Sunday, January 8, 2017

Chỉ những nền văn hoá lớn mới nuôi được bọn gàn

Dân tộc nào, thời đại nào cũng có người gàn. Socrates đốt đuốc tìm chân lý ban ngày. Diophantus sống trong thùng. Bá Di Thúc Tề không ăn thóc nhà Chu chết đói Thú Dương. Nhạc Phi cùng con trai bị hãm chết ở Phong Ba Đình vẫn tin ở "thiên nhật chiêu chiêu". Bùi Giáng rách rưới đói khát ngủ ngoài đường mà cho mình là trích tiên.
Gàn tức là đi ngược lại tính toán khôn ngoan thường tình. Thường thì gàn không có công tích gì cụ thể, thiệt mình khổ vợ con.
Vậy mà những dân tộc lớn lại trọng người gàn. Những dân tộc quá tỉnh táo, khi dễ người gàn thường là nhược tiểu, đói nghèo, lạc hậu, suốt ngày nói khởi nghiệp, đi tắt đón đầu, mơ chuyện ông Bành Tổ, chê bai kẻ gàn dở, khinh bạc kẻ cần kiệm, không biết xa hoa.
Quốc gia sáng suốt không phải là tập hợp của những kẻ quá tinh ranh. Kẻ tinh ranh thành thói quen tính lợi hại trước mắt. Lợi hại thì xoay chiều liên tục, như chiếu tam cúc, chuyển túi này qua túi khác rồi lại trở về, khó sinh giá trị mới. Quốc gia sáng suốt phải dựa trên các giá trị ổn định. Không ai giữ giá trị ổn định đáng tin cậy bằng bọn gàn. Vì sao quỹ khoa học, quỹ đầu tư của các quốc gia, không phải lo quản lý đến từng xu mà chọn lựa vẫn công tâm, hiệu quả cao? Vì bọn quản lý toàn những tay gàn, không hề quan tâm đến thiệt hơn. Đừng có tưởng bọn Tây là ngu ngơ dễ lừa. Không bọn con buôn nào ma lanh láu cá như bọn tư bản. Nhưng hễ cần ý kiến là chúng mời bọn gàn, được nuôi tốt để giữ bản tính gàn và ra quyết định thay xã hội.
Cố nhiên các quốc gia tinh ranh hơn, không đời nào chịu nuôi bọn gàn, bàn chuyện viển vông, RD vớ vẩn. Vả lại có muốn nuôi cũng không nuôi nổi vì các quốc gia này thường đói nghèo, có được đồng nào không bị bọn tinh ranh tham nhũng thì các quyết định đầu tư ngu xuẩn ăn hết sạch.
Vì thế mà bà bán phở ở Kim Liên xem TV thấy giới thiệu về GS Trần Đức Thảo nổi tiếng thế giới mới chép miệng "Cũng là Trần Đức Thảo mà Trần Đức Thảo cùa người ta sao mà giỏi giang quý hoá thế. Trần Đức Thảo khu mình sống khác gì con chó".


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

47 comments:

  1. Ha Huy Khoai: Bác bàn hơi có lý quá, phải gàn một chts mới được!

    ReplyDelete
  2. Binh Nguyen: Ko hiểu ở đâu ra mà ng V cứ hay nghĩ bọn Tây ngu ngơ nhỉ. Ngu ngơ mà xã hội lại văn minh, kỷ cương, cái gì cũng dẫn đầu mọi nơi đều phải học theo từ khoa học, đến văn học văn hóa thể thao âm nhạc...

    ReplyDelete
  3. Luong Chi Thanh: Ha ha. Bác đang có "tâm sự" thì thải đi bác ơi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bxchung Vuong: Ngày xưa người ta thường gán thầy đồ là Đồ Gàn, trong triều chính có quan quan gián cũng là dạng gàn. Với truyền thống trọng học thì Thầy đồ gàn được gọi là Ông giáo, quan can gián không bao giờ bị chém đầu. Thời phong kiến họ cũng đánh giá những người "Gàn" người cho XH thấy mắt đối lập còn lại của XH. Do vậy cụm từ "Gà" gắn với những người không vì bản thân mà vì dân tộc. Cũng có cụm từ"Gàn dở" không gắn với hai loại người đã nêu chỉ những người thối chí phê phán vô căn cứ để thể hiện chữ tôi. Thực tế này xã hội ngày nay nhiều. Trước đây có một cậu học sinh giỏi khoa điện tử ĐH bách khoa, đang học năm thứ 2 Bố cậu yêu cầu nghỉ học vì xã hội chỉ dạy cậu những điều vô giá trị. Em tò mò tìm hiểu và nói chuyện với Cậu và Bơi đàn chơi nhạc giỏi, chữa đài và tivi giỏi về buôn bán tại chợ trời. EM có nói Bố cháu là giáo viên cũng không như vậy cháu không nghĩ chú có thể làm em đó thành con người toàn diện bằng cách sáng dậy tập nghe nhạc trịnh , tập thể dục, và trưa làm mộc, tối đọc các cuốn sách cũ từ trước giả phóng về sửa chữa đài và tivi... . Ví dụ này về một người gàn dở có chữ tôi quá lớn và làm hại con cháu và sẽ thật đáng trách. Do đó, đốiv ới người gàn dám nói vào mặt mình những điều hạn chế của mình là đáng quý, nhưng người gàn là hy sinh nguồn lực gia đình âm thầm đóng góp cho đất nước và dân tộc là đáng tôn vinh. Những người gàn dở nên hiểu chính mình và không nên ngộ nhận mình là gàn.

