Wednesday, February 17, 2016

Mình ở đâu những ngày này 37 năm trước

Khi đó mình đang là "lính cậu", chẳng biết bắn là gì, nhưng các chiến hữu trong Viện Kỹ Thuật Quân sự cũng khối người đã trực tiếp tham gia đánh quân Polpot rồi quân Tàu.
Sau 17-2-1979 khí thế rất sục sôi, nhiều "lính cậu" cũng mang trang bị mới phát triển ở Viện ra chiến trường. Lúc đó người hăng hái tham gia là đại úy Vĩnh (bác đã về SG ở và đã mất ở đó), thượng úy Trạch.
Một lần đi theo 2 thủ trưởng này (lúc đó mình là trung úy thì phải) đi từ Hà Nội vòng Tiên Yên lên Móng Cái, quay sang phía Lạng Sơn, Cao Bằng rồi về Hà Nội. Cảnh chiến tranh tàn phá thật khủng khiếp.
Bọn mình bị dân Móng Cái mắng cho một trận vì cứ đi xe vượt qua cầu. Họ bảo mấy chú điên à! Hôm qua 1 xe tương tự đã bị bọn Tàu cho 1 quả B40 tan sạch. Lúc quay lại anh Vĩnh quyết định đi cầu phao.
Đó là vài kỷ niệm khó quên của một gã "lính cậu".
Như những năm trước, mai nhất thiết phải ra tưởng niệm và nhớ đến bao người dân và lính đã quyết liệt đánh bọn xâm lược. Hy vọng ông Hải và ông Chung sẽ không lệnh cho quân gia ra cản bà con!

Nguy
ễn Quang A

12 comments:

  1. Hien Pham: Cuộc Chiến nơi Biên giới năm 1979 Thật sự là cuộc xâm lược hoàn toàn trái phép của chính phủ Trung Quốc. Chúng nói là dậy cho VN một bài học. Chủ tâm cử bọn chúng thực chất là chúng muốn đánh thẳng đến Hà Nội, Nhưng gặp phải sự phản Kháng mạnh mẽ và áp lực của giới truyền thông trên thế giới lên án sự xâm phạm nghiêm trọng đó nên Bọn chúng Phải rút quân khỏi Cao Bằng Lạng Sơn trước khi tàn phá hết...

    ReplyDelete
  2. Pham Hoang Nhat Thong: Bác ạ! Ngày ấy tôi mới học lớp tám ở miền Nam, đi học về nghe đài nói chuyện tôi đã nói với mẹ: Chỉ ước gì con đủ lớn để xung phong cầm súng ra trận?!
    Ôi nghĩ lại mà buồn! Ở với cs đến đứa trẻ cũng khát khao trận mạc và dễ có cơn cuồng nộ đầy sát khí?!
    Tôi thì lại tin: Nếu cha, anh chúng ta biết rằng việc cầm súng giữ nước, vì dân của các anh là lạc hướng, vô ích đó chỉ là sự dối trá nhằm mục đích "đốt cả dãy trường sơn chỉ để làm vài cái ghế cho những thằng bí thư bọ chét ngồi" thì chắc dưới suối vàng họ tủi thân lắm! Buồn thay...

    ReplyDelete
  3. Thủy Nguyễn: Không biết bây giờ, nơi có trại giam cổng trời, thế nào?!

    ReplyDelete
  4. Nguyen Viet Phu: Hồi đó mà bác có cái máy ảnh chụp lại thì bây giờ khối tư liệu quý nhỉ.

    ReplyDelete
  5. Bùi Quang Thắng: Hồi đó bố cháu là sỹ quan chính trị ở QK2, gia đình ở HN lo lắng lắm.

