Saturday, February 25, 2017

Tủ sách Nghệ thuật: Lịch sử kiến trúc (1)

Đấu trường Colosseum, Architectural style: Ancient Roman

Colosseum (Colosseo, Colisée) được xây dựng bằng bê tông và cát, có dạng elip, có thể chứa 50.000 người (kích thước vành ngoài: 188m x 156m, sân đấu: 86m x 54m, mặt ngoài cao 49m).
Colosseum với quy mô khổng lồ, phức tạp về kỹ thuật xây dựng và tổ chức không gian kiến trúc, khó mà hình dung được bằng cách nào người La Mã cổ đại đã xây dựng được đấu trường này.



Kỳ tích Roma, thành phố của những hoàng đế.


Các thời kỳ phát triển: Khác với vua chúa ở châu Á. Sau chiến thắng, người La Mã không xây dựng hoàng cung tráng lệ mà tập trung xây dựng các công trình công cộng phục vụ cuộc sống của thị dân (cửa hàng, kho chứa, trụ sở giao dịch, tòa án v.v. ). Điện thờ, lăng tẩm, cung đại hội, trụ sở Viện Nguyên lão cũng được chú trọng/đặt ở những nơi đã được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Tất cả các công trình được thực hiện qua nhiều giai đoạn là hình thức trung tâm đô thị cổ xưa và hoàn chỉnh nhất trong lịch sử xây dựng đô thị vẫn được nghiên cứu cho đến nay.


(tóm lược từ nhiều nguồn)

16 comments:

  1. ROMA (La Mã cổ đại): Đế chế La Mã/Roman Empire bắt đầu hình thành từ năm 753 (TCN).
    Từ 1 quốc gia thành thị, Roma trở thành Nhà nước Cộng hòa trên bán đảo Italia. Của cải và vinh quang từ các cuộc viễn chinh thắng lợi đã theo các hoàng đế La Mã trở về Roma trên mọi ngả đường vùng Địa Trung Hải, từ khắp châu Âu hay Tiểu Á. Nhà thơ Publius Ovidius Naso đã viết: "Mọi con đường đều dẫn đến Roma" từ đó.

    ReplyDelete
  2. Bxchung Vuong: Anh học ngành Kiến trúc hay XD hay chỉ là đam mê?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Anh học Kiến trúc (những năm 70s). Lịch sử kiến trúc là 1 trong những môn anh rất thích.

      Delete
    2. Bxchung Vuong: Rât hân hạnh, em mê kiến trúc vì miếng cơm manh áo làm nghề tài chính. Trước em học XD, thời sinh viên đi đá ống bơ vẽ ghi thuê cho Thầy Võ Đang phố cổ. Ra nghề đi làm cũng 5 năm rồi mê tài chính kiểu thử một lần rồi nghiện. Ngày xưa có bạn em học 8 năm chưa ra khỏi trường kiến trúc (Giải nhà ở nông thôn ở Rumany), cũng có Bạn đặt tên đồ án tốt nghiệp là "Mộ Cá nhân" không thấy nào dám hướng dẫn. Các bác kiến trúc tư duy trừu tượng hay lắm. EM mê trường phái Đức (Tạp chí Pou houce), hoặc cổ điển hơn thấy như qua tạp chí Interios của Úc, hoặc Standar for disgn Mỹ. Của Nga thì chỉ mê mỗi kiến trúc của sanpetecbua còn phục hưng thì khó và tuyệt đối quá. Gần đây có Văn Trọng nghĩa em cũng thấy có cá tính.. Chia sẻ với Anh chút, hoogn biết về già có thời gian đi đá ông bơ ngắm kiến trúc không? Có thời Kiến trúc được coi là thượng tầng kiến trúc xã hội vì nó đêm lại tượng đài và biểu tượng của quyền lực. Rất vui được chia sẻ với Anh.

