Saturday, October 31, 2015

Từ 1 ý kiến và câu hỏi: "Vì sao chúng ta nghèo?"

Nếu chúng ta giao quyền, giao tài sản cho những người kém cỏi về năng lực và đạo đức, lại tham lam... thì làm sao tránh khỏi lệ thuộc, thậm chí là mất nước. (GDVN)

Luật sư Trương Trọng Nghĩa - Đại biểu đoàn TP.HCM đã có một phát biểu làm nóng nghị trường khi đề cập thẳng tới quan hệ kinh tế với Trung Quốc và chuyện hàng nghìn lao động phổ thông Trung Quốc tràn vào Việt Nam.
Đại biểu Nghĩa dẫn ra phát biểu của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành "Kinh tế không thể bay cao vì đôi cánh của nó bị đeo quá nhiều gánh nặng": Xuất khẩu đứng trong top 10, top 5, thậm chí nhất nhìn thế giới, nhưng suốt hai thập kỷ qua vẫn gia công với lao động giá rẻ, xuất khẩu tài nguyên, nhập khẩu đến 70-80% linh kiện, nguyên phụ liệu, nhập khẩu hàng tiêu dùng rẻ tiền, năng suất lao động thấp... tham nhũng tràn lan, nợ công, nợ xấu trồng chất.
Một trong những nguy cơ mới từ 10 năm qua đó là sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Tôi dùng chữ lệ thuộc theo nghĩa là muốn dứt ra mà không dứt được. Biết không tốt, không hay, nhưng vẫn phải tiếp tục. Sự lệ thuộc này diễn ra trên nhiều lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, nguyên phụ liệu, đấu thầu thi công, năng lượng, viễn thông, khai thác khoáng sản, trang thiết bị công nghệ, nhân công, hàng tiêu dùng… Tại kỳ họp 7 tôi có chất vấn về sự lệ thuộc về tài chính thì được trả lời là không đáng kể, nhưng một số cử tri không đồng ý, cho rằng đã có sự lệ thuộc vào vốn và tài chính đang ẩn giấu.


Tôi không muốn nói đến âm mưu thủ đoạn của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam. Tôi đang nói đến Trung Quốc như một đối tác trong cộng đồng kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp Trung Quốc như là các đối tác Mỹ, Nga, Ấn Độ và các nước ASEAN.
Có được một nền kinh tế mạnh, núi liền núi, sông liền sông trước hết không phải chỉ là thách thức mà là cơ hội. Chỉ riêng tiết kiệm chi phí vận chuyển đã đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam lợi thế cạnh tranh không nhỏ so với các nước khác. Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam không chỉ có yếu kém mà còn có những thế mạnh, vậy thì vì sao lại trở nên lệ thuộc?
Có những bài học từ nhân dân, tiền nhân là tiên trách kỷ hậu trách nhân. Khôn thì sống mống thì chết. Không thách thức khó khăn nào lớn hơn hai cuộc chiến tranh vừa qua, nhưng chúng ta đã biết biến những thách thức khó khăn thành thuận lợi, chuyển bại thành thắng nhờ biết trọng dụng và sử dụng những cán bộ hữu tài và hữu đức.
Nếu chúng ta giao quyền, giao tài sản cho những người kém cỏi về năng lực và đạo đức, lại tham lam, người ta chưa mua thì đã chủ động chào bán, thậm chí buộc người ta phải hối lộ như một điều kiện làm ăn với mình thì làm sao tránh khỏi lệ thuộc, thậm chí là mất nước.
Một nước có tiềm năng nông nghiệp lớn như Việt Nam mà lại phải nhập khẩu nông sản, nguyên liệu thực phẩm lớn từ Trung Quốc, kể cả rau quả và trứng gà. Chúng ta vẫn còn quyền tổ chức đấu thầu và chấm thầu thì tại sao lại để lọt những nhà thầu kém năng lực, có ngành chiếm đến 80-90% số lượng dự án? Tại sao thương nhân Trung Quốc có thể bằng visa du lịch đến tận miền Tây Nam Bộ thu mua nông sản, làm lũng đoạn thị trường? Tại sao buôn lậu, thực phẩm chất lượng kém vẫn ồ ạt tràn qua biên giới theo đường tiểu ngạch?
Tại sao nhà máy của SamSung xuất khẩu 130 triệu điện thoại di động trị giá 23,9 tỷ USD, sử dụng 45 nghìn lao động mà chỉ sử dụng có 70 người Hàn Quốc, trong khi chúng ta lại để 23 nghìn lao động Trung Quốc (chủ yếu là lao động phổ thông) vào làm việc khắp nơi, từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, Lâm Đồng, TP.Hồ Chí Minh, Trà Vinh.
Dự án Formosa có 4.268 lao động Trung Quốc trên tổng số 5.917 người. Tại sao Formosa không được cho xây miếu thờ mà vẫn cứ xây? Họ thờ ai và sau này có dẹp được không? Tại sao nạn buôn người sang Trung Quốc vẫn trầm trọng?
Không nên đổ thừa cho âm mưu thủ đoạn gì ở đây cả, mà trước hết là do sự yếu kém của chúng ta.
Ông Nghĩa nhận định, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra dư địa để phát triển mạnh hơn, đồng thời bày tỏ: “Con người là yếu tố quyết định của mọi giải pháp, do đó Đại hội Đảng 12 phải làm một cuộc cách mạng về nhân sự, chú trọng những cán bộ lãnh đạo có đủ các tiêu chí sau đây: Một là có tài, hai là có đức, ba là yêu nước, bốn là có tư duy dân chủ và tư duy đổi mới hội nhập. Những người năng lực kém và đầu óc cũ kỹ quá thì không nên giao chức vụ cao”.

Ngọc Quang (Giáo dục Việt Nam)

The Voice USA season 9: Jordan Smith - Chandelier

Dù được mệnh danh là "quả pháo", là "quái kiệt" hoặc là gì đi nữa thì những giọng ca tuyệt vời của mùa này vẫn làm tôi choáng váng say mê cùng các coaches. Có thể thấy điều này ở bất cứ màn trình diễn nào khi họ tập trung vào từng ca sĩ, lúc thì như cọp báo rình mồi, khi thì ngả ngớn khoái trá...
Hãy nghe 1 giọng ca "quái kiệt" của team Adam, 1 giọng ca thuộc hàng hay nhất ở Blind Audition.

                                Szeretettel barátaimnak

NGUỜI THẦY VĨ ĐẠI

Socrates (470 – 399TCN) bị Athens buộc tội làm hư giới trẻ thành Athens bằng cách dạy họ luôn đặt câu hỏi trên mọi v/đ. Bị buộc phải tự tử bằng thuốc độc hoặc cải chính ~ gì đã nói, Socrates hiên ngang lãnh chén độc dược hemlock từ tay môn sinh xung quanh đang che mặt thẹn thùng đau khổ bối rối... Ít ra họ còn biết thẹn
Tranh sơn dầu
51" x 77 1/4"
Năm 1787
tác giả: Jacques-Louis David, Paris
Hiện ở Metropolitan Museum,
đưọc coi là kiệt tác chỉ sau Sistine Chapel và Raphael ở Vatican.



 Post từ Vinh Tran's wall/FB

Điều khó hiểu

Có điều gì đó khó hiểu về hiện trạng kinh tế Việt Nam. Tôi không phải là người bi quan nhưng cũng không quá lạc quan. Tất nhiên tôi luôn có xu hướng suy nghĩ tích cực, quan trọng nhất là có giải pháp gì để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, trước thềm Đại hội Đảng lần này, có mấy điều bất thường tôi không hiểu. Trước tới giờ thói quen của nhà ta là nói tin tức lạc quan hơn sự thực, nhất là khi có Đại Hội Đảng. Lần này thì tin tức xấu liên tục được đưa ra: nợ công lớn, công khố rỗng, cấu trúc kinh tế phụ thuộc nước ngoài (TQ)
Tôi không nghĩ rằng điều trái lệ thường này là tình cờ. Đừng có bảo ông Bộ trưởng A, B, C,... nào đó là mạnh dạn, thẳng thắn, nói ra sự thật. Bộ trưởng là đảng viên gộc, Ủy viên TW, phát ngôn gì cũng phải theo chỉ đạo của cấp trên, của tổ chức. Mang danh BT, tức là tin chính thức của Chính phủ. Công bố điều gì cũng phải có mục đích, phục vụ công việc. Công bố vào lúc nào cũng phải cân nhắc về ý nghĩa và tác động.
Tôi không nghĩ triển vọng của Việt Nam chỉ toàn màu tối, mặc dù đúng là đội ngũ lãnh đạo kém, thể chế lạc hậu. Năm 2015, Price Waterhouse Cooper, xếp hạng sức mạnh kinh tế của Việt Nam ở bậc 32 toàn cầu và cho rằng Việt Nam sẽ xếp hạng 22 vào năm 2050 do sức tăng trưởng vào loại đứng đầu. Như vậy triển vọng không dở. Nói về nợ công, Nợ công của Việt Nam, tính theo % GDP, theo số liệu mới nhất đứng thứ 80/168 trên thế giới cũng là loại làng nhàng bậc trung. Nợ ngoài 54/205 với tổng là 68 tỷ. Các nền kinh tế chói sáng trên thế giới và khu vực có nợ nhiều hơn VN cũng khá nhiều. Như vậy thì cứ bình tĩnh. Theo WB, Việt Nam có GDP tính theo PPP đứng thứ 35 thế giới (xấp xỉ như đánh giá của PwC) với tổng $551 tỷ. Nếu tính theo current price đứng thứ 45 , với tổng $200 tỷ. Cố nhiên phải tính trên đầu người mới ra mức sống thực (VN đứng khoảng 138, cũng thực tế thôi). Nhưng quy mô lớn cũng có vai trò tạo sự hấp dẫn thế mạnh tăng trưởng cho nền kinh tế. Thêm nữa thời gian tới VN nếu vào TPP, luật chơi, phát triển sẽ lành mạnh hơn. Như vậy, chỉ có một trở ngại lớn nhất, đáng kể nhất là thể chế. Tuy nhiên đó không phải là điều tôi muốn lưu ý, vì chẳng có gì là lạ.
Có điều lạ là Nhà nước ta ít khi có thói quen công bố những điểm kém, trừ một trường hợp cần quy khuyết điểm cho một số cá nhân nào đó. Không bao giờ có chuyện nhìn nhận chiến lược, chính sách, agenda sai.
Một điểm nhỏ tôi cũng không thể hiểu: GDP là 200 tỷ. Với mức thuế hiện nay, thế đếch nào mà ngân khố chỉ có 2 tỷ? Ừ thì 2 tỷ, nhưng cuối năm sẽ thu thêm tiền thuế mấy chục tỷ. Đảo nợ và trả tiền lãi, nợ gốc bất quá dăm tỷ là nhiều. Thế thì kêu ca, lè nhè béo gì? Hay là không thu được thuế hay thu vào rồi đổ đi đâu?

