Sunday, September 30, 2018

Magyar Művelődési és Közösségi Ház Hanoiban

SẮP CÓ NHÀ VĂN HÓA VÀ CỘNG ĐỒNG HUNGARY TẠI HÀ NỘI
Công báo Hungary số thứ năm 27-09-2018 đã đăng Quyết định của Chính phủ Hungary về các biện pháp cần thiết để mua bất động sản nhằm thành lập Nhà Văn hóa và Cộng đồng Hungary tại Hà Nội.
Toàn văn Quyết định được đăng lại dưới đây, trong đó có các thông tin chính:
Địa điểm: 13 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Người chịu trách nhiệm: bộ trưởng Kinh tế đối ngoại và Ngoại giao, bộ trưởng không bộ phụ trách Quản lý tài sản quốc gia.
Thời hạn: ngay lập tức.
Kinh phí (kể cả mua và cải tạo): không vượt quá 7 tỷ 319 triệu 200 ngàn forint, trong đó:
Năm 2018: 5 tỷ 726 triệu 200 ngàn forint,
Năm 2019: 1 tỷ 199 triệu forint.
Năm 2020: 214 triệu forint.
A Kormány 1473/2018. (IX. 27.) Korm. határozata
a Hanoiban létesítendő Magyar Művelődési és Közösségi Ház elhelyezését biztosító ingatlan megvásárlásához szükséges intézkedésekről
A Kormány
1. Magyarország külpolitikai és kulturális diplomáciai érdekeinek érvényesülése érdekében – figyelemmel
a költséghatékonysági és gazdaságossági szempontokra – egyetért a Hanoiban létesítendő Magyar Művelődési és Közösségi Ház elhelyezését biztosító, Hoan Kiem, Tran Hung Dao 13. szám alatt található, a reprezentációs céloknak megfelelő ingatlannak (a továbbiakban: Ingatlan) a Magyar Állam részére történő megvásárlásával;
2. felhívja a külgazdasági és külügyminisztert, valamint a nemzeti vagyon kezeléséért felelős tárca nélküli minisztert, hogy az Ingatlan megvásárlásával összefüggő előkészületeket tegyék meg;
Felelős: külgazdasági és külügyminiszter
nemzeti vagyon kezeléséért felelős tárca nélküli miniszter
Határidő: azonnal
3. az 1. pontban meghatározott cél megvalósítása érdekében felhatalmazza a külgazdasági és külügyminisztert, hogy
folytasson tárgyalásokat az Ingatlan tulajdonosával az Ingatlan megvásárlásáról, azzal, hogy a tulajdonszerzés
költségei – ideértve az Ingatlan vételárát és az ingatlan felújításának költségeit is – a 7 139 200 000 forintot nem haladhatják meg;
Felelős: külgazdasági és külügyminiszter
Határidő: azonnal
4. felhívja a pénzügyminisztert, hogy gondoskodjon az 1. pont szerinti cél megvalósításhoz szükséges költségek finanszírozása érdekében mindösszesen legfeljebb 7 139 200 000 forint forrás egyszeri biztosításáról, az alábbiak
szerint:
a) a 2018. évben a Magyarország 2018. évi központi költségvetéséről szóló 2017. évi C. törvény 1. melléklet
XVIII. Külgazdasági és Külügyminisztérium fejezet javára 5 726 200 000 forint,
b) a 2019. évben a Magyarország 2019. évi központi költségvetéséről szóló 2018. évi L. törvény 1. melléklet
XVIII. Külgazdasági és Külügyminisztérium fejezet javára 1 199 000 000 forint,
c) a 2020. évben a 2020. évi központi költségvetés Külgazdasági és Külügyminisztérium fejezet javára legfeljebb
214 000 000 forint;
Felelős: pénzügyminiszter
Határidő: az a) alpont tekintetében a felmerülés ütemében
a b) alpont tekintetében a 2019. évi költségvetés végrehajtása során
a c) alpont tekintetében a 2020. évi költségvetés tervezése során
5. felhívja a pénzügyminisztert, hogy a 2020. költségvetési évtől gondoskodjon az Ingatlan üzemeltetéséhez, karbantartásához és céljainak megvalósításához szükséges évi 28 476 000 forint biztosításáról a központi költségvetésről szóló törvény XVIII. Külgazdasági és Külügyminisztérium fejezet javára;
Felelős: pénzügyminiszter
Határidő: a 2020. évi költségvetés tervezése során beépülő jelleggel
6. felhívja a nemzeti vagyon kezeléséért felelős tárca nélküli minisztert, hogy – a Magyar Nemzeti Vagyonkezelő Zrt. útján – a külgazdasági és külügyminiszter bevonásával gondoskodjon az Ingatlan Külgazdasági és Külügyminisztérium részére történő vagyonkezelésbe adásáról;
Felelős: nemzeti vagyon kezeléséért felelős tárca nélküli miniszter
külgazdasági és külügyminiszter
Határidő: a tulajdonjog megszerzését követően azonnal
7. egyetért azzal, hogy a Hanoiban létesítendő Magyar Művelődési és Közösségi Ház elhelyezését biztosító Ingatlan megvásárlásával és felújításával kapcsolatos kiadások terhére megvalósuló eszközbeszerzések lefolytatása során a Kormány irányítása alá tartozó fejezetek költségvetési szerveinek eszközbeszerzéséről szóló 1982/2013. (XII. 29.) Korm. határozat rendelkezéseit ne kelljen alkalmazni.

Orbán Viktor s. k.,
miniszterelnök
Vu Hoai Chuong (Hội Hữu nghị Việt Hung)to to
 HỘI HỮU NGHỊ VIỆT HUNG

Saturday, September 29, 2018

Sau đám ma to

Phía sau cỗ xe tang!