    ReplyDelete
  6. Tuan Le: Lính cậu là gì vây chú ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trần Nguyên Phong: Lính CẬU, là chỉ lính làm khoa học (như bác A) và những binh chủng như kỹ thuật, quân khí, hậu cần, cảnh vệ.. vv. Nói chung không phải là lính trực tiếp chiến đấu, họ an toàn hơn, sinh hoạt đỡ gian khổ hơn,kỷ luật bớt khắt khe hơn, đóng quân nơi có điều kiện vật chất khá hơn... vv

      Delete
    2. Hien Pham: Lính cậu là lính ăn chơi. có nghĩa là được ở chỗ yên lành ăn đồ ăn ngon. gái gú có. Ở và làm vịệc cứ như đi dạo mát., cái quan trọng là không phải ra chiến trường. Nằm rừng, khổ sở trong chiến Tranh sống chết thì chỉ là lính chiến mới là những chiến sỹ dũng cảm kiên cường. Khi xẩy ra chiến tranh tôi là người đã cùng anh em Trong Sư đoàn 3. Sư đoàn Sao Vàng đánh tại mặt trận Lạng Sơn Cao Bằng.

      Delete
    3. Nam Tran: Những tháng ngày Chiến tranh , Viện Kỹ Thuật Quân sự còn được gọi là "Nhà trẻ của Bộ Chính Trị". Vì thế lính ở đây còn đc gọi là "lính cậu".

      Delete
  7. Tứ Cà Phê Romoka: Hồi niệm 17/2/1979 mà thấy Hèn!

    "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới/gọi toàn dân ta ra cuộc chiến đấu mới/quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh đã giày xéo mảnh đất tiền phương/lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương..."
    Suốt ngày đài phát bài hát này đến nỗi bọn trẻ con cũng thuộc làu...
    Dọc các con đường các dân công hối hả đào hố cá nhân, đắp ụ pháo..., Bờ biển đầy cao xạ... để phòng cuộc tấn công "chiến dịch lá tre bay" bằng đường biển....

    Mấy ngày sau ông bảo vệ trường tức tưởi vì tin con trai hy sinh....
    Bọn trẻ con mình bắt đầu biết sợ chết khi nghỉ cảnh TQ tràn qua... mới mấy tuổi mà chết thì tiếc quá...(vì người lớn dọa bằng Bình Ngô đại cáo: nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ vùi con đỏ xuống hầm tai vạ...), nhưng cũng có thằng lạc quan hơn: kg sao đâu, có Liên xô ủng hộ....
    Anh trai thứ 2 mới 14 năm 8 tháng lên đường...
    Mấy năm sau anh cả lên chốt Vị Xuyên...
    Ông cụ ở nhà như người mất hồn sợ con chết vì dù gì cũng oánh nhau ở Khe Sanh nhiều năm...
    Gần chục năm sau thi tìm hiểu QĐND VN vẫn có câu: kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN là kẻ thù nào? Mình đoạt giải nhất cuộc thi này.

    Thế mà hàng chục năm qua cuộc chiến này kg đc nhắc đến. Lớp trẻ bây giờ hầu như kg biết đên cuộc chiến này nếu kg có internet...Hèn!

    ReplyDelete
  8. Trâm Nguyễn Thị: Tưởng niệm tự phát ạ? Nhà nước không tổ chức gì là có tội, lại còn cản phá nữa ư?

    ReplyDelete
  9. Trần Nguyên Phong: Lúc đó tôi vừa xuất ngũ được vài tháng, vẫn đang "ăn chơi xả láng"bù cho mấy năm quân ngũ. Tầu đánh mấy hôm thì có lệnh tổng động viên, Hà nội kêu gọi cả cựu chiến binh đăng ký tái ngũ, tôi cùng mấy đồng ngũ nghe loa phường thông báo lập tức đến ngay ngôi đình ở phố Hàng Cót đăng ký. Có làm bản khai đơn vị cũ, đã tham chiến bao lâu, chiến trường nào, cấp bậc, sở trường sử dụng những loại vũ khí nào.... Rồi chờ, thật sự muốn đi chọi nhau với Tầu....

    ReplyDelete