Monday, January 9, 2017

Vietnam War: The Lockheed AC-130 "Spectre" Gunship

1.Dự án Gunship I: Gunship AC-47 Spooky, Gunship AC-119G "Shadow", Gunship AC-119K "Stinger".
Trong việc ngăn chặn công cuộc tiếp tế trên Đường mòn Hồ Chí Minh, vũ khí hiệu quả của Không quân Mỹ từ 1971 chuyển sang chiến thuật dùng máy bay cường kích Gunship AC-119G "Shadow" (“Bóng đêm”) đánh đêm. Vũ khí: pháo liên thanh 2 nòng 20 mm kiểu M61A1, tốc độ bắn 2.400phát/phút, mỗi phi vụ mang 4.500 viên đạn, việc phát hiện và ngắm bắn đều bằng thiết bị khuếch đại tia hồng ngoại. 

2.Dự án Gunship II: Gunship AC-130 "Spectre"
Vào năm 1969 – 1970, trên đường Trường Sơn chỉ có hai máy bay Gunship AC-130 "Spectre" tham chiến, sau đó số lượng máy bay càng ngày càng tăng lên cho đến năm 1972. Mùa khô năm 1970 – 1971 máy bay cường kích hỏa lực AC-130 tác chiến hiệu quả nhất. Với màu sơn đen dưới bụng và màu sơn ngụy trang trên thân và phía trên, các tay thợ săn đêm nặng nề này được cho rằng đã bắn cháy và bắn hỏng hàng ngàn chiếc xe vận tải của đối phương. Tất cả các máy bay AC-130 được sử dụng ở Việt Nam nằm trong biên chế của không đoàn đặc nhiệm số 16, căn cứ của không đoàn 16 nằm ở sân bay quân sự Ubon(Thái Lan). Về hỏa lực, AC-130 trang bị 2 súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm GAU-2/A (tốc độ bắn 6.000 phát/phút, tầm bắn 1.000m), 2 pháo 6 nòng cỡ 20mm M61 Vulcan (tốc độ bắn 6.000 phát/phút và 2 pháo 40mm L/60. Đây đều là các loại vũ khí có tốc độ bắn rất cao, sức phá hoại lớn – nhất là đối với xe vận tải không bọc thép. Ngắm bắn có bộ kính ngắm khuyếch đại ánh sáng hồng ngoại gấp 4 vạn lần, tham số bắn hoàn toàn do máy tính điện tử điều khiển nên độ bắn chính xác cao. Máy bay thường hoạt động ở độ cao khoảng 3km, từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm sau. Nó còn được gắn các máy phát nhiễu tích cực nhằm chống rađa của tên lửa và pháo, đồng thời luôn có 2 chiếc tiêm/cường kích F-4D bay kèm để áp chế pháo cao xạ 37mm và 57mm tại các điểm cao. Cuối năm 1972 Mỹ đưa ra sử dụng kiểu AC-130 mới, có gắn lựu pháo (cannon) kiểu M102 (105mm) không cần máy bay phản lực F-4D đánh áp chế.
Máy bay AC-130 là đối tượng cực kỳ nguy hiểm đối với xe vận tải hoạt động ban đêm. Nguy hiểm nhất là AC-130 có ưu thế hoạt động trên không với thời gian dài, bay bằng lượn vòng ngắn, tạo thành một “pháo đài di động”, thay nhau liên tục khống chế đánh phá đội hình xe trên đường trường Sơn. Tại những trọng điểm nổi tiếng như Cua chữ A, đèo Phu La Nhích, ngầm Ta Lê,… xác xe vận tải bị AC-130 bắn cháy nhiều.

3.Tổn thất: 6 chiếc. Bao gồm:
(1) AC-130A 54-1629. Bị thương tại Lào (do pháo PK 57 mm, tại quỹ đạo bay ở độ cao 6000 feet) và cháy nổ khi hạ cánh tại sân bay căn cứ Ubon ngày 24 tháng 5 năm 1969, là chiếc AC-130A đầu tiên Mỹ mất trong CT Việt Nam.
(2) 2. AC-130A 54-1625. Bị bắn rơi trên đường mòn HCM bởi pháo PK 37mm ngày 21 tháng 4 năm 1970.
(3) AC-130A 55-0043. Bị tên lửa phòng không vác vai A-72 (SA-7 Grail) bắn rơi tại A-Sầu ngày 18 tháng 6 năm 1972.
(4) AC-130A 55-0044. Bị SA-2 bắn rơi tại Sê-pôn ngày 29 tháng 3 năm 1972 vào buổi sáng.
(5) AC-130E 69-6571. Bị pháo PK 57mm bắn rơi đêm 30 tháng 3 năm 1972.
(6) AC-130A 56-0490. Bị bắn rơi bởi pháo PK 37mm ở độ cao 8000 feet gần Pắc Sế, Nam Lào ngày 21 tháng 12 năm 1972.
Kết luận: sau khi tốn nhiều tiền của cho việc ngăn chặn tuyến chi viện Trường Sơn (Hàng rào điện tử McNamara, số lượng lớn box B.52,...), người Mỹ nhanh chóng sửa sai và đạt hiệu quả tối đa trong thời gian dài.
AC-130H đang bắn pháo 40mm và 20mm

Phạm Thắng/FB

2 comments:

  1. Doan Hong Nghia: Mới được tài trợ Việt teo ca ngợi QDNDVN hả em?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phạm Thắng: Đâu có bác. Đang khen đồ Mẽo mà. Hehe

      Delete