Nhìn chung trí thức thất bại là do quan niệm cuộc đời là một ván cờ với các đối thủ cùng tầm cỡ. Kết cục đa số các trí thức thua trắng tay vì các đối thủ ngu.
Kể ra quan niệm đối thủ cùng tầm cỡ cũng chưa đến nỗi hại gì lắm, vừa có vẻ nhân văn và đượm màu dân chủ, cũng hay hay. Điều hại là vì nó kết hợp với một tính xấu mà trí thức bị tập nhiễm trong một môi trường đào tạo cổ điển: tính thích tổng quát hóa.
Phải nói mấy anh trí thức dở dở ương ương, hay bỏ nghề đi làm doanh nghiệp hay chính trị đều có tính này. Anh ta thắng được một vài ván liền nghĩ ngay tới một cách tổng quát để thắng nhiều, thắng to mà không phải xử lý tình huống cụ thể.
Anh ta có thể khá thông minh, xây dựng được một "chiến lược bách chiến bách thắng" cả các đối phương cực kỳ thông minh. Nhưng đối phương đa phần là ngu xuẩn, đôi khi liều mạng. Ví như một ván cờ, đối phương có thể vô cớ đưa quân hậu của họ đối mặt với quân hậu của mình. Bạn không chén họ thì họ ăn mình.
Giả thiết đối phương thông minh khiến anh bạn của chúng ta tiếp tục chiến lược và bị đối phương ngu ngốc và liều mạng chén mất hậu. Cũng phải thừa nhận, tuy bị gọi là ngu ngốc, nhưng đối thủ cũng chưa ngu ngốc đến nỗi thấy hậu hớ hênh mà không ăn. Về phương diện đó đối phương của anh bạn trí thức hơn đứt anh chàng.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Giap Van Duong: Trí thức thất bại vì luôn chờ đuọc sử dụng. Trong lúc chờ lại hay tán nhảm nên mất hết thời gian.
ReplyDeleteDat Duy Nguyen: Em hoàn toàn đồng ý với thầy ạ.
DeleteMình phải nghĩ cách để mình làm chủ hay ít ra là tự mình kiếm lấy bát cơm chứ ta không thể trông mong ai được.
Quynh Neo: Leadership không phải điểm mạnh của trí thức.
DeleteNguyễn Du Long: May hơn khôn :)
ReplyDeleteDo Xuan Phuong: Anh Việt tổng quát hóa rất hay: "Nhìn chung trí thức thất bại là do quan niệm cuộc đời là một ván cờ ...". :D
ReplyDeleteTrí thức Mỹ tham chiến trong Vietnam War đem vô số sáng tạo từ chiến lược đến kỹ thuật nhưng đại bại dưới tay bộ đội và du kích VN. Vụ này có vẻ ứng hợp với status của anh Việt, nhưng khi họ xoay qua thông lưng với TQ thì VN ăn no đòn cấm vận.
Nguyen Van Bao: nên nghĩ đối thủ giỏi hơn mình và tình huống phức tạp hơn giả thiết ban đầu.
ReplyDeleteNguyen Chuong: Hình như trí thức pak AV viết trong stt này vhỉ là người có học về một chuyên môn nào đó mà thôi
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Không hẳn. Trong các trò đối đầu, nhiều khi mental và ethics rất quan trọng không liên quan đến một hay nhiều chuyên môn.
DeleteNguyen Xuan Hoai: Thực ra cái này trong Game theory, hoặc AI nó đã định ra rồi, minimax là chiến lược tối ưu, tức là ra quyết định tối ưu với giả định là đối thủ luôn ra quyết định tối ưu (tức là thông minh), nếu đối thủ đi ngu đi thì utility của quyết định minimax của ta sẽ tăng lên thôi chứ có gì đâu, minimax được chứng minh là tối ưu rồi anh ah, do đó nếu để máy tính chơi thì đối thủ có càng ngu thì càng chết sớm, chứ không phải minimax sẽ kém khi đối thủ chơi ngu; do đó về mặt lý thuyết và toán học, hay game theory thì lập luận của anh không chính xác, cái anh nói thực ra là do sự chủ quan của người chơi, đây là yếu tố cảm xúc chứ không phải là lập luận hay tính toán lý tính minimax :)
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Trong thực tế thì người thông minh (trí thức) luôn thua vì bọn ngu, vì trận chiến giữa những người thông minh đa số cầm hòa
DeleteNguyen Ai Viet: Theo anh hiểu thì bài toán minimax trong thực tế có rất nhiều hidden parameters (vô hạn?). Khi hình thành bài toán trong nhận thức thì lại là bài toán giản lược có hữu hạn tham số trọng yếu. Tuy các tham số bị bỏ qua có thể đóng góp không lớn, nhưng tổng có thể lớn, hoặc trong một số hoàn cảnh đặc biệt có thể đóng góp vô cùng lớn. Thường người ta hay gói gọn các tham số này thành nhạy cảm chính trị, thiên tài kinh doanh, trực giác quản lý hoặc một loại năng lực chó chết gì đó. Thực tế là mò mẫm may rủi. Khi thắng thì người ta tự cho mình là thiên tài (đặc biệt là bọn chơi cổ phiếu), khi thua thì cho là mình không may. Bọn nhà quê hay hãnh tiến chính là như thế. \Túm lại minimax là một giả tưởng lý tưởng hóa, đôi khi có giá trị thực tiễn, nhưng không phải luôn có ý nghĩa.
