Tôi có ông anh, bạn vong niên, hơn gần chục tuổi, rất giỏi chuyên môn, chí lớn, không thiếu mưu mẹo và kiên nhẫn vì người khác. Nhưng nghiệp làm quan lận đận, mặc dù, BCT, TBT thời nào cũng biết mặt biết tên, cũng có luận thuyết sắc bén, nói củ cải cũng nghe.
Có lần anh nói với tôi: anh đi xem tướng, thầy bảo anh cái gì cũng hay, chỉ thiếu ba cái. Tôi hỏi anh đó là cái gì, biết đâu tôi có, xin biếu anh, biết đâu sau này có lúc mượn oai hùm. Anh nói: thầy bảo anh chỉ cần mắt tròn, sâu và to ra, mũi cao và nở ra, miệng rộng và dày hơn. Thấy tôi cười, anh hỏi tôi: mày biết gì mà cười. Tôi mới nói: anh ơi, chỉ cần được 1 cái là đủ làm quan to, cần gì cả ba, mà cũng chẳng cái anh có sẵn. Anh thấy ai mắt phượng mũi tẹt, hay mũi rồng mắt lươn bao giờ chưa. Chắc cũng chẳng có miệng hùm, tai chuột. Cuối cùng tướng cũng chẳng lại với số, xem bao thằng làm to tướng mạo có khác gì ông xe ôm.
Nói về Việt Nam cần gì nhất, nói cho ngắn, cho vuông. Tôi nghĩ chỉ có 3 chữ cần nhất: thực tâm, lý trí và hòa mục. Nói là 3, nhưng tùy hoàn cảnh khả năng chọn đại một cái làm cho hết nhẽ đủ đổi số phận.
1. Thực tâm: Có anh hỏi tôi muốn phát triển khoa học công nghệ phải làm gì. Tôi nói có ba chữ thực. Trước tiên là "thực lòng muốn phát triển", sau đó "nhìn thẳng vào thực tế" rồi "hành động thực sự". Nói cho cùng vẫn thực tâm là gốc. Người Việt nói vậy mà không phải vậy, chém cho vui cho đủ lệ bộ, biểu diễn. Biết khoa học công nghệ để làm cóc khô gì mà nói ưu tiên phát triển. Vậy là không thực lòng muốn làm. Không thực lòng muốn làm thì hành động như chuồn đạp nước, làm láo báo cáo sẽ láo làm sao biết thực tế. Khoan hãy nói làm gì. Làm gì cũng được, nhưng hãy chọn cái gì thực tâm muốn làm. Người Việt uống rượu, hưởng lạc cũng không thực lòng, có biết rượu ngon, chơi sướng là gì đâu. Rượu Henessy, Martel, Couvoisier uống mỗi người cả lít với lòng lợn chấm mắm tôm cho là sang chảnh. Làm nhục rượu thì đúng hơn. Chẳng qua là uống cho người khác thấy vờ kêu ngon, kêu sướng. Chuyện nhỏ suy ra chuyện lớn.
2. Lý trí: Cái lộn tiết nhất của mọi lý sự, công luận, phân xử, quốc sách Việt Nam là một mớ cảm tính, không có đường lối, hệ thống gì. Không cứ dân thường mà đại trí thức cũng không biết thị phi phải trái, cứ lấy cảm xúc, thói quen thay suy luận. Nói chuyện lý với mấy ông trí thức Việt không bao giờ đến đầu đến đũa. Lý lẽ rát họng không bằng tỉ tê phỉnh phờ. Còn cãi lý thì như cóc bỏ đĩa, đang nói chuyện nọ, xọ sang chuyện kia, như trẻ con lên ba. Cảm tính là do kém phát triển. Nhưng ta tuy kém về lý trí nhưng lại rất mưu mẹo. Thấy xảo biện, xảo hành thì cũng thông minh ra phết. Cuối cùng mưu mẹo ngắn như đánh cờ chộp, tính nước một hay hết nhẽ, cuối cùng vẫn rơi vào bẫy của bợm già. Đó là vì không biết phải trái, chỉ biết hơn thiệt trước mắt. Suy cho cùng tính ngắn cũng do không thực lòng làm bất cứ cái gì.
