Nghĩ mãi không biết có nên viết về những gì "được" & "mất" qua một năm ở đây hay không, cuối cùng quyết định viết là để cho hai đứa con đọc. Có lẽ như thế này cho bọn nó dễ hiểu hơn về những cảm xúc và trải nghiệm của mình, xem xem quyết định đến quê hương mới này là đúng hay sai.
"Được" gì ?
1. Môi trường trong lành và sạch sẽ
Bản thân thiên nhiên ít khi "bẩn", cái bẩn, ô nhiễm là do con người tạo ra. Môi trường có trở nên trong lành hay không là do chính bản thân con người có dọp dẹp các "dấu ấn" của mình để nó không tàn hại thiên nhiên hoặc tàn hại chính mình. Một quốc gia có được coi là "văn minh" hay không, có lẽ điểm đầu tiên chính là có được một môi trường sống trong lành và sạch sẽ. Hô khẩu hiệu không làm cho môi trường tốt hơn. Nói về môi trường có rất nhiều thứ để nói, mà cũng nhiều người đã nói, đã viết. Ở đây mình chỉ lạm bàn về nước uống được trực tiếp từ hệ thống cấp nước, phân loại rác thải và rau quả nông nghiệp.
Có thể uống nước từ bất kỳ vòi nước nào, tại nhà, trong khu công cộng, tại văn phòng làm việc, ... chỉ trừ các vòi nước có bảng thông báo "nước không uống được" chỉ dùng để vệ sinh, tưới cây, rửa xe, ... Nước uống được được cung cấp từ hệ thống cấp nước chung của thành phố, chẳng thấy ai bàn về tiêu chuẩn, không có mùi clo, cũng không đắt chút xíu nào (rẻ hơn vô số lần so với nước đóng chai - bạn cứ so sánh thử giá nước mua từ công ty cấp nước với giá nước đóng chai ở bất kỳ đâ). Tiền nước thu ba tháng/lần, và cùng với thuế nhà, tiền đổ rác, giữ xe, ... chảy vào ngân quỹ địa phương (không thông qua công ty nào ráo). Chưa thấy bao giờ dân hoặc báo chí kêu ca về giá nước, về chất lượng nước.
Qua tìm hiểu, hoá ra đến hơn 80% nước thải sinh hoạt (tức là từ các hộ gia đình, văn phòng, khu công cộng, ... - không tính nước dùng trong sản xuất công nghiệp) được xử lý và quay lại sử dụng. Choáng váng, ở cái xứ được coi là giàu có bậc nhất hành tinh về nước lại là nơi mà nước được quý trọng như một tài nguyên hiếm.
Ngoài lề chút: Ở các nơi vệ sinh công cộng nhiều chỗ có cả bản chỉ dẫn quy trình rửa tay với các hình ảnh minh hoạ đi kèm. Cái này không dùng để dạy trẻ em (vì trẻ em được dạy rửa tay trong trường - lạ nhỉ, dạy gì không dạy, dạy rửa tay) mà có lẽ để dạy du khách và dân nhập cư như mình :-).
Nước uống được có ở mọi nơi và chỉ có khi nào đi đâu xa, không có thời gian ... gặp vòi nước, thì mới cần chai nước. Đó là tại sao ra đường, đi làm ... không thấy bà con kè kè chai nước bên người - một cảnh thường gặp ở quê hương cũ. Tạm tính mỗi người một ngày xài 1 chai nước 5.000 đ, 20 triệu dân VN - 25% dân số sống tại thành thị - xài mất 100 tỷ cho tiền nước uống được hàng ngày, mỗi năm vứt đi hơn 30.000 tỷ, nếu tính thêm vào tiền năng lượng cho 75% dân còn lại để đun nước uống thì chắc cũng hòm hèm đâu đó ít ra 40.000 tỷ tức là khoản 2 tỷ đô cho quyền được uống nước sạch. Hoá ra bài toán nước uống được không phải chỉ để làm cho xã hội văn minh tiện lợi mà nó chính là bài toán kinh tế tại sao một xã hội văn minh thì dân chúng được chăm sóc và phải chịu ít chi phí hơn cho những nhu cầu cơ bản này.
Nước uống được từ vòi làm biến mất một số lượng vỏ chai, bao nylon và các loại nắp chai, ... kha khá lớn. Không chỉ tiết kiệm tiền uống nước, mà một khối lượng lớn nguyên vật liệu, năng lượng, ... để sản xuất ra các loại chai lọ này là không cần thiết, cũng nhưng không có những cảnh chai nước quăng vứt bừa bãi trong các khu danh lam thắng cảnh, cũng như không dập dền trên nước ở hồ, sông và ngay trên biển tại các resort.
Nước uống được tại vòi - dấu hiệu đầu tiên của một xã hội văn minh.
Rác sinh hoạt được thu gom tuỳ mỗi nơi bằng bao hoặc từ thùng rác. Các gia đình mua các bao nylon "dùng để đổ rác" với hai màu chính là xanh dương và xanh lá. Bao nylon được sản xuất riêng, đảm bảo khả năng tái chế và bán giá rẻ như bèo. Rác thải chia làm bốn loại, loại tái chế được, khô ráo, vào bao nylon màu xanh dương, cái này được gom vào nhóm rác tái chế. Loại "ướt" đa phần từ bếp ra, thực phẩm hư hỏng, ... chui vào bao nylon nào cũng được, sau đó chui vào bao màu xanh lá. Đám này thực chất mới là rác. Loại thứ ba là các loại công nghiệp như pin, máy móc hư hỏng, ... phải tự đóng gói bao màu đen và tự lái xe đem đến đúng khu vực xử lý rác công nghiệp. Loại cuối là các thứ như gỗ hàng xóm nào sưởi bằng gỗ hoặc hay làm nấu ăn picnic đến xin ngay, chai lọ thuỷ tinh nên gom lại, rửa sạch để đó, vì thế nào cũng có các tổ chức từ thiện đến xin để đem đi bán làm từ thiện hoặc trẻ em đến xin để bán lấy tiền mua đồ chơi/tiêu vặt (thay vì ngửa tay xin tiền).
