Trong bản tin Thời sự của VTV2, lúc 22 giờ, ngày 18-1-2018, tại hội nghị tổng kết công tác Thi đua-Khen thưởng toàn quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói: ...Trường hợp chính ủy Bùi Văn Tùng vào Dinh Độc Lập đưa nội các chính quyền cũ ra đài phát thanh, rồi thảo lời đầu hàng, lời chấp nhận đầu hàng...chiến công lớn như vậy tại sao đến nay vẫn chưa được phong Anh hùng...
Những lời Thủ tướng nói quả là cơn gió mát lành thổi vào tận tâm can những người lính trung thực, dũng cảm xưa; đặc biệt những người lính của lực lượng xe tăng- thiết giáp. Họ bất bình, họ kiến nghị đằng đẵng đã nhiều năm: Tại sao một con người đã làm nên điều phi thường trong thời khắc của lịch sử vẫn chưa được vinh danh, chưa được nhìn nhận đúng sự thực...
Nhân sự khẳng định của Thủ tướng về Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 lừng lẫy, tôi đăng lại bài viết về Bùi Văn Tùng đã đưa hồi tháng 5-2017.
BÙI VĂN TÙNG – NGƯỜI ANH HÙNG, VỊ CHÍNH KHÁCH
CỦA THỜI ĐIỂM LỊCH SỬ
CỦA THỜI ĐIỂM LỊCH SỬ
Tôi đã đề cập đến vấn đề này với họa sĩ Lê Trí Dũng (người lính của Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 ngày ấy ), khi chúng tôi cùng ngồi cà phê, cách đây hai năm. Và hôm nay mới thành hình hài qua con chữ.
Trước hết phải khẳng định rằng người ta đã quên hay cố tình quên vì lý do nào đó đối với ông: Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 lừng danh. Trước cuộc chiến tranh và sau khi kết thúc chiến tranh, được đánh dấu bằng mốc lịch sử 30-4-1975; Bùi Văn Tùng vẫn chỉ là một cán bộ quân đội đã tham gia chiến tranh và nghỉ hưu với quân hàm Đại tá, như những cán bộ quân đội khác.
Ấy thế nhưng, trung úy Bùi Quang Thận- người cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập, sau là đại tá Bùi Quang Thận, sau khi mất được 2 năm đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng (cho dù đã quá muộn ).
Ở đây không có sự so sánh giữa Bùi Văn Tùng và Bùi Quang Thận, bởi mỗi người có một nhiệm vụ khác nhau. Nhưng, công việc của một người cắm cờ ( xin lỗi vong linh anh Bùi Quang Thận ) mà bất kỳ người lính nào cũng có thể làm được, làm sao có thể sánh nổi cách xử lý vô cùng tài tình các tình huống liên quan đến cả một dân tộc như ông Bùi Tùng.
Mười mấy năm nay có một nhân vật đã nhảy ra tự nhận những việc của ông Bùi Văn Tùng làm trong thời khắc lịch sử 30-4-1975 là do mình làm. Người ấy không xa lạ, chính là trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2, Tư lệnh Quân khu 1. Phạm Xuân Thệ chính là đại úy Phạm Xuân Thệ - trung đoàn phó trung đoàn bộ binh 66 được nhắc tới trong các tài liệu, văn bản về ngày 30-4-1975. Và, lịch sử đã bị thay đổi, có công lớn của Viện Lịch sử quân đội, Bùi Tùng bị gạt ra để Phạm Xuân Thệ là nhân vật chính. Gần 20 năm nay những người trong cuộc, những người hiểu biết và dư luận phẫn uất mỗi khi gần đến ngày 30-4-1975. Ông Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn những năm 1963-1964, người có mặt chứng kiến, tham dự, và tác động phần nào vào thời khắc lịch sử ấy, sau nhiều năm im lặng đã phải lên tiếng bác bỏ sự đánh tráo lịch sử bằng cuốn sách: “Chuyện ít biết về ngày giải phóng Sài Gòn 30-4-1975”, xuất bản năm 2013.