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Người không hiểu...

Người không hiểu sự im lặng
của bạn có khả năng cũng sẽ
không hiểu được những lời
nói của bạn.


Chiến tranh 1979: Bài 1 (trích đăng)

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm cho hay: “Khi xung phong thì quân Trung Quốc lấy số đông làm chính, ào ào xông lên. Khi ta nổ súng thì họ chạy luôn”.

Mới đây Tờ Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc trắng trợn tung clip tái hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là: Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam. Liên quan đến clip này là những con số và sự đánh giá về mức độ tinh nhuệ của cả hai phía. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về những thông tin trong cuộc chiến tranh năm 1979, chúng tôi đã có các cuộc trao đổi một số người trực tiếp tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới Tổ quốc này.
PV: Thưa Thiếu tướng, là người trực tiếp tham gia cuộc chiến này, Thiếu tướng có suy nghĩ gì khi Hoàn Cầu thời báo tung ra 1 clip trắng trợn xuyên tạc lịch sử như vậy?
Thiếu tướng Lê Mã Lương: Rõ ràng nội dung về cuộc chiến trên Hoàn Cầu thời báo là một sự xuyên tạc lịch sử, không có cơ sở thuyết phục vững vàng.
Nội dung clip trên Hoàn Cầu thời báo nói về cuộc chiến năm 1979 nhưng lại chủ yếu viết về chiến trường ở Lạng Sơn và một góc Lào Cai (khu vực Hoàng Liên Sơn liên quan đến sư đoàn 316). Đó là một tổng kết không dựa trên cơ sở nào. Nó thể hiện đúng với bản chất tuyên truyền của TQ: “Biến nhỏ thành lớn, biến không thành có”.
Các mũi tấn công Việt Nam của quân Trung Quốc tháng 2/1979

PV: Họ có nói rằng: “Cái gọi là đơn vị Anh hùng của Việt Nam mau chóng bị quân đội Trung Quốc dọa cho trợn mắt há miệng. Thi thể lính VN chết trận phải dùng đến 17 xe tải mới chở hết... Quân VN ở Đồng Đăng bị biến thành ba ba trong rọ, bị cắt đứt đường lui. Trung đoàn Anh hùng của VN lâm vào cảnh mọc cánh cũng khó thoát”.Thiếu tướng nghĩ như thế nào về những nhận định này?

Thiếu tướng Lê Mã Lương: Họ nói Trung đoàn anh hùng là trung đoàn nào? Họ viết tuyên truyền mà thiếu cơ sở nên không thuyết phục được người nghe. Cách viết rất chung chung, thiếu sự hiểu biết.
PV: Còn chi tiết Việt Nam thả thuốc độc xuống những khu vực có nước thì sao, thưa ông?
Thiếu tướng Lê Mã Lương: Chi tiết này hoàn toàn là bịa đặt. Và nếu có việc thả thuốc độc thì chính người TQ thả chứ không phải người VN. Nhiều con sông chảy từ TQ sang VN.
Họ đi đâu cũng tàn phá rất khủng khiếp. Quân TQ đi trước thì đội dân binh đi sau. Đó hầu hết là những người Hoa ở VN được TQ “dụ” trở về. Đội dân binh đó rất thông thổ, đi đường mòn để tiến sâu vào VN.TQ tận dụng họ. Lực lượng này giống như đội quân bát nháo, “vơ bèo vạt tép”. Họ vào trong nhà dân VN, có thể thứ gì lấy được là họ lấy. Đối với những thứ không lấy được thì họ đập phá.Một điển hình về đập phá đó là khi tôi lên Thư viện Lào Cai nằm trên một sườn núi. Khi quân TQ vào thư viện đã lấy sách và xé, quẳng trắng xóa suốt một khoảng trước thư viện cho đến dưới chân đồi.Nhìn cảnh tượng đó tôi bỗng cảm thấy những kẻ đó vừa hèn hạ, vừa vô học đến mức nào. Mình xót nhưng mình cũng thấy được những dân binh của TQ ngày đó như thế nào.Họ đang ca ngợi quân TQ tinh nhuệ nhưng thực tế họ đang bóc trần những hành động thô bỉ, những việc làm vô nhân đạo và vô văn hóa của quân TQ ngày đó.
PV: Họ nói đây là cuộc chiến phản kích tự vệ. Ông nghĩ sao về cách gọi tên này của họ?
Thiếu tướng Lê Mã Lương: Cuộc chiến phản kích tự vệ ư? Nói thế thì đến đứa trẻ con cũng không thể chấp nhận.
Tại sao lại là phản kích tự vệ? Quân đội VN có đánh quân đội TQ bao giờ đâu mà họ đưa 60 vạn quân xâm lược 6 tỉnh miền Bắc, phá tan các thị xã lớn của các tỉnh biên giới phía Bắc, từ Quảng Ninh cho đến tận Lai Châu.Năm thị xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã bị phá tan. Những sự phá hoại này đã gây ra một hậu quả về kinh tế rất lớn đối với VN.Như vậy, nói chính xác thì VN mới là nước phản kích tự vệ.
PV: Ông có đánh giá gì về quân TQ ngày đó?
Thiếu tướng Lê Mã LươngHọ có thể đặt mìn để phá tất cả: cầu, cống  và cả những cây to ở ven đường. Không thể tưởng tượng được đó lại là hành động của một đội quân giải phóng, một đội quân của nhân dân TQ, một quân đội do Đảng Cộng sản TQ lãnh đạo.Họ nói họ tinh nhuệ nhưng qua thực tế chiến đấu cho thấy đó là điều hết sức buồn cười. Trong khoảng 1979-1987 đến 1990, quân đội TQ là quân đội với trang bị thấp kém nhiều so với VN.
PV: Vậy còn quân Việt Nam khi đó thì sao thưa Thiếu tướng?
Thiếu tướng Lê Mã Lương: Sau chiến tranh giải phóng miền Nam, chúng ta tiếp quản được một lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật rất mạnh.
Nếu ngày đó TQ mà mang máy bay sang không chiến với VN thì họ sẽ bị thua. Với những trang bị kỹ thuật, trình độ không chiến, kinh nghiệm và bản lĩnh của phi công Việt Nam thì TQ làm sao đánh được.Quân đội Việt Nam ngày đó là một quân đội vừa thoát li ra khỏi cuộc chiến 30 năm ấy với nhiều kinh nghiệm về tổ chức hiệp đồng binh chủng.Không những vậy, chúng ta còn làm chủ phương tiện kỹ thuật đồng thời với bản lĩnh chỉ huy của những người chỉ huy các cấp cùng hành động chiến đấu anh hùng của những người lính.Tất cả đều đã được thừa hưởng, tích lũy khi họ được trải qua cuộc chiến 30 năm với Mỹ.Sau này nhiều người mới hiểu vì sao TQ không dám đưa máy bay sang không chiến với VN.Nếu so với về vũ khí và kinh nghiệm tổ chức chiến đấu thì quân đội VN khi đó hơn quân đội TQ một bậc.
Tuấn Nam
(SOHA News)

