Thursday, October 29, 2015

VIỆC XÂY DỰNG ĐẢO CỦA TRUNG QUỐC THIẾU LOGIC CHIẾN LƯỢC

Đang mệt nhưng cũng phải dịch nhanh bài này vì thấy nhiều bộ óc được gọi là ưu tú của xứ Mít ta đang nghĩ như thể giữa Việt Nam và Mỹ đã có quan hệ đồng minh chiến lược, chỉ qua một hiệp ước kinh tế đa phương TPP.



Ngày 28 tháng 10 2015 6: 58 pm

Mỹ có lý khi đang làm phép thử với các tuyên bố về chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông
Hải quân Mỹ tuần này rốt cuộc cũng đã thực hiện tốt lời hứa của mình thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Bằng cách gửi một tàu chiến Mỹ đến trong vòng 12 dặm của một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng, Washington nhấn mạnh rằng họ không thừa nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về các vùng lãnh hải nằm hàng ngàn dặm từ đất liền. Phản ứng của Bắc Kinh đối với hành trình của chiến hạm USS Lassen là inh ỏi - cáo buộc Mỹ đã có hành động bất hợp pháp và thúc ép Mỹ phải kiềm chế không tiếp tục nhưng hành động "nguy hiểm" và "khiêu khích" tiếp theo.
Bất kỳ dấu hiệu của cuộc xung đột quân sự giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cả hai đều được trang bị vũ khí hạt nhân, cần phải được xem xét nghiêm túc. Cả hai bên đều có trách nhiệm phải tiến hành với sự thận trọng thích hợp. Nhưng chính Mỹ mới có vẻ đúng lý với luật pháp và tiền lệ quốc tế, trong việc thách thức ý tưởng là việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo có thể tạo ra các vùng lãnh hải mới. Ngược lại, khi họ đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông thông qua một chương trình xây dựng đảo, chứ không phải thông qua hệ thống pháp luật quốc tế, Bắc Kinh đang có nguy cơ mắc một sai lầm chiến lược có thể phá vỡ môi trường thương mại đang bình yên rất quan trọng đối với sự đi lên của chính mình.
Đúng là, một số đồng minh của Mỹ đang lo lắng rằng Washington đang khiêu khích một cách không cần thiết. Một lập luận cho rằng không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc có ý định sử dụng các tuyên bố chủ quyền hàng hải làm gián đoạn tự do hàng hải ở Thái Bình Dương. Một lập luận khác là, như một siêu cường mới nổi, Trung Quốc tất nhiên sẽ tìm cách thiết lập một khu vực ảnh hưởng trong vùng lân cận trực tiếp của mình - và việc kháng cự đó là vô nghĩa và nguy hiểm.
Washington tuy nhiên vẫn có lý khi từ chối ý niệm về một "khu vực ảnh hưởng" của Trung Quốc cho phép Bắc Kinh khẳng định các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hoặc hàng hải đang bị các nước láng giềng bác bỏ - và điều đó có lẽ không chịu nổi thử thách của luật pháp quốc tế. Nếu Trung Quốc theo được cách của mình, điều đó sẽ thiết lập một tiền lệ nguy hiểm với các tác động toàn cầu - đặc biệt là sau sự sáp nhập bất hợp pháp của Nga đối với Crimea.
Bắc Kinh, về phần mình, đang có nguy cơ theo đuổi một chính sách thúc đẩy bởi uy tín quốc gia - nhưng với ít ỏi logic chiến lược làm nền móng. Là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới của hàng hóa sản xuất và nhập khẩu lớn nhất về dầu, Trung Quốc có lý do nào đó để lo lắng về an toàn của các tuyến đường biển cung cấp cho nền kinh tế của họ. Nhưng thậm chí nếu họ có biến toàn bộ biển Đông thành một cái hồ nước của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ vẫn không thể đảm bảo an toàn cho các eo biển tiếp liệu cho nền kinh tế của họ - vì những đoạn vượt đó phân tán ra trên toàn bộ còn đường đến Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư.
Đổ tiền vào hải quân Trung Quốc và vào các loại tên lửa mới có khả năng đe dọa các tàu sân bay đang là cơ sở sức mạnh của Mỹ ở Thái Bình Dương có thể châm ngòi cho sự đối kháng không cần thiết với Mỹ. Nhưng điều đó cũng sẽ không làm được gì nhiều để giải quyết tình trạng khó xử về an ninh tiềm ẩn của Trung Quốc.
Bài học khôn ngoan hơn đối với Trung Quốc là giữ vững một công thức thay thế đã hữu hiệu đối với họ trong hơn 40 năm qua. Điều đó phải dựa trên các lợi ích nhiều phía được tạo ra bởi việc toàn cầu hóa như là sự bảo đảm tốt nhất cho tất cả các bên sẽ làm việc để bảo vệ tự do hàng hải. Những nỗ lực của Trung Quốc để phát triển một Con Đường Tơ Lụa qua Trung Á tới châu Âu và Trung Đông cũng sẽ đem lại một lựa chọn khác cho việc nỗ lực quá sức trên các tuyến đường biển dễ bị tổn thương.
Luôn luôn có khả năng rằng sự nổi lên của Trung Quốc sẽ gây căng thẳng với Hoa Kỳ, quyền lực đang thống trị thế giới. Nhiệm vụ Biển Đông của Hải quân Hoa Kỳ là một phép thử mới quan trọng trong mối quan hệ này. Cả hai phía ngay bây giờ phải cố gắng xoa dịu căng thẳng. Một tình trạng xấu đi trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chẳng phục vụ lợi ích của bất cứ ai.
Nguồn: 
http://www.ft.com/…/2be10df4-7d78-11e5-98fb-5a6d4728f74e.ht…