Trước đó, nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thống nhất đất nước, ngày 27-4-2010, vợ của nhà báo Đức Borries Gallasch được mời sang thăm Việt Nam, bà đã tặng cuốn sách của chồng “ Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số O ”. Cuốn sách đã kể lại đầy đủ và chi tiết những việc làm của chính ủy Bùi Văn Tùng và những người khác trong thời khắc lịch sử của ngày 30-4-1975. Cuốn sách được tạp chí “ Xưa và Nay” dịch đăng, sau đó NXB Thời Đại xuất bản.
Trước hết phải khẳng định rằng người ta đã quên hay cố tình quên vì lý do nào đó đối với ông: Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 lừng danh. Trước cuộc chiến tranh và sau khi kết thúc chiến tranh, được đánh dấu bằng mốc lịch sử 30-4-1975; Bùi Văn Tùng vẫn chỉ là một cán bộ quân đội đã tham gia chiến tranh và nghỉ hưu với quân hàm Đại tá, như những cán bộ quân đội khác.
Ấy thế nhưng, trung úy Bùi Quang Thận- người cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập, sau là đại tá Bùi Quang Thận, sau khi mất được 2 năm đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng (cho dù đã quá muộn ).
Ở đây không có sự so sánh giữa Bùi Văn Tùng và Bùi Quang Thận, bởi mỗi người có một nhiệm vụ khác nhau. Nhưng, công việc của một người cắm cờ ( xin lỗi vong linh anh Bùi Quang Thận ) mà bất kỳ người lính nào cũng có thể làm được, làm sao có thể sánh nổi cách xử lý vô cùng tài tình các tình huống liên quan đến cả một dân tộc như ông Bùi Tùng.
Mười mấy năm nay có một nhân vật đã nhảy ra tự nhận những việc của ông Bùi Văn Tùng làm trong thời khắc lịch sử 30-4-1975 là do mình làm. Người ấy không xa lạ, chính là trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2, Tư lệnh Quân khu 1. Phạm Xuân Thệ chính là đại úy Phạm Xuân Thệ - trung đoàn phó trung đoàn bộ binh 66 được nhắc tới trong các tài liệu, văn bản về ngày 30-4-1975. Và, lịch sử đã bị thay đổi, có công lớn của Viện Lịch sử quân đội, Bùi Tùng bị gạt ra để Phạm Xuân Thệ là nhân vật chính. Gần 20 năm nay những người trong cuộc, những người hiểu biết và dư luận phẫn uất mỗi khi gần đến ngày 30-4-1975. Ông Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn những năm 1963-1964, người có mặt chứng kiến, tham dự, và tác động phần nào vào thời khắc lịch sử ấy, sau nhiều năm im lặng đã phải lên tiếng bác bỏ sự đánh tráo lịch sử bằng cuốn sách: “Chuyện ít biết về ngày giải phóng Sài Gòn 30-4-1975”, xuất bản năm 2013.
Trước đó, nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thống nhất đất nước, ngày 27-4-2010, vợ của nhà báo Đức Borries Gallasch được mời sang thăm Việt Nam, bà đã tặng cuốn sách của chồng “ Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số O ”. Cuốn sách đã kể lại đầy đủ và chi tiết những việc làm của chính ủy Bùi Văn Tùng và những người khác trong thời khắc lịch sử của ngày 30-4-1975. Cuốn sách được tạp chí “ Xưa và Nay” dịch đăng, sau đó NXB Thời Đại xuất bản.
Gạt ra ngoài những việc trên, chúng ta xem xét Bùi Văn Tùng trong bối cảnh lịch sử của ngày 30-4-1975.
Theo những tài liệu đã công bố và không bị sửa trước kia và theo lời thuật của Nguyễn Hữu Thái thì, khi ông Bùi Văn Tùng – người có quân hàm cao nhất của quân đội cách mạng vào phòng khánh tiết, nơi đang tập trung toàn bộ nội các của tổng thống Dương Văn Minh; ông Minh đã nói: “ Thưa ông, chúng tôi đang chờ các ông vào để bàn giao”. Chính ủy Bùi Văn Tùng đã nói: “ Các ông chẳng còn gì để mà giao. Các ông chỉ có đầu hàng vô điều kiện”. Sau đó là việc đưa tổng thống Dương Văn Minh sang đài phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng và kêu gọi binh lính VNCH buông súng, ngừng bắn, chấm dứt nổ súng phản kháng. Ông Bùi Văn Tùng đã tự tay thảo tuyên bố đầu hàng vô điều kiện cho tổng thống Dương Văn Minh đọc.
