Sunday, November 1, 2015

ĐẢO CHÍNH LẬT ĐỔ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM NGÀY 1-11-1963

Tổng thống Mỹ Eisenhower tiếp đón Tổng thống Ngô Đình Diệm trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ tháng 5/1957

"..Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4 nghìn năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được.
Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi..."
(Chuyên gia Bùi Kiến Thành, trả lời phỏng vấn RFA)

Post từ Bùi Quang Minh's wall/FB

3 comments:

  1. Mặc Lâm phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, một nhân chứng lịch sử, một người bạn, người cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu tiên khi từ Mỹ trở về Việt Nam chấp chính cho tới khi biến cố xảy ra.

    Mặc Lâm: Thưa ông, một câu hỏi cho tới ngày nay vẫn nằm trong bí mật, ông thân cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm nên có lẽ hiểu được phần nào câu trả lời: ai ra lệnh giết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và tại sao phải giết họ khi đã nắm tất cả quân đội trong tay và họ đã bị bắt?
    Bùi Kiến Thành: Tôi không có thông tin chính xác để nói về vấn đề này nhưng suy luận từ một lần đảo chính trước do Nguyễn Chánh Thi chủ mưu ông Diệm đã lập lại ván cờ bằng cách chỉnh đốn lại, thì lần này Dương Văn Minh và những người theo Dương Văn Minh nghĩ rằng khả năng ông Nhu ông Diệm có đủ bản lĩnh và đủ sự ủng hộ của những quân đoàn còn theo ông ta để lập lại thế cờ thì rất khó khăn cho phe đảo chính. Vì vậy người ta không chấp nhận để cho ông Diệm ông Nhu tồn tại để mà có cái rủi ro đấy. Tôi không có thông tin ai là người ra lệnh giết hai anh em ông Diệm nhưng tôi chắc chắn rằng những người theo phe đảo chánh và nhất là phía Mỹ, thấy nguy cơ Ngô Đình Diệm có thể lập lại thế cờ rất là nguy hiểm vì vậy không để cho Ngô Đình Diệm sống. Đấy là quyết định chính trị chiến lược trong tranh đấu chứ không phải ai làm, hay ai ra lệnh không quan trọng, vấn đề phải tiêu diệt anh em ông Ngô Đình Diệm là để tránh nguy cơ bị lật trở lại.

    ReplyDelete
  2. Mặc Lâm: Báo chí quốc tế cũng như giới tướng lãnh đa số cho rằng chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ bởi những tuyên bố gây sự giận dữ trong và ngoài nước của bà Ngô Đình Nhu cùng với những hành động đàn áp Phật giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm. Ông có chia sẻ gì về việc này?
    Bùi Kiến Thành: Đấy chỉ là một phần thôi thực sự ra chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô Đình Diệm là một người hết sức yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm không có kinh nghiệm tổ chức. Còn ông Nhu thì rất uyên thâm về vấn đề học thuật, ông học rất giỏi về tổ chức thư viện, ông nghiên cứu rất tốt nhưng không có tài năng tổ chức lực lượng chính trị. Nếu quản lý một nhà nước mà không có tổ chức thì làm sao? Vì vậy cho nên cái Đảng Cần lao của ông Nhu không có tổ chức tốt còn cái “Phong trào cách mạng quốc gia” mà ông Bác sĩ Tín làm chủ tịch sáng lập thì nó cũng chỉ là phong trào thôi. Sau một phong trào rồi thì nó lặng im. Quyền chính trị trong nước là ở trong đảng, mà Đảng Cần Lao không được tổ chức tốt vì vậy cho nên chế độ Ngô Đình Diệm không tồn tại được vì không có tổ chức chính trị nồng cốt để làm việc.
    Sau nữa còn có cái lỗi ở chỗ lầm lẫn hai việc khác nhau: quản lý các vấn đề nhà nước là việc quản lý hành chính, còn tổ chức nồng cốt do một chính đảng đứng lên để đóng vai trò cột trụ cho một đất nước thì là một việc khác. Do lầm lẫn ở vai trò lãnh đạo chính trị và lãnh đạo hành chính cho nên chế độ Ngô Đình Diệm tập trung nhiều hơn về vấn đề hành chính mà quên đi vấn đề lãnh đạo chính trị, xây dựng nồng cốt tức là sự ủng hộ của nhân dân, làm sao để vấn đề đảng được nhân dân ủng hộ…
    Chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được, không xây dựng được một đảng chính trị thật sự của dân, do dân và vì dân vì vậy cho nên không đứng vững được và vì thế có thể nói sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm không phải là vấn đề nhỏ bé như chuyện bà Nhu nói cái này cái kia. Có! nó có ảnh hưởng nhưng chuyện đó là chuyện nhỏ đối với khả năng xây dựng nên một chính đảng mạnh thì chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được.