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

8 comments:

  1. Trần Dũng: Thực tế TQ luôn là quốc gia giàu có, rộng lớn và mạnh nhất Châu Á cũng như trên bình diện Thế Giới từ xưa đến nay. Chính vì vậy , một quốc gia có diện tích lục địa hơn 1/4 thế giới, chạy dài từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây thì việc họ tìm một lối thoát trên biển và muốn được chi phối hay là một ông trùm là điều có thể hiểu được ... cũng như Mỹ, để bảo vệ lợi ích Mỹ họ phải tốn nhiều tiền và máu để trải quân khắp thế giới, cũng để giữ vị trí lãnh đạo của họ.

    Quay lại TQ, với mơ ước và những gì họ sở hữu thì việc họ áp dụng phương pháp ngang ngược, trơ trẽn, không tuân thủ pháp luật là điều có thể giải thích được, vì nói cho cùng họ làm gì có đủ pháp lý để mà thu phục. Vậy Châu Á tương lai sẽ thế nào?? Sẽ chỉ có ổn định khi các nước lớn và đặc biệt các quốc gia có được sự đồng thuận về việc chia sẽ quyền lãnh đạo và lợi ích khai thái trên biển đông...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trần Dũng: Lòng vòng là có mục đích đấy bạn à.. cũng chỉ để giải thích cho việc tại sao TQ họ hành động như vậy... chúng ta chỉ ngồi chửi suốt ngày mà không hiểu khi đứng ở vị thế của họ thì làm gì có cách để khắc chế..
      Người ta nói, muốn biết được tương lai thế nào thì phải hiểu lịch sử, thấy được hiện tại bạn à..

      Delete
  2. Duong Tannguyen: Chú này lý luận cứ như nhà tuyên giáo, nói nhiều loanh quanh mà chẳng có mục đích. Tóm lại mọi nước ĐNA sống chung trước giờ ko có chuyện gì, thằng T+ nhảy vào lấn chiếm đòi chia chác, họ ngồi yên chấp nhận , vì "có thể lý giải được " à?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trần Dũng: Nói thế mà bạn vẫn chưa hiểu thì nói ngắn bạn hiểu thế nào được.... vậy bạn nói là các nước DNA ổn định là ổn định thời gian nào. ?? Đánh giá tình hình quốc tế là phải nhìn trăm năm.. với cách nhìn ngắn như thế thì tốt nhất là chỉ nên nói chuyện hàng xóm thôi bạn à..

      Delete
    2. Duong Tannguyen: Chắc tớ không có được cái nhìn viễn kiến 100 năm như bạn. Tớ cũng không phí thời gian để đi theo giải thích cái việc của T+ làm, mà việc làm này cả thế giới phê phán vì cái lối hành xử phi nhân bản...Thế nhé, tớ cũng ko đủ thời gian để tiêu thụ cái lý thuyết của bạn, vì cái đầu của tớ chất đầy kinh nghiệm sống hơn 60 năm rồi. Chào.

      Delete
  3. Ca Vu Thanh: Một điều rất quan trọng mà VN và một số nước khác cần phải làm là không cho phép ai chia chác quyền lợi trên lưng của mình. Muốn vậy, VN phải khẳng định vị thế của VN. Mỹ và nhiều nước khác rất cần VN để đảm bảo những lợi ích của họ trong khu vực, và VN rất cần Mỹ và nhiều nước khác để bảo vệ chủ quyền và các quyền khác của mình. Thế giới không bao giờ yên ổn vì vị thế của các nước luôn thay đổi, và với vị thế mới, họ luôn đòi hỏi quyền lợi mới. Cách duy nhất VN có thể làm là lấy bất biến ứng vạn biến. Bất biến là quyền lợi dân tộc. Chỉ bằng cách thể hiện rõ thái độ với TQ và Mỹ, tìm những người bạn thực sự để hợp tác thì ta mới mong giữ được chủ quyền và các quyền của ta.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tuan A. Phung: absolutely bác Ca Vu Thanh không thể phạm sai lầm làm con bài cho cường quốc lần nữa ...

      Delete