Saturday, July 11, 2015

BPHONE QUA ĐÁNH GIÁ CỦA MỘT CEO NGƯỜI VIỆT TẠI THUNG LŨNG SILICON

TCCL | Đăng ngày 9/7/2015
Thời gian qua, BPhone chắc chắn là từ khóa hot nhất tại Việt Nam. Có nhiều quan điểm về việc liệu BPhone có xứng đáng được gọi là 'sản phẩm Việt' hay đại diện cho 'trí tuệ Việt Nam' hay không. Để có câu trả lời, bạn phải hiểu rõ vấn đề này.


Tác giả Đỗ Hoài Nam

Trong thời gian vừa qua, BPhone chắc chắn là từ khóa hot nhất tại Việt Nam. Có nhiều quan điểm về việc liệu BPhone có xứng đáng được gọi là "sản phẩm Việt" hay đại diện cho "trí tuệ Việt Nam" như nhiều tờ báo / cá nhân vẫn tung hô hay không. Để có câu trả lời, ngay cả chỉ để cho bản thân, bạn phải hiểu rõ vấn đề này. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin dẫn nguyên văn ý kiến, góc nhìn của anh Đỗ Hoài Nam - CEO/Founder Emotiv System - một trong những doanh nghiệp của người Việt có tiếng tại Silicon Valley. Emotiv System nổi tiếng với sản phẩm đọc sóng não được rất nhiều công ty trên thế giới sử dụng. Tính đến nay, đã có hơn 40.000 nhà phát triển trên thế giới sử dụng SDK của Emotiv. "Để hiểu được việc này bạn cần nhiều kiến thức về Hardware Business hơn một người bình thường (thậm chí là kỹ sư phần mềm) biết. Thế nên giải thích sau đây sẽ hơi dài và không dễ hiểu, chỉ dành cho những ai thực sự muốn hiểu. Một chiếc phone được làm từ rất nhiều linh kiện điện tử (components) và chips. Vấn đề là các linh kiện và chips chỉ bán số lượng lớn cho các Nhà Sản Xuất. Lý do thì rất đơn giản, bất kỳ một anh hardware engineer nào cũng có thể ngồi nhà vẽ ra cái mạch gồm các components để làm ra cái phone, nếu các cty chip hoặc linh kiện làm việc với mọi người thì sẽ impossible (bất khả thi - PV) để supports (hỗ trợ - PV). Còn ngược lại sau khi thiết kế xong sp thì nhóm thiết kế sẽ phải có hợp đồng với hàng nghìn suppliers của hàng nghìn link kiện khác nhau, cũng impossible để làm đc. Do đó, để có được linh kiện, bạn phải là “qualified manufacturers”. Nhiệm vụ của các nhà SX này là làm việc với các product companies, thống kê số lượng linh kiện và ký hợp đồng với suppliers. Đối với chip cũng như vậy. Mỗi con chip làm ra đều phải có “reference design”, nghĩa là một hướng dẫn về bản mạch cụ thể mà sẽ đảm bảo chạy đc con chip đó. Cách phân phối chip trong hardware business cũng giống như components, chỉ phân phối qua các nhà sản xuất đã được “qualified”.
Để trở thành các “qualified manufacturers” thì bạn cần phải có rất nhiều thứ như đội ngũ kỹ sư giỏi, ít nhất 10 năm trong ngành với cơ sở hạ tầng đủ tiêu chuẩn, sản lượng phải cao đủ..v.v... Một cái quadcore processor (có thể coi là chip đắt nhất trong cái đt) có giá $10-$12,các components tính bằng cents, thì một công ty chip design phải bán bao nhiêu cái để có doanh thu hàng tỷ đô? chính vì vậy không phải nhà sx nào cũng đủ volume để đc làm distributors cho các hãng linh kiện, let alone BKAV. Quá trình 15 năm qua là quá trình xuống dốc của các cty semiconductors, nghĩa là margin trong chíp và conponent ngày càng giảm đi, do giá thành giảm và công nghệ tăng với tốc độ chóng mặt. Việc này dẫn đến margin của các cty sản xuất cũng giảm đi liên tục và còn lại rất ít., rất nhiều công ty phần cứng hàng đầu thế giới đã biến mất chỉ trong 5-10 năm. Điếu đó đã bắt buộc các công ty phần cứng và các nhà sản xuất phải optimise cách làm việc, không thể support từng product được nữa. Do vậy, các nhà sản xuất bắt buộc phải nhảy vào làm thiết kế, đặc biệt là cho các sp popular (như phones, stb, smart watch, v.v..) Họ phải làm thế để minimize số loại components đồng thời maximise volume của mỗi components để có giá rẻ nhất còn cạnh tranh. Hiện tại các cty làm brand cho các sản phẩm popular (như điện thoại, đồng hồ, máy ảnh, v.v…) đều phải chọn một nhà sản xuất và chọn một trong