Nhiều năm nay, một chủ đề mà tôi muốn tìm hiểu là về tầng lớp tinh hoa: họ hình thành như thế nào, có ảnh hưởng ra sao, bao gồm những nhóm người nào, sự tiến hóa của nhóm này và vai trò trong tiến trình phát triển xã hội là gì.
Thật xấu hổ là tôi quá bận rộn với nhiều công việc cơm áo hàng ngày nên mãi gần đây mới tìm hiểu về chủ đề này và trong số các cuốn sách tìm được thì The Power Elite của Wright Mills có lẽ là cuốn hay nhất, giải đáp được những câu hỏi tôi nghĩ ra lâu nay. Thật ngạc nhiên rằng cuốn sách được viết từ năm 1956 và trở thành dạng kinh điển trong mảng xã hội học.
Theo Mills, tầng lớp tinh hoa quyền lực là sự giao thoa giữa các nhóm tinh hoa và quyền lực, thật ra cũng không quá khó hiểu. Nhưng ở xã hội Việt Nam, dường như các nhóm xã hội đứng biệt lập nhau và chưa tồn tại một tầng lớp tinh hoa đích thực.
Giới trí thức yếu đuối, mờ nhạt, sở hữu trí tuệ vừa phải, thiếu năng lực tổ chức và hành động, cũng chẳng có mấy ảnh hưởng trong xã hội, thậm chí bị đám đông xem thường và thực sự cũng đáng bị xem thường.
Giới chủ doanh nghiệp, tập đoàn, ngân hàng, tài phiệt.. sở hữu tiền bạc, đầy khôn ngoan với năng lực tổ chức tốt, đang tham gia chi phối và điều khiển xã hội nhưng k chắc sở hữu kiến thức tốt và càng không chắc có mục đích cao đẹp, cũng chẳng được lòng đám đông đói khát sẵn sàng nhảy vào xẻ thịt và ném đá..
Giới quan chức, và cả quân sự, công an.. là nhóm cũng có đôi chút năng lực tổ chức nhưng chẳng có động cơ và động lực phấn đấu nào. Họ cũng chẳng sở hữu nhiều kiến thức và tri thức, cũng chẳng có mấy quyền hành, càng chẳng được đám đông ủng hộ..
Ba nhóm đấy ở cách xa nhau nhưng 2 nhóm sau đang thân thiết với nhau và thực ra, đa phần là một, đang là tầng lớp dẫn dắt và chi phối xã hội. Nhưng một tầng lớp tinh hoa quyền lực đích thực lại cần cả ba yếu tố và ba nhóm người hội tụ, đoàn kết và hợp tác.. dù cho giới trí thức hẳn là nhóm yếu thế nhất..
Những gì chúng ta tìm kiếm, hẳn là đều đã nằm ở đâu đó quanh đây, đều đã có ai đó nghiên cứu và tìm hiểu, chỉ cần chịu khó và kiên trì thôi là sẽ thấy. Nhưng một cuốn sách quá dày cần rất nhiều thời gian để đọc và hiểu và ngẫm nghĩ.
Tôi rất tiếc rằng mình đã không được đọc những cuốn sách này sớm hơn, từ khi 25-30 tuổi chứ không phải đến bây giờ. Đã quá muộn để tiếp thu được điều gì đó hay ho trong cuốn sách và quan điểm này. Các bạn trẻ nên sớm đọc sách xã hội học chứ không chỉ đọc mấy cuốn bán hàng và kỹ năng mềm vớ vẩn nếu muốn đi xa.
Nguyễn Cảnh Bình
Nguyễn Cảnh Bình: Ở VN, thật buồn là chẳng ai nghiên cứu về chủ đề này tử tế, nghiêm túc cả.. Tôi tìm mãi mà k thấy tài liệu nào.
ReplyDeleteTrần Khánh An: Là người học xã hội học, rất trân trọng câu cuối của anh!
ReplyDeleteNguyễn Cảnh Bình: Các nhà xã hội học và chính trị học (nếu có) ở mình thì hoặc là sa đà vào nghiên cứu triết học MLN hoặc ngồi cầm đá ném bọn nghiên cứu kia.. Lẽ ra họ có thể nghiên cứu theo hướng trjng dung và độc lập, hẳn sẽ hữu ích hơn nhiều..
ReplyDeleteTrung Ho: Ở VN chưa bao giờ có môn XHH đúng nghĩa!
ReplyDeleteNguyễn Cảnh Bình: Chưa bao giờ thì mới cần nx nhà nghiên cứu thực sự. Nhưng có lẽ họ lại ngồi chờ nhà nước cấp kinh phí cho các đề tài hoặc bận rộn với việc giải trình đề tài.. Lỗi của bọn trí thức, học giả.. không phải lỗi của bọn nhà nước.
DeleteTrung Ho: Không có XHH thực sự vì đơn giản chẳng ai chấp nhận nghe và viết những điều được xem là sự thật!
