1. Thông tin chung về chương trình học bổng
1.1 Số lượng học bổng, trình độ đào tạo và ngành học
- Chính phủ Hung-ga-ri cấp 100 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Hung-ga-ri theo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và thực tập ngắn hạn.
- Chỉ tiêu học bổng như sau:
+ 60 học bổng đại học, thạc sĩ trong đó ưu tiên đào tạo thạc sĩ, cụ thể như sau: 18 học bổng về khoa học xã hội và kinh tế, 18 học bổng về công nghệ, 09 học bổng về nông nghiệp và khoa học tự nhiên, 05 học bổng về nghệ thuật, 04 học bổng về thể thao và 06 học bổng về y khoa và sức khỏe.
+ 10 học bổng một chu kỳ (chuyên gia/thạc sĩ) gồm có 02 học bổng về luật và 08 học bổng về y khoa và sức khỏe.
+ 20 học bổng tiến sĩ về các ngành học phía Việt Nam có nhu cầu đào tạo.
+ 100 tháng học bổng học ngắn hạn (1-10 tháng) trình độ sau đại học.
1.2. Thời gian đào tạo
- Chương trình đại học: từ 03 đến 3,5 năm học
- Chương trình thạc sĩ: từ 01 đến 02 năm học
- Chương trình một chu kỳ (chuyên gia/thạc sĩ): 05 đến 06 năm học (chỉ đào tạo về luật, y khoa và sức khỏe)
- Chương trình tiến sĩ: từ 03 đến 04 năm
- Chương trình thực tập: từ 01 đến 10 tháng.
1.3. Chế độ học bổng
Chính phủ Hung-ga-ri tiếp nhận đào tạo, nghiên cứu miễn phí, cấp bảo hiểm y tế và học bổng hàng tháng theo quy định của phía Hung-ga-ri. Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và về, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa và cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng theo chế độ hiện hành đối với lưu học sinh học bổng Hiệp định tại Hung-ga-ri.
2. Đối tượng, điều kiện và hồ sơ dự sơ tuyển
2.1. Điều kiện chung
Ứng viên dự tuyển cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung sau đây:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật;
- Đủ sức khỏe để học tập tại nước ngoài;
- Chưa đăng ký dự tuyển chương trình học bổng nào khác từ khi thông báo này có hiệu lực đến khi có kết quả sơ tuyển;
- Cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và trở về phục vụ tại cơ quan cử đi học hoặc theo yêu cầu của Nhà nước. Những người không hoàn thành chương trình đào tạo, tự bỏ học, bị buộc thôi học hoặc sau khi tốt nghiệp không trở về nước phục vụ, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được cấp học bổng phải bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành;
- Ngành học đăng ký dự tuyển phải phù hợp với khối ngành đang học đại học ở Việt Nam hoặc ngành đã đạt giải thưởng quốc tế, khu vực, quốc gia (đối với ứng viên học bổng đại học), phù hợp với ngành đã học đại học/thạc sĩ, công việc đang làm (đối với ứng viên học bổng thạc sĩ/tiến sĩ/thực tập);
- Chỉ được đăng ký 01 ngành học (xem thông tin chi tiết thêm trên website: http://www.stipendiumhungaricum.hu) và không được tự ý thay đổi ngành học, cơ sở đào tạo sau khi đã đăng ký dự tuyển, trúng tuyển đi học theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Bộ Nguồn nhân lực Hung-ga-ri, Quỹ học bổng Hung-ga-ri và cơ sở đào tạo tại Hung-ga-ri;
- Chỉ được đăng ký dự tuyển trình độ đào tạo cao hơn trình độ đã có văn bằng. Đối với học viên đang học thạc sĩ, tiến sĩ trong nước chỉ xem xét nếu ứng viên đăng ký dự tuyển học bổng thực tập ngắn hạn;