Đâu đâu cũng thấy hai loại thùng rác, đâu đâu cũng thấy bà con ném rác vào đúng thùng.
Việc phân loại rác không có nghĩa là phải xây các nhà máy xử lý rác thải hiện đại, chả cần xin vốn Tàu vốn Tây, ... gì để làm. Cái cần là giáo dục ý thức xã hội để mỗi người đều biết cách cư xử với những thứ do chính mình thải ra. Nghĩ cho cùng người đi thu gom rác, nơi chứa rác, nơi xử lý rác, ... sẽ rất vui mừng khi nhận được rác đã phân loại. Cái tốn kém là phân loại và việc này không thể giải quyết thông qua đầu tư công nghệ mà cần làm ngay từ nơi thải rác ra và cũng chẳng tốn kém gì thêm. Mỗi nơi không cần quy định phức tạp, bắt dân phải mua thùng rác (rồi dẫn đến ngay thùng rác cũng bị mất cắp), cũng không cần đầu tư những không gian khổng lồ để chứa rác rồi huỷ hoại cả một môi trường rộng lớn xung quanh vì cái bãi rác.
Rác thải được thu gom định kỳ mỗi tuần một lần, rất hợp lý, tránh cảnh ngày nào cũng ngửi mùi rác, cũng như thực chất nhiều khi chỉ có một tẹp rác cũng phải đi gom. Ai có nhu cầu đổ rác vì nhiều quá, chỉ cần lái xe ra chỗ đổ rác gần đó, khoảng 5 phút lái xe là xong. Vì thế thành phố chỉ cần đầu tư một ít xe rác và vừa đủ nhân sự là đủ để gom rác hàng tuần.
Môi trường trong lành và sạch sẽ chẳng qua là ... không có rác.
Rác thải được chứa trong các bao phân loại có màu sắc khác nhau - dấu hiệu thứ hai của xã hội văn minh
Vẫn buồn cười khi nhớ lại dạy cho thằng cháu là rau quả lấy từ tủ lạnh ra trước khi nấu ăn phải rửa. Ông cháu hơi lười nên lúc nào cũng hỏi lại "cái này có cần phải rửa không ?". Vài lần đi trang trại mới thấy hình như mình cũng hơi bị định kiến về rau củ đầy thuốc trừ sâu và hoá chất bảo dưỡng sau thu hoạch của anh láng giềng phương Bắc. Táo, việt quất, mâm xôi, ... hái từ cây xuống cho ngay vào mồm, ngon và rất ... phong cách thời kỳ đồ đá. Tìm hiểu kỹ hơn thì tiêu chuẩn hàng hoá bán trong siêu thị là không có thuốc trừ sâu và hoá chất bảo dưỡng. Tuy vậy, cứ thấy tỏi, cá, ... made in China là tránh xa vạn dặm. Hơn nữa, chính việc tận mắt chứng kiến, tận mồm xơi táo làm cho mình muốn mua hàng địa phương, sản xuất tại chỗ. Đơn giản là vì nó ... sạch và những người sản xuất ra những sản phẩm sạch phải được tưởng thưởng.
Trái cây nói cho cùng ngon là vì ... sạch. Cảm giác ăn ngon không có sự thoả hiệp với sự âu lo về nguồn gốc không rõ ràng
2. Trẻ em đi học
Năm nay lần đầu tiên nhận được email của nhà trường về các loại hoạt động, chương trình, ... Trong đó phần đầu tiên nhà trường rất tự hào là đã nâng cấp sửa chữa và trang bị mới một số phòng ốc, dụng cụ họp tập. Không thấy câu nào xin tiền phụ huynh. Phần sau có thông báo thu 10$ tiền chi cho các hoạt động quản trị. 10$ cho cả năm và là khoản thu duy nhất từ gia đình. Phần thứ ba là thông báo về lịch họp phụ huynh. Không thấy dòng nào về hội phụ huynh học sinh.
Trẻ em đi học là miễn phí, quyền cơ bản của con người. Các hoạt động ngoại khoá được đảm bảo như những nhu cầu thiết yếu cho lớp trẻ phát triển, mỗi ngày đều có tiết thể dục cho trẻ em cấp 1 và 2 để đảm bảo phát triển thể lực. Văn hoá đi kèm với nghệ thuật, học nhạc là bắt buộc, học máy tính là bắt buộc kể cả cho trẻ em cấp 1, học bằng tiếng Pháp suốt 1 học kỳ cho 1 năm trong cả cấp là bắt buộc tại bang này, nơi song ngữ Anh - Pháp là hai ngôn ngữ chính thức. Các loại câu lạc bộ như diễn kịch, cờ, ... tự tổ chức, tự tham gia. Điều đáng bàn là ngay trong một câu lạc bộ kịch có nhiều vai khác nhau và đều có thể đăng ký, tuy nhiên có vài bài test để đảm bảo đủ khả năng ban đầu cho một số vai diễn, sau đó là bốc thăm. Rồi cứ thế mà sinh hoạt. Cái này mới gọi là ... dân chủ cấp cơ sở.
Tính ra con bé con học từ 8h30 sáng (xe buýt đón lúc hơn 8h) đến 2h30 chiều, học mỗi ngày Toán, tiếng Anh, khoa học, âm nhạc, thể dục thể thao và sinh hoạt các câu lạc bộ. Không có các môn như công dân, nữ công gia chánh, văn sử địa hay các loại dở hơi cám hấp được các chuyên gia giáo dục vẽ ra. Cả lớp đang chuẩn bị cho lễ hội Halloween, năm nay con bé chuẩn bị vai Orange Kitty từ một story nào đó, phấn khích lắm.
