Hôn nhân là gì? Nếu đi khắp nơi và chuyện trò về nó thì sẽ thấy người ta có những suy nghĩ như thế nào. Dưới đây là những trích đăng khác nhau:
Ở Pháp, người vợ cho rằng: "Hôn nhân như rượu vang. Uống chai đầu cảm thấy ngon, uống chai thứ hai không cảm thấy gì, đến chai thứ ba thì không còn biết mình là ai! Tuy nhiên tôi vẫn sẽ uống vì khi say có cảm giác cuộc đời thật đẹp đẽ!". Người chồng lại nghĩ: "Hôn nhân với tôi như chai nước hoa. Khi dùng chỉ người xung quanh thấy thơm, còn mình thì chẳng thấy gì cả!".
Ở Anh, cô vợ thường nói: "Hôn nhân như sương mù, trong đó ta không biết mình sẽ đâm vào cái gì, và cái gì sắp đâm vào mình!". Còn chàng trai thì kết luận: "Trước khi cưới, tôi là hoàng tử. Trong ngày cưới, tôi là vua. Sau ngày cưới, tôi là lính hầu, còn bây giờ tôi là thằng hề!".
Ở Ý, người vợ so sánh: "Hôn nhân như một cái tháp nghiêng. Bất cứ lúc nào cũng có khả năng đổ!" còn chồng cô ta công nhận: "Hôn nhân đúng là một cái tháp nghiêng. Nhưng chạy khỏi cái tháp này, tôi sẽ gặp một cái khác còn nghiêng hơn!".
Ở Tây Ban Nha, ông chồng nói trước: "Hôn nhân là một cuộc đấu bò mà các ông chồng cứ tưởng mình là đấu sĩ, nhưng hóa ra là con bò!" bà vợ lại nói: " Hôn nhân là cuộc đấu bò mà cả bò lẫn đấu sĩ đều bị thương, chỉ có người xem thích thú mà thôi!"
Ở Cuba, ông chồng thú nhận: "Hôn nhân là một điếu xì gà. Càng ngon ta càng hút nhiều. Càng hút nhiều nó càng ngắn đi!". Vợ ông ta khẳng định: "Hôn nhân đúng là một điếu xì gà, và tất cả có thể đốt cháy chỉ bằng một que diêm!"
Mình chưa chia tay với ai sau khi đã kết hôn, nhưng cũng từng khốn khổ vì nghi ngờ hoặc cho rằng 1 số vấn đề trước đây khi còn trong giai đoạn tiền hôn nhân ko bao giờ trở thành vấn đề thì lại là vấn đề nghiêm trọng. Rốt cục thì vẫn chỉ như anh Nam (Debrecen, VIDI69) đã nói: "Hôn nhân là một cuộc sống bề bộn với những vấn đề phải giải quyết ko bao giờ hết, xong vấn đề này ta lại phải đương đầu với vấn đề khác... cứ thế tiếp diễn ko ngừng". Có lẽ vì vậy mà anh ấy đã vô cùng mệt mỏi, luôn ca cẩm về tình trạng Hôn nhân 50/50 của mình và cuối cùng đã phải buông xuôi dù trong cuộc sống cá nhân và trong công việc của mình anh được nhiều người nhìn nhận là rất thành công. Anh đã ra đi vô cùng đột ngột làm rất nhiều người bàng hoàng và thương tiếc, một sự chia tay để lại quá nhiều cảm xúc và trách móc...
ReplyDeleteCòn ở VN thì ra quán bia mà nghe nhá! 😎
ReplyDeleteLê Minh
ReplyDeleteHôn nhân như cái WC !!!!
Lê Minh, World Cup ? 🏟
DeleteQuy Phuong Nguyen
DeleteLê Minh, WC (toa lét tè) thời nay nó khác so với thời hai ngăn của ngày xưa. Cháu, con chúng ta rất nhiều đứa thích chui vào nơi này đọc sách và biến nơi này thành thư viện. Trong số lớp trẻ nhiều đứa còn ghét hôn nhân nên ví von như thế này có khi là xúc phạm cái WC đấy
Quy Phuong Nguyen, anh Minh nói cái hố xí truyền thống đấy ạ!