Nguyên văn lời đầu hàng của Tổng thống Dương văn Minh đọc theo văn bản do chính ủy Bùi Văn Tùng soạn thảo:
“Tôi, Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam” .
Tiếp đó là lời chấp nhận đầu hàng của chính ủy Bùi Văn Tùng:
“Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”.
Trong lời kể của đại tá Bùi Quang Thận sau này, khi xe tăng còn cách Dinh Độc Lập khoảng 50m, đại đội trưởng Bùi Quang Thận đã ra lệnh cho pháo thủ nạp đạn và bắn thẳng vào dinh nhằm thị uy. Hai lần bắn đạn đều không nổ. Thật là vận may của lịch sử. Nếu như quả đạn đại bác nổ thì không biết những sự việc gì sẽ diễn ra, và, nếu như nội các của tổng thống Dương Văn Minh bị trúng đạn...
Trong những phút cuối cùng của chiến tranh, những người đến đích đầu tiên là những người lính chiến đấu, cùng với họ là chỉ huy có thể là đại đội, tiểu đoàn hoặc trung đoàn. Sự thật lịch sử vào 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, xe tăng của lữ đoàn 203 cùng các chiến sĩ bộ binh của trung đoàn 66, sư đoàn 304 và nhiều chiến sĩ đặc công tiến vào Dinh Độc Lập đầu tiên. Chỉ huy xe tăng cao nhất là đại đội trưởng, trung úy Bùi Quang Thận và chính trị viên đại đội, trung úy Vũ Đăng Toàn; chỉ huy bộ binh cao nhất là đại úy, trung đoàn phó trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ; chỉ huy đặc công có đại đội trưởng Phạm Duy Đô. Cơ sở tình báo có mặt lúc ấy là kỹ sư Tô Văn Cang mô tả: “ ...Một số bộ đội ta đang vây nhóm Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu. Một bộ đội đội nón cối có huy hiệu sao vàng ( sau này mới biết là đại úy Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó trung đoàn bộ binh 66 ) súng lên đạn cầm tay lăm lăm cùng hai trợ lý từ phía cầu thang giữa chạy lại. Nguyễn Hữu Hạnh nói ông Minh đã tuyên bố bàn giao chính quyền. Người bộ đội đẩy ra và la lớn: “ Không có bàn giao gì hết. Hãy xếp hàng hai lại, nhanh lên!”. Cang giơ tay xin nói cũng bị ngăn lại và la: “ Xếp hàng lại”. Cang vẫn mạnh dạn: “ Không! Tôi là người của Mặt trận, thuộc đoàn 22, của tướng Ba Trân, bộ đội tiền phương”.”.
Trong khi những người chiến thắng có quân hàm cao nhất như đại úy Phạm Xuân Thệ, trung úy Bùi Quang Thận... còn đang bối rối, lúng túng không biết xử lý tình huống như thế nào, chỉ biết tập trung phía đối phương lại, trông giữ và chờ cấp trên vào giải quyết. Sự xuất hiện của chỉ huy lữ đoàn xe tăng 203 được ông Tô Văn Cang mô tả: Ngay lúc đó ban chỉ huy lữ đoàn xe tăng cũng kịp đến. Chỉ huy Nguyễn Tất Tài lệnh cho những chiếc tăng còn lại vây quanh Dinh đề phòng địch phản kích. Chính ủy Bùi Văn Tùng và chủ nhiệm chính chính trị Lê Minh xuống xe thiết giáp bước vội vào sảnh dinh. Đại đội trưởng đặc công Phạm Duy Đô chạy đến: “ Báo cáo, anh em đang giữ Dương Văn Minh và cả nội các ngụy ngồi trong đó. Mời thủ trưởng đến giải quyết”.
Nhà báo Borries Gallasch đã ghi nhận như sau: “ Sự hoang mang chỉ chấm dứt khi người chỉ huy của quân giải phóng, chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện”.
Trung tá, chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng - một cán bộ trung cấp của quân đội Việt Nam đã làm nên một kỳ tích vào đúng thời điểm lịch sử. Bùi Văn Tùng đã lập nên một chiến công đặc biệt xuất sắc bằng sự xử lý một loạt các tình huống về sự kết thúc một cuộc chiến tranh trên các lĩnh vực quân sự, chính trị; về sự ổn định đại cuộc ở tầm quốc gia, quốc tế chỉ trong vòng hơn 2 tiếng đồng hồ.