Ngoài giờ học chính, mỗi tuần đi bơi trong câu lạc bộ bơi thành phố 2 ngày, mất khoảng 40$ một năm, chủ yếu để trả tiền thuê bể bơi và thầy dạy bơi, các phụ huynh tự nộp tiền và tham gia giúp đỡ câu lạc bộ trong các sự kiện, các kỳ thi đấu. Thầy bà tự tổ chức lịch dạy, phân kiểu bơi, rèn luyện tuỳ theo kỹ năng cho mỗi đứa. Không hề thấy câu cửa miệng "đóng tiền" mà các email liên lạc đều liệt kê ra thời gian nào có các kỳ gặp gỡ thi đấu, các khoá ngắn hạn rèn kỹ năng xuất phát, santo quay vòng, ... Thành tích bơi được ghi nhận nằm trên trang web chung, thích sang câu lạc bộ khác hoặc đăng ký thi quốc gia là cứ căn theo các thông tin công khai này. Hiệp hội bơi hết cơ hội ... nhũng nhiễu.
Năm nay tiếp tục rèn luyệt trượt băng để lên "đai" mới. Cũng y hệt như bơi, câu lạc bộ của thành phố nhưng do các phụ huynh đóng góp tí chút để hoạt động.
Chỉ có đàn và hội hoạ là buộc phải học kèm với thầy, bao giờ cũng 1-1, cái hay của các hình thức này là các thầy cô tập trung rèn các trẻ em có năng khiếu - không phải kiểu học đại trà cho cha mẹ vui. Tiền thu cũng không phải rẻ lắm, nhưng nếu so với chi phí học như vậy ở VN và nhất là với các thầy cô có trình độ thì không đắt chút nào. Học tại nhà hoặc đi bộ dăm phút đến nhà thầy cô.
Trẻ em tự đi bộ đến bến xe buýt để đi trường và tự đi bộ từ bến xe về, cảm giác buổi sáng thấy con nhảy chân sáo, hát vang khi đi học quả là tuyệt vời và mới được khôi phục lại từ khoảng 1 năm nay.
3. Chuyện chính trị
Lâu lâu có ít thời gian đàm luận với các đồng chí bản xứ ở đây. Thôi thì cũng lắm đề tài, từ thời tiết đến hockey, từ kinh tế đến các giống cá. Cái hay của dân ở đây là thực sự đa dạng chủng tộc. Dân gốc Pháp, Ý hay Ireland, Scotland lẫn cả Korea và Việt Nam đủ cả. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên là dân chúng ít bàn về ... chính trị. Họ bàn về những việc khác như người tỵ nạn Syria, kinh tế Mỹ đang đi lên, giá dầu làm ảnh hưởng thu nhập ở Alberta, ... Vài vấn đề tranh cãi ở địa phương như việc cắt giảm 5% người làm trong ngành giáo dục, hay việc bệnh viện Saint John được phê duyệt máy phân tích gen sau khi ngã ngũ là xong, không bàn đi bàn lại. Cũng chẳng thấy chê trách ông A, ông B cụ thể gì. Họ vẫn chê trách năng lực của đảng A, B gì đó nhưng ít khi nói về cá nhân, ngay cả thị trưởng cũng chỉ là một thành phần của chính quyền thành phố.
Điều đơn giản là vì nếu họ mất niềm tin vào ông A ở đảng X thì sau 4 năm đảng này và ông này nghỉ khoẻ khỏi làm gì, nếu vấn đề căng thì ông A từ chức và đảng X đưa ông B lên làm tiếp cho nhiệm kỳ trúng cử này. Thật là đơn giản. Phải làm tốt và phải được dân chấp nhận thông qua phiếu bầu thì được trúng cử. Mọi đảng là như nhau. Chả có ông nào đem chuyện bố làm gì hay bản thân hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ trước nào để thu hút lòng tin của dân, điều quan trọng là anh sẽ làm gì và làm như thế nào. Không công khai cái này ra thì coi như miễn được bầu. Cũng không có cái đảng nào mạnh đến mức lãnh đạo cả một bang hoặc đất nước hơn 20 năm. Dân cũng chả cần nói xấu lãnh đạo, dè bỉu sau lưng, cũng như không có chuyện cười chế độ. Không hài lòng thì bỏ phiếu cho thằng khác là xong.
"Được" gì ?
1. Môi trường trong lành và sạch sẽ
Bản thân thiên nhiên ít khi "bẩn", cái bẩn, ô nhiễm là do con người tạo ra. Môi trường có trở nên trong lành hay không là do chính bản thân con người có dọp dẹp các "dấu ấn" của mình để nó không tàn hại thiên nhiên hoặc tàn hại chính mình. Một quốc gia có được coi là "văn minh" hay không, có lẽ điểm đầu tiên chính là có được một môi trường sống trong lành và sạch sẽ. Hô khẩu hiệu không làm cho môi trường tốt hơn. Nói về môi trường có rất nhiều thứ để nói, mà cũng nhiều người đã nói, đã viết. Ở đây mình chỉ lạm bàn về nước uống được trực tiếp từ hệ thống cấp nước, phân loại rác thải và rau quả nông nghiệp.
Có thể uống nước từ bất kỳ vòi nước nào, tại nhà, trong khu công cộng, tại văn phòng làm việc, ... chỉ trừ các vòi nước có bảng thông báo "nước không uống được" chỉ dùng để vệ sinh, tưới cây, rửa xe, ... Nước uống được được cung cấp từ hệ thống cấp nước chung của thành phố, chẳng thấy ai bàn về tiêu chuẩn, không có mùi clo, cũng không đắt chút xíu nào (rẻ hơn vô số lần so với nước đóng chai - bạn cứ so sánh thử giá nước mua từ công ty cấp nước với giá nước đóng chai ở bất kỳ đâ). Tiền nước thu ba tháng/lần, và cùng với thuế nhà, tiền đổ rác, giữ xe, ... chảy vào ngân quỹ địa phương (không thông qua công ty nào ráo). Chưa thấy bao giờ dân hoặc báo chí kêu ca về giá nước, về chất lượng nước.
