Là triết gia Việt Nam có ảnh hưởng tại Pháp vào thời gian 1950-1960. Ông có khuynh hướng duy vật biện chứng.! Đã từng tranh luận với Jean Paul Sartre về Hiện tượng luận. Ông cũng quan tâm tới chính trị. Đã từng bị bỏ tù ở Paris vì chống chế độ thuộc địa Năm 1951, Trần Đức Thảo về nước tham gia kháng chiến Hoà bình lập lại, ông làm chủ nhiệm khoa Sử trường ĐHTH. Do phê phán Cải cách ruộng Đất và tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Ông bị buộc rời khỏi vị trí và sống khá túng quẫn tại Khu Tập thể Kim Liên. Thời gian này ông chỉ dịch triết và viết tập sách về "Nghiên cứu nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức". Tập sách này được xuất bản năm 1973 tại Pháp. Năm 1980 ông được chính phủ cho phép đi Pháp chữa bệnh. Ông có diễn thuyết và tiếp xúc với các tư tưởng gia hàng đầu tại Pháp. Nghe nói ông được giao trọng trách xây dựng một ý thức hệ mới thay thế ý thức hệ Đông Âu đã phá sản. Tuy nhiên việc này không có kết quả. Trần Đức Thảo mất năm 1993 tại Paris, an táng tại nghĩa địa cha Lachaise.
Câu nói đau xót được cho là của bà hàng phở "sống như con chó" là xót cho sự vô tri của đám đông, chứ không phải cho Trần Đức Thảo là người chọn cách sống đó.
Điều đau xót của Trần Đức Thảo là khi ông trở lại diễn thuyết tại Pháp, có người đã lẻn ra hành lang để khóc vì kiến thức, sự sắc bén của Trần Đức Thảo đã mai một hết, bị mài mòn bởi chính cuộc sống mà ông đã dấn thân.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Diem Hang Phan Vu: Mọi người ở Nhà khách Sứ quán tại Paris kể ông TĐT sống khổ lắm ạ.
ReplyDeleteTu Tung Phan: Người trí thức thực thụ thường có cuộc sống vật chất hết sức đơn giản mà người đời thường cho là khổ hạnh. Ở TĐT thì cái khổ lớn nhất mà Ông hứng chịu là không chọn đúng "môi trường" trọng dụng khi trí tuệ và học vấn đang thăng hoa....
DeleteNguyễn Minh Tuấn: Ông cũng như Không Minh chọn nhầm chúa, nhưng khổ hơn Khổng Minh vì sự ngược đãi của chúa.
ReplyDeleteNguyen Binhduong: Than ôi một thời ngu muội dốt nát của nhiều kẻ có nhiệt huyết mà chẳng hiểu cái gì, đã để chết nhiều tài năng của đất nc. Bg cũng chưa chắc đã hết điều này
ReplyDeleteCong Chi Nguyen: Cuộc "tranh luận với Jean Paul Sartre về Hiện tượng luận" chưa bh có, lại 1 huyền thoại mà mấy ô chưa từng biết cụ bịa ra.
ReplyDeleteNguyen Kieu Minh: 2 ông có 1 cuộc tranh luận theo nghĩa các bài tranh luận đăng trên tạp chí Les Temps Modernes (do Jean Paul Sartre sáng lập) về mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa Marxism.
DeleteSau TDT có kiện JPS về tội báo đăng ko đúng nguyên văn ý TDT nhưng vụ kiện đó ko đi đến đâu. Hòa.
Giai đoạn về VN rồi bị cách ly với TG về tư tưởng nên TDT ko còn gì đáng kể ngoài những đoạn luận ngắn về CN Mác và đào thêm vè duy vật biện chứng. Thế mới thấy môi trường và c/s tồi tàn (truyền kỳ 1 ngày ăn 1 món cơm rau mắm trong 1 nồi như cám lợn) nó tàn phá sức sáng tạo tới mức nào?