Chúng ta thử nêu ra giả thiết vào thời điểm lịch sử của ngày 30-4-1975, không phải Bùi Văn Tùng mà là một cán bộ khác thì sự việc sẽ như thế nào?
Ví dụ đại úy Phạm Xuân Thệ được đứng ra giải quyết vấn đề này. Chúng ta đã biết đại úy Phạm Xuân Thệ là một trong những chỉ huy quân đội có quân hàm cao nhất, vào dinh Độc Lập sớm nhất và gặp nội các của tổng thống Dương Văn Minh sớm nhất. Nhưng bản chất ông Thệ là một cán bộ quân sự nên mọi cách giải quyết tình huống của ông Thệ đều theo cách của một người lính và tỏ ra lúng túng ( nhiều người vào hoàn cảnh này cũng đều lúng túng, không riêng ông Thệ). Theo thuật lại của các nhân chứng có mặt tại thời điểm ấy: Nhà báo Đức Borries Gallasch, kỹ sư Tô Văn Cang, ông Nguyễn Hữu Thái, thì thái độ cùng cách xử lý của ông Thệ như đã thuật phần trên. Trong khi chính ủy Bùi Văn Tùng thảo văn bản chấp nhận đầu hàng của lực lượng quân giải phóng miền Nam Việt Nam, nhà báo Đức Borries Gallasch đã kể lại khoảnh khắc này rất rõ: “ Trong lúc đấy mọi người dường như đang thư giãn và giảm phấn khích hơn so với một giờ trước. Đại úy Phạm Xuân Thệ, người đã bắt ông Minh trong dinh, vẫn còn lăm lăm khẩu súng trong tay. Ông ta nhắc đi nhắc lại với ông Minh về việc đầu hàng trên đài…”. Như vậy có thể khẳng định đại úy Phạm Xuân Thệ không đủ khả năng, trình độ để giải quyết những công việc vô cùng lớn và hệ trọng của đất nước vào thời khắc lịch sử đó. Đây cũng là việc bình thường.
Trường hợp thứ hai, nếu một lãnh đạo cấp cao hay một chính khách chính trị lão luyện sẽ xử lý thời khắc lịch sử này như thế nào? Chắc chắn họ sẽ không quát tháo, không tỏ ra quá mức là những người chiến thắng mà có thái độ áp đảo bên thua cuộc. Vậy họ sẽ trả lời thế nào khi tổng thống Dương Văn Minh nói: “Thưa ông, chúng tôi đang chờ các ông vào để bàn giao”. Và, khi sang đài phát thanh họ sẽ thảo lời đầu hàng của tổng thống Dương văn Minh, và với danh nghĩa của lực lượng chiến thắng chấp thuận đầu hàng của của Dương Văn Minh như thế nào...! Chắc chắn rằng không thể có lời đầu hàng và lời chấp nhận sự đầu hàng nào đầy đủ, đủ nghĩa, gắn gọn, cô đọng và đầy giá trị như hai bản thảo mà chính ủy Bùi Văn Tùng đã thảo. Có chăng, nếu người khác họ sẽ đề cao cá nhân trong lời chấp nhận đầu hàng; chẳng hạn như, họ sẽ thêm: “ Tôi, ......., đại diện lực lượng...”.
Vậy nguyên nhân nào trung tá Bùi Văn Tùng đã xử lý tình huống của thời khắc lịch sử một cách tài tình, khôn khéo, đầy mưu lược mà cũng đầy tính nhân văn của con người ( mặc dù thế của ông lúc ấy là người chiến thắng trước kẻ chiến bại )?. Nguyên nhân nào trung tá Bùi Văn Tùng đã chợt lóe sáng như một chính khách thực thụ vào thời khắc của lịch sử?.