DeleteSarah Hue: Chính xác là VN chưa chú trọng khoa học xã hội, từ việc nghiên cứu hành vi và các lý luận, lịch sử về thiết chế xã hội...để làm nguồn đầu vào cho việc hoạch định chính sách. Rất khát sách như vậy ang Bình ạ.
DeleteNguyễn Cảnh Bình: Steve Jobs làm ra cái iPad, Akio Morita làm ra cái Walkman trong khi bọn khác k làm được vì bọn khác nghĩ nếu mình làm ra thì chẳng có ai chấp nhận, chẳng có ai mua.. Khác nhau ở mỗi suy nghĩ ấy thôi.
ReplyDeleteNguyễn Cảnh Bình: Khoảng năm 2000, tôi thấy trên các forum, ngày đó mới có dạng forum chứ chưa có mạng xã hội, các học giả, trí thức (cứ tạm gọi thế) cãi nhau như mổ bò. Tôi nghĩ nếu bớt cãi nhau đi 1/2, bớt nhậu nhẹt chém gió đi 1/2, hẳn là làm được ối việc hay, chí ít dịch sách chẳng hạn. Nên tôi cặm cụi làm cái việc mà tài năng thấp nhất làm được là ngồi dịch và viết về Hiến pháp Mỹ và văn minh Hy La cổ đại.. Bây giờ cũng vậy, nếu bớt cãi nhau, ném đá, chê bai.. làm được 1 vài việc nho nhỏ, có ích, hẳn là sau vài năm sẽ thấy đi được xa rồi.
ReplyDeleteDinh Chi Le: Lại nói chuyện trí thức. Nếu ko phải tất cả thì cũng quá bán các vị thành phần trí thức là từ sinh viên mà ra. Thế nhưng hầu hết sv vn hiện tại đi học để lấy cái... bằng. Chả ở đâu mà tại trường đại học gv đi trông thi còn phải rình để tóm phao của sv như tại vn. Hồi đi du học, vào phòng thi giám thị ngồi lờ lớ lơ ở dưới, đám sv hippi khuyên tai khuyên mũi khuyên môi xủng xoảng, đầu bảy sắc cầu vồng nhưng làm bài rất nghiêm túc, dù ba lô túi xách đựng đầy tài liệu học tập, sách vở để ngay chỗ ngồi thầy chẳng buồn nhắc mang xuống chất đống bên dưới như ở vn, điện thoại di động ko cần nhắc đám sv chú nào cũng tự tắt hết. Bao h sv vn có tinh thần đó thì mới mong có triển vọng.
ReplyDeleteNguyễn Cảnh Bình: Bọn trí thức có ít chữ nghĩa thì chê bọn sv dốt nát và lười. Bọn sv lại chê bọn giáo viên, bọn gv chê bọn quản lý, bọn quản lý lại chê bọn quản lý cấp cao. Bọn quản lý cấp cao lại chê bọn dân đen thụ động và lười. Bọn dân biết chê ai bây giờ? Giá mà Aziz Nesin còn sống nhỉ? ;)))) Hoan hô các trí thức Việt!
ReplyDeleteTrinh Minh Giang: Đôi khi chữ "trí thức" bị ngộ nhận. Làm thằng nào có vẻ có tí chữ mà ko thích (hoặc ko làm đc) kinh doanh hay lãnh đạo quyền hành thì bị liệt vào loại "trí thức". Cần một chiến dịch "làm trong sạch giới trí thức Việt Nam" ;-). Có khi cuối chiến dịch chả còn chú nào đủ tiêu chuẩn ở lại.
ReplyDeletePhan Hong Hanh: Thực ra đến lúc này,sau khi 7 nổi 3 chìm với chuyện mưu sinh và sự hỗn độn của xã hội,thì giới trí thức của ta ( nếu tồn tại ) mới có đủ thời gian để nghiền ngẫm xem thế nào là giới tinh hoa và nên sống và ứng xử thế nào cho xứng đáng.Hy vọng mọi việc sẽ tiến bộ dần lên," song hào kiệt đời nào cũng có " ...
ReplyDeleteHoasi Tong: Đám tài phiệt và quan chức nắm cả quyền lực và kinh tế, đám trí thức mọt sách ko hẳn là vô tích sự, họ chỉ bị kìm hãm thôi. Nếu trí thức ở trong cơ quan nhà nước mà nghiên cứu sâu về xh học hay "cách tân" gì đó sẽ dễ bị quy là xa rời đương lối, hay "tự diễn biến" gì gì đó, đành chịu! còn ông nào khá sẽ tìm đất khác để tỏa sáng. Sự thật nhiều trí thức VN kiệt xuất có ở lại hoặc quay về VN đâu.
ReplyDeleteLe Quoc Vinh: Cái bọn TB, tài phiệt khôn hơn và giã man hơn ấy chứ, chúng trả lương cao hơn để khai thác nhiều hơn và chúng móc lại hết qua khủng hoảng. Hì...hì....
ReplyDeleteCái gì cũng có/không mặt tốt.
