Monday, January 23, 2017

Trí thức không được dùng là trí thức bất hạnh

Bách Lý Hề đến hơn 60 tuổi, không ai biết, túng quẫn, ra làm quan ở nước Ngu. Kiển Thúc nói "Tài của em có thể làm nên nghiệp lớn. Phải chọn minh quân để theo. Ta nghe nói vua nước Ngu là người ngu. Nước mất nay mai. Em theo làm gì ". Bách Lý Hề khóc nói "Em lớn tuổi mà vẫn chưa làm được việc gì. Lại đói khát. Anh cho em ra làm quan, nuôi gia đình".
Vua Ngu ngu dốt, Cung Chi Kỳ và Bách Lý Hề khuyên can đều không được. Bách Lý Hề bèn bỏ đi. Trước khi đi vào chào từ biệt Cung Chi Kỳ "Sao túc hạ không bỏ đi". Cung Chi Kỳ nói "Nước Ngu mất nay mai, có lẽ nào tôi lại không biết. Túc hạ đi là phải. Tôi ở lại chỉ để tỏ nước Ngu không phải không có người biết chết cùng nước."
Bách Lý Hề lưu lạc sang nước Tống, tự bán mình làm nghề chăn bò, đói rách, vẫn không ai biết.
Tần Mục Công ôm mộng làm bá chủ, dùng Kiển Thúc làm tướng quốc, hỏi "Thiên hạ có ai là người tài có thể giúp ta". Kiển Thúc đáp "Không ai bằng Bách Lý Hề, nay chăn bò ở nước Tống." Mục Công bèn sai quan đại phu mang một ngàn dật vàng đi đón Bách Lý Hề. Kiển Thúc nói "Vua Tống không dùng Bách Lý Hề là chưa biết tài. Lẽ nào vì một ngàn dật vàng mà bỏ người tài. Chi bằng mang 5 bộ da dê sang đổi một tên chăn bò phạm tội."
Mục Công nghe lời, đón được Bách Lý Hề về, khi đó đã gần 80 tuổi. Nhìn thấy Bách Lý Hề, Mục Công than "Tiếc thay, già mất rồi.". Bách Lý Hề nói "Nếu phải mang quân chinh phạt, tôi quả đã già, nhưng bày mưu quyết thắng ngoài ngàn dặm, tính kế cho nước nhà cường thịnh, tôi còn trẻ lắm." Mục Công bèn dùng Bách Lý Hề làm đại phu, cùng với Kiển Thúc ở ngôi tướng quốc. Nước Tần bèn trở nên cường thịnh, làm nên nghiệp bá.



Khương tuyến và động lực của trí thức

Khương tuyến được phát minh vào thế kỷ 15 bởi một sĩ quan người Hungary tên là Ferenc (Thực ra Ferenc là tên, nhưng có lẽ họ của anh này thất truyền). Lẽ dĩ nhiên Ferenc là tín đồ Thiên chúa giáo. Trước tiên, Ferenc đem phát minh của mình trình với giáo chủ thành Constantinople, đang bị đe doạ bởi quân Thổ đang bành trướng về phương Tây. Anh ta nói có công nghệ có thể giúp đại bác bắn xa và chính xác. Tuy nhiên, khi trình bày ý tưởng khương tuyến làm viên đạn xoay tròn trước một hội đồng bác học (chắc giống các hội đồng khoa học của Việt Nam bây giờ), gồm rất nhiều nhà khoa học đáng kính, đề án đã bị bác thẳng thừng vì tội thiếu cơ sở khoa học.
Bực mình, Ferenc, đã mang đề án trình với Sultan của Thổ Nhĩ Kỳ. Mới nghe qua, Sultan đã đồng ý cho thử nghiệm và sản xuất đại trà. Quả nhiên, trong trận đánh Constantinople, đại pháo của Thổ đã bắn vỡ tường thành mà từ trước được coi là tuyệt đối kiên cố, bất khả xâm phạm. Quân Thổ qua đó tràn ngập Constantinople. Thành thất thủ và mở ra một chương mới trong lịch sử loài người.
Qua câu chuyện này có thể học được điều gì?
+ Động lực của trí thức là muốn thấy trí tuệ của mình được trở thành sự thật. Theo quan điểm của ý thức hệ Thiên chúa giáo, Ferenc có thể là phản đồ. Nhưng nếu không được Sultan dùng đến, Ferenc có thể chết rục cùng với sáng chế của mình, vô danh. Muốn nhà khoa học không thi hành sở học của mình, có khác nào bắt người thợ cạo không được nói ra cái tai lừa của vua Midas
+ Muốn quốc gia tiến lên, phải biết dùng cái tài của trí thức, thay vì lo sợ họ dùng cái tài của họ cho đối phương.
+ Một hội đồng những người suốt ngày đọc sách, đáng kính, không phải lúc nào cũng có quyết định đúng. Có thể chính tri thức đã ngăn cản các bác học nhìn thấy chân lý, kém cả một ông Sultan không học hành gì.
+ Nhìn ra tài năng còn giá trị hơn bản thân tài năng.
+ Sự thất bại của ý thức hệ Thiên chúa, tưởng như là thảm hoạ đối với châu Âu, nhưng chính đó là bước khởi đầu đưa châu Âu bứt phá vượt hẳn châu Á. Điều đó nói lên thất bại cũng cần thiết.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