Qua tìm hiểu, hoá ra đến hơn 80% nước thải sinh hoạt (tức là từ các hộ gia đình, văn phòng, khu công cộng, ... - không tính nước dùng trong sản xuất công nghiệp) được xử lý và quay lại sử dụng. Choáng váng, ở cái xứ được coi là giàu có bậc nhất hành tinh về nước lại là nơi mà nước được quý trọng như một tài nguyên hiếm.
Ngoài lề chút: Ở các nơi vệ sinh công cộng nhiều chỗ có cả bản chỉ dẫn quy trình rửa tay với các hình ảnh minh hoạ đi kèm. Cái này không dùng để dạy trẻ em (vì trẻ em được dạy rửa tay trong trường - lạ nhỉ, dạy gì không dạy, dạy rửa tay) mà có lẽ để dạy du khách và dân nhập cư như mình :-).
Nước uống được có ở mọi nơi và chỉ có khi nào đi đâu xa, không có thời gian ... gặp vòi nước, thì mới cần chai nước. Đó là tại sao ra đường, đi làm ... không thấy bà con kè kè chai nước bên người - một cảnh thường gặp ở quê hương cũ. Tạm tính mỗi người một ngày xài 1 chai nước 5.000 đ, 20 triệu dân VN - 25% dân số sống tại thành thị - xài mất 100 tỷ cho tiền nước uống được hàng ngày, mỗi năm vứt đi hơn 30.000 tỷ, nếu tính thêm vào tiền năng lượng cho 75% dân còn lại để đun nước uống thì chắc cũng hòm hèm đâu đó ít ra 40.000 tỷ tức là khoản 2 tỷ đô cho quyền được uống nước sạch. Hoá ra bài toán nước uống được không phải chỉ để làm cho xã hội văn minh tiện lợi mà nó chính là bài toán kinh tế tại sao một xã hội văn minh thì dân chúng được chăm sóc và phải chịu ít chi phí hơn cho những nhu cầu cơ bản này.
Nước uống được từ vòi làm biến mất một số lượng vỏ chai, bao nylon và các loại nắp chai, ... kha khá lớn. Không chỉ tiết kiệm tiền uống nước, mà một khối lượng lớn nguyên vật liệu, năng lượng, ... để sản xuất ra các loại chai lọ này là không cần thiết, cũng nhưng không có những cảnh chai nước quăng vứt bừa bãi trong các khu danh lam thắng cảnh, cũng như không dập dền trên nước ở hồ, sông và ngay trên biển tại các resort.
Nước uống được tại vòi - dấu hiệu đầu tiên của một xã hội văn minh.
Rác sinh hoạt được thu gom tuỳ mỗi nơi bằng bao hoặc từ thùng rác. Các gia đình mua các bao nylon "dùng để đổ rác" với hai màu chính là xanh dương và xanh lá. Bao nylon được sản xuất riêng, đảm bảo khả năng tái chế và bán giá rẻ như bèo. Rác thải chia làm bốn loại, loại tái chế được, khô ráo, vào bao nylon màu xanh dương, cái này được gom vào nhóm rác tái chế. Loại "ướt" đa phần từ bếp ra, thực phẩm hư hỏng, ... chui vào bao nylon nào cũng được, sau đó chui vào bao màu xanh lá. Đám này thực chất mới là rác. Loại thứ ba là các loại công nghiệp như pin, máy móc hư hỏng, ... phải tự đóng gói bao màu đen và tự lái xe đem đến đúng khu vực xử lý rác công nghiệp. Loại cuối là các thứ như gỗ hàng xóm nào sưởi bằng gỗ hoặc hay làm nấu ăn picnic đến xin ngay, chai lọ thuỷ tinh nên gom lại, rửa sạch để đó, vì thế nào cũng có các tổ chức từ thiện đến xin để đem đi bán làm từ thiện hoặc trẻ em đến xin để bán lấy tiền mua đồ chơi/tiêu vặt (thay vì ngửa tay xin tiền).
Đâu đâu cũng thấy hai loại thùng rác, đâu đâu cũng thấy bà con ném rác vào đúng thùng.
Việc phân loại rác không có nghĩa là phải xây các nhà máy xử lý rác thải hiện đại, chả cần xin vốn Tàu vốn Tây, ... gì để làm. Cái cần là giáo dục ý thức xã hội để mỗi người đều biết cách cư xử với những thứ do chính mình thải ra. Nghĩ cho cùng người đi thu gom rác, nơi chứa rác, nơi xử lý rác, ... sẽ rất vui mừng khi nhận được rác đã phân loại. Cái tốn kém là phân loại và việc này không thể giải quyết thông qua đầu tư công nghệ mà cần làm ngay từ nơi thải rác ra và cũng chẳng tốn kém gì thêm. Mỗi nơi không cần quy định phức tạp, bắt dân phải mua thùng rác (rồi dẫn đến ngay thùng rác cũng bị mất cắp), cũng không cần đầu tư những không gian khổng lồ để chứa rác rồi huỷ hoại cả một môi trường rộng lớn xung quanh vì cái bãi rác.
Rác thải được thu gom định kỳ mỗi tuần một lần, rất hợp lý, tránh cảnh ngày nào cũng ngửi mùi rác, cũng như thực chất nhiều khi chỉ có một tẹp rác cũng phải đi gom. Ai có nhu cầu đổ rác vì nhiều quá, chỉ cần lái xe ra chỗ đổ rác gần đó, khoảng 5 phút lái xe là xong. Vì thế thành phố chỉ cần đầu tư một ít xe rác và vừa đủ nhân sự là đủ để gom rác hàng tuần.
Môi trường trong lành và sạch sẽ chẳng qua là ... không có rác.