Friday, October 30, 2015

No-U

No-U (hơn 4 năm trước)
Lô áo No-U đầu tiên được mang sang Manilla!
Chép lại đây bài viết ngày 19-6-2011 (đã đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị).
----------------
20 triệu áo, mũ, nón NO-U giúp ngư dân bám biển
Nguyễn Quang A
Rất nhiều người và tổ chức đã hưởng ứng cuộc vận động “giúp ngư dân bám biển” của báo Sài gòn Tiếp thị. Cần mở rộng đợt vận động để bà con người Việt khắp nơi trên thế giới đưa ra sáng kiến giúp ngư dân bám biển một cách bền vững. Từ việc quyên góp tiền lập quỹ giúp đỡ và bảo hiểm cho bà con, đến góp ý cho bà con cách làm ăn hiệu quả và nâng cao nhận thức cho tất cả mọi người dân.
Mấu chốt là phải phá vỡ âm mưu bá chiếm Biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc mà trước hết là sự đòi hỏi bất hợp pháp của họ với đường lưỡi bò (sau đây gọi là đường chữ U). Chính dựa vào cái đường chữ U phi lý phi đó mà các lực lượng của nhà cầm quyền Trung Quốc (kể cả quân sự trá hình dưới trướng lực lượng giám hải, kiểm ngư,…) đang ngày đêm quấy rối hoạt động làm ăn sinh sống của bà con ngư dân ta (và của bà con ngư dân các nước khác) từ ngàn đời nay. Phá bỏ đường chữ U phi pháp này là cách căn bản nhất, lâu bền nhất để giúp bà con ngư dân bám biển làm ăn, giúp củng cố hoà bình và an ninh khu vực và thế giới.
Ý tưởng sản xuất 10 triệu (hay vài trăm triệu?) chiếc áo với dòng chữ NO-U (chữ U có thể in đứt khúc) để nhà sản xuất vẫn có lời (vừa phải) mà người mua có thể ủng hộ thêm tiền giúp bà con ngư dân, cũng như 10 triệu biểu tượng chữ U với hai gạch chéo trên mũ, nón. Đấy là một cách tích cực để góp phần xoá bỏ đường chữ U phi pháp. Dưới đây chỉ là vài gợi ý mong được nhiều người góp thêm cho Sài gòn Tiếp thị.
Các nhà thiết kế hãy giúp thiết kế hàng chữ NO-U sao cho đa dạng, bắt mắt với từng loại áo (áo thun, áo mưa,…), cũng như các loại biểu tượng chữ U bị gạch chéo sao cho hợp với các loại (màu, kích cỡ) mũ nón (bảo hiểm hay mũ nón thường bằng vải hay chất liệu khác) sao cho vừa dễ nhận dạng lại vừa thời trang. Họ hãy làm việc này miễn phí và Sài Gòn Tiếp Thị cũng như các báo khác có thể đưa lên mạng, hướng dẫn cách thực hiện (in, phun sơn, mực, dán decal vân vân) để các bạn trẻ, các nhà sản xuất có thể tải về và thực hiện in, gắn trên áo mũ của mình. Chúng ta cũng yêu cầu bà con góp ít nhất 5 ngàn đồng cho mỗi biểu tượng như vậy trên mũ nón của mình để bù chi phí sao cho có phần vênh ít nhất 3 ngàn cho mỗi biểu tượng để giúp bà con ngư dân bám biển. Các loại decal như vậy cũng có thể dán lên xe máy, xe hơi (với kích cỡ to hơn, bắt mắt hơn).
Với áo mới, các nhà sản xuất tính đủ chi phí và một chút lời.
Việc phân phối nên nhờ Đoàn thanh niên, hội sinh viên hay các tổ chức xã hội dân sự hoặc bất cứ người tình nguyện nào khác.
Giá bán có thể bằng giá mua của nhà sản xuất cộng thêm 20 đến 50 ngàn tuỳ từng loại áo. Những người phân phối hãy làm thiện nguyện thu tiền đóng góp của người mua (mua là giúp ngư dân!) và phần trội từ 20 đến 50 ngàn/chiếc sẽ nộp vào tài khoản mà báo Sài Gòn Tiếp Thị đã mở để giúp ngư dân.
Sài gòn Tiếp thị cũng nên mở thêm các tài khoản như vậy ở các ngân hàng khác để khuyến khích các ngân hang đó tham gia, tạo thuận tiện cho bà con đóng góp (qua mua áo, mũ, nón hoặc đóng góp khác).
NO-U, U bị gạch chéo, là phản đối, là nói không với, đường lưỡi bò phi pháp của nhà cầm quyền Trung Quốc. Dòng chữ này, biểu tượng này không chỉ dân ta cũng hiểu mà cả thế giới đều hiểu. Và có thể vận động phong trào này ở nhiều nước khác, không chỉ ở các nước liên quan như Philipin, Indonesia và Malaysia (kể cả vận động nhân dân Trung Quốc yêu hoà bình ở Trung Hoa đại lục và trên khắp thế giới).
Các hội đoàn người Việt, Philipin, Indonesia, Malaysia ở nước ngoài hãy cùng nhau làm tương tự hay nêu ra các sang kiến khác, thí dụ mặc áo hay có thể dán biểu tượng lên xe của mình và vận động bạn bè cùng làm vậy thì có thể có cả triệu xe ở Hoa Kỳ và Tây Âu được dán hình chữ U bị gạch chéo.
Nếu làm được vậy, 10 triệu áo và 10 triệu mũ nón tại Việt Nam là khả thi, và làm khéo có thể được cả trăm triệu trên khắp thế giới.
Tại Việt nam, nếu làm vậy chúng ta có thể thu được trung bình 40 ngàn đồng/áo, 3 ngàn đồng /biểu tượng, tức là khoảng 430 tỷ để giúp bà con ngư dân.
Áo, mũ, nón chúng ta mang hàng ngày, 7 ngày/tuần. Mỗi biểu tượng có thể thu hút sự chú ý của ít nhất 10 người/ngày hay nhiều chục triệu lượt người/ngày được nhắc nhở đến việc xoá bỏ đường lưỡi bò, được nhắc nhở về lòng yêu nước, yêu hoà bình. Nếu vận động được nhân dân các nước trong khu vực, trên thế giới, kể cả nhân dân Trung Quốc, làm vậy, thì đấy là một sức mạnh khổng lồ.
Vừa quyên được tiền giúp bà con ngư dân, vừa nâng cao được nhận thức của nhân dân, vừa góp phần đoàn kết nhân dân các nước Asean và thế giới và là một tiếng nói đanh thép góp phần ngăn chặn âm mưu hiện thực hoá đường chữ U phi pháp của nhà cầm quyền Trung Quốc.


Nguyễn Quang A

Đọc sách: Tây du ký


Dương Minh Tuấn cho biết:

Xem Tây Du ký, rút ra kinh nghiệm:
+ Khi Tôn Ngộ Không chuẩn bị giơ gậy giết yêu quái thì luôn có 1 vị phật nào đó xuống can ngăn, can đừng giết vì đó là "thú cưỡi của người này", "cháu của người kia", hay "con của người nọ".
- Bài học: " Mấy đứa làm chuyện ác toàn là con ông cháu cha ".
+ Trên đường thỉnh kinh, tất cả rắc rối đều do cái "ngu" của sư phụ Đường Tăng mà ra.
- Bài học: mấy thằng ngu thường làm sếp .
+ Bát Giới xu nịnh và lúc nào cũng được ăn no, ngủ kỹ, nhàn hạ.
- Bài học: những kẻ xu nịnh thường sung sướng.
+ Sa Tăng thật thà, tuân lệnh, chăm chỉ, lúc nào cũng bưng bê khuân vác, làm hết việc nặng.
- Bài học: Thật thà bao giờ cũng thiệt thòi.
+ Tôn Ngộ Không: tài giỏi xuất chúng, bị Đường Tăng đeo vòng kim cô vào đầu. Lúc nào Đại Thánh cũng là người đầu tiên xông vào nguy hiểm cứu "sếp".
- Bài học: người tài luôn bị sếp kìm hãm, khống chế, không có cơ hội phát huy tài năng; gặp chuyện nguy hiểm thì là kẻ lĩnh đòn trước tiên./.


Post từ Nguyễn Việt Anh's wall/FB

Bedő Imre

Đàn ông xây "nhà", phụ nữ lấp đầy
"sự sống" cho ngôi nhà. Ý nghĩa sự
tồn tại của người phụ nữ là "sự sống".
Ý nghĩa sự tồn tại của người đàn ông
là "ngôi nhà tràn đầy sự sống"


Thursday, October 29, 2015

VIỆC XÂY DỰNG ĐẢO CỦA TRUNG QUỐC THIẾU LOGIC CHIẾN LƯỢC

Đang mệt nhưng cũng phải dịch nhanh bài này vì thấy nhiều bộ óc được gọi là ưu tú của xứ Mít ta đang nghĩ như thể giữa Việt Nam và Mỹ đã có quan hệ đồng minh chiến lược, chỉ qua một hiệp ước kinh tế đa phương TPP.