Điều đầu tiên cần được khẳng định, trung tá, chính ủy Bùi Văn Tùng là sản phẩm, là con người ưu tú của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân. Từ một người nông dân ở Quảng Ngãi, Bùi Văn Tùng đã được tôi luyện trong quá trình chiến tranh chống xâm lược của dân tộc, và trở thành người cán bộ chính trị quân đội xuất sắc. Thứ hai, chính ủy Bùi Văn Tùng đã thụ hưởng và tiếp thu một cách tự nhiên, vô thức những phẩm chất, đức tính của dân tộc Việt Nam như: cần cù, chịu khó, bao dung, nhân ái, khiêm nhường, bất khuất, quật cường... Thứ ba, trưởng thành trong cuộc kháng chiến của dân tộc chống xâm lược, với cương vị người cán bộ chính trị trong quân đội; trung tá Bùi Văn Tùng đã tiếp thu, tiếp nhận và xử lý khôn khéo, bản lĩnh những tình huống chính trị trong những thời điểm quyết định ( Điều này có thể thấy rõ qua sự tin cậy của tướng Nguyễn Hữu An, tư lệnh trưởng quân đoàn 2. Khi còn ở Rừng Lá, tướng An đã dặn dò và giao mọi việc trong dinh Độc Lập phải do Bùi Văn Tùng trách nhiệm giải quyết. Qua đây cũng thấy tầm nhìn xa và sự tin tưởng chắc thắng của vị tướng tài ba Nguyễn Hữu An. Ngay khi cuộc chiến đấu vào giai đoạn cuối cùng quyết liệt nhất, tướng An đã nắm chắc lữ 203 sẽ vào dinh Độc Lập và Bùi Văn Tùng sẽ là người đứng ra giải quyết mọi việc. Thêm vấn đề nữa, tại sao tướng Nguyễn Hữu An không giao việc xử lý trong dinh Độc Lập cho chính ủy một trung đoàn bộ binh, chẳng hạn như trung đoàn 66, bởi lẽ bộ binh và xe tăng đều cùng lúc vào dinh. Tướng An đã nhìn thấy những phẩm chất xuất sắc của trung tá chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng). Điều thứ tư chính là phẩm chất con người của Bùi Văn Tùng đã quyết định vào thời khắc lịch sử, Bùi văn Tùng bỗng lóe sáng để giải quyết những vấn đề của đất nước, dân tộc mà chỉ những nhà lãnh đạo, những chính khách dày dạn kinh nghiệm và xuất sắc mới làm được.
42 năm đã trôi qua, cuộc chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, đại tá Bùi Văn Tùng nay đã ở tuổi 90; thế nhưng, những việc ông đã làm của 42 năm trước ông xứng đáng là một người anh hùng, một vị chính khách lỗi lạc của thời khắc lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Theo những tài liệu đã công bố và không bị sửa trước kia và theo lời thuật của Nguyễn Hữu Thái thì, khi ông Bùi Văn Tùng – người có quân hàm cao nhất của quân đội cách mạng vào phòng khánh tiết, nơi đang tập trung toàn bộ nội các của tổng thống Dương Văn Minh; ông Minh đã nói: “ Thưa ông, chúng tôi đang chờ các ông vào để bàn giao”. Chính ủy Bùi Văn Tùng đã nói: “ Các ông chẳng còn gì để mà giao. Các ông chỉ có đầu hàng vô điều kiện”. Sau đó là việc đưa tổng thống Dương Văn Minh sang đài phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng và kêu gọi binh lính VNCH buông súng, ngừng bắn, chấm dứt nổ súng phản kháng. Ông Bùi Văn Tùng đã tự tay thảo tuyên bố đầu hàng vô điều kiện cho tổng thống Dương Văn Minh đọc.
Nguyên văn lời đầu hàng của Tổng thống Dương văn Minh đọc theo văn bản do chính ủy Bùi Văn Tùng soạn thảo:
“Tôi, Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam” .
Tiếp đó là lời chấp nhận đầu hàng của chính ủy Bùi Văn Tùng:
“Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”.
Trong lời kể của đại tá Bùi Quang Thận sau này, khi xe tăng còn cách Dinh Độc Lập khoảng 50m, đại đội trưởng Bùi Quang Thận đã ra lệnh cho pháo thủ nạp đạn và bắn thẳng vào dinh nhằm thị uy. Hai lần bắn đạn đều không nổ. Thật là vận may của lịch sử. Nếu như quả đạn đại bác nổ thì không biết những sự việc gì sẽ diễn ra, và, nếu như nội các của tổng thống Dương Văn Minh bị trúng đạn...
