Saturday, November 14, 2015

Về việc bỏ môn Lịch sử trong chương trình giáo dục

Nên bỏ cả môn văn, rất có hại. Bỏ cả môn toán, rất linh tinh. Học môn giáo dục công dân là đủ. Nên có thêm môn em yêu anh Tập với môn nhanh tay nhanh mắt. Ba môn này đủ thi đại học, vừa chuẩn để ra đời đi làm. Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

“Khai tử” môn lịch sử?

05/11/2015 22:39

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tích hợp môn lịch sử vào môn học mới trong khi các chuyên gia khẳng định lịch sử phải là một môn học độc lập, không thể tích hợp

Những tranh luận xung quanh việc có nên để lịch sử thành môn học tích hợp với các môn giáo dục công dân và an ninh quốc phòng thành môn mới là công dân với Tổ quốc trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã trở thành chủ đề “nóng” trong Hội thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể từ tầm nhìn đến hiện thực” do Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển tổ chức ngày 5-11 tại Hà Nội. (trích đăng từ Người Lao Động)

12 comments:

  1. Cương Bùi Chính: Chỉ nên học món chính trị mác lê

    ReplyDelete
  2. Like mấy hàng dạo đầu của Nghĩa. Chương trình của Nghĩa (cộng với việc tăng thêm thời gian cho môn chính trị) rất bổ ích hehe (pacman emoticon) Học xong ra làm công an và bộ đội rất thích hợp, rất phù hợp với việc phát triển tán loạn của xã hội hiện nay.

    ReplyDelete
  3. Nguyen Ai Viet: Thực ra, ở Mỹ những năm cuối High School mới có môn Lịch sử riêng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có lẽ cũng nên học chương trình theo phân ban (HL: high level, SL: standard level).

      Delete
  4. GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, đặt vấn đề Lịch sử là môn học độc lập hay tích hợp không phải cách đặt vấn đề hơp lý. Giáo dục Việt Nam không cần sinh viên giỏi Lịch sử, mà cần những con người có lòng yêu nước, có trách nhiệm với đất nước.
    Phẩm chất năng lực liên quan đến môn Lịch sử là phải giáo dục được lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ với Tổ quốc, góp phần hình thành nhân cách học sinh.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Du: GS kiểu gì thế này? Lại còn CN UB VH giáo dục .... của QH??? Thưa "GS" ĐTThi: Không giỏi sử thì biết cái quái quỷ gì mà yêu nước! "GS" PVLuận từng nói " Hàng ngàn học sinh bị điểm không môn lịch sử là chuyện bình thường"! Câu này ám ảnh tôi suốt mây năm nay. Sẽ là đại họa! ( Tôi viết "GS" là vì nghì ngờ những người này không phải là GS thực sự. ).

      Delete
    2. Khắc Thái: Tôi không tin sự mạch lạc trong tư duy của anh Thi, anh chit nói cái ngọn mà không biết cái ngọn được sinh ra từ gốc, gốc gác của lòng yêu nước chứa đựng trong cả bề dày lịch sử dân tộc. Có lẽ GS đã rời xa hoạt động nghiên cứu, chuyển sang làm quản lý quá lâu nên hiểu lòng yêu nước là một mệnh lệnh hành chính, chỉ cần ban hành một văn bản về yêu nước là có ngay được lòng yêu nước.

      Delete
    3. Long Ta: Để có lòng yêu nước đúng là không cần giỏi sử, càng không cần bắt sinh viên phải nhồi nhét các sự kiện, số liệu lịch sử. Nhưng không biết lịch sử thì cũng chẳng thể xây dựng, hun đúc lòng yêu nước và tự tin vào sức mạnh của dân tộc do ông cha để lại được !

      Delete
    4. Vũ Lứa: giáo ơi là giáo . tay này mới xứng đáng học vị và có tư tưởng cách tân . chắc chắn một điều khi hắn chết con hắn sẽ không cần biết hắn là ai . cứ có lòng yêu nước là đủ

      Delete
    5. Thao Ong: Toi cũng o ngờ đến như ông THI còn có nhìn nhận như VẬY ??? Ngán..ngánThao Ong Toi cũng o ngờ đến như ông THI còn có nhìn nhận như VẬY ??? Ngán..ngán

      Delete
  5. Nguyễn Trung: Nực cười..mấy cụ cứ sống mãi trong cái hào nhoáng hào hùng của ngày xưa đi..cứ như là một kẻ điên mãi mộng mị trong cái giấc mơ của quá khứ mà không thấy hiện thực hay hiện tại đất nước mình đang ntn à..nó đang bị cướp đi từng ngày..một thế kỉ nữa nếu còn môn lịch sử và viết lại khoảng tg này chắc chẳng còn ai dám học vì hổ thẹn..nên thay môn lịch sử bằng môn xã hội thực tại đi cho mấy cháu nó mở mang đầu óc..

    ReplyDelete
  6. Hoàng Long Thái: tôi thì k biết gì về những điều quý vị và bộ giáo dục tranh luận, nhưng những gì còn lại của dân tộc 1 phần phản ảnh từ quá khứ- mà quá khứ chính là lịch sử. Những nhà Sử học Mác-xít và Phương Tây đều đồng ý học lịch sử để biết quá khứ, hiểu hiện tại và định hướng tương lai.Ngay cả cá nhân của mỗi người đều có nhu cầu biết mình từ đâu ra, tổ tiên, ông bà mình là ai. Nên nhớ cải cách không đồng nghĩa với xóa bỏ hay triệt tiêu, cải cách phải cho phù hợp, đổi mới giáo dục cũng vậy, quý vị lấy nền tảng gì để đổi mới. Đừng bao giờ nghĩ để dựng lên 1 triều đại mới thì phải triệt tiêu hòan toàn triều đại cũ. Các tư duy của quý vị có thể to tát lắm, vĩ đại lắm, quý vị đang đứng trên đỉnh Olym-pơ mà nhìn xuống. chứ quý vị đâu có đi từ thực tiễn mà đi lên.Tôi đang chờ xem quý vị sẽ đi vào lịch sử giáo dục việt nam 1 dấu ấn cực kì sâu sắc. chúc vị quý sáng suốt. Nên nhớ lịch sử Việt Nam chủ yếu là lịch sử chống phương Bắc xâm lược, thế kỉ 21 mà Biển Đông vẫn dậy sóng hàng ngày đấy. Quý vị nói chỉ cần lòng yêu nước là được, vậy quý vị lấy gì để tạo nên lòng yêu nước, chắc từ sự hô hào, phát động, cổ vũ từ quý vị àh: yêu nước đi, yêu nước đi, hãy yêu nước đi thế hệ trẻ, thanh niên trẻ....nghe vui tai nhỉ.

    ReplyDelete