Ngày 28 tháng 10 2015 6: 58 pm

Mỹ có lý khi đang làm phép thử với các tuyên bố về chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông
Hải quân Mỹ tuần này rốt cuộc cũng đã thực hiện tốt lời hứa của mình thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Bằng cách gửi một tàu chiến Mỹ đến trong vòng 12 dặm của một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng, Washington nhấn mạnh rằng họ không thừa nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về các vùng lãnh hải nằm hàng ngàn dặm từ đất liền. Phản ứng của Bắc Kinh đối với hành trình của chiến hạm USS Lassen là inh ỏi - cáo buộc Mỹ đã có hành động bất hợp pháp và thúc ép Mỹ phải kiềm chế không tiếp tục nhưng hành động "nguy hiểm" và "khiêu khích" tiếp theo.
Bất kỳ dấu hiệu của cuộc xung đột quân sự giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cả hai đều được trang bị vũ khí hạt nhân, cần phải được xem xét nghiêm túc. Cả hai bên đều có trách nhiệm phải tiến hành với sự thận trọng thích hợp. Nhưng chính Mỹ mới có vẻ đúng lý với luật pháp và tiền lệ quốc tế, trong việc thách thức ý tưởng là việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo có thể tạo ra các vùng lãnh hải mới. Ngược lại, khi họ đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông thông qua một chương trình xây dựng đảo, chứ không phải thông qua hệ thống pháp luật quốc tế, Bắc Kinh đang có nguy cơ mắc một sai lầm chiến lược có thể phá vỡ môi trường thương mại đang bình yên rất quan trọng đối với sự đi lên của chính mình.
Đúng là, một số đồng minh của Mỹ đang lo lắng rằng Washington đang khiêu khích một cách không cần thiết. Một lập luận cho rằng không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc có ý định sử dụng các tuyên bố chủ quyền hàng hải làm gián đoạn tự do hàng hải ở Thái Bình Dương. Một lập luận khác là, như một siêu cường mới nổi, Trung Quốc tất nhiên sẽ tìm cách thiết lập một khu vực ảnh hưởng trong vùng lân cận trực tiếp của mình - và việc kháng cự đó là vô nghĩa và nguy hiểm.
Washington tuy nhiên vẫn có lý khi từ chối ý niệm về một "khu vực ảnh hưởng" của Trung Quốc cho phép Bắc Kinh khẳng định các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hoặc hàng hải đang bị các nước láng giềng bác bỏ - và điều đó có lẽ không chịu nổi thử thách của luật pháp quốc tế. Nếu Trung Quốc theo được cách của mình, điều đó sẽ thiết lập một tiền lệ nguy hiểm với các tác động toàn cầu - đặc biệt là sau sự sáp nhập bất hợp pháp của Nga đối với Crimea.
Bắc Kinh, về phần mình, đang có nguy cơ theo đuổi một chính sách thúc đẩy bởi uy tín quốc gia - nhưng với ít ỏi logic chiến lược làm nền móng. Là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới của hàng hóa sản xuất và nhập khẩu lớn nhất về dầu, Trung Quốc có lý do nào đó để lo lắng về an toàn của các tuyến đường biển cung cấp cho nền kinh tế của họ. Nhưng thậm chí nếu họ có biến toàn bộ biển Đông thành một cái hồ nước của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ vẫn không thể đảm bảo an toàn cho các eo biển tiếp liệu cho nền kinh tế của họ - vì những đoạn vượt đó phân tán ra trên toàn bộ còn đường đến Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư.
Đổ tiền vào hải quân Trung Quốc và vào các loại tên lửa mới có khả năng đe dọa các tàu sân bay đang là cơ sở sức mạnh của Mỹ ở Thái Bình Dương có thể châm ngòi cho sự đối kháng không cần thiết với Mỹ. Nhưng điều đó cũng sẽ không làm được gì nhiều để giải quyết tình trạng khó xử về an ninh tiềm ẩn của Trung Quốc.
Bài học khôn ngoan hơn đối với Trung Quốc là giữ vững một công thức thay thế đã hữu hiệu đối với họ trong hơn 40 năm qua. Điều đó phải dựa trên các lợi ích nhiều phía được tạo ra bởi việc toàn cầu hóa như là sự bảo đảm tốt nhất cho tất cả các bên sẽ làm việc để bảo vệ tự do hàng hải. Những nỗ lực của Trung Quốc để phát triển một Con Đường Tơ Lụa qua Trung Á tới châu Âu và Trung Đông cũng sẽ đem lại một lựa chọn khác cho việc nỗ lực quá sức trên các tuyến đường biển dễ bị tổn thương.
Luôn luôn có khả năng rằng sự nổi lên của Trung Quốc sẽ gây căng thẳng với Hoa Kỳ, quyền lực đang thống trị thế giới. Nhiệm vụ Biển Đông của Hải quân Hoa Kỳ là một phép thử mới quan trọng trong mối quan hệ này. Cả hai phía ngay bây giờ phải cố gắng xoa dịu căng thẳng. Một tình trạng xấu đi trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chẳng phục vụ lợi ích của bất cứ ai.
Nguồn: 
http://www.ft.com/…/2be10df4-7d78-11e5-98fb-5a6d4728f74e.ht…

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Paris - Hà Nội.

Người đến Paris lần đầu cũng có cảm giác thân thuộc đã biết Paris từ trước. Điều đó dễ hiểu, vì Hà Nội có nhiều kiến trúc, quy hoạch phỏng theo Paris. (Tất nhiên tôi không cho rằng Opera Paris giống Nhà Hát Lớn Hà Nội). Tuy nhiên, đến Paris lần thứ 3, tôi vẫn ngờ ngợ cho rằng chưa nói ra hết được cái giống đó.
Lần này đột nhiên phát hiện ra: Paris rất nhiều danh từ. Tự do, Hòa hợp, Bác ái, Bình đẳng,... Trên Nhà hát, Bảo tàng, Cung điện, Công trình kiến trúc, chỗ nào hở ra là phệt danh từ vào, nghe nổ đôm đốp. Rất quen thuộc với Việt Nam. Trước kia mình tưởng chỉ miền Bắc mới thích danh từ, khẩu hiệu, vì phải dùng sức người, ý chí đánh nhau với súng đạn, cơ khí hiện đại. Thực ra VNCH cũng thích dùng danh từ chẳng kém.
Tiếng Pháp quả tình rất phong phú về danh từ, người Pháp cũng thích nói danh từ. Có lần mình nghe bà cụ thân sinh nói chuyện với ông bạn bằng tiếng Pháp cũng thấy đầy rẫy danh từ, nói hết câu, hết ý rồi vẫn chưa vừa ý xổ thêm một dây danh từ nữa toàn "tê" với "xiông" choáng hết cả tai. Đến Pháp mới thấy nói tiếng Anh là thô lậu, toàn động từ. Tiếng gì mà mỗi nghĩa "chuyển động" đã có hàng chục từ, từ thì ngắn cũn, thô kềnh kệch, phát âm cũng nhà quê, không phun qua mũi uốn éo duyên dáng như người Pháp.
Ta học được Pháp cách dùng danh từ. Tuy nhiên, người Việt chỉ học vẹt, học danh từ mà không hiểu cái súc tích trong nội hàm của một danh từ. Bình đẳng, bác ái, hạnh phúc vào lũy tre làng là nói nội dung khác liền. Đến mấy ông có học, cũng cắt xén, diễn Nôm "cho nó dễ hiểu, cho phù hợp với người Việt Nam", làm méo mó mọi khái niệm. Danh từ người Việt dùng chưa được như người Pháp, nhưng hơn đứt nhiều dân tộc khác, có thể coi như là trò giỏi.
Tuy nhiên, cũng may là người Việt không hiểu sâu sắc danh từ. Chậm tiến một chút, nhưng cũng còn đỡ. Vì mỗi danh từ của Pháp đều đẫm máu. Đi qua dãy phố ở khu Marais, nơi tương truyền là máu chảy ngập mắt cá chân trong đêm Thánh Bartholomew, hoặc nhớ tới cách mạng 1789 mới chiêm nghiệm hết mỗi danh từ đều có giá máu thế nào. Động từ tuy có đâm, chém, xẻo, bắn nhưng đùng đoàng loảng xoảng không đẫm máu như danh từ.
Nhìn TQ của bác Mao, thấy trò chơi với các danh từ thật nguy hiểm.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Gia đình

Gia đình không phải là
một việc quan trọng, mà
là việc quan trọng nhất!