Trong khi những người chiến thắng có quân hàm cao nhất như đại úy Phạm Xuân Thệ, trung úy Bùi Quang Thận... còn đang bối rối, lúng túng không biết xử lý tình huống như thế nào, chỉ biết tập trung phía đối phương lại, trông giữ và chờ cấp trên vào giải quyết. Sự xuất hiện của chỉ huy lữ đoàn xe tăng 203 được ông Tô Văn Cang mô tả: Ngay lúc đó ban chỉ huy lữ đoàn xe tăng cũng kịp đến. Chỉ huy Nguyễn Tất Tài lệnh cho những chiếc tăng còn lại vây quanh Dinh đề phòng địch phản kích. Chính ủy Bùi Văn Tùng và chủ nhiệm chính chính trị Lê Minh xuống xe thiết giáp bước vội vào sảnh dinh. Đại đội trưởng đặc công Phạm Duy Đô chạy đến: “ Báo cáo, anh em đang giữ Dương Văn Minh và cả nội các ngụy ngồi trong đó. Mời thủ trưởng đến giải quyết”.
Nhà báo Borries Gallasch đã ghi nhận như sau: “ Sự hoang mang chỉ chấm dứt khi người chỉ huy của quân giải phóng, chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện”.
Trung tá, chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng - một cán bộ trung cấp của quân đội Việt Nam đã làm nên một kỳ tích vào đúng thời điểm lịch sử. Bùi Văn Tùng đã lập nên một chiến công đặc biệt xuất sắc bằng sự xử lý một loạt các tình huống về sự kết thúc một cuộc chiến tranh trên các lĩnh vực quân sự, chính trị; về sự ổn định đại cuộc ở tầm quốc gia, quốc tế chỉ trong vòng hơn 2 tiếng đồng hồ.
Chúng ta thử nêu ra giả thiết vào thời điểm lịch sử của ngày 30-4-1975, không phải Bùi Văn Tùng mà là một cán bộ khác thì sự việc sẽ như thế nào?
Ví dụ đại úy Phạm Xuân Thệ được đứng ra giải quyết vấn đề này. Chúng ta đã biết đại úy Phạm Xuân Thệ là một trong những chỉ huy quân đội có quân hàm cao nhất, vào dinh Độc Lập sớm nhất và gặp nội các của tổng thống Dương Văn Minh sớm nhất. Nhưng bản chất ông Thệ là một cán bộ quân sự nên mọi cách giải quyết tình huống của ông Thệ đều theo cách của một người lính và tỏ ra lúng túng ( nhiều người vào hoàn cảnh này cũng đều lúng túng, không riêng ông Thệ). Theo thuật lại của các nhân chứng có mặt tại thời điểm ấy: Nhà báo Đức Borries Gallasch, kỹ sư Tô Văn Cang, ông Nguyễn Hữu Thái, thì thái độ cùng cách xử lý của ông Thệ như đã thuật phần trên. Trong khi chính ủy Bùi Văn Tùng thảo văn bản chấp nhận đầu hàng của lực lượng quân giải phóng miền Nam Việt Nam, nhà báo Đức Borries Gallasch đã kể lại khoảnh khắc này rất rõ: “ Trong lúc đấy mọi người dường như đang thư giãn và giảm phấn khích hơn so với một giờ trước. Đại úy Phạm Xuân Thệ, người đã bắt ông Minh trong dinh, vẫn còn lăm lăm khẩu súng trong tay. Ông ta nhắc đi nhắc lại với ông Minh về việc đầu hàng trên đài…”. Như vậy có thể khẳng định đại úy Phạm Xuân Thệ không đủ khả năng, trình độ để giải quyết những công việc vô cùng lớn và hệ trọng của đất nước vào thời khắc lịch sử đó. Đây cũng là việc bình thường.