Cong Chi Nguyen: Nguyen Kieu Minh, mình viết là ko có tranh luận "về Hiện tượng luận". TDT sống gần nhà tôi. Hồi đó ai cũng khổ, riêng cụ lương GS rất cao nhưng sau khi ly dị ko có ai chăm và thiếu kỹ năng thực tiễn nên càng khổ... nhất là khi Mỹ ném bom, sau này còn khổ hơn khi toàn VN khủng hoảng kinh tế xóa bỏ bao cấp...
DeleteNguyen Kieu Minh: Dạ vâng em hiểu ý bác mà. Không có tranh luận về "Hiện tượng luận". Chỉ là về chủ nghĩa hiện sinh mà TDT cho rằng ông thậm chí còn hiểu hơn cả JPS.
DeleteCong Chi Nguyen: VM ko mời mà do khó kiếm việc ở Pháp và muốn thi thố học thuyết cách mạng của mình nên TDT tự tìm về chiến khu qua đường LX, TQ. Ô được phong GS đợt đầu tiên, phân căn hộ ở khu B Kim Liên đầu thập niên 1960 cùng GS Đào Duy Anh dù cả 2 đều bị đấu từ 1957 v.v.. Còn NK Viện là bạn vẫn ở lại lđ phong trào VK thân VNDCCH, đến 1963 vì hoạt động cho cộng sản nên bị trục xuất, về HN làm GĐ nhà XB Thế giới và sống cách đấy 100m ở phố Ng Chế Nghĩa, mãi cuối đời mới bị thất sủng.
DeleteNguyen Ai Viet: Ở đây dùng chữ "conversations". Nhưng chắc chắn có ý kiến khác nhau. http://www.nytimes.com/.../tran-duc-thao-76-vietnamese...
DeleteCong Chi Nguyen: Ai Viet, bọn NYT lấy tin từ mấy ông hải ngoại khi TDT chết 1993 nhưng ko dẫn nguồn, trích bài đó làm gì? Báo Liberation đưa tin cụ muốn exil cũng ko có nguồn. Cá nhân tôi gặp cụ vài lần cả trong nước và tại Paris đều ko thấy cụ muốn thế.
DeleteNguyen Ai Viet: Cong Chi Nguyen Tôi không nghĩ NYT đơn giản lấy tin từ mấy ông hải ngoại.
DeleteCong Chi Nguyen: Riêng việc NYT đăng tin nhảm của Liberation và ko dẫn nguồn đã dở rồi. Hiện nay Trần Hữu Dũng có 1 tập hợp các bài của và về TDT tương đối phong phú, nên tham khảo (tiếc là 1 số phần ko có nguyên bản tiếng Pháp).
DeleteBoristo Nguyen: Cong Chi Nguyen, 1) Tức là có cuộc tranh luận với JPS nhưng 2) đề tài tranh luận không phải về "Hiện tượng luận"?
DeleteCong Chi Nguyen: chỉ mới có trao đổi (conversations, ko phải debating) khi TDT gửi bài đăng tạp chí của JPS. Ngoài tự thuật của TDT nộp cho cơ quan VN , chưa ai tìm ra source nào về "tranh luận" trong khi Pháp giữ đầy đủ tư liệu về hoạt động của JPS, 1 người cánh tả phi marxist rất sớm nổi tiếng, kháng chiến chống phát xít, sau lại cứu ông thầy của Hitler và còn từ chối giải Nobel. Hồi đó TDT mới bảo vệ thạc sĩ, chưa có tăm tiếng gì nhưng được ĐCS Pháp hỗ trợ rất mạnh vì vừa từ môn đệ Husserl trở thành marxist...
DeleteNguyen Kieu Minh: Người trí thức sợ nhất là bị cách ly với tư tưởng và đời sống học thuật bên ngoài.
ReplyDeleteNguyễn Vũ Hưng: Ai Viet, Hóng chuỗi bài viết về Trần Đức Thảo của anh.