những sản phẩm họ đã thiết kế sẵn. Sau đó thì chọn vật liệu trong menu nhà sản xuất đó có. Thường thì cũng không nhiều lựa chọn lắm vì một khi đã chọn main chip, bạn chỉ có một list ngắn của các nhà sx dùng chip đó. Đến khi đưa số lượng vào nữa thì đôi lúc sự lựa chọn chỉ là 1 hoặc 2 nhà sản xuất. Sau khi lựa chọn phần công nghệ xong, thì bạn phải chọn “housing” tức là hình dáng của sp. Cái này cũng rất hạn chế do các nhà sx đã setup dây chuyền của họ theo cách ít MI (manual insertion) nhất. nếu thay đổi nhiều họ sẽ phải thay đổi setup, đặc biệt là phải thay đổi tooling (khuôn và công nghệ làm khuôn) dẫn đến giá thành đội lên kinh khủng. Sau khi chọn xong, bạn có thể trả một số tiền cho nhà sản xuất để sở hữu design đó độc quyền. Đây chính là cách các nhà sản xuất lấy lại tiền đầu tưn thiết kế sp trước. Số tiền này có thể lên đến cả $100K cho toàn bộ design hoặc chỉ $10K nếu chỉ sở hữu tooling (kiểu dáng). Vậy nên: Trong trường hơp BKAV, lần đầu tiên enter vào hardware business, cái duy nhất họ có thể làm là đến một “qualified manufacturer” và chọn một trong những sp đã được thiết kế sẵn. Cái này đã bao gồm việc sử dụng công nghệ gì, từ máy ảnh đến xạc pin, hệ điều hành..v.v… Và việc làm này cũng là cách duy nhất để SP không bị giá thành gấp đôi gấp ba các sp cùng loại trên thị trường. Chỉ một ví dụ nhỏ thôi, với highspeed design như Bphone thế này thì PCB phải ít nhất 10 layers, thế mà ở VN, các PCB manufacturers làm 4 layers PCB còn chưa được, shielding và dộ dày cũng như material không chuẩn nên chất lượng PCB rất thấp, highspeed chắc chắn không chạy. Một số manufacturer cực lớn (hàng Tỷ đô), như Anam Electronics Hàn Quốc (sx 100% dàn máy cho Yamaha, Denon v.v.. tại VN) vẫn phải làm PCB ở nước ngoài rồi mới nhập vào nhà máy ở VN lắp ráp linh kiện. Cái BKAV làm không khác gì việc FPT và Viettel đã làm trước đây khi 2 công ty này đưa ra thị trường sản phẩm phone thương hiệu Việt. Lúc đó không thấy ai nói đến “tự hào sản phẩm trí tuệ Việt” nhỉ!!! FPT với Viettel mới là người đi đầu trong sp công nghệ THƯƠNG HIỆU Việt. Cái khác duy nhất là hồi cách đây 10 năm, các “qualified manufacturers” chưa có nhà máy ở Việt Nam, tất cả đều đang đặt ở TQ. Bây giờ thì đã khác nhiều rồi vì 10 năm vừa qua, TQ trở nên đắt đỏ và rất nhiều các “qualified manufacturers” đã mở nhà máy ở Việt Nam. Chính vì vậy, nếu bâyg giờ FPT và Viettel có làm phone thương hiệu Việt thì nó cũng sẽ là “made in Vietnam” y như BKAV thôi. Cái việc “made in ở đâu” không quan trọng mà cái việc “design bởi ai” mới là cái chính (design ở đây không có nghĩa là kiểu dáng). Cuối cùng thì cũng likely là “con cáo” sản xuất thôi. Hiện tại, Misfit Wearables mới xứng đáng đc là SP công nghệ trí tuệ Việt Nam do Trang Lê và Sonny Vũ sáng lập, engineering team ở Việt Nam. Misfit đang được cả thế giới dùng và trầm trồ. It’s made in China though wink emoticon Xiaomi vừa phải đầu tư $60 triệu vào đấy. Tóm lại các bạn yêu nước mù quáng chửi những người ném đá là ghen ăn tức ở, dìm hàng tập thể cần phải hiểu những người làm công nghệ chân chính như chúng tôi không đồng tình cái gì. Chúng tôi luôn luôn ủng hộ việc chúng ta tạo ra các Thương Hiệu Việt, tận dụng sự thay đổi của Hardware Business thời nay để tạo ra các sp "physical” Thương Hieu Vietnam. Việc này rât tốt regardless of “made in ở đâu” và bất kể thế nào, chúng ta cũng nên mua các sp như thế này nếu phù hợp. Thế nhưng đừng đánh lừa công chúng là các bạn tự làm ra sp đó và đưa nó lên là đại diện cho nhưng gì công nghệ Việt Nam làm được. Chúng tôi những người làm công nghệ chân chính có thể chưa làm được nhiều nhưng không đồng tình với việc nhận chất xám của người khác là chất xám của mình. Người Việt Nam tự trọng không ăn cắp."

Đỗ Hoài Nam Nguồn: TCCL.info

No comments:

Post a Comment