Friday, November 20, 2015

MIG-21 Việt Nam trong chiến tranh


Vậy là Bộ quốc phòng đã chính thức quyết định : Từ nay toàn bộ số MIG 21 sẽ được niêm cất vào kho cẩn thận. Bắt đầu từ tháng 11/2015 họ máy bay MIG 21 sẽ chính thức được cho về hưu tại Việt Nam sau 50 năm phục vụ . Cuộc đời cùng những chiến công oanh liệt của MIG 21 Việt Nam, qua các thời kỳ mãi là nốt son chói sáng trong Không quân Nhân Dân Việt Nam và cả dòng họ máy bay mang thương hiệu MIG. Được biết đến như một mẫu máy bay được sản xuất nhiều nhất trong thời hiện đại, cùng với Không Quân Việt Nam, MIG 21 liên tiếp đạt được những kỷ lục đáng mơ ước của bất kỳ loại máy bay nào trên thế giới.
Dù với những tay lái non trẻ của Không quân Nhân dân Việt Nam, trong cuộc chiến trên bầu trời đối đầu với Không quân Mỹ ,MIG 21 Việt Nam đã bắn rơi 167 máy bay các loại của Không quân và Hải quân Mỹ được điều khiển bởi các phi công có cả ngàn giờ bay.Tỷ lệ vàng 2/1 ( 2 là máy bay địch bị tiêu diệt, 1 là số máy bay ta bị rơi ) được MIG 21 lập ra bởi những phi công Việt Nam đến nay vẫn còn là một thách thức lớn đối với phi công thế giới.
Phi công Ả rập và phi công Syria khi đó cùng dùng MIG 21 chống máy bay Mỹ nhưng không thành công, hiệu quả chiến đấu của họ là một con số Âm.
Trên cánh bay MIG 21, phi công Nguyễn Văn Cốc đã trở thành phi công huyền thoại trong Không chiến hiện đại với kỷ lục tiêu diệt được tới 9 máy bay đối phương.
Phải nhắc đến đây tên tuổi Pháo đài bay " Bất khả xâm phạm " B52 hiện đại với nhiều tầng máy bay tiêm kích bảo vệ khi tham chiến,được coi là niềm tự hào của Không quân Chiến lược Mỹ. Cho đến ngày hôm nay B 52 vẫn đang phục vụ tốt trong quân đội Mỹ và vừa có chuyến tuần tra biển Đông hồi đầu tháng 11/2015.Vậy mà từ thời xa xưa cách đây mấy chục năm, Pháo đài bay B 52 đã có tới 3 lần bị phi công Việt Nam bắn hạ.
Tên tuổi 3 phi công Vũ Đình Rạng, Phạm Tuân, Nguyễn Gia Thiều _ Những phi công Việt Nam duy nhất trên thế giới quật cổ pháo đài bay B52 sẽ còn mãi được nhắc đến trong biên niên sử hàng không thế giới.
Máy bay MIG 21 còn lập kỷ lục xuyên thủng " Áo giáp Điện tử " , biệt danh của máy bay con cưng FB 66 . Trên bầu trời miền Bắc, MIG 21 đã tiêu diệt được chiếc EB 66 trinh sát, gây nhiễu và phản công điện tử, hiện đại vào bậc nhất trong chiến tranh điện tử lúc bấy giờ. Hiện cho tới ngày hôm nay, mẫu máy bay EB 66 này vẫn còn được nâng cấp và sử dụng cho chiến tranh điện tử trong Quân đội Mỹ .
Có thể nói, các thế hệ Phi công MIG 21 Việt Nam đã nâng tầm cho cánh bay MIG 21.
Hiện tại, dù đã chính thức dừng hoạt động nhưng MIG 21 vẫn như một lực lượng dự bị ngầm của Không quân Nhân dân Việt Nam. Đã có những phương án được đề xuất cho MIG 21 trong những hoàn cảnh thực sự đặc biệt. Khi đó, biết đâu những chiếc niêm phong kia lại được gỡ bỏ để đưa MIG 21 về với bầu trời như những quả tên lửa đạn đạo.
Biết đâu, lần bùng nổ cuối cùng trong cuộc đời của MIG 21 sẽ một lần nữa biến MIG 21 trở thành huyền thoại " Độc nhất vô nhị "trong lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của ngành Hàng không !

Nguyễn Chí Dũng

14 comments:

  1. Nhượng Phan: 5293 da sat canh voi toi bao nam thang.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Chí Dũng: Vậy là cùng đội nhà mà chưa biết nhau ! Tôi vào K 16 đi Krát. Xem ảnh thấy bạn vào đợt 85 !