- Yêu cầu về ngoại ngữ: ứng viên dự tuyển phải đáp ứng một trong các quy định dưới đây:
+ Có bằng đại học, thạc sĩ học tại Hung-ga-ri bằng tiếng Hung-ga-ri (đối với những trường hợp dự tuyển đi học thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập bằng tiếng Hung-ga-ri);
+ Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL ITP 500 điểm hoặc IELTS 5.5 trở lên hoặc tương đương do cơ quan quốc tế có thẩm quyền cấp còn thời hạn hiệu lực sử dụng hoặc có bằng đại học, thạc sĩ học bằng tiếng Anh ở nước ngoài (đối với những trường hợp dự tuyển đi học bằng tiếng Anh);
+ Chỉ có ứng viên dự tuyển học bổng học đại học hoặc học bổng một chu kỳ chuyên gia/thạc sĩ nếu chưa có ngoại ngữ thì được đăng ký dự tuyển để đi học bằng tiếng Hung-ga-ri (được bố trí học 01 năm dự bị tiếng Hung-ga-ri tại Hung-ga-ri trước khi vào học chuyên ngành);
- Đạt yêu cầu vòng xét tuyển/thi tuyển đầu vào theo quy định của cơ sở đào tạo Hung-ga-ri trong quá trình dự tuyển;
- Không xét tuyển ứng viên thuộc các trường hợp sau:
+ Đã từng được cơ quan Nhà nước cử đi học ở nước ngoài nhưng không hoàn thành khóa học hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được cấp học bổng;
+ Đang làm việc tại cơ quan trong nước nhưng không có văn bản của cơ quan công tác cho phép dự tuyển;
+ Đã được các cơ quan, địa phương trong nước hoặc nước ngoài cấp học bổng đi học đại học/sau đại học ở nước ngoài, hiện có các ràng buộc về nghĩa vụ, trách nhiệm chưa được phép đi học tiếp ở nước ngoài.
2.2. Đối tượng, điều kiện cụ thể và hồ sơ dự sơ tuyển bằng tiếng Việt
Học bổng dự tuyển
Đối tượng và điều kiện cụ thể
Hồ sơ dự sơ tuyển bằng tiếng Việt
Học bổng đại học
- Sinh viên năm thứ nhất của các đại học, học viện, trường đại học Việt Nam (hệ chính quy tập trung) có kết quả 03 năm học THPT và học kỳ I năm thứ nhất đại học đạt từ 7,0 trở lên (theo thang điểm 10 hoặc tương đương);
- Học sinh đang học lớp 12 đã đoạt giải tại các kỳ thi quốc tế, khu vực, quốc gia thuộc đối tượng được tuyển thẳng vào đại học theo quy chế tuyển sinh đại học năm 2016 có kết quả học tập ở bậc THPT đến hết học kỳ I năm học 2016-2017 đạt từ 7,0 trở lên.
Xem chi tiết tại Phụ lục 1
Học bổng thạc sĩ
- Người có trình độ đại học đang công tác tại các cơ quan nhà nước (biên chế hoặc hợp đồng từ 12 tháng trở lên có đóng bảo hiểm xã hội), không quá 35 tuổi (tính đến 31/7/2017), có thời gian công tác tối thiểu 12 tháng kể từ khi có hợp đồng lao động đầu tiên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển;
- Người đã chủ trì thực hiện công trình đạt giải Nhất Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”, tốt nghiệp đại học với điểm trung bình toàn khóa học đạt 7,5 trở lên (theo thang điểm 10 hoặc tương đương trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển) chưa có quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, có cam kết sau khi hoàn thành khóa học sẽ về nước làm việc theo yêu cầu của Nhà nước;
- Sinh viên tốt nghiệp đại học với kết quả học tập đạt loại xuất sắc tại Hung-ga-ri hoặc đạt loại giỏi tại Việt Nam trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển, chưa có quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, có cam kết sau khi hoàn thành khóa học sẽ về nước làm việc theo yêu cầu của Nhà nước.