3. Hòa mục: Người Việt là giống người kỳ thị nhất thế giới. Trong tâm lý kỳ thị vừa có cái kiêu ngạo nhưng vừa có cái tự ti: cho dù muốn bắt chước như người ta cũng không làm được. Thành thử chuyện 2 X 2 là 4 thế giới người ta làm mãi, ở Việt Nam vẫn phải tranh cãi. Đến nỗi, cãi nhau luôn cả chuyện Tây, Tàu làm thế nào, ý gì quên cả vấn đề chính là mình phải làm thế nào. Tôi nghĩ, đã kém suy nghĩ, không biết thị phi, lười biếng, không thật lòng, trước tiên ta cứ hội nhập, chịu lép vế một chút mà học. Làm việc với Tây, cuối cùng thì cũng phải lý trí và làm cho ra kết quả.
Ước gì sáng mai ngủ dậy, người Việt đột biến, nói và làm cái gì cũng thực lòng.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)
Ngẫm cũng phải: tai to mặt lớn ở nước ngoài chắc cũng phải thế nào mới oai phong chứ mấy ông nhà mình nhìn kỹ nếu ko giống ông bán phở thì cũng giống anh xe ôm thật!
ReplyDeleteHèn chi... "tướng tự tâm sinh" là phải rồi.
Aiviet Nguyen: Ý mình nói các ông xe ôm ở mình oai, có tướng lãnh đạo :-)
DeleteNguyen Xuan Hoai: Không nên kỳ thị xem ôm, năm ngoái trên đường dự hội nghị SOICT trở về (ra sân bay) thấy mọi người trên xe bàn tán rôm rả về tiêu chuẩn PGS, GS, anh lái xe Grab cũng chen vào hỏi là tiêu chuẩn này thế nào? tại sao lại thế? mấy GS, PGS tương lai bực quá hỏi thế em định hỏi tiêu chuẩn phong PGS, GS cho ai? bạn ấy trả lời là "cho em, em định năm nay làm hồ sơ PGS, em là giảng viên trường XYZ"! :)
DeleteVuong Manh Son: Khoe mẽ, tranh đoạt —> dối trá.
ReplyDeleteThời thuộc địa Tây thực dân cũng viết: Dân An nam thông minh, lười biếng, hay nói dối, ăn cắp vặt nhanh.
Aiviet Nguyen: Thông minh nhưng chậm hiểu. Vì có học đâu. Và cũng phải hiểu thế nào là thông minh. Dân ta giỏi xoay xở thì đúng hơn.
DeleteTừ hồi sv (Hung), ở trại hè Debrecen 1974 diễn vở kịch mà xem xong tớ nhớ mỗi chữ "xoay" vì bà con diễn/xỏ xiên rất có duyên.
DeleteKim Thanh Nguyen: Bài này hay bạn ạ. Tôi vốn ngại đọc mà đọc 1 mạch.
ReplyDelete(nhưng Th sợ nếu đc xe ôm hay đc bán phở nào đọc cái stt hay các còm liên quan họ sẽ tự ái/ bị xúc phạm vì bị so sánh. 😊)
Happy new Year to you nhé.!
Aiviet Nguyen: Mình định tôn vinh mấy ông xe ôm, thấy Thanh nói vậy chắc cũng phải nghĩ lại.
DeleteHa Huy Khoai: THiếu "thực", nhưng lại thừa "ăn"!
ReplyDeleteAiviet Nguyen: "Ăn tim", lòng lợn chấm mắm tôm nhắm với cognac Couvoisier :-) thì còn tha cái gì không ăn.
DeleteDo Quang Binh: Bái phục bác ! Bài hay nhất em được đọc về tâm tính người Việt
ReplyDeletePhan Hoang: Aiviet Nguyen, Bài hay : 3 chữ ngắn mà chuẩn .