ÔNG GIÀ VÀ CHIẾC ĐÀN DƯƠNG CẦM

Không khí thật điền viên, ấm áp. Như bà già trong bản sao khổ lớn bức tranh sơn dầu nổi tiếng "La jeune fille au piano" của danh họa Paul Cézanne treo trên tường, bà lặng lẽ ngồi đan trên chiếc ghế xa-lông da mềm và sâu. Con mèo mướp lười biếng nằm ngủ dưới ghế, đầu gối lên đôi chân đi tất len dày của bà. Chốc chốc nó duỗi mình, vươn thẳng tứ chi rồi lại khoanh tròn ngủ tiếp.
Ðầu xuân, nhưng trời còn rét ngọt. Dù ở nhà, như thường lệ, bà vẫn mặc chiếc áo dài vải the mầu xẫm kiểu cổ thời trước cách mạng. Bà có khuôn mặt bình thản hình trái xoan, với chiếc mũi thanh tú, đôi môi nhỏ và dày. Một nốt ruồi to bên cạnh, na ná nốt ruồi nổi tiếng của ca sĩ nhạc pop Mađôna, càng tôn thêm cho bà cái duyên thầm rất ưa nhìn. Cặp kính lão mắt tròn (cũng kiểu cổ) treo sệ xuống đầu mũi, và bà thường nhìn trên kính chứ không qua mắt kính như người khác. Bất chấp những nếp nhăn sâu trên mặt và mái tóc phi-dê ngắn bạc gần hết, người ta vẫn dễ dàng đoán biết bà từng một thời là người xinh đẹp và xuất thân từ một gia đình rất nền nếp.
Nếu phải chọn ai đấy là dân Hà Nội gốc, tiêu biểu cho lớp trí thức cũ vừa lịch sự vừa bảo thủ, thì có lẽ bà là người thích hợp nhất. Có cảm giác như cuộc sống mới thực dụng và hiện đại một cách xô bồ bên ngoài không mảy may ảnh hưởng đến con người bà và căn phòng nhỏ bà đã sống suốt bảy mươi năm qua. Bản thân căn phòng cùng các đồ vật trong đó cũng cổ kính và trầm lặng như chủ nhân chúng.
Bà là một trong số rất ít các nghệ sĩ pianô ở lại với cách mạng sau ngày thủ đô giải phóng, là người thầy đầu tiên bộ môn này ở Nhạc viện Hà Nội. Bà đã dìu dắt nhiều thế hệ nghệ sĩ trưởng thành, có người giành được giải thưởng lớn trong các cuộc thi quốc tế. Bà nghỉ hưu đã mấy năm nay, với danh hiệu "nhà giáo nhân dân" và "nghệ sĩ ưu tú". Chồng bà là cán bộ cao cấp trong quân đội, một vị tướng chiến trường, hy sinh trong chiến dịch Khe Sanh. Họ không có con. Bấy lâu nay bà sống một mình với con mèo, với chiếc đàn pianô hiệu Bekker cũng già nua và quí phái như bà.
Khách đến nhà bà không nhiều. Bà thích thế. Mỗi tuần hai lần vào thứ ba và thứ bảy, bà dạy đàn cho đứa cháu gái mười tuổi của bà em. Nó có khiếu, tiếp thu nhanh. Bà mong muốn và có thể dạy nó thành nghệ sĩ pianô có tài. Nhưng nó lại không thích. Cái nó thích là nhai kẹo cao su - vừa tập đàn vừa nhai - và nhạc xập xình chứ không phải nhạc Mozart hay Schubert. Không nói ra nhưng bà buồn. Bà buồn cả việc nhiều học trò giỏi của bà tối tối vào các khách sạn hoặc quán bar chơi đàn cho đám thực khách thô lỗ. Khách của bà còn là những học trò cũ thỉnh thoảng đến thăm, nhất là vào ngày mồng Tám tháng Ba và ngày Hai mươi tháng Mười Một. Và cuối cùng là ông già đang ngồi chơi đàn trước mặt bà lúc này. Một vị khách không mời cũng đến, đều đặn mỗi tháng một lần đúng ngày rằm. Vì sao lại ngày rằm? Cả ông lẫn bà đều không biết. Ðơn giản vì đến mấy lần vào ngày ấy rồi quen, sau cứ thế tiếp tục mãi đã hàng chục năm nay.
Ông là thợ (có người gọi nghệ sĩ) lên dây đàn pianô lâu năm nhất và cũng thuộc loại giỏi nhất ở Hà Nội. Ông đến để lên dây đàn cho bà, mặc dù gần đây bà ít chơi đàn và do vậy dây đàn ít sai để phải lên lại. Nhưng ông cứ đến, bà chẳng lấy thế làm khó chịu. Họ là bạn của nhau từ thời còn trẻ. Chiếc pianô luôn là chiếc cầu nối giữa họ. Thường sau mỗi lần chỉnh đi chỉnh lại những nốt đàn đã quá chính xác, ông thong thả cất bộ đồ nghề vào hộp, rồi cũng thong thả như thế, ông trang trọng ngồi xuống trước đàn, bắt đầu chơi bài "Fur Elise"(gửi Elise) của Beethoven, một bản nhạc đượm buồn ai oán mà tương truyền nhạc sĩ thiên tài người Ðức này đã viết gửi một nàng Elise nào đó để bày tỏ mối tình vô vọng của mình. Tiếp đến là một bản etude chậm của Chopin mà theo chất nhạc, người ta đặt thêm cho cái tên là "Tristess" (nhạc buồn). Lần nào cũng chỉ hai bài ấy. Bà chẳng biết vì sao, nhưng không bao giờ hỏi. Xong, ông cẩn thận đậy nắp đàn, lấy giẻ lau sạch bóng lần nữa, ngồi xuống cạnh bà, uống nước, trao đổi đôi ba câu vu vơ rồi ra về, cúi đầu chào thật thấp, thậm chí còn ngả mũ nghiêng mình, nếu lúc ấy là mùa đông và ông đội chiếc mũ phớt dạ từ thời Pháp còn lại.
Tuy nhiên, hôm nay hình như ngoại lệ. Sau hai bài bất di bất dịch kia, ông chơi thêm một bản nocturne (dạ khúc) của Chopin, bản số 1, và hiện đang chơi bản sonnate "Les Adieux" (Vĩnh biệt) số 26 của Beethoven.
Bà hơi ngạc nhiên, nhưng vẫn lặng lẽ ngồi nghe, không một lần ngước mắt khỏi que đan. Ông đàn không hay, không phải ở mức a-ma-tơ, nhưng cũng chưa hẳn chuyên nghiệp. Xuất thân từ một gia đình tư sản sa sút, ngày xưa ông cùng học pianô một thời gian ở Paris với bà. Bà học giỏi, có tài, tiếp tục tiến lên, còn ông thì sau nhiều thăng trầm, tự biết không bao giờ có khả năng thành nghệ sĩ giỏi, cuối cùng tự chọn cho mình cái nghề lên dây đàn pianô, dẫu nó, trước kia cũng như bây giờ, hiếm ai lao vào và chưa bao giờ mang lại cho ông nhiều tiền. Ðơn giản vì ông không thể sống thiếu cây đàn này. Không trực tiếp biểu diễn thì ông chăm chút, chuẩn bị nó cho người khác. Và ông lấy thế làm hài lòng. Bây giờ đến lượt ông đàn, lại một bài khó và dài như "Les Adieux", ông không khỏi lúng túng, ngượng ngập. Chiếc Bekker già nua, loại Grand piano, chiếm trọn nửa căn phòng, đang rên rỉ dưới những ngón tay cũng già nua không kém của ông. Những phím đàn màu trắng ngả vàng ngà như nhảy múa một cách miễn cưỡng. Tiếng của nó cũng không còn trong trẻo và sắc gọn như xưa.
Theo thói quen nghề nghiệp, thỉnh thoảng bà ngừng tay, gõ mạnh que đan vào thành ghế, rồi nói to như trước bà là cậu học sinh chưa thuộc bài: "Forte! Forte!" (mạnh hơn, mạnh hơn nữa) hoặc "Tình cảm vào! Chậm thôi, chậm thôi!" Ông ngoan ngoãn làm theo, vấp một đôi lần rồi cuối cùng ngừng chơi, quay về phía người bạn già.
- Cây đàn của bà già lắm rồi, - ông thở dài.
Ðó là một chiếc đàn tốt bố mẹ mua cho bà từ Pháp. Với tư cách là giảng viên lâu năm, sau này nhiều lần Nhạc viện đề nghị cấp đàn mới nhưng bà không nhận mà vẫn giữ nó như kỷ niệm một thời.
- Còn ông thì không? - bà đáp, nửa châm chọc nửa trách móc, như thể chiếc đàn bị chê một cách oan ức.
- Tôi cũng già rồi. Cả bà nữa. Cái gì phải đến, sẽ đến thôi. - Ông lại thở dài. - Bà nghỉ dạy đã mấy năm. Bây giờ đến lượt tôi. Hôm nay là lần cuối cùng tôi lên dây đàn đấy. Tất nhiên cho chiếc đàn của bà. Bà và tôi gắn bó với nó bao nhiêu năm rồi nhỉ?
- Gần năm mươi năm. - Bà đáp, ngừng đan, ngạc nhiên hỏi: - Lần cuối cùng? Vì sao lại lần cuối cùng?
- Vì tai tôi hỏng rồi. Cũng đúng thôi. Tuổi tác mà. Hình như nó hỏng đã lâu nhưng vì người ta thương tôi, nể tôi, nên không nói đấy thôi. Tháng trước Nhà Hát Lớn không nhờ tôi lên dây chiếc Steinway cho một nghệ sĩ Hà Lan biểu diễn, tôi đã lờ mờ đoán có chuyện không ổn. Chỉ hôm qua tình cờ tôi nghe có người nói bây giờ tai tôi không chính xác nữa, lên sai dây đàn mà tự mình không biết. Hóa ra mấy lần trước người ta bí mật nhờ cậu Hà chỉnh lại những chiếc đàn tôi đã lên dây ở Nhà Hát Lớn, Hội nhạc sĩ, phòng thu Ðài phát thanh và phòng hòa nhạc của Nhạc viện. (Hà là một trong những thợ học việc của ông, sau được gửi sang Tiệp luyện nghề hai năm, thời gian gần đây đang thay ông chăm sóc mấy chục chiếc đàn ở Nhạc viện. Tuy nhiên những chiếc đặc biệt dành cho các buổi biểu diễn quan trọng thì vẫn phải đích thân ông trực tiếp chuẩn bị). Bà biết đấy, nghề tôi chỉ nhờ vào đôi tai. Nay nó hỏng, coi như tôi mất nghề. Beethoven điếc vẫn viết nhạc được vì ông nghe thầm trong đầu. Còn tôi, tôi cần nghe rõ những âm thanh có thật. Không khéo lần trước tôi lên dây cho chiếc đàn này cũng sai, và như người khác, bà thương tôi nên không nói. Có đúng thế không?