Trường hợp thứ hai, nếu một lãnh đạo cấp cao hay một chính khách chính trị lão luyện sẽ xử lý thời khắc lịch sử này như thế nào? Chắc chắn họ sẽ không quát tháo, không tỏ ra quá mức là những người chiến thắng mà có thái độ áp đảo bên thua cuộc. Vậy họ sẽ trả lời thế nào khi tổng thống Dương Văn Minh nói: “Thưa ông, chúng tôi đang chờ các ông vào để bàn giao”. Và, khi sang đài phát thanh họ sẽ thảo lời đầu hàng của tổng thống Dương văn Minh, và với danh nghĩa của lực lượng chiến thắng chấp thuận đầu hàng của của Dương Văn Minh như thế nào...! Chắc chắn rằng không thể có lời đầu hàng và lời chấp nhận sự đầu hàng nào đầy đủ, đủ nghĩa, gắn gọn, cô đọng và đầy giá trị như hai bản thảo mà chính ủy Bùi Văn Tùng đã thảo. Có chăng, nếu người khác họ sẽ đề cao cá nhân trong lời chấp nhận đầu hàng; chẳng hạn như, họ sẽ thêm: “ Tôi, ......., đại diện lực lượng...”.
Vậy nguyên nhân nào trung tá Bùi Văn Tùng đã xử lý tình huống của thời khắc lịch sử một cách tài tình, khôn khéo, đầy mưu lược mà cũng đầy tính nhân văn của con người ( mặc dù thế của ông lúc ấy là người chiến thắng trước kẻ chiến bại )?. Nguyên nhân nào trung tá Bùi Văn Tùng đã chợt lóe sáng như một chính khách thực thụ vào thời khắc của lịch sử?.
Điều đầu tiên cần được khẳng định, trung tá, chính ủy Bùi Văn Tùng là sản phẩm, là con người ưu tú của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân. Từ một người nông dân ở Quảng Ngãi, Bùi Văn Tùng đã được tôi luyện trong quá trình chiến tranh chống xâm lược của dân tộc, và trở thành người cán bộ chính trị quân đội xuất sắc. Thứ hai, chính ủy Bùi Văn Tùng đã thụ hưởng và tiếp thu một cách tự nhiên, vô thức những phẩm chất, đức tính của dân tộc Việt Nam như: cần cù, chịu khó, bao dung, nhân ái, khiêm nhường, bất khuất, quật cường... Thứ ba, trưởng thành trong cuộc kháng chiến của dân tộc chống xâm lược, với cương vị người cán bộ chính trị trong quân đội; trung tá Bùi Văn Tùng đã tiếp thu, tiếp nhận và xử lý khôn khéo, bản lĩnh những tình huống chính trị trong những thời điểm quyết định ( Điều này có thể thấy rõ qua sự tin cậy của tướng Nguyễn Hữu An, tư lệnh trưởng quân đoàn 2. Khi còn ở Rừng Lá, tướng An đã dặn dò và giao mọi việc trong dinh Độc Lập phải do Bùi Văn Tùng trách nhiệm giải quyết. Qua đây cũng thấy tầm nhìn xa và sự tin tưởng chắc thắng của vị tướng tài ba Nguyễn Hữu An. Ngay khi cuộc chiến đấu vào giai đoạn cuối cùng quyết liệt nhất, tướng An đã nắm chắc lữ 203 sẽ vào dinh Độc Lập và Bùi Văn Tùng sẽ là người đứng ra giải quyết mọi việc. Thêm vấn đề nữa, tại sao tướng Nguyễn Hữu An không giao việc xử lý trong dinh Độc Lập cho chính ủy một trung đoàn bộ binh, chẳng hạn như trung đoàn 66, bởi lẽ bộ binh và xe tăng đều cùng lúc vào dinh. Tướng An đã nhìn thấy những phẩm chất xuất sắc của trung tá chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng). Điều thứ tư chính là phẩm chất con người của Bùi Văn Tùng đã quyết định vào thời khắc lịch sử, Bùi văn Tùng bỗng lóe sáng để giải quyết những vấn đề của đất nước, dân tộc mà chỉ những nhà lãnh đạo, những chính khách dày dạn kinh nghiệm và xuất sắc mới làm được.
42 năm đã trôi qua, cuộc chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, đại tá Bùi Văn Tùng nay đã ở tuổi 90; thế nhưng, những việc ông đã làm của 42 năm trước ông xứng đáng là một người anh hùng, một vị chính khách lỗi lạc của thời khắc lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Huế, 23 giờ, ngày 27-4-2017
Cao Minh
( Nhà báo, cựu lính chiến trung đoàn 101, sư đoàn 325, vào dinh Độc Lập sau 30 phút của trưa ngày 30-4-1975 ).
No comments:
Post a Comment