      Delete
  4. Khoa Dao: Cơ chế quản lý luôn cảnh giác ko để "tụi gàn" lừa lạm dụng kinh phí NN !

    ReplyDelete
  5. Tran Nguyen Vu: Hi như vậy Gàn cũng không dễ

    ReplyDelete
  6. Chau Ngo: ông sống trong thùng là ông này https://en.wikipedia.org/wiki/Diogenes

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Uh đúng rồi mình học Toán nên nhầm thành nhà toán học

      Delete
    2. Nguyen Ai Viet: Sửa lại thành Diogenes

      Delete
  7. Duy-Man Vu: Chẳng có dân tộc nào, quốc gia nào trọng người gàn mà chỉ trọng người sống và làm việc có nguyên tắc, dám theo đuổi ước vọng của họ tới cùng. Người với phẩm chất như vậy dễ bị tưởng là "gàn" nhưng họ thực không gàn :) Một vài người gàn thật mà vẫn được trọng vọng chỉ là những ngoại lệ chứng minh cho quy luật :)

    ReplyDelete
  8. Do Xuan Phuong: "Gàn" có lẽ gồm 2 cái: một là khác người về ý tưởng (sáng tạo), hai là kiên định ý tưởng khác người đó. Xã hội chấp nhận được kẻ gàn thì hẳn là do cái nền văn hóa nhân bản (tôn trọng nhân quyền?), để ý tưởng sáng tạo được nuôi dưỡng chờ thời cơ chín muồi mà thành hệ giá trị mới cho xã hội.

    ReplyDelete
  9. Nguyễn Trọng Dũng: Nước người ta có người khôn người gàn. Chỉ có nước mình em thấy ai cũng khôn. Dân tộc gì mà đẻ toàn người khôn

    ReplyDelete
  10. Bxchung Vuong: Anh Ái Việt có vẻ giống một nhà giáo.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Thực tế đúng là nhà giáo

      Delete
    2. Bxchung Vuong: Gàn vì tương lai và nguồn lực của dân tộc thì thật đáng yêu anh "đồ gàn". Chúc Anh Mạnh khỏe

      Delete
  11. Replies
    1. Bxchung Vuong: Tự vấn mình là phẩm chất của một người có tự trọng. Anh ơi cứ tự vấn mình là là đúng rồi. Nếu không tự vấn mình sẽ chuyển thành bệnh lâm sàng là tự lừa rối mình. Em rất thích nhà Huế truyền thống có hoof nguyện tâm (Xây theo hình chữ tâm) để mỗi khi tự vấn người ta tựa bên Hồ và suy tư.

      Delete
  12. Nguyen Binhduong: Mình thấy nhặt trong hằng Hà sa số mới có vài người như AV thì làm sao xoay chuyển đc đây?

    ReplyDelete
  13. Oh... Chẳng biết ai gàn ai dở, đọc xong stt và comment các loại (kể cả của những stt đã post đến nay) bỗng dưng nhớ cụ Einstein, không biết AV có bị mất ăn mất ngủ vì câu "Những tâm hồn vĩ đại luôn va phải sự chống đối mãnh liệt từ những trí óc tầm thường"??? Nhưng biết đâu bạn còn mệt hơn với những bộ óc rất to nhưng lại hẹp hòi, đố kỵ.

    ReplyDelete
  14. Bxchung Vuong: Tên Anh là Ái Việt nên có gánh năng với cái tên của mình là đúng. Tên em là XUÂN CHUNG là tiếng chuông mùa xuân nên vui vẻ thế có khi lại may hơn anh vì toàn đem niềm vui vẻ đến mọi người. Cảm ơn Anh người Thầy, người Anh đã chia sẻ em bao điều.