      Delete
    2. Nguyễn Chí Dũng: Nhờ FB mà phát hiện được đồng đội Nhượng Phan từng gắn bó với chiếc máy bay MIG 21mang số hiệu 5293 trong bức ảnh minh họa của bài viết ! Quả là dưới những cánh bay, trái đất vừa tròn lại vừa chật hẹp !

      Delete
  2. Tuyen Nguyensy: Câu chuyện thú vị. Tks tác giả.

    ReplyDelete
  3. Khang Nguyen: Thật nể phục các thế hệ tiền bối!! Nhủ lòng phải cố gắng!!!

    ReplyDelete
  4. Nguyễn Thụy Anh: May quá, trước khi MIG 21 bị lưu kho, em đã kịp được ngồi vào khoang lái :)

    ReplyDelete
  5. Ông Bà Nội Bông: Đúng là МИГ 21 đã hoàn thành sứ mệnh của mình một cách hào hùng, nhưng theo tôi đưa vaof niêm cất dài hạn là không nên vì sẽ rất tốn kém , phương án làm tên lửa khó khả thi vì tốc độ bay và hệ thống điều khiển tự động. Tốt nhất là tặng cho mỗi tỉnh vài chiếc, vừa để nhà bảo tàng hoặc công viên có kèm bảng thống kê thành tích để mọi người dân đều biết, để các em bé có cơ hội chui vào buồng lái làm phi công, vừa kích thíc ước mơ vừa giáo dục lòng yêu nc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Chí Dũng: Vâng ! Chắc chắn bên Không quân họ sẽ phải phân loại theo lịch sử của từng chiếc máy bay. Thế hệ đánh Mỹ chắc không còn nhiều và nếu còn cũng có thành tích đáng để làm theo phương án của bác. Lô MIG 21 Bis nhập sau này dù đã cũ nhưng biết đâu ( dù chẳng thích bị biết đâu như vậy ) có lúc phải lôi ra lấp chỗ trống trong một cuộc chiến tổng lực. Kiểm tra lại các thông số kỹ thuật xong, nếu có đắp chiếu niêm kho chắc cũng chẳng được mấy mươi cái đâu bác ơi ! Mà kho quân đội thì nhiều và rộng như đất của quân đội đang sử dụng vào " mục đích quốc phòng " vậy !

      Delete
    2. Ông Bà Nội Bông: He he chia hết rồi còn đâu!

      Delete
    3. Nguyễn Chí Dũng: Phú quốc vẫn còn kha khá "miếng ngon " đấy bác nha !

      Delete
  6. Hồi còn bé, tôi đã rất vui mừng khi thấy những chiếc MIG 21 đầu tiên bay trên vùng trời Vĩnh Phúc (nơi tôi sơ tán). Về sau, lũ trẻ con chúng tôi rất mê vẽ/sưu tầm hình ảnh loại máy bay này và đọc không sót trận không chiến nào của Không quân NDVN được đăng trên báo hồi đó.

    ReplyDelete
  7. Nguyễn Quang Vũ: Hiện nay có khoảng báo nhiêu Mig 21 anh?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Chí Dũng: Theo như bài đăng của anh trên kia thì có thể coi như không còn cái nào bay được mà em ! Hết thời hạn bay cũng có thể coi là không bay được . Hơn chục chú MIG 21 đời BIS cuối cùng ở Kép là những chiếc MIG 21 cuối cùng cất cánh ( và có hạ cánh ). Toàn bộ số đó tới lúc này đây cũng đã đắp chiếu niêm phong cẩn thận xong rồi.

      Delete
  8. Nguyễn Chí Dũng: Hồi đó, ngoài tiếng kẻng làm bằng vỏ bom nơi sơ tán mà sau này mẹ tôi kể là ở Thượng cát , hầu như không đọng lại gì với thế hệ chúng tôi cuộc chiến 12 ngày đêm năm 1972. Lúc nhỏ tôi đọc nhiều câu chuyện của Phạm Tuân, rồi Vùng trời của Hữu Mai cùng vô số huyền thoại Không quân CCCP trong chiến tranh chống Phát xít Đức, những câu chuyện về phi công Nhật anh dũng cảm tử ( trong những chuyện được gọi là " chuyện Miền Nam " bị cấm hồi đó ! ), và cả phi công Mỹ nữa. Những điều đó có lẽ đã tích hợp thành công chuyện thích lái máy bay của tôi từ nhỏ, và niềm đam mê đó vẫn cứ tồn tại ở dạng " Phi công bàn phím " tới tận bây giờ.:))

    ReplyDelete