ReplyDeleteBoristo Nguyen: Cụ Thảo hiện đang an nghỉ ở Văn Điển, học trò đang vận động xin đat để đưa cụ về quê
ReplyDeleteHải Nguyễn Thúc: Ai Viet, Cụ TĐT đúng là mất ở Paris năm 1993 nhưng không an táng tại Cimetière du Père-Lachaise mà đưa về Nghĩa trang Văn Điển. Xung quanh nhân vật này có rất nhiều giai thoại chưa được kiểm chứng. Mới đây có tập sách khá công phu của Nguyễn Trung Kiên về TĐT: "Triết gia Trần Đức Thảo - Di cảo, khảo luận, kỷ niệm" (http://tuoitre.vn/.../ra-mat-cuon-sach-cong.../1093264.html)
ReplyDeleteDo Xuan Phuong: Không riêng GS Trần Đức Thảo gặp bế tắc trong học thuật mà cả ngành Hiện tượng học (Phenomenology) cũng chẳng thấy có gì mới trong mấy chục năm nay. Em có lần cãi nhau với một bạn là "fan" của Husserl và cảm thấy trò chơi ngôn ngữ của các triết gia đã tiệm cận ngưỡng của năng lực truyền đạt. :)
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Cho em góp 1 tư liệu về TĐT nhé :)
ReplyDeletehttps://www.facebook.com/photo.php?fbid=10152913893822655&set=a.473694412654.258087.633512654&type=3&theater
Nguyen Hoang Linh
ReplyDelete30 March 2015 · ·
Một cuốn sách hứa hẹn là hết sức công phu và tâm huyệt về Trần Đức Thảo đang chuẩn bị ra mắt ở Việt Nam - sách là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của Nguyễn Trung Kiên trong vòng hơn 12 năm, như TS. Nguyễn Đức Thành viết trong lời bạt: “Kiên đã đánh cược cả tuổi trẻ của anh nơi cuốn sách này”.
Không hiểu sao, cứ mỗi lần nhắc đến Trần Đức Thảo là mình lại nhớ đến những dòng sau đây của một người cùng thời ông, một “bạn tranh luận” “ngang phân” và nhiều khi có phần “lấn át” ông :). Có lẽ bất cứ cuốn sách nào về Trần Đức Thảo cũng nên lưu lại những dòng cảm động này:
"Theo tôi, cái chết lần thứ nhất của Trần Đức Thảo phải kể từ năm 1951, năm ông viết cuốn “Triết lý đã đi đến đâu?”, nhầm lẫn chủ nghĩa Maoist và Stalinist với chủ nghĩa Marxist. Bắt đầu từ năm ấy, ông đã dấn mình vào một thế giới - thế giới Stalinist - xa lạ với bản chất con người ông.
Những ai đã quen biết ông Thảo, những năm 1944-1946, khi ông còn là một thanh niên ngụ tại nhà số 10 phố Sorbonne, quân 5 (Paris), đều biết ông là người “kiêu hãnh” (fier), tự tin, tự trọng. Ông không kiêng sợ ai và không ai làm ông phải khâm phục.
Con người ngang tàng và thông minh ấy đã bị bộ máy Stalinist bẻ gãy, nghiền nát. Con người ấy đã phải sống khuất phục hàng chục năm, dưới một chế độ đầy quyền lực, tôn ti trật tự, sùng bái lãnh tụ. Hỏi làm sao chịu đựng nổi lâu ngày mà không công phẫn, thỉnh thoảng ông đã cất lên tiếng nói.
Nhưng sau mỗi lần, tiếng nói của ông bị đập tan. Không những thế, người ta còn bắt ông thú nhận những tội lỗi mà ông không làm. Người ta đã áp lực bạn bè ông viện ra những bằng chứng bịa đặt, tố cáo ông như một tội phạm. (...)
Có hiểu bản chất con người ông Thảo mới hình dung được những đau khổ của ông, đứng trước những oan trái mà ông đã âm thầm gánh chịu. Những oan trái đó, ông đã mang theo cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.
(...) Tôi được biết ông Thảo trong thời gian 1944 - 1946, khi chúng tôi cộng tác với nhau, gây dựng phong trào Tổng Ủy ban Đại diện Việt kiều tại Pháp. Chúng tôi cùng ở xóm La Tinh (Paris 5), nhà tôi cách nhà ông Thảo chừng 5 phút đi bộ. Chúng tôi gặp nhau luôn, coi nhau là bạn. (...)