    ReplyDelete
  15. Nguyễn Thành Nam: Anh Việt ạ, em lại thấy văn hóa mình bao dung với bọn "gàn" quá, thậm chí "đồ gàn" còn được coi là tấm gương. Nên chỉ khuyến khích "gàn" nửa vời, hoặc giả vờ "gàn". Chứ cứ cho lên giàn thiêu như giáo hội, thì sẽ ra được bọn "gàn ra gàn" ngay:-)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Do Xuan Phuong: Anh Việt cũng băn khoăn về chuyện mặt Zeemann cho thấy thiên tài và bệnh nhân tâm thần rất giống nhau. Để phá thế bế tắc thì "giàn thiêu" của anh Nam phải có thiết kế đặc biệt đấy!

      Delete
    2. Nguyễn Thành Nam: Do Xuan Phuong đang nói về vấn đề GÀN thôi nhé, ko nói chuyện TÀI. GÀN theo ý bác Việt là kiên định đi ngược lại tính toán khôn ngoan đời thường!

      Delete
    3. Do Xuan Phuong: Em hiểu "gàn" trong tút của anh Việt gồm cả "tài", bởi những cái tên được anh ấy nhắc đến đều là nhân tài - những kẻ nhìn ra được chân lý bí ẩn mà người thường không thấy. Vì thấy biết chân lý nên người ta mới kiên định đi ngược lại những 'tính toán khôn ngoan' nhưng tầm thường.

      Delete
    4. Nguyễn Thành Nam: Do Xuan Phuong, ví dụ bây giờ anh cho em là GÀN. Nếu cứ cãi tiếp thì sẽ cho lên giàn thiêu, em sẽ làm gì:-)

      Delete
    5. Do Xuan Phuong: Em sẽ phải chứng minh cái chân lý mà vì nó em đi ngược lại với mọi người thôi. :)

      Delete
    6. Nguyen Ai Viet: Nguyễn Thành Nam, Vấn đề em nêu ra đã có trong status rồi. Nếu ở nơi người ta trọng vọng người gàn, dù cho lên dàn thiêu, sẽ có người lên như Bruno, vì được tôn vinh. Nhưng ở xứ mà gàn mãi là gàn, thì ít ai dám lên, có khi cũng đã có người lên rồi mà chúng ta vẫn biết đến họ là gàn thôi. Hoặc có người thoát thì vẫn bị Thành Nam cho là giả vờ gàn,

      Delete
    7. Do Xuan Phuong: Ồ, em nghĩ đã gàn thì có lẽ người ta cũng ít quan tâm đến người khác nghĩ gì về mình lắm (cho thêm một chữ "dũng" nữa bên cạnh chữ "tài"). Còn ý chính trong status của anh Aiviet Nguyen về thái độ và hành vi của xã hội với kẻ gàn thì quả là chính xác. Bởi vì nhân loại là cùng một nguồn gốc nên phân bố nhân tài không lẽ chỉ tập trung ở một vài nơi, nhưng nơi nào nhân tài được khuyến khích thì mới làm thay đổi giá trị của cộng đồng tại đó.

      Delete
    8. Nguyen Ai Viet: Do Xuan Phuong, Biết thế nhưng nghe ý kiến bà bán phở về Trần Đức Thảo vẫn thấy xót.

      Delete
    9. Do Xuan Phuong: Vâng, em hy vọng chuyện của bà bán phở chỉ là trạng thái nhất thời và sự thay đổi theo hướng cân bằng hơn đã và đang sẽ diễn ra.

      Delete
    10. Nguyễn Thành Nam: Anh Việt, thế thì anh gọi là người TÀI luôn ạ. TÀI thì hiển nhiên phải khác người. Em hay có ý nghĩ bình dân, nên đọc tút anh là nghĩ ngay đến "đàn bà chửa hoang", cũng kiên định đi ngược lẽ thường. Việt nam rất tôn vinh những bà GÀN này:-)

      Delete
    11. Nguyễn Thành Nam: Do Xuan Phuong, đúng thế, khi GÀN- TÀI bị đàn áp, họ sẽ tìm mọi cách để chứng minh là họ đúng. Còn văn hóa ta có lẽ chỉ đánh "võ mồm" nên dung dưỡng bọn GÀN bất TÀI, đánh đồng GÀN với TÀI.

      Delete
  16. Nguyen Ai Viet: Mình không nhớ André Gides hay Herman Hesse có viết "Tôi đã nhìn thấy bao nhiêu Mozart, Einstein bị bỏ hoài phí". Có điều nhân tài của họ chỉ bị hoài phí trong chiến tranh, bạo quyền rồi nảy nở, nhân tài của ta không thiếu, bị tính tinh ranh của dân tộc đè chết, không biết bao giờ ngóc đầu dậy nổi.