Bà im lặng hồi lâu mới khẽ đáp:
- Không. Tôi thấy nó vẫn chính xác.
Bà ái ngại nhìn ông già, không đủ can đảm nói lên cái sự thật bà biết không phải tháng trước mà từ lâu trước đó, rằng đôi tai rất thính nhạy của ông đã bắt đầu không ổn. Tuy vậy, bà vẫn không muốn bất kỳ ai khác chạm vào chiếc đàn yêu quí của bà. Bà hiểu ông tự hào và yêu nghề mình đến mức nào. Nó là hạnh phúc và cũng là ý nghĩa cuộc sống đối với ông. Suốt năm mươi năm qua người ta đánh nhau, cày cấy hoặc đổ mồ hôi trong nhà máy, hầm mỏ, còn ông thì luôn quanh quẩn bên những chiếc đàn pianô. Ngoài ra ông không biết một nghề nào khác. Xã hội cũng cần ông như chính ông cần những chiếc đàn pianô để sống, đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Cũng suốt chừng ấy năm người ta thấy ông lọm khọm đạp chiếc xe cà tàng tới Nhạc viện ở Ô chợ Dừa, phòng tập trường múa ở Mai Dịch và các phòng hòa nhạc, thu thanh khắp nơi trong thành phố. Nhiều lần ông còn được ô tô, máy bay đưa đón đến một thành phố xa nào đó chỉ để lên dây một chiếc đàn pianô. Thường sau khi xong việc, ông nán lại để được tận hưởng thành quả lao động của mình, tự hào và lâng lâng hạnh phúc lắng nghe các nghệ sĩ biểu diễn, hoặc ngắm nhìn những diễn viên ba-lê nhún nhẩy bước đi trên đầu ngón chân theo tiếng nhạc chiếc đàn ông đã nâng tới mức hoàn thiện. Ông thường giật mình cảm thấy như người có tội, dằn vặt mấy ngày liền nếu tình cờ phát hiện có dây đàn nào đấy lên chưa chuẩn lắm. Công bằng mà nói, người ngoài nghề it ai hiểu hết giá trị công việc ông làm. Các nghệ sĩ đích thực thì khác. Họ kính trọng ông, thân mật tôn ông thành Maestro (sư phụ). Sau buổi biểu diễn, nhiều danh cầm thế giới tự tìm đến bắt tay cảm ơn ông và tặng những món quà nho nhỏ được ông tập hợp thành bộ sưu tập bày nơi trang trọng trong nhà mình.
Mươi năm gần đây đất nước mở cửa, kéo theo sự mở cửa của vô số các quán bar và khách sạn đua nhau làm sang mua pianô đắt tiền, thuê sinh viên Nhạc viện biểu diễn để câu khách. Những chiếc đàn ấy cũng cần được định kỳ lên dây và chăm sóc, tất nhiên. Cũng theo mốt, người ta mời đích thân ông làm việc này, nhưng thường ông bảo Hà và những người như anh ta làm hộ, dù ở đấy tiền công cao hơn. Âu cũng là một sự lẩm cẩm nữa của người già.
Ông cũng sống một mình. Hơn thế, suốt đời sống một mình. Vì sao - không ai rõ, mà ông cũng chẳng chịu nói với ai. Nghe đồn ngày xưa ông yêu bà, yêu lắm, nhưng vì bà là người thành đạt, lại xinh đẹp, con nhà giàu, còn ông thì... nên ông biết phận mình, chưa một lần dám thổ lộ. Người ta hỏi cả hai có đúng thế không, lần nào họ cũng chỉ cười thay cho câu trả lời. Bản thân họ chưa bao giờ đả động đến chuyện đó. Bao năm nay họ quen đối xử với nhau như những người bạn, và dường như cho thế là đủ.
- Bây giờ ông định thế nào? Không lên dây đàn thì ông làm gì ? - Bà hỏi.
- Tôi cũng chẳng biết nữa. Có lẽ tôi không thể tiếp tục sống ở Hà Nội. Những chiếc đàn ở đây làm tôi buồn. Tôi có người bà con ở vùng trung du Phú Thọ, định về sống nốt tuổi già ở đấy, vui với mảnh vườn, bầy gà. Cũng được đấy nhỉ? Bà thấy thế nào?
- Tôi thấy ông lẩm cẩm. Không chỉ tai hỏng mà đầu óc cũng không ổn. - Bà cười đáp, không ra nghiêm túc cũng chẳng phải đùa. - Suốt đời ở thủ đô, nay ông tưởng về sống nông thôn dễ đấy à?
- Rồi bà xem.
- Tùy ông thôi. Nhưng có phải vì thế mà vừa rồi ông chơi bản "Les Adieux" không?
- Bà đoán đúng.
- Nhưng ông chơi tồi và bỏ giở giữa chừng...
- Ðúng thế. - Ông buồn bã đáp. - Tại lâu ngày không đàn, tôi quên. Tại nó khó quá...
- Bao giờ ông đi?
- Tuần tới. Mọi thứ thu xếp xong rồi. Hôm nay tôi đến chia tay bà.
Hai người cùng ngồi im.
- Tôi muốn hỏi ông điều này. Tò mò thôi. Vì sao trong bao nhiêu năm ở nhà tôi ông chỉ đàn hai bài, là "Fur Elise" của Beethoven và "La Tristess" của Chopin?
- Bà chưa bao giờ thử đoán vì sao à? - ông hỏi lại, giọng nhỏ nhẹ và không ngước nhìn bà.
- Chưa. - Bà đáp. - Mà sao tôi phải đoán. Ai muốn nói gì cứ nói thẳng ra chẳng hay hơn ư?
Họ lại im lặng. Lần này còn lâu hơn. Cuối cùng ông rụt rè lên tiếng:
- Bà có thể đàn tôi nghe một bài được không? Bài gì cũng được. Chưa bao giờ bà đàn cho tôi, chỉ riêng một mình tôi...
Bà liếc nhìn ông với cái nhìn như muốn nói: "Ông có đòi hỏi nhiều quá không đấy?" Nhưng bà không nói gì, chỉ lặng lẽ đứng dậy, đài các bước về phía chiếc đàn, và cũng đài các như thế ngỗi xuống ghế, như thể trước bà không phải ông bạn già mà cả nghìn khán giả am hiểu ở Nhà Hát Lớn. Bà đặt hai bàn tay nhăn nheo nhưng thon mảnh lên mặt phím đàn đã ngả màu vàng vì năm tháng, đầu hơi ngửa về phía sau một cách kiêu hãnh. Chiếc đàn cổ lại rung lên vì những nốt nhạc mạnh và dứt khoát. Thật khó tin một phụ nữ nhỏ bé, già nua như bà lại có thể tạo ra được những âm thanh mạnh mẽ và kỳ diệu đến thế. Bà say sưa đàn, mắt lim dim, dường như quên hết mọi thứ trên đời. Cả con người và tâm hồn bà đang hòa quyện vào tiếng nhạc lúc hùng tráng, lúc du dương quyến rũ.
"Bản Prelude và Fuge số 29 của Bach!' - ông nhận ra ngay từ những nốt nhạc đầu tiên. Ðây là tác phẩm phức điệu khó biểu diễn cả về kỹ thuật lẫn thể hiện tình cảm. Chính vì nó mà ông bị đánh trượt không tốt nghiệp Nhạc viện Paris vào một ngày đông giá lạnh ở nước Pháp năm nào. Những người sành nhạc đều yêu thích bản nhạc này. Ông thì coi nó là đỉnh cao sáng tác không chỉ của Bach mà cả nền âm nhạc pianô toàn thế giới.
Bà chơi xong phần Prelude hùng tráng, bây giờ đang chuyển sang phần Fuge trữ tình, phần hay nhất của tác phẩm. Các bè nhạc lúc đan quyện vào nhau, lúc đối đáp như lời tâm tình không dứt. Những nốt nhạc tinh khiết, thần thánh làm ông lâng lâng. Tự lúc nào không biết, đôi mắt ông ngấn đầy lệ. Ông giật mình, thầm mừng bà bận đàn nên không thấy ông khóc.
*
Một tháng sau, đúng ngày rằm, từ Phú Thọ ông lại về Hà Nội và đến nhà bà.
- Công việc của ông trên ấy thế nào? - Bà hỏi, hình như không ngạc nhiên trước việc ông quay lại.
- Cũng bình thường. Ổn cả. Còn bà?
- Tôi thì có gì thay đổi được nữa. Ông không mang đồ nghề về à?
- Không. Tôi nhớ Hà Nội quá, nhớ đàn quá. Ghé về chơi một hôm rồi lại lên trên ấy.
- Thế thì tiếc thật.
- Sao vậy? Ðàn lại sai dây à? - Ông hỏi rồi chợt thở dài. - Thật buồn rằng bây giờ tôi chẳng giúp được bà nữa. Tai tôi hỏng rồi, bà biết đấy. Ðể tôi bảo cậu Hà...
- Không, tai ông vẫn thính lắm. - Bà ngắt lời. - Vả lại, cây đàn của tôi nó đã quen ông. Nó già yếu lắm rồi nên cần được chăm sóc thường xuyên. Thiếu ông, dường như nó chẳng còn là chiếc đàn như trước. Ông cũng chưa bao giờ nghĩ tới điều ấy à?
Ông bối rối không biết đáp thế nào. Bà bước thêm một bước về phía trước, nhìn thẳng vào mắt ông và nói với giọng rất nghiêm túc:
- Tôi có một đề nghị thế này. Ông thấy được thì chấp nhận, không thì thôi, tùy ông. Chiếc đàn của tôi hiện cần phải lên dây hàng ngày. Ðể đỡ vất vả, nếu muốn, ông có thể ở lại đây, ngay trong nhà tôi để làm việc đó. Ý ông thế nào?
Ông hiểu. Quá bất ngờ, ông đứng lặng một lúc rồi ấp úng nói:
- Nhưng cả tôi và... chiếc đàn của bà đã già. Làm thế, e nó thế nào ấy.
- Ông lại nói lẩm cẩm rồi. Tai ông còn tốt, chỉ đầu óc ông có vấn đề mà thôi.
Ðể ông khỏi lúng túng, bà ngồi xuống cạnh đàn, vẫn với vẻ đài các nghệ sĩ vốn có của mình.
- Bà vừa đàn bài gì lạ thế, hình như tôi chưa nghe bao giờ, - ông hỏi khi bà đàn xong.
- Ðó là bản "Le Vieillard et le Piano". Khúc ngẫu hứng tôi viết riêng cho ông đấy. Lần đầu tiên tôi viết nhạc. Nghiệp dư, và vì hoàn cảnh bắt buộc. "Le Vieillard" là ông, một ông già lẩm cẩm đáng yêu. Còn "Le Piano" là ai thì tự ông đoán lấy. "Le Vieillard et le Piano!" Một cái tên cũng hay đấy nhỉ?
Hà Nội, 3.1.2001
Thái Bá Tân

