Wednesday, February 3, 2016

Đọc Hồi ký của Paul Doumer: Xứ Đông Dương (L'Indo-Chine francaise)

Tôi nhận cuốn Xứ Đông Dương (do Alpha Books và NXB Thế Giới hợp tác ấn hành) và bắt đầu đọc sau khi sách được chuyển vào TP.HCM. Sự ra đời của cuốn sách được nhiều người mong đợi vì giá trị của nó vào lúc này. Nhất là tác giả của nó là một người từng cai quản cả Đông Dương. Cuốn sách tái hiện một giai đoạn lịch sử Việt Nam với cái nhìn của một viên Toàn quyền Pháp, người đã thực hiện nhiều cải cách để lại những dấu ấn đậm nét trong thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam. Chúng ta rất cần những cuốn sách như thế này. 

Tôi được biết, cuốn sách có những lỗi dịch thuật. Nhưng dù sao thì nội dung của nó cũng đáng được trân trọng. Và hình thức của cuốn sách cũng cho thấy nó đã được chú ý rất đúng mức với giá trị của nó.


Paul Doumer đã viết nên một chương của Lịch sử Việt Nam với việc củng cố

"một bộ máy chính trị và hành chính hợp lý, nền tài chính vững mạnh, cùng một hệ thống giao thông cơ bản"

Dĩ nhiên, tất cả những điều này là để phục vụ cho lợi ích của Pháp khi thực tế cho thấy rằng những nỗ lực của ông đã thúc đẩy "nền kinh tế phát triển vượt trên mọi kỳ vọng".
Chỉ cần nói riêng về một trong những điều mà ông tập trung giải quyết là tuyến đường sắt và những cây cầu trong hệ thống giao thông cũng đủ thấy ông là người có phẩm chất lãnh đạo sáng suốt trong vai trò cầm quyền/quản lý cấp cao nhất của Pháp ở Đông Dương lúc đó. Và có lẽ, việc ông đánh giá cao dân tộc Việt Nam, những người mà ông cho là "thông minh cần cù và dũng cảm" đã giúp ông làm được điều khó nhất để "trong cuộc xung đột trường kỳ về ảnh hưởng và lợi ích tại Viễn Đông" vẫn phụng sự nước Pháp một cách tốt nhất.
Paul Doumer đã hoàn thành sứ mạng của mình ở cương vị của một nhà cai trị thực dân. Nhìn lại những gì trong lịch sử và vẫn thấy còn nguyên cho đến nay điều mà ông ta cho là "xung đột trường kỳ". Nhưng điều gì đã xảy ra với chúng ta, khi tự mình đứng ra lo liệu tất cả.

Đến hôm nay, 03.2.2016, sau 114 năm k t khi viên Toàn quyn này kết thúc nhim kỳ ti Đông Dương, nhng người cm quyn VN hin nay nên thy xu h vi ông ta v s yếu kém toàn din ca mình khi đã giành quyn cai tr và xây dng đt nước t tay nhng k xâm lược. H tr thành "Bên thng cuc" vào năm 1975, nhưng đã đánh mất danh dự khi hoàn toàn thua cuc trong nhng gì h làm đ xây dng vi mc đích phát trin.
Và chuyn gì đã xy ra vi c mt dân tc vn được cho là "vượt tri so vi các dân tc xung quanh", khi mà Singapore cũng đã tr thành mt con h Vin Đông, còn chúng ta thì li tr nên mt dân tc "không chu phát trin"?
Tôi hoàn toàn không muốn so sánh để chê bai theo kiểu rởm đời rằng VN là một đất nước tệ hại vì không có lấy một thiên tài như Leonardo da Vinci, hoặc chẳng có được ca sĩ nào có giọng hát của Dalida... Nhưng tôi muốn đặt ra câu hỏi về những người thật việc thật của chúng ta, về cái mà TS Giáp Văn Dương gọi là sự khác biệt giữa "cầm quyền""lãnh đạo", là việc chúng ta chỉ biết dùng cái đường tàu có sẵn của Pháp mà không làm thêm dù chỉ 1 đường tàu thứ hai. Điều đó cũng khác với những tác phẩm của Leonardo da Vinci và những gì làm nên cả một thời kỳ Phục hưng rực rỡ vậy.

Tm kết lun, có l rng, khách quan mà nói thì chúng ta không th so sánh v thun li và cơ hi vi bt kỳ nước nào, nhưng nếu chúng ta không nm được mt cơ hi nào đ "dn mình""chuyn mình" thì còn lâu chúng ta mi thoát khi thân phn nhược tiểu ca 1 x từng là thuc đa ca thc dân và nô l/chư hu dưới thi Bc thuc.