Xem chi tiết tại Phụ lục 2
Học bổng tiến sĩ
- Người có trình độ thạc sĩ đang công tác tại các cơ quan nhà nước (biên chế hoặc hợp đồng 12 tháng trở lên có đóng bảo hiểm xã hội), không quá 45 tuổi (tính đến 31/7/2017), có thời gian công tác tối thiểu 12 tháng kể từ khi có hợp đồng lao động đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển;
- Học viên tốt nghiệp thạc sĩ với kết quả học tập đạt loại xuất sắc tại Hung-ga-ri hoặc đạt loại giỏi tại Việt Nam trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển, không quá 35 tuổi (tính đến 31/7/2017), chưa có quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, có cam kết sau khi hoàn thành khóa học sẽ về nước làm việc theo yêu cầu của Nhà nước.
Xem chi tiết tại Phụ lục 3
Học bổng thực tập
- Người có trình độ đại học trở lên đang công tác tại các cơ quan nhà nước (biên chế hoặc hợp đồng 12 tháng trở lên có đóng bảo hiểm xã hội), có thời gian công tác tối thiểu 24 tháng kể từ khi có hợp đồng lao động đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học, sau đại học tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển.
Xem chi tiết tại Phụ lục 4
3. Quy trình nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển
3.1. Nộp hồ sơ trực tuyến (online)tại: https://tuyensinh.vied.vn/
Ứng viên phải quét (scan) lưu lại toàn bộ hồ sơ sang các files định dạng PDF (mỗi loại tài liệu quét thành 01 file riêng dung lượng không quá 1 MB) để đăng ký trực tuyến.
3.2 Nộp hồ sơ trực tuyến (online) tại: http://www.stipendiumhungaricum.hu
Trong tháng 01/2017, phía Hung-ga-ri sẽ mở trang mạng để ứng viên đăng ký trực tuyến bằng tiếng Anh. Thời hạn đăng ký online trên website của Hung-ga-ri đến hết ngày 05/3/2017 (theo giờ Châu Âu).
3.3. Nộp hồ sơ giấy
Ứng viên chuyển bộ hồ sơ giấy chính thức đăng ký dự tuyển bằng thư chuyển phát nhanh bảo đảm tới Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 21 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hồ sơ cần đựng trong túi hồ sơ kích thước 25cm x 34cm, mặt ngoài ghi đầy đủ thông tin chi tiết theo phụ lục quy định đối với hồ sơ dự tuyển học bổng diện Hiệp định đi Hung-ga-ri năm 2017.
Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ các giấy tờ quy định ở trên, được nộp trong thời hạn quy định của Thông báo tuyển sinh (bao gồm cả hồ sơ online và hồ sơ giấy).
Người khai hồ sơ dự tuyển không đúng và người xác nhận sai sẽ bị xử lý theo pháp luật và hủy kết quả tuyển chọn liên quan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo không trả lại hồ sơ và lệ phí dự tuyển trong bất kỳ trường hợp nào.
(Xem thêm thông tin, các mẫu văn bản liên quan tại websites: www.moet.gov.vn, www.vied.vn, http://www.stipendiumhungaricum.hu; liên hệ hỗ trợ kỹ thuật khi đăng ký dự tuyển theo địa chỉ info@vied.vn, tuyensinh@vied.vn).
4. Thời hạn nhận hồ sơ:
Hồ sơ tiếng Việt phải nộp trước ngày 25/01/2017 (tính theo dấu bưu điện chuyển hồ sơ đến Cục Đào tạo với nước ngoài và thời gian hoàn thành đăng ký online).
5. Lệ phí dự tuyển: 200.000đ/người nộp trước ngày 25/01/2017 theo hình thức chuyển khoản đến địa chỉ:
Tên đơn vị: Cục Đào tạo với nước ngoài
Số tài khoản: 0021002145014
Tại: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Hà Nội.
Lưu ý: Khi chuyển tiền vào tài khoản của Cục Đào tạo với nước ngoài đề nghị ghi rõ họ và tên ứng viên, trình độ đăng ký dự tuyển (ĐH, ThS, TS, TTS) nộp lệ phí dự tuyển học bổng đi Hung-ga-ri theo thông báo tuyển sinh số 07/TB-BGDĐT ngày 06/01/2017.