      Delete
    3. Về chuyện học lâu không ra nổi thì ở ĐH Kiến trúc SG (nay là ĐH Kiến trúc TP.HCM) trước 1975 có nguyên 1 khóa "6 già" toàn những người học "không kỳ hạn", có nhiều người lấy vợ có con rồi vẫn không có nổi mảnh bằng kts. Khác với sau 1975 (đầu vào/ra như nhau), tôi có những đồng nghiệp (nữ), có bằng kts (những năm 90s) nhưng không nhận ra được cách tính diện tích hình tam giác hoặc không biết/kỹ năng chia 1 đoạn thẳng thành nhiều phần bằng nhau (khi đó chủ yếu vẽ tay) v.v.
      Chất lượng đào tạo bây giờ ntn thì ai cũng biết. Thời kỳ trước 1975, ĐH Kiến trúc SG, với đội ngũ giảng dạy là những GS/kts được đào tạo từ Pháp (phần lớn) và chương trình, tài liệu... cũng chủ yếu từ nguồn Pháp & Mỹ. Tuy nhiên về cơ sở vật chất (hiện trạng năm 1975, thậm chí ngay cả sau nhiều lần cải tạo cho tới nay) và chất lượng đào tạo của trường (có thể nhận thấy) qua diện mạo của tp, nói chung, về nhiều mặt, chỉ cần so sánh với 1 trường cao đẳng (cùng ngành) của Hungary (cùng thời kỳ đó, chỉ tính tới 1975) và những công trình được thi công trong thực tế thì khả năng/chuyên môn còn thua xa, không thể mang danh là ĐH được.

      Delete
    4. Bxchung Vuong: Nhìn theo khía cạnh đương đại chắc là vậy. Nhìn theo khía cạnh đắc sắc và khác biệt thì Vn cũng có nhữngnhân tài.

      Delete
    5. Cái khác biệt là VN không có kts đầu đàn, kể cả Mr. Ngô Viết Thụ với Dinh Độc Lập.

      Delete
    6. Không có công trình/tư tưởng lớn. Chỉ có công trình tiêu chuẩn "quốc doanh", không đủ tầm cỡ để đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
      Làm nhà sàn cho Bác Hồ thì ok :)

      Delete
    7. Bxchung Vuong: Tượng đài Bắc sơn?

      Delete
    8. Cái đó thuộc về tạo hình/điêu khắc nhiều hơn là kiến trúc. Nhưng nghệ thuật/mỹ thuật nói chung vẫn chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp mang tính cá nhân. Từ 1945, cuộc cách mạng đã làm hỏng triết lý về thẩm mỹ của toàn xh. Mỹ thuật "cách mạng" có tính cổ động & tuyên truyền vẫn lấn át các tác phẩm mỹ thuật chân chính . Riêng về hội họa, người Pháp với Trường Mỹ thuật Đông Dương giúp VN có được những thế hệ vàng/đầu đàn, có ảnh hưởng lớn cho đến nay.

      Delete
    9. Bxchung Vuong: Em thích thâm ý của người thiết kế là hình tượng Âm bản.

      Delete
    10. Đã là kts là phải biết thể hiện ý tưởng bằng ngôn ngữ của thiết kế là bản vẽ. Chỉ cần nhìn bố cục bản vẽ, xem ghi chú..., cách vẽ là biết người có nghề như thế nào. Khác nhau lắm.

      Delete
    11. Bxchung Vuong: Bộ ngoại giao Vn do người pháp thiết kế?

      Delete
    12. Nếu là công trình tiêu biểu của thời Pháp thuộc, về nhà hát có Nhà hát lớn (kts François Lagisquet). Công trình hành chính có Phủ chủ tịch/Phủ Toàn quyền ĐD (kts Charles Lichtenfelder), Bắc Bộ phủ (kts Adolphe Bussy). Công trình tôn giáo có Nhà thờ Đức Bà SG (kts Jules Bourard). Công trình bảo tàng/văn hóa có Nhà Bác cổ (kts Ernest Hébrard). Còn lại là những kiến trúc khác tuy độc đáo nhưng không tiêu biểu (không tính dinh thự/nhà ở).
      Nhìn chung, những công trình lớn & đẹp nhất của người Pháp đều ở HN.
      Bộ Ngoại giao (kts Ernest Hebrard thiết kế năm 1924).

      Delete
    13. Đáng tiếc, Dinh Norodom (SG) và Nhà hát lớn (SG) đã bị phá bỏ/cải tạo nên không còn là di sản kiến trúc có giá trị vì người Việt đã biến đổi chúng.

      Delete