Với sự hăng say của tuổi trẻ thời đó, phía chúng tôi cũng như phía ông Thảo, đôi khi đã dùng những chữ, những câu “quá lời”! Nhưng nội dung vẫn giữ được phong cách một cuộc đấu tranh tư tưởng và chính trị. Về phần tôi, tôi không bao giờ coi ông là “kẻ thù” (ennemi) mà chỉ coi là người đối lập (adversaire).
Truyền thống phong trào lao động coi sự bất đồng tư tưởng là thường. Chỉ tới thời đại Stalin, nó mới bị coi là tội ác, cần phải diệt trừ!
Đối với tôi, về mặt tư tưởng, ông Thảo sau này không còn là ông Thảo thời xưa nữa. Nhưng, trước cũng như sau, tôi vẫn tôn trọng ông là người đã từ bỏ công danh ở Pháp, can đảm trở về quê hương, với hoài bão đem tài năng cống hiến cho cuộc giải phóng dân tộc.
Ngày đám tang ông, tôi có mặt ở nghĩa địa Père Lachaise, giữa đám bạn bè cũ của ông. Tôi không giữ nổi cảm xúc khi nhớ lại quãng đời chông gai của ông mà tôi được chứng kiến.
(Paris, tháng 8-1993)"
Cong Chi Nguyen: xem thêm bài của Ng Ngọc Giao chủ bút tờ Diễn Đàn, nguyên Tổng thư ký Hội người VN tại Pháp
ReplyDeletehttp://dongtac.hncity.org/...
Nguyen Kieu Minh: Em đã đọc hết. Thật quá nhiều duyên nợ và mối vô duyên. Bộ óc vĩ đại đã bị cắt liên lạc với TG để rồi phải tự lục lọi trong mớ hổ lốn và thiếu thốn của các phế thải tư tưởng. Khi có chút ánh sáng thì ông lại tắt.
DeleteBoristo Nguyen: Không chỉ bị cắt liên lạc với TG mà đến học trò gặp còn không dám chào, khác gì chôn sống giữa trần gian. Rơi vào hoàn cảnh đó mấy chục năm chưa đi Trâu Quỳ là may, làm gì có chance lại bừng sáng?
DeleteNguyen Ai Viet: Trong bài tôi viết tuy ngắn nhưng tất cả thông tin ông Giao viết đã có đủ. Tuy vậy nếu theo bài của ông Giao đánh giá Trần Đức Thảo thì có phần thiên lệch, vì đó chỉ là một phía rất nhỏ của TĐT.
DeleteCong Chi Nguyen: Ai Viet, thế mới nói NYT lấy tin hải ngoại
DeleteNguyen Ai Viet: Tôi không nghĩ thế. Bài của ông Giao cũng không nhằm tổng kết cuộc đời TĐT, chỉ là kỷ niệm với TĐT thôi. NYT là tờ báo đứng đắn. Tôi kiểm tra nhiều nguồn thấy có nói tới "conversations" của TĐT với JPS chắc chắn có tranh luận vì marxist và existencialist có điểm khác biệt.
DeleteNguyen Kieu Minh: Chi tiết gây xúc động mạnh nhất là thính giả nghe diễn giả TDT nói về CN Stalinism mà bật khóc vì họ đã vĩnh viễn mất đi 1 TDT vĩ đại trong tâm trí họ. Thật khủng khiếp!
DeletePhạm Trần Hoàng: Trong 1 cuốn sách của Tàu có viết " lắm trí thức thì nhiều phản động , càng dôt nát càng dễ làm CM "
ReplyDeleteTu Tung Phan: Cách M kiểu đó là CM ăn cướp của kẻ hôm nay không có gì ngày mai có tất cả...?
DeletePhạm Trần Hoàng: Mất , có chăng là xiềng xích - Đc là cả TG
DeletePhạm Trần Hoàng: Con người tạo ra lịch sử nhg LS ko phải chỉ lầ nhg trang hào hùng
Delete