ReplyDeleteNhưng Văn minh lúa nc của " gc Lông Dân làm chủ " sẽ mất trăm năm cân nhắc lộn đi lộn lại trong cái ngõ cụt xhcn đấy
Do Xuan Phuong: 3 chữ quá hay, mà gốc từ "Sáng" (Enlightenment) mà ra ạ.
ReplyDeleteMinh Phuong Nguyen: Sao Anh nói cái gì cũng đúng thế, ngày đầu tiên của năm được đọc 1 bài hay quá. Chúc Anh Việt Năm mới những lời chúc tốt đẹp nhất nhé!
ReplyDeleteCa Vu Thanh: Bác viết rất đúng về lý luận, nhưng áp dụng lý luận đó vào làm quan thì tốt nhất là nên về đuổi gà cho vợ. Làm quan VN không cần thực tâm, không cần lý trí chung chung mà cần mưu kế, hòa mục thì chỉ bề ngoài, bên trong phải trị đến nơi đến chốn những thằng lý trí, dám phê phán mình :D
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Ca Vu Thanh, Tôi có định dạy mọi người làm quan đâu. Đây là đạo hưng bang trị quốc. Làm quan thì cứ ngược lại là được
DeleteTuan A. Phung: Aiviet Nguyen, "..Tư duy thiếu hòa mục, ếch ngồi đáy giếng của người Việt kết tinh thành đỉnh cao ở khẩu hiệu "Hòa nhập không hòa tan". Vì vậy hội nhập quốc tế không bao giờ thật lòng…" việc hội nhập không thật lòng, có lẽ là thói quen chung của cả Tàu lẫn ta, Tàu về mặt này với tâm lí tự ti "trăm năm ô nhục" có lẽ nặng hơn Việt. Luôn xảo trá hòa hiếu bề ngoài nhưng tị hiềm mưu kế mặt sau…. Tuy nhiên Việt, dạo sau này lại thêm tự đẻ ra cái mặc cảm "bị Tàu hiếp" băt đầu bằng những câu viết bế tắc của Nguyễn Huy Thiệp. Sau đó giới trí Việt, với thói quen "lấy cảm xúc, thói quen thay suy luận" hớn hở tiếp thu cái mặc cảm ảo tự sinh của một thế hệ người viết thiếu hiểu biết, không có kiến thức chuyên môn và kém ngoại ngữ này. Ngồi trong miệng giếng mà ẩn ức đại tự sự nên cứ tưởng cái gọi là văn minh Trung Hoa là cái gì ghê gơm trùm đời thiên hạ mà không hiểu nguồn gốc cóp nhặt, sao chép & nhận vơ của nó. Bản thân văn hóa Hán Hoa là một thứ con lai "cẩu tạp chủng" như Vi Tiểu Bảo mà lại cứ thích tự cho mình sứ mệnh đi dạy dỗ khai hóa nhân loại … Kiểu tâm lý AQ tự ti, dốt nát mà lại kiêu ngạo intollerant này tưởng đã được Lỗ Tấn khai tử nhưng thực tế vẫn sống dai dẳng, lại được tái sinh dưới một dạng khác có thể quan sát thấy qua những trang viết bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu làm cho cái self-inflicted syndrome sai lầm nọ tiếp tục sống dưới những ám tượng của tâm lý đàn bà được romanticized & bí hiểm hóa ...
ReplyDeleteBxchung Vuong: Em nghĩ ba yêu tố đó đều liên quan đến Cung, vấn đề Cầu ở đâu? Có lẽ bắt đầu bằng đi làm thuê hoặc ứng dụng cái có của thế giới như Ấn độ, Trung Quốc và xa nữa là Nhật Bản và Hàn Quốc để theo kịp và biết nhu cầu thị trường ở đâu rồi có tiền mới tự chủ về KHCN. Hàn Quốc và thụy Sỹ đều có cách tiếp cận này từ việc cung cấp quan đánh thuê để có tiền rồi bàn đến sự tự chủ. Ba vấn đề Anh nêu rất hay và cần thiết khi ta có tiền, theo kịp với thị trường Quốc tế. Trân trọng!
ReplyDelete