DeleteNguyen Xuan Hoai: phần về heuristic function em đã nói ở trong topic này rồi.
DeleteDo Xuan Phuong: Tối ưu nước đi là giả định khi người chơi biết hết mọi tham số của cuộc cờ, nhưng thực tế thì không như vậy.
ReplyDeleteNguyen Xuan Hoai: OK vậy sẽ dùng thêm book moves :)
DeleteDo Xuan Phuong: OK, làm thế có thể xấp xỉ tình huống, nhưng vẫn
DeleteNguyen Xuan Hoai: Trong thực tế thì vì không có thông tin đầy đủ cho nên là phải dùng Heuristics function để ước lượng. Heuristics function càng chuẩn thì chơi càng chuẩn. Ban đầu Heuristics function là thiết kế cứng, còn giờ thì nó biết học và rút kinh nghiệm, ví dụ gần nhất là dùng deep learning và monte carlo tree search để học xấp xỉ hàm Heuristics này và giúp chương trình máy tính đánh bại vô địch cờ vây người. Trước đây sau khi bị Deep Blue đánh bại, Karsparov từng phát biểu là chơi với máy rất khó, vì máy không có cảm xúc, chơi rất ổn định, không bị ảnh hưởng bởi tình cảm, thời tiết hay sức khỏe. Còn về lý thuyết thì nếu hàm lượng giá là chính xác thì minimax là chiến lược chơi tối ưu rồi ah. Do đó tình huống anh Việt nói chỉ là do chủ quan cảm tính của người chơi chứ máy mà chơi thì không có chuyện đó đâu :)
DeleteDo Xuan Phuong: Status của anh Việt đề cập đến quan niệm cuộc cờ với những người chơi ở trình độ khác nhau, điều này có hệ quả là hành vi không tối ưu, ngẫu sinh của ai đó có thể gây hậu quả bất thường tới những người khác do hiệu ứng con bướm của hệ chaotic. Thực tế là ngay cả mục tiêu chơi cờ cũng khác nhau, có người cầu thắng, có kẻ cầu bại, hay cầu hòa. Giao cho máy tính giả lập chaos có khi chạy hàng trăm năm không đưa ra được lời giải cho chuyện một anh yêu một cô ... :)
DeleteĐinh Hùng: Một trò chơi hay ( của CNTT hay đời thực ) phải bao gồm các yếu tố :
ReplyDelete- Kinh nghiệm, kiến thức
- Tính toán
- May rủi
- Tâm lý
Tùy trò chơi mà các yếu tố này có các mức độ ảnh hưởng khác nhau đến trò chơi. Nếu hai bên có các yếu tố này như nhau mà chơi lâu ( chơi nhiều ván ) thì về lý thuyết là hòa cả làng.
Ca Vu Thanh: Bác nói rất hay. Tôi luôn rất thích cách nói của bác.
ReplyDeleteBọn đối thủ chúng nó rất ngu và rất khôn, vì vậy mình thua. Tuy vậy, thua sớm hay hơn thua muộn, vì thua sớm thì mình sẽ thắng sớm hơn. Bác cứ nghĩ mình đang thắng mà không AQ đi. Chỉ cần vài tri kỷ hiểu bác, đánh giá cao bác là chúng nó thua rồi.
Tôi nghĩ thế này không biết có đúng không? Kẻ tiểu nhân chết vì lợi nhưng giờ của cải nhiều quá, ăn hết một tí đã sợ bụng to thì lợi để làm gì? Người tri thức không chết vì danh, vì lợi mà lui ra để bọn nó tranh ăn và tìm cách đóng góp thật. Sống thiện tri thức như vậy là thắng chứ không phải là thua bác ạ.
Ha Huy Khoai: Hồi xưa ở Nghệ An có ông nổi tiếng cao cờ, đấu với ai cũng chỉ mất chừng nửa canh giờ. Một lần ông ta chơi với một anh, sau này mới biết là vừa tập đánh cờ hôm trước. Mở đầu, anh ta làm nước...thượng Tướng! Tay cao cờ nghĩ mất nửa ngày!
ReplyDeleteNguyen Xuan Hoai: Sau đó đối thủ mới hỏi tiếp - nếu tôi vào pháo đầu ông sẽ làm gì?