Rác thải được chứa trong các bao phân loại có màu sắc khác nhau - dấu hiệu thứ hai của xã hội văn minh
Vẫn buồn cười khi nhớ lại dạy cho thằng cháu là rau quả lấy từ tủ lạnh ra trước khi nấu ăn phải rửa. Ông cháu hơi lười nên lúc nào cũng hỏi lại "cái này có cần phải rửa không ?". Vài lần đi trang trại mới thấy hình như mình cũng hơi bị định kiến về rau củ đầy thuốc trừ sâu và hoá chất bảo dưỡng sau thu hoạch của anh láng giềng phương Bắc. Táo, việt quất, mâm xôi, ... hái từ cây xuống cho ngay vào mồm, ngon và rất ... phong cách thời kỳ đồ đá. Tìm hiểu kỹ hơn thì tiêu chuẩn hàng hoá bán trong siêu thị là không có thuốc trừ sâu và hoá chất bảo dưỡng. Tuy vậy, cứ thấy tỏi, cá, ... made in China là tránh xa vạn dặm. Hơn nữa, chính việc tận mắt chứng kiến, tận mồm xơi táo làm cho mình muốn mua hàng địa phương, sản xuất tại chỗ. Đơn giản là vì nó ... sạch và những người sản xuất ra những sản phẩm sạch phải được tưởng thưởng.
Trái cây nói cho cùng ngon là vì ... sạch. Cảm giác ăn ngon không có sự thoả hiệp với sự âu lo về nguồn gốc không rõ ràng
2. Trẻ em đi học
Năm nay lần đầu tiên nhận được email của nhà trường về các loại hoạt động, chương trình, ... Trong đó phần đầu tiên nhà trường rất tự hào là đã nâng cấp sửa chữa và trang bị mới một số phòng ốc, dụng cụ họp tập. Không thấy câu nào xin tiền phụ huynh. Phần sau có thông báo thu 10$ tiền chi cho các hoạt động quản trị. 10$ cho cả năm và là khoản thu duy nhất từ gia đình. Phần thứ ba là thông báo về lịch họp phụ huynh. Không thấy dòng nào về hội phụ huynh học sinh.
Trẻ em đi học là miễn phí, quyền cơ bản của con người. Các hoạt động ngoại khoá được đảm bảo như những nhu cầu thiết yếu cho lớp trẻ phát triển, mỗi ngày đều có tiết thể dục cho trẻ em cấp 1 và 2 để đảm bảo phát triển thể lực. Văn hoá đi kèm với nghệ thuật, học nhạc là bắt buộc, học máy tính là bắt buộc kể cả cho trẻ em cấp 1, học bằng tiếng Pháp suốt 1 học kỳ cho 1 năm trong cả cấp là bắt buộc tại bang này, nơi song ngữ Anh - Pháp là hai ngôn ngữ chính thức. Các loại câu lạc bộ như diễn kịch, cờ, ... tự tổ chức, tự tham gia. Điều đáng bàn là ngay trong một câu lạc bộ kịch có nhiều vai khác nhau và đều có thể đăng ký, tuy nhiên có vài bài test để đảm bảo đủ khả năng ban đầu cho một số vai diễn, sau đó là bốc thăm. Rồi cứ thế mà sinh hoạt. Cái này mới gọi là ... dân chủ cấp cơ sở.
Tính ra con bé con học từ 8h30 sáng (xe buýt đón lúc hơn 8h) đến 2h30 chiều, học mỗi ngày Toán, tiếng Anh, khoa học, âm nhạc, thể dục thể thao và sinh hoạt các câu lạc bộ. Không có các môn như công dân, nữ công gia chánh, văn sử địa hay các loại dở hơi cám hấp được các chuyên gia giáo dục vẽ ra. Cả lớp đang chuẩn bị cho lễ hội Halloween, năm nay con bé chuẩn bị vai Orange Kitty từ một story nào đó, phấn khích lắm.
Ngoài giờ học chính, mỗi tuần đi bơi trong câu lạc bộ bơi thành phố 2 ngày, mất khoảng 40$ một năm, chủ yếu để trả tiền thuê bể bơi và thầy dạy bơi, các phụ huynh tự nộp tiền và tham gia giúp đỡ câu lạc bộ trong các sự kiện, các kỳ thi đấu. Thầy bà tự tổ chức lịch dạy, phân kiểu bơi, rèn luyện tuỳ theo kỹ năng cho mỗi đứa. Không hề thấy câu cửa miệng "đóng tiền" mà các email liên lạc đều liệt kê ra thời gian nào có các kỳ gặp gỡ thi đấu, các khoá ngắn hạn rèn kỹ năng xuất phát, santo quay vòng, ... Thành tích bơi được ghi nhận nằm trên trang web chung, thích sang câu lạc bộ khác hoặc đăng ký thi quốc gia là cứ căn theo các thông tin công khai này. Hiệp hội bơi hết cơ hội ... nhũng nhiễu.
Năm nay tiếp tục rèn luyệt trượt băng để lên "đai" mới. Cũng y hệt như bơi, câu lạc bộ của thành phố nhưng do các phụ huynh đóng góp tí chút để hoạt động.
Chỉ có đàn và hội hoạ là buộc phải học kèm với thầy, bao giờ cũng 1-1, cái hay của các hình thức này là các thầy cô tập trung rèn các trẻ em có năng khiếu - không phải kiểu học đại trà cho cha mẹ vui. Tiền thu cũng không phải rẻ lắm, nhưng nếu so với chi phí học như vậy ở VN và nhất là với các thầy cô có trình độ thì không đắt chút nào. Học tại nhà hoặc đi bộ dăm phút đến nhà thầy cô.
Trẻ em tự đi bộ đến bến xe buýt để đi trường và tự đi bộ từ bến xe về, cảm giác buổi sáng thấy con nhảy chân sáo, hát vang khi đi học quả là tuyệt vời và mới được khôi phục lại từ khoảng 1 năm nay.
