Sunday, January 1, 2017

Tương tác hấp dẫn và chuyển pha

Sáng đầu năm, tiếp tục suy nghĩ từ cuối năm vừa rồi. Có điều không hiểu mình đang nghĩ lẩn thẩn hay mọi người lẩn thẩn. 
Tương tác hấp dẫn là tương tác tầm xa nhất, thường tạo ra các hiệu ứng ở khoảng cách hành tinh trong hệ mặt trời, giữa các thiên hà. Tương tác điện từ cũng có tầm xa. Tuy nhiên các tương tác khác đều tầm gần, ứng với năng lượng cao hơn. 
Cơ sở nào mà người ta lại tin rằng khi năng lượng rất cao (cỡ Planck) tương tác hấp dẫn lại trở nên quan trọng. Cần phải hiểu rằng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton và phương trình Einstein là mô tả hấp dẫn ở những khoảng cách (thang năng lượng) thực nghiệm tương ứng. Chỉ cần đi sâu vào khoảng fm hoặc năng lượng keV là không còn thấy hấp dẫn có chút hiệu ứng nào đo được.
Việc tin rằng hấp dẫn sẽ lớn lên ở khoảng cách nhỏ là một ngoại suy từ thế năng Newton có dạng 1/r sẽ tiến tới vô tận khi r --> 0. Tuy nhiên, đó chỉ là "ngoại suy". Không có gì đảm bảo sẽ có một chuyển pha ở một mức năng lượng thấp hơn Planck, thậm chí ở mức GeV đối với tương tác hấp dẫn và lý thuyết Newton và Einstein không còn đúng với khoảng cách nhỏ cỡ fm. Nếu vậy, thì cần gì phải nỗ lực xây dựng hấp dẫn lượng tử cho mệt nhỉ.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

No comments:

Post a Comment