Wednesday, October 28, 2015

Nem csikorog tovább az 1-es villamos

Még 30 helyen kellene kipofozni.

 Az 1-es villamos új, dél-budai szakaszán, a Szerémi út - Hengermalom úti kanyarban olyan erős lakossági tiltakozás alakult ki a síncsikorgás miatt, hogy a ​BKK felkérte többek között a Budapest Műszaki egyetemet, oldja meg a problémát. Bár nem általuk, de meglett megoldás: a villamos elhallgatott, az idegek kisimultak. A BKV legutóbbi igazgatósági ülésén támogatta, hogy a rendszert más pontokon is bevezessék a fővárosban, mondta lapunknak Szabó György, az igazgatóság tagja, a csikorgást megszüntető rendszer kezdeményezője.


Mint már beszámoltunk róla, ​​m​árciustól kezdve​​ minden nap hajnali négykor éles hang ébresztette a kelenföldieket a Szerémi út környékén, az új szakaszon közlekedő villamos ugyanis erősen csikorgott a kanyarban. A zajmérések igazolták, hogy a csikorgás​ok​ minden​ megengedhető mértéket​ túlléptek.​ A  BKK​ először arra kérte a lakókat, hogy próbálják meg kibírni az új CAF villamosok megérkezéséig, azok​​ ugyanis csendesebbek lesznek, mint a jelenlegi villamosok. A helyzet azonban annyira kezelhetetlenné vált, hogy​ a BKV sebességkorlátozást vezetett be.
A velvet.hu videóján jól hallható a túlvilági hang, amit a villamos kanyarodáskor kiadott magából:

A végső megoldást az segítette elő, hogy a kivitelező ​sínkondicionáló (sínkopásgátló) technológiára épülő rendszert telepített a kanyarba. Ezt a rendszer alakították át úgy, hogy a sínkopás mellett a hanghatásokat is megszüntesse. (Műszakilag ez úgy nézett ki, hogy a belső sínszálat a sínfejen függőlegesen megfúrták, kialakítva a kenőanyag kijuttatási pontjait, erre átforgatták a vezetősínre csatlakozó tömlőket, a kenőanyag tartályokat pedig a filmréteg képzésére alkalmas anyaggal feltöltött tartályokra cserélték​, és a kenőanyagot is megváltoztatták.) A rendszer 4-5 villamos elhaladása után működni kezdett. A csikorgás megszűnését a lakók képviselői is megerősítették egy BKK​ által kezdeményezett ​lakossági fórumon.

Szabó György elmondása szerint ez a fővárosi kereszteződés az első olyan hely Európában, ahol a villamosnak csikorognia kellene, de mégsem csikorog. A rendszer egyelőre még mindig kísérleti fázisban üzemel, ​mivel évszakváltásoktól függetlenül kell jól működnie a berendezésnek, továbbá egy esetleges "túladagolás" rontja a fékhatást.
Az első méréseknél ugyanis megnövekedett fékutat tapasztaltak. Egy újabb szabályozást követően a vészfékrendszer fékútja már a hatósági határértéken belül maradt, ám az üzemi fékezés fékútja még mindig hosszú. A BKV szakmérnökei és a kivitelező most a kenési gyakoriság csökkentésével próbálja belőni azt az optimális pontot, ahol már megfelelő a fékhatás, de a sín sem csikorog.
A BKV legutóbbi igazgatósági ülésén elfogadták a síncsikorgás csökkentéséről szóló beszámolót, és döntöttek arról, hogy a főváros más pontjain is kezdeményezik a bevezetését. Budapesten ugyanis mintegy 30 helyen gondot okoz a sínek csikorgása, lapunknak nemrég a 4-es metró közelében élők panaszkodtak a hajnali ébresztőre.

Frissítés: Lesz még mit halkítani Budapesten


Bizton állíthatom, hogy a Budafoki elágazás (Savoya park felett a Leányka utcai felüljáró mellett) a legdurvább hely a fővárosban villamoscsikorgás ügyileg. Ott lakok. Ahhoz képest a Hengermalom-Szerémi környékén a csikorgás korábban épp, hogy andalítóan halk, szinte dallamos, sőt fülbemászó volt. Tudom, mert pont ott dolgozok, írta olvasónk, Tamás.

Tenczer Gábor (Index)

Hãy...

Hãy trân quý những người
yêu thương bạn.
Hãy giúp đỡ những người
cần đến bạn.
Hãy cố gắng tha thứ cho những
người đã làm tổn thương bạn,
và hãy quên đi những người
đã bỏ rơi bạn!!!


The Voice USA season 9: Keith Semple - I Want To Know What Love Is

Các bạn hãy nghe giọng ca của chàng trai này. Đây là bản cover từ bản gốc của Foreigner.

                                Szeretettel barátaimnak

Tuesday, October 27, 2015

34 câu nói đáng nhớ của Johan Cruyff

1. Kỹ thuật không phải là chuyện tâng được bóng 1000 lần. Bất cứ ai cũng làm được điều đó bằng cách tập luyện, rồi thì anh sẽ làm việc trong rạp xiếc. Kỹ thuật là chuyền một chạm, với tốc độ vừa vặn, đưa bóng đến đúng chân thuận của đồng đội.
2. Một cầu thủ đứng tâng bóng giữa trận đấu, rồi để cho 4 hậu vệ đối phương có thời gian quay về, xong mọi người lại tưởng thế là hay. Tôi thì nói rằng cậu ta nên đến rạp xiếc.
3. Chọn cầu thủ hay nhất cho từng vị trí, và cái mà anh sẽ nhận được không phải một đội hình mạnh, mà là 11 cá nhân đơn lẻ.
4. Ở các đội bóng của tôi, thủ môn là người tấn công đầu tiên và tiền đạo là hậu vệ đầu tiên.
5. Tại sao lại không thể đánh bại một đội bóng giàu có hơn? Tôi chưa thấy cái túi tiền nào biết ghi bàn cả.
6. Tôi thường xuyên nhận ném biên, vì khi tôi nhận lại bóng, tôi là cầu thủ duy nhất không bị kèm.
7. Tôi là cựu cầu thủ, cựu giám đốc kỹ thuật, cựu HLV, cựu quản lý, cựu Chủ tịch danh dự. Một danh sách đẹp nhắc lại rằng mọi thứ rồi cũng đến hồi kết.
8. Các cầu thủ vốn không có tố chất lãnh đạo nhưng lại cố ra vẻ thế thường xuyên đánh mắng những người khác sau một sai lầm. Nhà lãnh đạo thực sự trên sân đã dự trù rằng ai cũng có thể mắc sai lầm.
9. Tốc độ là gì? Cánh báo chí thể thao thường lẫn lộn tốc độ với sự sáng suốt. Nhìn đây, tôi chỉ cần xuất phát sớm hơn một chút, thế là tôi nhanh hơn người rồi.
10. Chỉ có một thời điểm duy nhất được coi là đúng giờ mà nếu anh không ở đó, tất là anh sớm quá, hoặc quá muộn.
11. Tôi không bao giờ mắc một sai lầm đến lần thứ hai.
12. Trong trận, thống kê chứng minh rằng một cầu thủ chỉ giữ bóng trung bình 3 phút... Vì thế, điều quan trọng nhất là những gì anh làm trong suốt 87 phút không có bóng. Điều đó xác định xem anh là có phải cầu thủ giỏi hay không.
13. Sau khi giành được điều gì đó, bạn không còn ở trạng thái 100%, chỉ còn độ 90%. Giống như một chai nước có ga bị mở nắp một lúc, rồi hơi ga bị xì bớt đi.
14. Chỉ có duy nhất một trái bóng, thế nên bạn cần phải sở hữu nó.
15. Tôi là kẻ vô thần. Ở Tây Ban Nha 22 cầu thủ đều làm dấu thánh trước khi vào sân. Nếu điều đó hiệu nghiệm thì mọi trận đấu đáng ra đều phải hòa.
16. Chúng ta phải đảm bảo rằng những cầu thủ tệ nhất của đối phương có bóng nhiều nhất. Để cho anh có thể giành bóng lại bất cứ lúc nào.
17. Nếu anh có bóng, anh phải làm cho sân bóng rộng nhất có thể, còn nếu không có bóng thì phải làm sao cho sân càng nhỏ càng tốt.
18. Mỗi VĐV golf chuyên nghiệp đều có vài HLV, mỗi người phụ trách một mảng khác nhau, từ cú đánh tầm xa, tiếp cận lỗ cuối cho đến đẩy gậy chót. Bóng đá chỉ có một HLV quản lý 15 cầu thủ. Vô lý thật.
19. Sống sót ở vòng bảng không phải mục tiêu của tôi. Lý tưởng thì tôi muốn chung bảng với Brazil, Argentina và Đức. Thế là tôi loại được hai đối thủ chính sau vòng bảng. Đấy là cách tôi tư duy. Thế mới chuẩn.
20. Các cầu thủ bây giờ chỉ biết sút mu. Tôi có thể sút tốt má trong, mu và má ngoài đều cả hai chân. Nói cách khác, tôi (sút) giỏi gấp 6 lần các cầu thủ bây giờ.
21. Chất lượng mà không có kết quả thì vô nghĩa. Kết quả mà không có chất lượng thì nhàm chán.
22. Có rất ít cầu thủ biết họ phải làm gì khi không bị kèm. Thế nên đôi khi bạn rỉ tai một cầu thủ: Thằng cha tiền đạo đó giỏi lắm, nhưng đừng kèm nó.
23. Tôi thấy thật kinh khủng khi các tài năng bị từ chối dựa trên số liệu thống kê của máy tính. Nếu chiếu theo các tiêu chí của Ajax bây giờ, ngay cả tôi cũng có thể bị loại. Khi tôi 15 tuổi, tôi không thể đá quả bóng bay 15 mét với chân trái và có thể là 20 mét với chân phải. Các phẩm chất kỹ thuật và nhãn quan của tôi không thể được phát hiện bởi máy tính.
24. Chơi bóng rất đơn giản, nhưng chơi thứ bóng đá đơn giản là điều khó chưa từng thấy.
25. Nếu tôi muốn anh hiểu điều gì, tôi đáng ra phải giải thích tốt hơn.
26. Tôi hầu như không phạm sai lầm vì tôi cảm thấy rất khổ sở nếu sai lầm.
27. Điều khó khăn nhất trong một trận đấu dễ dàng là bắt đối thủ dưới cơ phải chơi tệ.
28. Bọn không cùng đẳng cấp đời nào khiến tôi bận tâm!
29. Mỗi bất lợi đều có lợi thế riêng.
30. Quả bóng là hồn cốt của trận đấu.
31. Muốn đá hay phải có cầu thủ giỏi, nhưng cầu thủ giỏi hầu như lúc nào cũng có vấn đề về hiệu suất thi đấu. Anh ta thích màu mè hơn là thực dụng.
32. Chết chìm với lý tưởng của mình còn hơn sống dựa hơi kẻ khác.
33. Nếu không thắng được thì cố đừng có thua.
34. Theo cách nào đó, tôi có thể đã là bất tử.