3. Chuyện chính trị
Lâu lâu có ít thời gian đàm luận với các đồng chí bản xứ ở đây. Thôi thì cũng lắm đề tài, từ thời tiết đến hockey, từ kinh tế đến các giống cá. Cái hay của dân ở đây là thực sự đa dạng chủng tộc. Dân gốc Pháp, Ý hay Ireland, Scotland lẫn cả Korea và Việt Nam đủ cả. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên là dân chúng ít bàn về ... chính trị. Họ bàn về những việc khác như người tỵ nạn Syria, kinh tế Mỹ đang đi lên, giá dầu làm ảnh hưởng thu nhập ở Alberta, ... Vài vấn đề tranh cãi ở địa phương như việc cắt giảm 5% người làm trong ngành giáo dục, hay việc bệnh viện Saint John được phê duyệt máy phân tích gen sau khi ngã ngũ là xong, không bàn đi bàn lại. Cũng chẳng thấy chê trách ông A, ông B cụ thể gì. Họ vẫn chê trách năng lực của đảng A, B gì đó nhưng ít khi nói về cá nhân, ngay cả thị trưởng cũng chỉ là một thành phần của chính quyền thành phố.
Điều đơn giản là vì nếu họ mất niềm tin vào ông A ở đảng X thì sau 4 năm đảng này và ông này nghỉ khoẻ khỏi làm gì, nếu vấn đề căng thì ông A từ chức và đảng X đưa ông B lên làm tiếp cho nhiệm kỳ trúng cử này. Thật là đơn giản. Phải làm tốt và phải được dân chấp nhận thông qua phiếu bầu thì được trúng cử. Mọi đảng là như nhau. Chả có ông nào đem chuyện bố làm gì hay bản thân hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ trước nào để thu hút lòng tin của dân, điều quan trọng là anh sẽ làm gì và làm như thế nào. Không công khai cái này ra thì coi như miễn được bầu. Cũng không có cái đảng nào mạnh đến mức lãnh đạo cả một bang hoặc đất nước hơn 20 năm. Dân cũng chả cần nói xấu lãnh đạo, dè bỉu sau lưng, cũng như không có chuyện cười chế độ. Không hài lòng thì bỏ phiếu cho thằng khác là xong.
Cũng khá trong sạch, không thấy ông A phó thị trưởng chuyển sang làm trưởng hạt hoặc điều sang làm giám đốc hải quan sân bay. Các vị trí trong ngành dọc hay chính quyền địa phương thuộc về viên chức, người ký hợp đồng với chính phủ và làm việc theo hợp đồng. Thăng tiến đến mấy cũng chỉ vào các vị trí trong công việc chuyên môn. Vị trí lãnh đạo là dành cho các đảng cầm quyền bổ nhiệm. Ngược lại các đảng cầm quyền không có quyền bổ nhiệm đảng viên vào các vị trí chuyên môn trong các ngành và miễn bàn về việc thay đổi quy trình, cơ cấu bộ ngành nếu không có các nghiên cứu được công bố, các dự luật được quốc hội thông qua, các chương trình thực hiện các khoá đào tạo và các chính sách hỗ trợ người làm việc khi có thay đổi cơ cấu, quy trình. Khó mà một đảng trong nhiệm kỳ 4 năm thay đổi được các điều này.
Vì chưa là công dân của quê hương thứ hai nên mình cũng miễn bàn về chính trị. Khi nào có mã số công dân chắc cũng xem thử có tranh cử cho vui không.
4. Chuyện đi làm
Về cơ bản ở đâu cũng giống nhau: đi làm cho chính phủ lương thấp hơn cho doanh nghiệp, nhưng các phúc lợi nói chung tốt hơn. Suy nghĩ là thế, tuy nhiên đến khi đi làm hơn 6 tháng thấy có nhiều điều khác biệt ở Canada.
Về mục đích chung, cơ quan nghiên cứu của chính phủ là để nghiên cứu những thứ đầy rủi ro khả năng thành công có thể thấp, mới mẻ ít người làm và doanh nghiệp không thể đủ tiền đầu tư. Ngoài việc "phiêu lưu mạo hiểm" nghiên cứu các vấn đề này, phải chứng minh được sẽ có đầu ra, nghĩa là phải có nơi sẵn sàng áp dụng và thử nghiệm. Việc tham gia của các công ty, đơn vị bên ngoài phải được chứng minh thông qua khoản tiền mà họ bỏ ra để sử dụng kết quả nghiên cứu trực tiếp cho nơi nghiên cứu. Số tiền này có thể bằng không hoặc rất ít ban đầu nhưng có lộ trình gia tăng cụ thể khi các kết quả đạt được. Đơn giản là doanh nghiệp có thế mạnh cạnh tranh mới và xài ngay, dĩ nhiên phải bỏ chi phí (tất nhiên chỉ áp dụng với các môi trường kinh doanh mà thế mạnh cạnh tranh xuất phát từ kết quả nghiên cứu, sáng chế chứ không phải từ quan hệ với chính quyền hoặc gia công thủ công đại trà). Điểm quan trọng nữa là bất kỳ doanh nghiệp trong nước nào đều có quyền sử dụng các kết quả nghiên cứu này, dĩ nhiên phải trả phí.
Lúc thực hiện, ban đầu cũng chỉ thấy các anh em làm IT tham gia thiết kế, bàn ra bàn vào, càng ngày mới càng thấy xung quanh một chương trình đầu tư 19 triệu đô trong vòng 5 năm là cả chục dự án thành phần, với hơn chục nhà nghiên cứu có tên tuổi trong các lĩnh vực khác nhau có liên quan, sử dụng chung một hệ thống thông tin quản lý thông tin, tài liệu, quy trình, tiến đô, nghiên cứu khoa học và sản xuất phần mềm rất nhịp nhàng. Ngày nào cũng họp ngắn 5-10 phút, hai tuần một lần trình diễn sản phẩm, 1 tháng một lần họp chương trình, ... Không có các loại xếp lớn chỉ biết "quản lý" với "quan hệ", các em chân dài váy ngắn ôm xấp tờ trình đi lòng vòng, các dạng ngồi chờ ăn sẵn và chỉ đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi là giỏi. Sao thế nhỉ, làm cho chính phủ tưởng là phải lè phè lắm chứ ?
