi nhờ bác ở Việt Nam tìm một đội bóng ở giải hạng Nhất nhưng khi đó tôi cũng không được cho ra sân. Bốn năm liền không thi đấu ở Việt Nam. Tôi không hiểu nổi sao bản thân có thể chịu đựng tốt đến vậy. Tôi khi đó nhận lương 200 đôla một tháng, sinh hoạt cùng các đồng đội ở một nơi có tiêu chuẩn thấp hơn tiêu chuẩn bình thường ở Việt Nam.
Bố của tôi gọi cho tôi, ông ấy gần như khóc và yêu cầu tôi trở về Nga. Ông nói với mức lương tôi nhận, thà về nhà làm người gác cổng.
- Rồi anh trở về Moskva?
- Tôi đã trở về, năm 2014. Tôi đi học trường tài chính vì mẹ muốn tôi ăn học tử tế. Tôi chả hiểu gì ở trường và chỉ được điểm cao mỗi môn thể dục. Tôi chỉ học được hai tháng.
- Anh nghỉ ngang à?
- Đúng, nhưng không phải do tôi. Tình cờ một người bạn bảo tôi tham gia cuộc thi do nhãn hàng thể thao tổ chức. Phần thưởng là các cầu thủ sẽ được đưa đi London. Tôi được chọn vào vòng chung kết và anh không thể tin nổi đâu, đối thủ của tôi là người mà Spartak từng chọn thay vì tôi. Một lần nữa chúng tôi đã đối đầu với nhau. Nhưng điều lạ lùng là anh ta không muốn tiếp tục theo đuổi bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng anh ta đã được ban tổ chức chọn. Anh ta là người Nga và tốt nghiệp đại học hàng không. Cuộc thi đó khiến tôi nhận ra là bản thân mình yêu bóng đá như thế nào. Tôi muốn tiếp tục con đường này chứ không phải đi học kinh tế.
- Rồi sau đó?
- Tôi đã chơi cho một đội nhỏ tên là Solaris rồi thông qua một số người quen, tôi được giới thiệu vừa thi đấu vừa làm HLV cho các cầu thủ nhí. Chơi bóng và làm việc ở đó lương rất cao và là công việc tốt nhất tôi có thể có. Nhưng khi xét đơn, họ yêu cầu tôi phải đổi quốc tịch thi đấu. Trước đây tôi từng chơi cho đội trẻ của đội tuyển Việt Nam nên giờ tôi phải đổi về Nga. Bạn chỉ có thể đổi quốc tịch thi đấu một lần trong đời theo luật. Tôi đã phân vân, giữa việc làm việc ở Nga và một bên là giấc mơ chơi bóng cho Việt Nam. Chả ai ở Việt Nam cần tôi cả nên tôi quyết định sẽ đi đổi quốc tịch thi đấu. Để làm được điều đó tôi phải gọi đến Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF và nhờ họ làm các thủ tục. Một HLV thủ môn ở Việt Nam mà tôi liên hệ đã khuyên tôi đừng vội. Ông ấy nói ở Việt Nam không có thủ môn nào cao lớn như tôi và bảo tôi đợi.
- Anh làm gì tiếp theo?
- Trong thời gian đó tôi có chơi cho CLB Duslar và chúng tôi giành chức vô địch. Huy chương đầu đời khiến tôi có thêm động lực. Tôi đã quyết định viết một bức thư "cầu cứu" trên Facebook, gửi đến người hâm mộ Việt Nam. Gần đây bức thư ấy được chia sẻ rộng rãi trở lại.
Sau đó tôi viết thư cho các phóng viên thể thao. Một trong số họ cho tôi số của HLV đội U23 Việt Nam. Ông ấy nói ông ấy sẽ suy nghĩ. Lúc đó dư luận chia làm hai bên, một bên muốn cho tôi cơ hội còn một bên thì nghĩ rằng cho một người lạ vào đội tuyển có thể gây xáo trộn. Ít ngày sau ông ấy gọi lại và nói chưa cần tôi.
Tôi không được vào đội tuyển nhưng nhờ lá thư ấy nhiều người biết đến tôi và có đội bóng cần tôi. Tất cả các tờ báo ở Việt Nam khi đó đều viết về một gã người Nga muốn chơi cho Việt Nam. Một tuần sau, Chủ tịch của CLB Hải Phòng hỏi tôi muốn sang đây không và muốn nhận lương bao nhiêu. Tôi nói tiền bạc không quan trọng. Ông ấy đáp: "Sang ngay".
- Rồi anh đã được chơi bóng?