DeleteQuy Phuong Nguyen
DeleteNguyễn Cao Bình, dùng chữ WC dễ dấn đến hiểu sai. Phải chuyển sang "Hôn nhân như cái truyền thống"
Quy Phuong Nguyen, vâng!
DeleteTrọng Thi Vũ
ReplyDeleteRất đúng! Rất hay! Nhưng vẫn chưa nói hết! Vậy người Việt nói gì?
Việt Nam-i szólás: Trâu bò ở với nhau ngày một quen thân - người ở với nhau ngày một ghét.
Nhiều cặp vợ chồng Ta cũng vậy!
Còn bạn thế nào?
Trọng Thi Vũ, em xin diễn giải theo cách của anh Lê Minh, là WC.
DeleteHiểu theo quan điểm sport (World Cup), thì anh Nam (học cùng anh Minh ở Debrecen, lấy vợ trẻ đẹp như hoa hậu) cho rằng: hôn nhân như cuộc chiến tranh tàn khốc, là vấn đề xử lý quyết liệt những đối kháng bất tận. Xong vụ này, lại có vụ khác... ko bao giờ dứt.
Nên anh chồng mê bóng bánh sẽ nói: “Hôn nhân là những trận đấu gay go, như ở WC, hết trận này đến trận khác, càng ngày càng khó khăn, bất phân thắng bại...”. Cô vợ nghe thế liền bồi thêm: “Y như đội tuyển VN, dù rất quyết tâm, cố gắng nhưng chưa bao giờ vào vòng chung kết!”
Trọng Thi Vũ
DeleteNguyễn Cao Bình, OK. Ai nghĩ sao là vậy. Ai thích gì được nấy.
Còn nếu anh ấy coi WC là toilet thì vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều...
DeleteTrọng Thi Vũ
DeleteNguyễn Cao Bình, Ồ, đúng vậy. Thực chất cái WC chỉ là cái chỗ giải quyết đầu vào ở các chỗ khác là các đầu vào. Ở Ta có câu; Ăn lắm ỉa nhiều. Không phải ai cũng điều độ. Cho nên ăn linh tinh dễ bị táo bón hoặc Tào Tháo đuổi còn không kịp vào WC...
Trọng Thi Vũ, ghê nhất bởi nó là chỗ để xả cặn bã các loại ạ...
DeleteTrọng Thi Vũ
DeleteNguyễn Cao Bình, Tất nhiên rồi. Chúng ta đang ở Trần đời thì phải ăn và phải ỉa. Chỉ có trên Thiên đường mới không cần ăn nên không có nhu cầu ỉa. Mà nếu có ăn thì nó tự tiêu luôn không có đâu ra... Chỉ có Tiên ở Thiên đường...
Tóm lại, ở VN, bao trùm lên suy nghĩ/nhìn nhận về hôn nhân của anh Lê Minh (Debrecen-M69), có thể suy diễn tại sao nó như cái hố xí của ông bà ta.
ReplyDeleteLà người thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, anh Minh (có thể) đã cho rằng: những cuộc hôn nhân bây giờ tệ hại (như szar) là kết cục của cuộc hôn nhân/thống nhất từ sau 30/4/1975. Mà anh chồng là kẻ thắng cuộc (người Bắc), còn cô vợ (người Nam) thì muốn hay ko cũng bị ép gả, phải thành đôi.
Rốt cục, sau 46 năm chung sống thì anh chồng từ "bên thắng cuộc"/chiến binh vĩ đại, thành bên thua cuộc bởi bị đồng hóa/giải phóng trở thành người bình thường ham hố đủ thứ... dù vợ từng bị chê là đứa con của tham nhũng và ảnh hưởng đủ thứ tệ nạn xấu xa/tàn dư của CNTB giãy chết, chỉ xa hoa bề ngoài trong cái gọi là "phồn vinh giả tạo"...