Điều sốc nhất là trên thực tế 19 triệu đô này dùng để chi cho các hoạt động nhân sự, đi lại, ... thuần tuý, tổng cộng số máy móc, bản quyền phần mềm mua cho chương trình chắc chưa đến 100.000 đô. Thước đo chính là chi phí lương, hội nghị, đi lại, công việc khách hàng, nhân sự, ... của từng cá nhân là bao nhiêu và anh làm được gì cho dự án. Thử nằm mơ xem ở quê hương thứ nhất người ta tiêu 19 triệu đô này cho việc nghiên cứu khoa học, chế tạo phần mềm ra sao. Không hình dung được. Lại quay về những trải nghiệm hơn mười lăm năm trước tại Phần Lan.
Cái giá lớn nhất của sự sáng tạo, của sản phẩm hàm lượng trí tuệ cao chính là giờ lao động của các cá nhân, không phải chi phí mua sắm bên ngoài.
5. Sự bình yên hàng ngày
Khó mà diễn tả cảm giác này bằng lời. Nó đơn giản là cảm xúc và nhận biết ngày càng gia tăng về một môi trường thân thiện, trong lành, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Không sợ con mình bị tống tiền, đối xử thô bạo, được học hành tử tế, được coi như con người và tương lai của xã hội. Bản thân mình sống không bị phân biệt chủng tộc "ai cũng là dân nhập cư, chỉ khác nhau là thằng đến trước, thằng đến sau" tại bất kỳ đâu (trường học của con cái, siêu thị, văn phòng chính quyền, dịch vụ y tế, dịch vụ chuyên nghiệp, chỗ làm việc, ...). Công việc làm thoải mái, đúng ý nghĩa làm việc hết mình, sáng tạo không gò bó và không có những thói quen, định kiến, quồng máy "cơ chế" cản trở mình. Cái triết lý "hãy đạt đến thành công và mọi điều bạn sẽ có" mà mình vẫn trung thành với nó, là đúng, dù bị 12 năm tồn tại ở VN làm cho lung lay. Đây thực sự nơi đáng gọi là quê hương.
"Mất" gì ?
Mất thì cũng mất kha khá đấy.
1. Ăn ngon (nhưng khó ngủ yên)
Món ngon Việt Nam thì khỏi phải bàn, tỉnh thành nào cũng vô số quán ngon và đặc sản. Không lấy gì làm lạ các ông bạn VK của mình chỉ chăm chăm đi chơi, đi ăn nhậu, sưu tầm các loại quán và món (một số sưu tầm khác không bàn ở đây). Phải nói thực sư phong phú, đa dạng, ngon! So sánh với Việt Nam, có lẽ chỉ có Hungary với các món ăn đặc sắc, các loại rượu là có thể sánh bằng. Đi vài chục quốc gia phải nói Việt Nam là thiên đường của người thích ăn ngon (trong đó có mình). May là cũng biết nấu ăn kha khá món và nhất là quý phu nhân ngày càng lên tay trong bếp nên cũng ... nguôi ngoai dần nỗi nhớ :-)
(dĩ nhiên không kể các cảm giác hồi hộp vì món ăn không biết nguồn gốc từ đâu, quán sá vệ sinh thế nào, giá cả ra sao)
2. Đàn đúm (và nhiều khi phát mệt vì nó)
Cái hay ở VN là trưa hay chiều, rảnh rổi hoặc mệt mỏi muốn xả stress chỉ cần bốc điện thoai lên, trong vòng 20 phút chắc chắn tập trung khoảng chục ông. Bạn bè gặp nhau là vui, dĩ nhiên nếu chỉ 1-2 chai và sau đó về nhà thì ổn, nhưng làm sao thoát được trước khi hết két. Nếu chỉ bạn bè thì chắc không đến nỗi, nhưng có những cuộc nhậu bị triệu tập, đám cưới nhạt như nước lã, đám ma chuyển thành độ nhậu, đám giỗ không đi là tiêu quan hệ, và có những độ nhậu chỉ để duy trì quan hệ. Một nền kinh tế chủ yếu mua đi bán lại, dựa trên quan hệ và không cần sản xuất thì độ nhậu chính là thế mạnh cạnh tranh.
Thay lời kết: một năm qua ở xứ này cảm thấy ... nên người hơn.
Vì chưa là công dân của quê hương thứ hai nên mình cũng miễn bàn về chính trị. Khi nào có mã số công dân chắc cũng xem thử có tranh cử cho vui không.
4. Chuyện đi làm
Về cơ bản ở đâu cũng giống nhau: đi làm cho chính phủ lương thấp hơn cho doanh nghiệp, nhưng các phúc lợi nói chung tốt hơn. Suy nghĩ là thế, tuy nhiên đến khi đi làm hơn 6 tháng thấy có nhiều điều khác biệt ở Canada.
Về mục đích chung, cơ quan nghiên cứu của chính phủ là để nghiên cứu những thứ đầy rủi ro khả năng thành công có thể thấp, mới mẻ ít người làm và doanh nghiệp không thể đủ tiền đầu tư. Ngoài việc "phiêu lưu mạo hiểm" nghiên cứu các vấn đề này, phải chứng minh được sẽ có đầu ra, nghĩa là phải có nơi sẵn sàng áp dụng và thử nghiệm. Việc tham gia của các công ty, đơn vị bên ngoài phải được chứng minh thông qua khoản tiền mà họ bỏ ra để sử dụng kết quả nghiên cứu trực tiếp cho nơi nghiên cứu. Số tiền này có thể bằng không hoặc rất ít ban đầu nhưng có lộ trình gia tăng cụ thể khi các kết quả đạt được. Đơn giản là doanh nghiệp có thế mạnh cạnh tranh mới và xài ngay, dĩ nhiên phải bỏ chi phí (tất nhiên chỉ áp dụng với các môi trường kinh doanh mà thế mạnh cạnh tranh xuất phát từ kết quả nghiên cứu, sáng chế chứ không phải từ quan hệ với chính quyền hoặc gia công thủ công đại trà). Điểm quan trọng nữa là bất kỳ doanh nghiệp trong nước nào đều có quyền sử dụng các kết quả nghiên cứu này, dĩ nhiên phải trả phí.