- Không phải ngay lập tức. Vì thủ môn của Hải Phòng khi ấy là huyền thoại của họ. Sau chín vòng đấu, thủ môn chính bị thủy đậu. Đó là mùa giải anh ấy chơi hay nhất, năm trận giữ sạch lưới, chín trận không thua và đội bóng đang đứng nhất. Anh ấy ốm và tôi được tạo cơ hội vào sân. Nhưng tôi vẫn rất hồi hộp. Ba ngày tôi ăn không ngon ngủ không yên. Trận đó chúng tôi thua 1-2 và thua đúng vào phút cuối. Tôi bị đem ra làm tâm điểm chỉ trích, chỉ có Chủ tịch là ủng hộ tôi. Trận tiếp theo tôi lại được cho ra sân và là trận đầu tiên tôi giữ sạch lưới.
Sau hai trận ở V-League tôi được gọi vào đội tuyển quốc gia, như là thủ môn số ba. Giải AFF Cup năm đó tôi không được thi đấu. Kể từ đó, tôi là thủ môn số một ở CLB. Tôi có trận ra mắt đội tuyển quốc gia năm 2017, trong trận đấu với Jordan. Trận đấu hòa 0-0 và tôi là người chơi hay nhất. Một màn ra mắt thành công.
- Những màn ăn mừng của anh gần đây ở đội tuyển có ý nghĩa gì?
- Tôi muốn cho mọi người thấy khát khao của mình. Dù chỉ có một nửa dòng máu là người Việt, nhưng tôi sẵn sàng chiến đấu vì Việt Nam. Tôi đã trải qua hành trình khó khăn. Tôi muốn chứng minh rằng bản thân sẽ không bao giờ từ bỏ, trong những khoảng thời gian vất vả nhất, không ai cần mình, phải sang Lào và gần như từ bỏ sự nghiệp. Nhưng giờ tôi đã ở đây, cùng các đồng đội làm nên lịch sử cho bóng đá Việt Nam.
Đàn bà dể có mấy tay: phong cách Nhật
- đến cổng nhà máy và cổng văn phòng là phải tắt máy, dắt xe vô sân đậu. Cả xếp lẫn nhân viên, trừ xe tải.
- khi ra, phải dắt xe ra khỏi cổng, đến đường mới đề.
Để không có khói trong nhà máy hay văn phòng
-đi vô mỗi nhà, phải mang dép riêng của block nhà đó, để dép đg mang lại trước cửa
- vô wc, mang dép để trước cửa vô wc, khi ra, mang lại dép lúc đi đến
- nhân viên và sếp gọi nhau theo tuổi tác, như gia đình: chú, cô, anh em, cháu
- gặp khách, hay đồng nghiệp, nghiên mình chào nhau
- cô trợ lý phải chở tôi qua nhà máy, đợi tôi leo lên ngồi sau xe yên ổn, rồi mới đề máy xe, hỏi “ xong chưa anh”, rồi mới chạy
- tôi thấy nv chào cô ta như chào tôi, dù chả biết tôi là ai. Sau khi chào xong, tiếp tục công vc, không nhìn về hướng tôi
- phải cởi chemise mặc blouse, đội nón như bs vô phòng mổ khi viếng nhà máy. Ký hơn khi tôi viếng nhà máy chế biến thuỷ sản cà mau
Nguyễn Quang Qúy
Saturday, January 26, 2019
Đại đoàn 308
Ảnh 1. Lễ thành lập Đại đoàn 308 Quân Tiên phong- Đại đoàn đầu tiên của QĐNDVN- Đại đoàn phó Cao Văn Khánh đứng bìa phải ảnh, sau lưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Lúc này, Đại tá Cao Văn Khánh vẫn chưa phải là đảng viên.
Ảnh 2. Sắc lệnh 57 ngày 18/6/1949 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, cử ông Vương Thừa Vũ làm Đại đoàn trưởng kiêm Chính trị ủy viên, ông Cao Văn Khánh làm Đai đoàn Phó, ông Lê Vinh Quốc, Đại đoàn Phó, ủy viên Phó Chính trị.
Ảnh 3. Sau này, Ban chỉ huy đầu tiên của Đại đoàn 308 được mời chụp lại tấm ảnh kỷ niệm về những ngày đầu gian khổ của QĐNDVN. Nhưng thay vào vị trí ông Lê Vinh Quốc là Thượng Tướng Song Hào (sau là Chủ nhiệm Tổng cục chính trị). Trái qua phải: Cao Văn Khánh, Vương Thừa Vũ, Song Hào. (Ông Lê Vinh Quốc, cũng là trí thức, đã từ bỏ tất cả, ở lại Liên xô cũ sau môt đợt tập huấn, do bất đồng chính kiến mà đỉnh điểm là vụ "xét lại" những năm sáu mươi)
Có lần mẹ tôi hỏi ba tôi suy nghĩ gì về những xáo trộn đó? Ông không thổ lộ bình luận nhiều, chỉ nói đơn giản, đại ý: Anh muốn ở lại để giúp đỡ bộ đội. Nếu trí thức quân đội bỏ đi hết thì lính mình sẽ chết nhiều hơn.
Subscribe to:
Posts (Atom)