Nguồn: http://www.vied.vn/vi/tin-tuc/tuyen-sinh/817-thong-bao-tuyen-sinh-di-hoc-tai-hung-ga-ri-nam-2017.html
Nguyễn Quốc Bình: Hoang Minh Chung, Nếu chịu học thì học ở đâu cũng tốt, cũng có thể học được, chứ cần gì phải sang Hung? Còn không chịu học, có đi lên đến Sao Hỏa thì cũng vô ích thôi.
ReplyDeleteCái quan trọng là bọn trẻ phải rất chịu khó. Còn không, học chỉ tổ tốn tiền, tốn gạo.
Hoang Minh Chung: Nguyễn Quốc Bình Vâng nhưng dù sao sang châu âu tiếp xúc văn hóa, tác phong của người châu âu thấy họ phát triển hơn mình rất nhiều năm nên mình sang đó để học mà
DeleteNguyễn Quốc Bình: Thì được đi ra nước ngoài học, dù với học bổng chết đói, thì vẫn có hơn học ở VN. Tuy nhiên, học ở VN bây giờ, nếu chịu khó học, sau khi tốt nghiệp vẫn có thể sống rất ổn.
DeleteNhiều (thậm chí có thể nói là khá nhiều) SV của anh, chỉ học trong nước (chi phí nói chung ~5 triệu VND/tháng là tạm đủ, cũng tạm coi như bằng với 500$/tháng ở Hung), trong thời gian học thì chịu khó và nhất là cố gắng học thêm tiếng Anh, tốt nghiệp từ mức khá cứng trở lên (ở khoa của anh, điểm bình quân ~7.5 trở lên là rất ổn rồi) thì cũng dễ kiếm được việc làm. Bọn vào Viettel làm việc (nhân viên chính thức, qua các đợt tuyển dụng hàng năm) nói chung ở các tỉnh lẻ cũng sẽ có tổng thu nhập >12 triệu VND/tháng, ở HN thì từ 15-25 triệu VND/tháng (cho năm đầu tiên sau khi ra trường). Có đi học ở Hung, Nga, Ba lan, Tiệp... về, thu nhập nói chung nếu kiếm được việc khá thì cũng chỉ thế thôi. Bởi vậy, bây giờ nói chung người ta cũng chẳng mặn mà lắm với học bổng CP đi học Đông Âu cũ đâu (chứ không chỉ riêng với Hung).
Hoang Minh Chung: Người có trình và có tâm có tầm thì ở đâu cũng được trọng anh Nguyễn Quốc Bình ạ
DeleteNguyễn Quốc Bình: Thí dụ, khóa SV ĐH cuối cùng anh còn dạy trong HVKTQS (hệ dân sự thôi) năm 2014, anh hướng dẫn tốt nghiệp 6 đứa, thì 5 đứa sau đó vào Viettel làm việc, 1 đứa vào AVG. Sau năm đầu tiên đi làm, thu nhập của bọn ở Viettel đều từ 18-23 triệu VND/tháng, đứa ở AVG kém hơn 1 chút, cũng khoảng >13 triệu VND/tháng.
DeleteTrong 6 đứa SV ấy, chỉ có 1 tốt nghiệp loại giỏi (điểm bình quân >8/10), 5 đứa còn lại đều chỉ từ loại khá thôi (điểm bình quân >7/10).
Nhiều SV của anh, chỉ tốt nghiệp từ khá trở lên (thường chỉ có điểm bình quân >7.5/10, ít đứa đạt >8/10) song nếu thi/tìm học bổng đi nước ngoài học tiếp đều đã rất thành công (chả kém cạnh gì, thậm chí còn cho bọn SV bản địa và quốc tế ngửi khói cả loạt nữa). Anh đã có chừng nửa tá SV ĐH cũ do anh hướng dẫn tốt nghiệp ĐH, sau kiếm học bổng sang Hàn Quốc học tiếp MSc và làm PhD tiếp, đều rất thành công, vượt trội hơn hẳn quân bản xứ lẫn từ các nước khác tới. Một đứa (tốt nghiệp năm 2011) đã lấy xong PhD và sang NUS Singapore làm postdoc. Một đứa khác, tốt nghiệp ĐH năm 2013 thì năm nay sẽ lấy xong bằng PhD (đã đăng được ~10 bài báo NC, trong đó hơn 1/2 là ở các tạp chí SCI).