Deleteông kia trả lời nếu ông vào pháo đầu thì tôi lại thượng tướng tiếp;
bác cao cờ toát mồ hôi xin thôi (sau mới biết anh kia mới biết mỗi nước thượng tướng) :)
Do Xuan Phuong: Đời là thế nên ngành tình báo mới có công ăn việc làm. :D
DeleteNguyen Ai Viet: Chắc chuyện đùa vì nghe thấy ở nhiều nơi. Vả lại cờ mới có 1 nước làm gì có đột biến
DeleteNguyen Van Bao: Tiếu lâm thôi
DeleteNguyen Chuong: Tư duy kiểu nhà quê VN điển hình
DeleteBxchung Vuong: Kao thủ ? Không có thế khai cuộc kiểu đó. Có lẽ lập luận của Anh Vệt giống với cờ vây hơn: Có 3 vùng đất: Sống- Chết- Thở (Giổng kiểu thắng thua hòa). Kỳ thủ cố gắng giữ đất sống biến đất thở thành đất sống, gảm đất thua.
DeleteTruongSinh Ngyen Phuc: Mười năm võ Tàu, chẳng bằng một chầu "củ đậu" !
ReplyDeleteBxchung Vuong: Xem Bố già câu nói trước khi chuyển giao thế hệ đều đề cập đến việc quan hệ như thế nào với kẻ thù. Câu nói sau hay hơn: Hãy tập yêu thương kẻ thù để trí tuệ không bị sự thù hằn che khuất. Trong khi Bố già 1 lại nói hãy để gia đình và bạn bè ở xa và phải thật gần đối với kẻ thù. Như vậy việc coi trọng kẻ thù và không nên coi thường kẻ thù là cần thiết và có cả trong quan điểm của Tây và Đông.
ReplyDeleteTala Ta: Tôi nghĩ trong cuộc đời thực phải TỰ XÁC ĐỊNH đc cho bản thân: THẮNG TRONG CUỘC ĐỜI CỦA .BẢN THÂN LÀ GÌ? Nếu ko xác định đc điều đó thì nói chung là thua rùi. Tôi e rằng xh Vn đã đang như thế.
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Phép thắng lợi tinh thần?
DeleteTala Ta: Có xác định mục đích đc thì mới hành động để đạt đc mục đích.
DeleteNguyen Ai Viet: Tala Ta, Mục đích tối hậu thường được tách thành các mục đích giai đoạn để thực hiện và điều chỉnh. Thường mục đích tối hậu không khác nhau lắm, làm sao cho cuộc sống của mọi người cùng dễ chịu. Tuy nhiên mục đích giai đoạn lại là tiền tài, hư danh, địa vị. Rồi lại tách ra những mục đích ngắn hạn hơn nữa. Vì thế mới có các ván cờ.
DeleteTala Ta: Về cách thức đúng như anh AV vừa phân tích. Nhưng khi xác định đc mục đích chính (sống dễ chịu) là gì một cách rõ nét thì sẽ có thể chọn đc các ván cờ mà có cơ hội thắng lớn hơn. Và như thế về tổng thể sẽ thắng
DeleteNguyen Chuong: Nói chung chỉ có mục đích của cá nhân chứ khong có mục đích của cả xã hội chỉ là một số người cố áp đặt một mục đích nào đó cho cả xã hội và thường dẫn đến kết quả bi thảm dù mục đích có tốt đẹp thế nào đi nữa. Xã hội tổng thể là một sự cân bằng động của các cá nhân
DeleteTala Ta: Ai đó hoặc một nhóm Đã áp đặt mục đích( tiêu chí) của họ lên nhóm khác (nhất là bằng vũ lực) thì mục đích đó thường là xấu hoặc sẽ xấu ( núp dưới tên hay mà thôi)
DeleteNguyen Ai Viet: Status này kg nói mục đích xã hội hay một nhóm người Chỉ nói mục đích của 1 người
DeleteNguyen Chuong: AV, yes vì thấy Tala Ta đưa ra mục đích của cả xã hội nên em phản biện thôi
DeleteTala Ta: Mình mở rộng chỉ để khẳng định mục đích cá nhân càng hài hòa và cân bằng với của các cá nhân khác thì tác động tích cực tới xh ,như thế cá nhân cũng đạt đc mục đich: sống dễ chịu hơn
DeleteNguyen Ai Viet: Chú ý stt không nói về chuyện đấu pháp thắng thua mà chỉ nói về lý do thua.
ReplyDeleteĐinh Hùng: Trí thức thua vì:
ReplyDelete- Không kiên định mục đích, hay hoài nghi
- Không dám liều mình, cái tôi khá to
Do Xuan Phuong: Càng biết nhiều càng khiêm cung, đối lập với "điếc không sợ súng". Biết nhiều nên thấy cuộc sống có nhiều thứ cần và có thể đạt được nên sinh ra phân vân, hoài nghi - nhưng đó do biết chưa đủ. Ngã mạn, không kiên định, không dấn thân ... tất thảy đều do tri thức còn THIẾU ạ. :)
DeleteBxchung Vuong: Em nghĩ học thuyết Game của John NASH cũng giống như Cờ vây, nó chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa kết cục và bắt đầu, do đó có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai lầm. Người có chí hướng nên bình tâm xem xét. Có câu này của Khổng tử Tự ti vì Ngu si, khoogn biết có phải giả thuyết là kẻ thù thông minh?
ReplyDelete