Nguyễn Cảnh Bình: Tôi nhớ năm 1996, khi cuốn Đợt sóng thứ 3 của Alvin Toffler được xuất bản ở VN, trong khi ở Mỹ là năm 1984, cả một hội nghị của Ban tuyên huấn họp và cho ra được hẳn 1 cuốn sách mà tôi mua được đến nay tôi vẫn giữ, chỉ là để phê phán Alvin và Đợt sóng thứ 3, coi đó là loại k đáng đọc, loại rác rưởi, vớ vẩn.. :))
ReplyDeleteNguyenvandiep Diep: Trong khi đó thì lão lùn Đặng Tiểu Bình khi còn sống cổ vũ và khuyến khích cán bộ China đọc loạt sách của Alvin Toffler.Đủ thấy não trạng nhà chức trách xứ ta thảm hại đến mức nào.
DeleteNguyen Dac Loc: Giới tinh hoa quyền lực chủ chốt sẽ nằm trong ban cố vấn chính phủ, ở Vn thì có viện nghiên cứu phát triển IDS tồn tại tới năm đến năm 2009, ở Mẽo thì có viện The Brookings Institution, ở Jp thì có viện tương tự (Gs Trần Văn Thọ làm cố vấn cho Abe)... Quyền lực ở chỗ, chính là giới tinh hoa có tầm nhìn xa bao quát các vấn đề căn cơ cho sự phát triển tốt của chánh phủ-xã hội nào. Ví dụ như vấn đề năng lượng hóa thạch, và sự chuyển dịch tỉ lệ năng lượng sạch để thay thế dần...
ReplyDeleteVu Hai Tran: Nguyễn Cảnh Bình nhầm mẹ nói rùi, chưa ở đâu bọn trí thức mạnh và nắm quyền như ở Vn nhé. Bct và bộ trưởng hơn nửa là tiến sỹ. Giáo sư tinh tú có như NPT, TĐQ, NTN...toàn tinh hoa cả.
ReplyDeleteNguyen Canh Hoang: Đúng ra, nhóm trí thức phải là nhóm tạo ra những ý tưởng đột phá mang tính lãnh đạo. Nhóm tài phiệt là nhóm dựa vào năng lực tài chính để thao túng quyền lực. Nhóm CA, QĐ chỉ là công cụ thực hiện của hai nhóm kia. Tuy nhiên ở ta vai trò các nhóm bị thay đổi, đám trí thức èo uột quá nên chẳng có vai trò gì lớn (chưa kể trí thức mình phần lớn là rởm mà thôi).
ReplyDeleteTu Pham: Em chưa đọc nhưng nghiên cứu tiểu sử nhiều nhân vật thì thấy eliter không tự nhiên mà lớn, cũng phải có cái nôi:
ReplyDelete1. được xã hội- văn hóa tư bản nuôi dưỡng mà thành
2. con cháu gia tộc có thế lực,giàu học vấn và tiền của. thường từ thế hệ thứ 2 mới phát lộ nhân tài
3. trường đào tạo đặc biệt
Nguyễn Cảnh Bình: Rõ ràng là elite k tự nhiên sinh ra mà cần đk và hệ sinh thái để nó phát triển. Từng có thời kỳ, nhất là thời phong kiến, và đầu tk20, xã hội VN đã hình thành hoặc chớm có giới elite, hoặc tạm gọi là thế, là các gia đình, dòng họ có uy thế, có kiến thức và địa vị, cầm quyền hoặc tham chính.. Nhưng rồi đến 1945 thì tan vỡ sạch sành sanh. Như dòng Cao Xuân, Phan Huy, Ngô Thì...
ReplyDeleteKu Giang: ...hay quá BìnhNguyễnCảnh...giới cầm quyền VN nghĩ mình điều kiểu xã hội,những thực chất là giới cầm tiền đang kiểu xh,giới trí thức thì chiêm nghiệm và phê phán,còn giới lao động thì luôn rên xiết kêu ca...hy vọng VN sớm có các Po.El gặp nhau để tạo ra ngọn cờ và người cầm cờ đưa VN vượt lên(ko lâu nữa đâu)...
ReplyDeleteThái Lâm Phạm: Chính xác. VN làm gì còn tầng lớp tinh hoa sau cái ngày định mệnh ấy năm 1945. Điều này lý giải vì sao những người có nhiều ảnh hưởng như GS Châu chỉ giỏi chụp ảnh tự sướng và chăm đi dự event, hay như chủ tịch Alpha Books rảnh là đi đạp xe, tập yoga. Hehe
ReplyDeleteVi Lam: Mà em thấy phải có trí thức, có tiền rồi mới nên bàn chuyện triều chính, lắm thằng trẻ trâu, ngu dốt còn trên ghế nhà trường, chạy ăn từng bữa mua sữa cho con mà chém trên mạng đến tài. Không phục không phục. Tinh hoa quyền lực là phải combo:"tiến sĩ, tỷ phú, thông thạo 2 ngoại ngữ, giỏi tiếng việt
ReplyDeletelady killer, tuổi từ 45 trở lên" thế mới có quyền lên tiếng. fb cho em thấy gái goá bàn chuyện quân vương, ăn củ mì nói chuyện quốc tế nhiều quá.