    ReplyDelete
  3. "Sự xuất sắc của anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu được thấy, qua việc hai ông nhận ra rất sớm, âm mưu thôn tính Việt Nam của Bắc Kinh, thông qua ngõ Hà Nội. Các tài liệu nghiên cứu ghi lại từ 1952, cho thấy ông Ngô Đình Nhu đã lập nên một mạng lưới thu thập thông tin về việc can thiệp của Trung Cộng ở miền Bắc. Sự kiện cải cách ruộng đất đẫm máu mà ông Hồ Chí Minh thực hiện theo yêu cầu của cố vấn Trung Cộng vào năm 1953-1954 đã khiến cho hai vị lãnh đạo miền Nam càng quyết tâm hơn nữa trong việc ngăn không cho chủ nghĩa cộng sản tràn vào miền Nam.
    Sau khi ông Ngô Đình Nhu mất, năm 1964, nhà xuất bản Đồng Nai, Saigon, cho ra mắt tập Chính đề Việt Nam của ông với bút danh Tùng Phong. Tất cả những gì viết trong đó, là máu và nước mắt, là tương lai đầy uẩn khúc của dân tộc Việt được dự đoán - xác đáng trong từng con chữ.
    "Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô". (trích)
    ...
    Rất nhiều thông tin tuyên truyền cho rằng hai anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu là căn cơ Công giáo nên ghét bỏ Phật giáo. Nhưng cũng ít ai biết rằng năm 1959, khi ông Ngô Đình Diệm được giải thưởng Leadership Magsaysay (dành cho các nhà lãnh đạo xuất sắc) với ngân phiếu 15,000 USD, ông đã gởi sang cho ông Đỗ Vạn Lý, Tổng Lãnh Sự VN tại New Delhi, Ấn Độ, để biếu Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, lúc đó đang rất khó khăn vì bị Mao Trạch Đông cho quân đội truy đuổi. Chính Ngài Đạt Lai Lạt Ma đã xác nhận điều này trong một bài nói chuyện trước cộng đồng Việt Nam - Mỹ, tại California.
    ...
    Sinh thời, câu nói nổi tiếng của Ngô tổng thống vẫn hay được nhắc đến:
    "Tôi tiến. Hãy tiến
    Tôi lui. Hãy giết tôi
    Tôi chết. Hãy nối chí tôi!"
    Nhân ngày mất của hai con người yêu nước ấy. Xin được nhắc lại vài lời của họ với sự kính trọng. Người Việt đã từng có người dẫn đầu cho cuộc trường chinh vào tự do, thoát khỏi bóng ma xâm lược của Trung Cộng. Người Việt cũng đã có người chết, có người tù đày vì hào khí anh linh của giống nòi. Người Việt cũng đang kêu gọi, chờ đợi một thế hệ sẽ nối chí để đưa đất nước này ra khỏi gọng kìm phương Bắc.
    (Post từ Khanh Tuan Nguyen's wall/FB)

    ReplyDelete