    Có lần mình đứng trước tảng đá ở ĐHQGHN "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" nhớ đến mục tiêu chiến lược đào tạo nhân tài và 2 vạn tiến sĩ, cứ tự dưng chảy nước mắt. Chắc các cháu sinh viên nhìn ông thầy già thẩn thẩn.

    ReplyDelete
  17. Bombo Chay: Từ bé em đã thấy bác P. hay bảo anh là gàn. Giờ vẫn "gàn". Thế mới là Aiviet Nguyen.

    ReplyDelete
  18. Doan Thuy Anh: Em thấy chữ gàn hơi khiên cưỡng :) . Người ta khí trường chứ có gàn đâu?

    ReplyDelete
  19. Bao Quoc Tran: Tội nghiệp anh Thảo...khu mình

    ReplyDelete
  20. Bùi Anh Vũ: Gàn có lý vs. Gàn vô lý

    ReplyDelete
  21. Phạm Thắng: Để chuẩn bị cho trận tập kích Sơn Tây giải cứu tù binh(20/11/1970), Mỹ đã bỏ ra hàng trăm triệu USD để nghiên cứu kính nhìn đêm cho đặc nhiệm Mỹ. Gần đến giờ G mà vẫn không có kết quả, Mỹ cho người ra thị trường tìm mua kính săn nai ban đêm ở Bắc Âu. Tốn ít bạc lẻ so với với chi phí R&D bỏ ra. Mỹ đúng là thích người gàn, làm gì cũng theo qui trình. Hehe

    ReplyDelete
  22. Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Hay coi minh thuoc 99% dan so the gioi ( nguoi binh thuong) thi cuoc song se nhe nhang thanh than hon boi vi ta co nhieu nguoi de chia se cuoc song hon. Dieu quan trong la ta phai tran trong va cham soc cho so nguoi tai nang it oi cua nhan loai boi vi chinh so it nay la nhung nguoi tao ra the gioi .

    ReplyDelete
    Replies
    1. Doan Hong Nghia): Coi thế nào được anh Lê Minh, mình là lương tri của thời đại mà

      Delete
    2. Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Noi the khong co nghia la minh khong can hoc hoi, tien bo. Quan trong la moi nguoi phai co DAM ME rieng cua minh phai khong Nghia ? Vi noi chung dam me phan anh tinh cach moi nguoi . Anh thay em co co con gai that tuyet voi, deo duoi den tan cung nhung dam me cua no.

      Delete
    3. Anh Lê Minh luôn học hỏi và tiến bộ, nhưng coi mình thuộc 99% dân số toàn cầu chỉ để thật sự quan tâm/chăm sóc đến 1/2 nhân loại thôi, nhất là ai mà dáng đẹp như tiên (những thằng gàn phá hoại thì kệ chúng nó) :))

      Delete
    4. Doan Hong Nghia: Thực ra về bản chất con người thì người Việt hay Tây đâu cũng thế. Cái khác biệt lại chính ở cộng đồng là những giá trị mang tính cộng đồng do con người thu thập, nuôi dưỡng, thì lại khác nhau quá đỗi. Mà đã đi khác hướng là cứ thế đi tiếp không phanh. Phải có mọt cái gì đó rất khắc nghiệt, quyết liệt mới có thể điều chỉnh lại hướng đi và dạy dỗ cho cộng đòng nhình mọt cách khác về những giá trị phi cá thể.

      Delete
  23. Khi nào VN mới trở thành nước có nền văn hóa xứng đáng với tầm vóc/giá trị lẽ ra phải có từ lâu, tại sao chúng ta cứ y hệt con gà mắc tóc, loanh quanh như cái đèn cù vậy???

    Chưa nói đến việc tạo dựng/tích tụ những giá trị truyền thống lâu đời để hình thành một nền văn hóa thật sự, cái lớn và cái nhỏ ở đây chỉ là sự khác biệt về phạm vi (không gian mà nền văn hóa ấy lan truyền/ảnh hưởng). Từ văn hóa nô dịch Tàu đến văn hóa lai căng Pháp và bây giờ là khủng hoảng toàn diện từ cái văn hóa "bần cố nông", nó như 1 đại dịch lan truyền mấy chục năm qua đã dìm chết những gì là di sản của VN, phá hoại tất cả từ thiên nhiên đến con người với "cái gọi là" sức mạnh của 3 dòng thác cách mạng (trước đây) nay đã thành hiện thực (dưới những dòng nước lũ, nạn ô nhiễm và quang cảnh tan hoang cùng nạn tham nhũng/biến chất và tệ nạn ở mọi tầng lớp... từ rừng núi đến thành thị hiện nay).

    ReplyDelete