Huyền Trân (vn.tin nhanh)

Chuyện hóng hớt: "Soi" thơ Tố hữu

Trưa thứ bảy vừa rồi, mới ngồi uống bia/đánh giá văn học cách mạng @ quán 107 Pasteur (SG) cùng Lê Minh (Debrecen,VIDI69), anh Ngọc (Hóa,VIDI68), anh Quang (Gépész,VIDI69), anh Khánh (Gépész,VIDI68) và mấy tay lần đầu gặp mặt. Như lệ thường, Lê Minh vẫn là người  nói nhiều và nói to nhất hội. Nhiều chuyện vui nhưng nhớ nhất chuyện này.

Trong bài thơ "Ba mươi năm đời ta có đảng", TH viết:

"Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt"

Như vậy, TH đã chỉ rõ cơ cấu của đảng rất cụ thể:
Cứ 50 đảng viên hoạt động cách mạng (trăm tay) thì sẽ có 500 lãnh đạo theo dõi sít sao (nghìn mắt) từ trên xuống dưới. Mô hình này đảm bảo luôn duy trì sự quán triệt và nhất quán cao độ, làm sao có thể sai 1 ly đi 1 dặm được.
Ai mà đến giờ vẫn chưa biết thì thật là lạc hậu, không thể làm cách mạng được.

Az Egyesült Államok letörné Kína szarvait

Mindeközben a világ másik oldalán is áll a bál: Egy csatahajóval üzenete meg Washington: nem engedi át Kínának a csendes-óceáni térséget.

Az Egyesült Államok nagyon közel küldte az egyik csatahajóját Kína egyik mesterséges szigetéhez a Dél-Kínai-tengeren. A USS Lassen küldetése papíron a térség hajózásának biztosítása, de a szakértők szerint egy erődemonstráció Pekingnek. Kína ugyanis saját területének tekinti a földdarabot, amin mindössze egy kifutópálya van.

Az Egyesült Államok haditengerészete egy irányított rakétákkal felszerelt rombolót vezényelt egy kínai mesterségesen feltöltött zátonyhoz. A Spratly-szigetekhez tartozó mesterséges földnyelvet valamivel kevesebb mint 12 tengeri mérföldre megközelített a USS Lassen - közölte egy amerikai védelmi tisztségviselő kedden.
Ez a távolság szimbolikus: Kína a parttól számított 12 tengeri mérföldön belüli részt saját felségterületének tartja. Az Egyesült Államok így üzente meg, hogy az épített szigetet nem tekinti az ország területének.

Erődemonstráció Kína hátsókertjében


Az Egyesült Államok 2012-ben jelentette be, hogy flottáinak nagyobbik részét – köztük néhány repülőgép-hordozóját – a csendes-óceániai térségbe vezényli. Az elmúlt időszakban több határvita indult Kína, a Fülöp-szigetek, Vietnám, Korea és Japán között, mert a térségben sok az olajban, földgázban és más erőforrásokban gazdag lelőhely.

Emiatt ez a világ egyik legveszélyesebb területe.

Az USS LAssen hadihajó a Dél-Kínai-tengeren.
Fotó: Handout
A flotta áthelyezésének másik oka, hogy az elmúlt időszakban Kína felpörgette hadi fejlesztéseit. Továbbépítené és megőrizné nagyhatalmi státuszát. Az Egyesült Államok ezért megmutatta: nem engedi át a csendes-óceáni térséget, ha kell áthelyezi ide hadereje jelentős részét.
A tengeri hadviselés atombombájaként szokás emlegetni a repülőgép-hordozó hajókat. Egy ilyen birtoklása hasonló státuszszimbólum, mint egy atombomba birtoklása. Ez az egyik legdrágább fegyvernem: megépítése, működtetése és birtoklás több tízmilliárd dollárba dollárba kerül. Nem véletlen, hogy a világ haditengerészetei közül csak kevesen engedhetik meg maguknak.
Az Egyesült Államok emiatt szinte egyeduralkodó 11 anyahajójával. Oroszországnak, az USA legnagyobb katonai riválisának csak egy darab van, miközben még Olaszországnak is csak kettő – ezzel az olaszok a másodikok a listán.
Kína egyetlen repülőgép-hordozóval rendelkezik. Ez sem saját fejlesztés: 2012-ben egy be nem fejezett ex-szovjet hajót vettek meg Ukrajnától. A Liaoninget egyelőre nem veti be a pekingi hadvezetés. Évekig eltarthat, míg a kínaiak megtanulják használni, nem véletlen, hogy jelenleg csak kiképzőhajónak használják.

Anyahajópótlék halászoknak


A nagyhatalmi státuszát építő és erősítő Kína viszont nem engedheti meg magának, hogy ne fokozza katonai jelenlétét a Dél-kínai-tengeren. A térségben tucatjával vannak olyan kis szigetek és zátonyok, amelyek alatt jelentős kőolaj- és földgázkészletek lehetnek. Ha másért nem, halászati szempontból mindenképpen jelentősek. Éppen emiatt Peking a legtöbbet magáénak tartja.
Bevethető repülőgép-hordozók hiányában Kína egyre több szigeten kezdett támaszpontokat építeni. Sőt, az utóbbi időben, ha a természet nem adott megfelelő helyet erre, akkor építettek egy szigetet oda, ahova éppen kellett. A zátonyok és a sekélyebb területek feltöltését Peking a halászattal magyarázta. A kikötőkre épített házak és egyéb létesítményekre is azt mondták az itt kikötő halászhajóknak készültek.
Washington viszont egyszerűen tengeribázisoknak veszi ezeket. A Pentagon 2014 óta többször közölt jelentéseket, melyek szerint a mesterséges földarabokra húzott kifutópályák katonai célokra is használhatóak, és a kísérő épületek is megerősítik ezt: radarok és fejlett rakétarendszerek is telepíthetők a területre.

Az Egyesült Államok a szövetségeseinek is üzent


Washington nem fogadja el Kína szuverenitását a szigetek felett, és jelezte, hogy haditengerészetének hajói nem a jövőben sem fogják elkerülni. A kínai kormány erre közölte, nem fogja engedni, hogy felségvizeit a hajózás szabadságára hivatkozva megsértsék.
Az Egyesült Államok kijelentése gesztusértékű: október elején Japán és  további 10 térségbeli ország aláírta a Csendes-óceáni Partnerség (TPP) néven ismert szabadkereskedelmi megállapodást. A TPP-tárgyalásokat 2010-ben kezdte az Egyesült Államok, Ausztrália, Peru, Vietnam, Szingapúr, Új-Zéland, Chile és Brunei. Malajzia 2010-ben, Mexikó és Kanada 2012-ben, Japán 2013-ban csatlakozott.
Joko Widodo, Indonézia elnöke hétfőn találkozott Barack Obamával, és jelezte, csatlakozna a megállapodáshoz. Ugyanígy tett korábban a Fülöp-szigeteki kormány is.
A TPP tagjai többnyire olyan országok, amelyeknek van területi vitájuk Kínával. Washington a USS Lassen bevétésével világossá tette számukra, hogy támogatja őket.

Szabó Dániel Vilmos (Index)