Tôi cũng chả biết anh ấy có nghĩ đúng như thế hay ko, chỉ viết bừa thế thôi. Suy diễn mà lị 😎
Lê Minh
DeleteNguyễn Cao Bình, Thực ra chỉ nói bâng quơ : người ở trong ( xong rồi ) thì muốn đi ra , người ở ngoài thì muốn đi vô thôi !!!
Lê Minh, vậy là có nhu cầu vô ra ạ.
DeleteHoa Nguyen
DeleteNguyễn Cao Bình, dân mình đã có câu ca: Lấy chồng là đeo GÔNG vào cổ, còn Lấy vợ như buộc NỢ vào thân.
Hoa Nguyen, câu này lâu chưa? Chắc là mấy câu đời mới?
DeleteNăm 2015, tôi ra Hải Phòng, đi dạo phố. Ngang qua chỗ 2 cô bạn gái đứng trước nhà nói chuyện nghe loáng thoáng cô này nói với cô kia:
"Nó lấy mình rồi thì mình như đứa ở của nhà nó thôi..."
Nghe buồn quá...!
Hoa Nguyen
DeleteNguyễn Cao Bình, tớ biết câu này từ lúc chưa ‘chống lầy’ cơ, có khi nó còn có từ lâu rồi!! Quan trọng là bạn thấy nó co chuẩn ko
Hoa Nguyen, có thể chuẩn với gia đình cổ hủ, đàn ông gia trưởng theo lối trọng nam khinh nữ.
DeleteTôi thì muốn dân chủ hơn.
Nên thích chuẩn khác!
Như vậy, sau khi trò chuyện với 1 cựu thành viên Ao (chuyên Toán Tổng hợp), người từng học Vật lý lý thuyết ở Hung, thì hóa ra người Việt chỉ coi hôn nhân như cái chỗ/giải pháp cho nhu cầu "giải phóng hàng tồn".
ReplyDeleteThật vô cùng đơn giản và lôgic!
Lê Minh
DeleteNguyễn Cao Bình, Nhưng hàng ngày lại vào và ra ( trừ khi có vấn đề )! Kg hiểu nổi ?
Gió Đông, Gió Tây xem ra là 2 ngọn gió rất khác nhau...!
ReplyDeleteHoàng Quôc Thành
ReplyDeleteCác cụ triết lý quá làm em đọc hoa cả mắt , ko vỡ ra cái gì cả . Để em hỏi nhà em có khi nó giảng lại hiểu thì sao .
Hoàng Quôc Thành, bác cứ vô ra đều là được, ko cần ai giảng mà cũng chẳng cần hiểu luôn. Mỗi nhà mỗi cảnh mà bác ☺️
DeleteDoan Tang
ReplyDeleteTheo cá nhân tôi thì hôn nhân là sự thương yêu, hợp tác và cùng giúp nhau hoàn thiện để giảm sự khác biệt của hai người dưng xa lạ phải sống cùng nhau trong một nhà, một giường.
Doan Tang, quả tình chị là người có hôn nhân hoà hợp và hạnh phúc.
DeleteÔng anh nhà em thì coi hôn nhân như cái wc, là chỗ để người ta tống ra/thải bỏ hàng tồn/cặn bã... các loại, những thứ chẳng ai chịu nổi. Chẳng ai muốn ở trong đó lâu, nhưng người này ra lại có người khác vào...
Tóm lại: xưa nay chuyện này vô cùng phức tạp, dù nhân loại đã viết cả dãy núi sách còn cao hơn dãy Himalaya về câu chuyện này.
Thời của chúng mình, cứ tưởng tất cả sẽ đâu vào đấy, cuộc cm sẽ giải quyết được mọi chuyện lớn nhỏ, sẽ mang lại cho mọi người mọi sự đều đẹp như mơ. Nhưng cuối cùng chuyện bé lại xé ra to, ko thể nói là có chuyển biến tốt, rối rắm lắm!