30 comments:

  1. Pham Quoc Hoan: :D, Nhưng vẫn là chuyện của Tây - Tàu, ở ta thì không có Anh ah.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Ta không có thì nói làm gì :-)

      Delete
  2. Tu Tung Phan: Có đấy chứ...Tôi đã thỉnh với Kiên béo mời Mr.Quân Phạm làm cố vấn "quan hệ", ấy mà Béo sợ Quân le mất vợ không nhận...mới đến nông nỗi lày....

    ReplyDelete
  3. Do Xuan Phuong: Tri thức và trí thức có nhiều loại và nhiều tầng cao thấp khác nhau. Mưu lược xử thế của Bách Lý Hề hay phát minh khương tuyến của Ferenc khiến cho lịch sử vận động có bên thắng có bên thua. Tâm trạng của những vị trí thức này cũng thật khó biết, rất có thể họ hối hận vì chính tài năng của mình đã hại người khác.

    So sánh tài năng của 2 vị trên với trí tuệ của những người giác ngộ như Sakyamuni mới thấy khác biệt lớn lao. Phật dạy cho tất cả mọi người, từ vua chúa cho tới ăn mày cái tâm đạo khoan hòa cùng vũ trụ. Trí thức như thế có phải tột bậc không ạ? :)

    ReplyDelete
  4. Nguyen Ai Viet: Phật không phải là trí thức nữa mà là thánh hiền. Thánh hiền là cảnh giới khác không có nhu cầu bộc lộ nữa.

    ReplyDelete
  5. Do Xuan Phuong: "Lý thuyết" của Phật về sinh lý, tâm lý và đối tính Sắc Không là những bộc lộ rất mạnh mẽ và đầy thuyết phục. Phật thu phục được cả những quân vương hùng mạnh như Asoka. VN có các sư như Từ Đạo Hạnh cũng làm vậy, tạo nên cả triều đại Tiền Lê, Lý.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Mỗi loại người đều có vai trò khác nhau. Cả xã hội không thể đều là thánh hiền hay trí thức. Thánh hiền mà không có trí thức thì thuyết cho ai nghe.

      Delete
    2. Do Xuan Phuong: Đúng thế ạ. Con người sinh ra ai cũng có phận của mình. So sánh tri thức cao thấp là để lựa chọn cách dùng tri thức sao cho tốt nhất có thể. Và khả năng lựa chọn đó đúng là không phổ biến. :)

      Delete
  6. Diem Hang Phan Vu: Trí thức không được dùng là trí thức hỏng.
    Người không dùng ta, ta hãy tự dùng ta.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Vậy Trần Đức Thảo là trí thức hỏng, vì không biết bán phở hay bơm xe (business duy nhất thời đó). Tuy nhiên, stt nói về xã hội thiết kế sai chứ không nói về trí thức hỏng.

      Delete
    2. Do Xuan Phuong: Em nghĩ xã hội miền Bắc VN thập niên 70 có thiết kế thích nghi với cuộc chiến không cân xứng lúc đó. Chứ bản thân lý tưởng CS mà rất nhiều người VN, kể cả Trần Đức Thảo đã tin và phụng sự thì lại triệt tiêu business - điều mà thời nay cho là không thể hiểu nổi.

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Khoảng cuối thập kỷ 1970, mình mới tốt nghiệp về nước làm ở Viện KHVN. Lương tập sự 53 đồng, tiêu khoảng 1-2 tuần thì hết. Việc làm thì không ra việc, sách tạp chí không có, máy tính cũng không. Lúc ấy chỉ ước có ai thuê mình cuốc đất. Xã hội hoàn toàn không có việc gì làm ra tiền. Khoảng đầu 1980, mới có thêm nghề trông xe đạp, làm chè đậu đen, sữa đậu nành bỏ mối. Mấy nghề này phải có vốn tự đầu tư. Tuy nhiên có mấy mối họ lấy chịu (bỏ được là may) khi khá nhiều có khi họ quịt.

      Delete
  7. Do Hoang Son: Thế kỷ 15, người châu Âu nếu k0 phải là quý tộc thì k0 có họ đâu bác!