11 comments:

  1. Replies
    1. Em chỉ đúng 1 phần. Còn TS Giáp Văn Dương và điệp viên kỳ tài Phạm Xuân Ẩn mới thật sự đúng khi cho rằng cả miền Bắc và miền Nam trước đây và bây giờ đều thiếu những nhà lãnh đạo đích thực. Đó là điều mà thực dân Pháp và ngay cả người Mỹ đều không muốn đào tạo vì chỉ muốn những kẻ thừa hành (công chức mẫn cán thời Pháp thuộc) và tay sai đắc lực (thời chiến tranh chống Mỹ) mà thôi. Tiếc rằng, nhờ có sự lãnh đạo và sức mạnh toàn dân để giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ thì chúng ta lại vấp phải sai lầm chết người trong các chính sách đã lỗi thời (trong khi tự khen là sáng tạo của VN, là thắng lợi của tư tưởng HCM v.v.)

      Delete
    2. Ở đây xin giới hạn trong phần lãnh đạo về mặt kiến thiết quốc gia, vì trong chiến tranh thì VN có rất nhiều lãnh đạo và tướng tài vô cùng xuất sắc (từ nhân dân mà ra, không du học ở nước tư bản như PXA).

      Delete
  2. Vu Hoai Chuong: Đây là một quyển sách rất kén người đọc. Em đã đọc được hết thì thật đáng khâm phục về sự kiên nhẫn và lòng ham hiểu biết. Trong thời nay ít người quan tâm đến sách nghiên cứu về lịch sử địa lý kinh tế như vậy, số người đọc lại càng hiếm. Tôi thuộc số người quan tâm, rất quan tâm đến hồi ký của Doumer, nhưng chưa biết bao giờ sẽ đọc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chỉ có 1 lý do để em đọc vì muốn lần mò tìm kiếm những mảnh còn lại thuộc về 1 phần lịch sử của VN, dù là của người cai trị. Cũng như đến những viện bảo tàng mà người Pháp đã lập ở VN. Nếu em được xin học ngành khảo cổ/bảo tồn ở Hung khi trước (với ý thức của bây giờ) thì sẽ hay hơn vì dù rất muốn nhưng em không có cơ sở để đi sâu vào những vấn đề như thế này. Bây giờ thì em mới hiểu được tại sao ở các nước phát triển người ta có những nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ đi khắp nơi để tìm kiếm và viết sách, đưa ra bằng chứng để chứng tỏ về 1 thời kỳ trong quá khứ.

      Delete
    2. Nguyen Viet Anh: Suy nghĩ của Cao Binh rất tuyệt, hiện đại, ngược lại với tư duy "mỳ ăn liền", coi nhẹ tu dưỡng kiến thức xa hội - sử, địa, văn hóa v.v. - của đại đa số dân ta hiện giờ. Tư duy coi nhẹ như thế làm suy thoái văn hóa Việt, và do đó, làm hèn hạ người Việt. Buồn thay.

      Delete
    3. Em cảm ơn bác. Hy vọng là lớp trẻ sẽ có rất nhiều người làm được những gì còn thiếu sót của thế hệ anh em ta.

      Delete
    4. Điều đáng tiếc có thể thấy được , như Benjamin Franklin đã nói: "Bi kịch của cuộc đời là chúng ta già quá sớm và trở nên sáng suốt quá muộn".

      Delete
  3. Nghia Doan: Khi nào khỉ vẫn cai trị người thì người đành bắt chước khỉ. Dẫu đã có thời được làm người.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cái thời "được làm người" ấy thật ngắn, dù vẫn bị cai quản ở xứ người. Thế nên, với nhiều người, dù ngắn cái xứ ấy vẫn được coi là Tổ quốc thứ hai. Và có người mỗi lần trở lại còn như "về nhà".

      Delete
  4. Trương Huy San: Tôi không biết tiếng Pháp nên không rõ bản dịch cuốn hồi ký của ông Toàn quyền Đông Dương (1897-1902) sai đúng thế nào, chỉ biết những gì ông Paul Doumer viết trong cuốn Xứ Đông Dương là những sử liệu vô giá. Cám ơn AlphaBooks và anh Nguyễn Cảnh Bình về cuốn sách này và loạt sách về các nhà "lãnh đạo mạnh" của anh. Tuy nhiên, sau khi hiệu đính, anh nên có bản in bìa mềm để tiện cho những người vừa đọc sách vừa di chuyển.

    ReplyDelete