Lúc thực hiện, ban đầu cũng chỉ thấy các anh em làm IT tham gia thiết kế, bàn ra bàn vào, càng ngày mới càng thấy xung quanh một chương trình đầu tư 19 triệu đô trong vòng 5 năm là cả chục dự án thành phần, với hơn chục nhà nghiên cứu có tên tuổi trong các lĩnh vực khác nhau có liên quan, sử dụng chung một hệ thống thông tin quản lý thông tin, tài liệu, quy trình, tiến đô, nghiên cứu khoa học và sản xuất phần mềm rất nhịp nhàng. Ngày nào cũng họp ngắn 5-10 phút, hai tuần một lần trình diễn sản phẩm, 1 tháng một lần họp chương trình, ... Không có các loại xếp lớn chỉ biết "quản lý" với "quan hệ", các em chân dài váy ngắn ôm xấp tờ trình đi lòng vòng, các dạng ngồi chờ ăn sẵn và chỉ đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi là giỏi. Sao thế nhỉ, làm cho chính phủ tưởng là phải lè phè lắm chứ ?
Điều sốc nhất là trên thực tế 19 triệu đô này dùng để chi cho các hoạt động nhân sự, đi lại, ... thuần tuý, tổng cộng số máy móc, bản quyền phần mềm mua cho chương trình chắc chưa đến 100.000 đô. Thước đo chính là chi phí lương, hội nghị, đi lại, công việc khách hàng, nhân sự, ... của từng cá nhân là bao nhiêu và anh làm được gì cho dự án. Thử nằm mơ xem ở quê hương thứ nhất người ta tiêu 19 triệu đô này cho việc nghiên cứu khoa học, chế tạo phần mềm ra sao. Không hình dung được. Lại quay về những trải nghiệm hơn mười lăm năm trước tại Phần Lan.
Cái giá lớn nhất của sự sáng tạo, của sản phẩm hàm lượng trí tuệ cao chính là giờ lao động của các cá nhân, không phải chi phí mua sắm bên ngoài.
5. Sự bình yên hàng ngày
Khó mà diễn tả cảm giác này bằng lời. Nó đơn giản là cảm xúc và nhận biết ngày càng gia tăng về một môi trường thân thiện, trong lành, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Không sợ con mình bị tống tiền, đối xử thô bạo, được học hành tử tế, được coi như con người và tương lai của xã hội. Bản thân mình sống không bị phân biệt chủng tộc "ai cũng là dân nhập cư, chỉ khác nhau là thằng đến trước, thằng đến sau" tại bất kỳ đâu (trường học của con cái, siêu thị, văn phòng chính quyền, dịch vụ y tế, dịch vụ chuyên nghiệp, chỗ làm việc, ...). Công việc làm thoải mái, đúng ý nghĩa làm việc hết mình, sáng tạo không gò bó và không có những thói quen, định kiến, quồng máy "cơ chế" cản trở mình. Cái triết lý "hãy đạt đến thành công và mọi điều bạn sẽ có" mà mình vẫn trung thành với nó, là đúng, dù bị 12 năm tồn tại ở VN làm cho lung lay. Đây thực sự nơi đáng gọi là quê hương.
"Mất" gì ?
Mất thì cũng mất kha khá đấy.
1. Ăn ngon (nhưng khó ngủ yên)
Món ngon Việt Nam thì khỏi phải bàn, tỉnh thành nào cũng vô số quán ngon và đặc sản. Không lấy gì làm lạ các ông bạn VK của mình chỉ chăm chăm đi chơi, đi ăn nhậu, sưu tầm các loại quán và món (một số sưu tầm khác không bàn ở đây). Phải nói thực sư phong phú, đa dạng, ngon! So sánh với Việt Nam, có lẽ chỉ có Hungary với các món ăn đặc sắc, các loại rượu là có thể sánh bằng. Đi vài chục quốc gia phải nói Việt Nam là thiên đường của người thích ăn ngon (trong đó có mình). May là cũng biết nấu ăn kha khá món và nhất là quý phu nhân ngày càng lên tay trong bếp nên cũng ... nguôi ngoai dần nỗi nhớ :-)
(dĩ nhiên không kể các cảm giác hồi hộp vì món ăn không biết nguồn gốc từ đâu, quán sá vệ sinh thế nào, giá cả ra sao)
2. Đàn đúm (và nhiều khi phát mệt vì nó)
Cái hay ở VN là trưa hay chiều, rảnh rổi hoặc mệt mỏi muốn xả stress chỉ cần bốc điện thoai lên, trong vòng 20 phút chắc chắn tập trung khoảng chục ông. Bạn bè gặp nhau là vui, dĩ nhiên nếu chỉ 1-2 chai và sau đó về nhà thì ổn, nhưng làm sao thoát được trước khi hết két. Nếu chỉ bạn bè thì chắc không đến nỗi, nhưng có những cuộc nhậu bị triệu tập, đám cưới nhạt như nước lã, đám ma chuyển thành độ nhậu, đám giỗ không đi là tiêu quan hệ, và có những độ nhậu chỉ để duy trì quan hệ. Một nền kinh tế chủ yếu mua đi bán lại, dựa trên quan hệ và không cần sản xuất thì độ nhậu chính là thế mạnh cạnh tranh.
Thay lời kết: một năm qua ở xứ này cảm thấy ... nên người hơn.
Hẹn Nghĩa 1 ngày về VN lấy lại những gì "không muốn mất" nhé :)
ReplyDelete