Nếu chịu học thì học ở trong nước vẫn rất tốt chứ không phải như thiên hạ cứ ỷ ôi đâu (ỷ ôi là với tình hình chung thôi, chứ với bọn chịu khó, gặp được trường/khoa và thày tốt thì chẳng thua kém bọn học từ nước ngoài về mấy đâu).
Hoang Minh Chung: hehe nhất là gặp được thầy Nguyễn Quốc Bình thì chuẩn luôn tư tưởng phương tây nguồn gốc từ hungary
DeleteNguyễn Quốc Bình: Anh có 1 lô bạn bè, con cái học rất khá. Vào QĐ, HVKTQS cho đi nước ngoài học ĐH, chúng đều từ chối, xin chỉ học trong nước. Giờ, đều đã rất khá (cả về công việc lẫn thu nhập, cuộc sống).
DeleteNgày cu lớn nhà anh tốt nghiệp phổ thông, học ĐHQG được 1 năm thì QĐ hỏi xem có muốn cho nó vào QĐ học, người ta sẽ cho đi nước ngoài học (Nhật, Pháp hoặc Nga). Con anh nó từ chối thẳng.
Với bọn chịu khó, có năng lực thật sự, học đâu thì rồi cũng có thể sống rất ổn. Còn lười nhác, thì có là tiền tấn, đi đến Mỹ cũng chả nên cơm cháo gì được cả đâu.
Anh cũng có người quen (cũng học ở Hung ngày trước), có mỗi 1 thằng con trai. Học thì khá (tư chất tốt), song lười, lại còn nghiện nữa. Có cho vào QĐ rồi QĐ cho ra nước ngoài học thì rồi bố cũng đã phải bay sang đó nhận tro của con mang về thôi (chết vì sốc thuốc - nghe nói vậy).
Nguyen Ngo Viet: Nhiều người cho con sang Hung học để làm bàn đạp đi các nước khác trong EU. Ví dụ học Y ở Hung xong có thể làm ở Pháp.
DeleteTran Ngoc Diep: Debrecen bây giờ có phân hiệu đào tạo y-dược bằng tiếng Anh, rất đông học sinh Việt. Đầu vào không khó lắm nhưng đầu ra xem chừng vất vả.
ReplyDeleteNếu tốt nghiệp Y-dược Hung thì tất cả các nước châu Âu dang tay đón nhận dù chưa có bằng chuyên.khoa.
Đây cũng là vấn nạn của nước Hung. Tuyển vào điều kiện khắt khe, đào tạo công phu, tốt nghiệp 1/2 ra nước ngoài tiếp tục học chuyên khoa và 3/4 thành tài ra nước ngoài làm.việc.
Thí dụ cụ thể: Bác sĩ tập sự đang học chuyên khoa (bs nội trú) ở Hung năm ngoái học bổng là 80.000 ft/tháng, năm.nay tăng lên 150.00 ( 500 €, ghi.nhận sự cố gắng của chính phủ Hung) và ngay bên.kia biên giới, nước Áo trả 2.000 $/tháng cộng phụ cấp trực đêm cho các bác sĩ nội trú Hung hehe.
Nước Hung không chỉ cháy máu xám mà còn chảy cả lao động phổ thông trẻ.
Hung trả 500ft/h cho một phụ bếp, dọn dàn (chưa tới cấp bồi bàn, thợ.nấu đâu)
Dan.mạch trả 5000 ft/h (110 korona Dan)
Đấy là mặt bằng lương, mặt bằng sống thì nếu học sinh ở Hung bỏ học đi làm ngày 8 tiếng thì vừa đủ sống. Ở Dân sinh viên chỉ cần làm tuần 10 tiếng (1 tháng 48 tiếng theo quy định) có việc ổn định là ko.cần bố mẹ tài trợ.