    ReplyDelete
  8. Nguyễn Minh Tuấn: Chào Aiviet Nguyen. Đọc bài này (Khương tuyến và động lực của trí thức), mình lại nhớ chuyện khi Fec mi Đi rắc trình bày khái niệm về khối lượng âm trước hội đồng khoa học Vật lý thế giới, Lan Đao (nhà vật lý nổi tiếng người Nga gốc Israen) chế nhạo: Đi rắc-Đu rắc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Có chuyện đó à? Mình thích cả hai ông. Đã được nghe bài giảng của Dirac năm 1978.

      Delete
  9. Dam Thanh Son: anh này tên là Orban chứ nhỉ? https://en.wikipedia.org/wiki/Orban

    ReplyDelete
  10. Nguyen Ai Viet: Orban có vẻ là family name (giống tên thủ tướng Hung). Nhưng nhiều nguồn tin dã sử ở Ottoman chỉ nhắc tới tên Ferenc (first name). Không hiểu bọn Hung có fake ra tên Orban để thành lịch sử không.

    ReplyDelete
  11. Nguyen Ai Viet: Trong các nguồn tin khác thì Ferenc là sĩ quan pháo binh, không phải kỹ sư.

    ReplyDelete
  12. Nguyen Van Bao: Hội đồng bác học của Constantinople lúc đó chắc toàn lang băm.

    Napoleon cũng từng bác bỏ ý tưởng về tàu chiến chạy bằng hơi nước.

    ReplyDelete
  13. Nguyen Ai Viet: Chắc cũng đủ các giáo sư tiến sĩ giống các hội đồng của mình bây giờ

    ReplyDelete
  14. Nguyen Van Bao: Khương tuyến tạo moment quay giứ cho đạn đi ổn dịnh. Ko phải là v đề quá khó. Danh hiệu thì ko chứng minh đc gì anh ơi.

    Em biết 1 gsts lúc bảo vệ luận án 1 ô vs hỏi hữu nghi định luật newton mà đái ra quần - em chưa biết ạ.

    ReplyDelete
  15. Nguyen Ai Viet: Khó chứ. Thời đó chắc khó. Theo mình trong cơ học lý thuyết bài toán chuyển động của con quay là khó nhất.

    ReplyDelete
  16. Nguyen Ai Viet: Cụ Cao Thắng nhà mình đánh Tây lép vế cũng vì không biết làm khương tuyến.

    ReplyDelete
  17. Nguyen Van Bao: Lí thuyết hoàn chỉnh thì khó. Nhưng cảm nhận về moment quay, hơn nữa có thể làm khương tuyến trên thực nghiệm thì chả mất gì. Nghĩ ra ý tưởng thì đúng là khó.

    ReplyDelete
  18. Nguyễn Minh Tuấn: Nhưng công nghệ cũng là vấn đề nan giải. Lý thuyết về đường khương tuyến phải có công nghệ để gia công được nó. Ngày nay có máy chuyên dụng để khoan và tạo đường khương tuyến cho nòng pháo, không hiểu ngày xưa các cụ làm thế nào.

    ReplyDelete
  19. Nguyen Van Bao: Bạn đã xem ng mèo làm nòng súng kíp thủ công chưa? Có ý tưởng sẽ có công nghệ

    ReplyDelete
  20. Nguyễn Minh Tuấn: Súng kíp nòng trơn chứ không có đường khương tuyến.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Van Bao: mình ko nói về khương tuyến trong súng kíp. Mình hỏi bạn đã thấy ng Mèo làm nòng súng hoàn toàn thủ công chưa?

      Delete
  21. Bui Mạnh Quân: Súng kíp, hay súng bắn đạn gém, nếu nòng súng có khương tuyến (rãnh xoắn) thì hiệu quả cực thấp. Cho nên loại nòng súng, pháo có rãnh xoắn dành cho đạn viên nhờ momen xoắn làm cho thế năng của viên đạn mạnh gấp bội trong xuyên phá. Hiện nay, hệ vũ khí súng pháo vẫn dùng loại nòng nhẵn dành cho đạn có cánh.
    Bác Aiviet Nguyen muốn truyền đạt những thông điệp sau (note) đáng ghi nhận.

    ReplyDelete
  22. Nguyen Ai Viet: Về lịch sử thì người ta ghi nhận chính thức rifling (khương tuyến) ra đời vào 1504 tại Đức. Feri (hoặc Orban) chế tạo đại bác cho quân Thổ khoảng thời gian Constantinople thất thủ 1453. Có thể khương tuyến hình thành theo một quá trình, từ thử nghiệm rồi mới nâng thành lý thuyết và sản xuất hàng loạt.

    ReplyDelete