Ngày cuối tuần vừa giao lưu với học trò, vừa lượn phố nâng ly với một số ông bạn bàn chuyện nhân tình thế thái. Tối muộn, mở máy nhận được lời nhắn của ông bạn: Em bận lắm anh ơi, mấy ngày nay phải vào viện với Bác…
Anh Quang die! Nghĩa tử là nghĩa tận, cầu mong cho anh siêu thoát, cuối trời thênh thang! Đó là tâm lý phổ biến của những người ngoài cuộc. Với một số đệ thân tín như anh bạn vừa nhắc ở trên, việc ra đi của anh là một tổn thất vô cùng lớn lao. Nhiều dự án, nhiều gói thầu đang theo đuổi bấy lâu nay, anh Quang ra đi, có nguy cơ rơi vào tay kẻ khác.
Anh Quang là nguyên thủ quốc gia trong nửa nhiệm kỳ, cuộc cải cách thể chế không tiến thêm một centimet nào. Thậm chí, anh còn là vật cản không nhỏ trong cuộc đốt lò của cụ Tổng.
Củi lớn củi nhỏ quanh anh Quang không ít. Cụ Tổng và các đệ muốn cho vào lò cũng nể mặt anh, rón rén, khẽ khàng... Anh là tấm lá chắn, là bệ đỡ cho không ít đệ thăng tiến và có nơi nương náu.
Anh ra đi, không chỉ là nỗi đau, nỗi mất mát mà còn là mỗi nguy hiểm thực sự với sinh mệnh chính trị của không ít người. Che đỡ ra sao khi anh không còn trên cõi đời?
Sự tồn tại của anh, không có ý nghĩa nhiều với quốc kế dân sinh nhưng rất quan trọng với một nhóm đệ do anh tạo dựng nên.
Anh Quang die, phía sau cỗ xe tang là một khoảng trống. Ai sẽ là người thế chỗ anh? Đó là một ẩn số. Dân không biết, không quan tâm, không được tham gia. Điều này chỉ phụ thuộc vào sự dàn xếp của các đầy tớ.
Cụ Tổng liệu có nhân cơ hội này kiêm luôn hai trong một? Bớt cho dân một ghế là bớt một tuần nhang, bớt đi một thủ tục hương khói vào các ngày lễ lớn nhỏ trong năm; bớt đi những khoản tiền đáng kể cho ngân sách. Có ai nghĩ được điều này cho dân?
Anh Nhân liệu có rời Sg để về Ba Đình ngồi vào cái ghế ấy? Cơ hội ngày có đến tay anh Vượng? Vân vân và mây mây
Nền chính trị xứ thiên đường nó vậy!
Không có bất cứ cuộc tranh cử nào, không có cuộc chạy đua nào công khai, cũng không có luôn một chính sách nào mới để chờ đợi!
Phía sau cỗ xe tang là những dàn xếp trong bóng tối, là những cơn sóng ngầm mà khoảng trống quyền lực anh để lại. Nhiều kẻ lên hương, không ít người nguy hiểm đến sinh mệnh.


Phan Thế Hải

ĐẤT THỦ THIÊM

Bút ký VÕ ĐẮC DANH
Kỳ VII: TAO BẮN . . . !
Ba ngôi nhà còn sót lại giữa cái hoang tàn đổ nát như sau một trận bom trên đường Lương Định Của, thuộc khu phố 1, phường Bình An là nhà của chị Vinh, ông Lực và Thiếu tướng về hưu Hồng Minh Hải. Nó còn sót lại, có lẽ là vì, với chị Vinh và ông Lực, người ta không dám ném ra đường một người phụ nữ tật nguyền phải nương nhờ vào đôi nạng gỗ và một ông già chín mươi mốt tuổi đời, bảy mươi tuổi đảng bị tai biến nằm liệt giường. Còn với Thiếu tướng Hải, có lẽ vì người ta sợ cái câu: Đứa nào tới, tao bắn . . . !
Khi chúng tôi tới thăm ông, ông hỏi các anh chị là nhà báo nhưng thuộc phe nào ? Thấy chúng tôi ngạc nhiên, ông nói báo chí bây giờ nhiều phe quá, chẳng biết tin ai. Khi cuộc tiếp xúc đến hồi thân thiện, ông Hải kể rằng, năm 1968, sau khi đậu Tú tài, ông được tuyển vào khoa không quân trường Võ bị Quốc gia Dà Lạt, lúc bấy giờ ông đang là biệt động thành Sài Gòn. Cấp trên yêu cầu ông nên đi học sĩ quan để tiếp tục "hoạt động trong lòng địch" khi ra trường, nhưng ông từ chối, bỏ học vào chiến khu rồi theo đơn vị trinh sát đặc công. Chúng tôi ngồi nghe ông kể những câu chuyện "xuất quỷ nhập thần" của lính đặc công như huyền thoại, bất kỳ những đồn bót, những căn cứ quân sự của đối phương, lính đặc công vào ra như có phép tàng hình.
Sau chiến tranh Campuchia, ông được phong hàm Thiếu tướng, Tư lệnh phó binh chủng đặc công miền Nam.
Khi xảy ra câu chuyện Thủ Thiêm, bí thư kiêm chủ tịch quận Tất Thành Cang tới nhà ông thương lượng rất chân tình, rằng sẽ đổi căn nhà 160 mét vuông của ông bằng hai nền nhà gần siêu thị điện máy Chợ Lớn trên đường Lương Định Của, nghĩa là ông sẽ được đền bù thỏa đáng. Ông nhẩm tính, hai nền nhà kia trị giá tương đương chín tỷ đồng, ông sẽ lên quận 9 mua được hơn hai ngàn mét vuông đất vườn chỉ hơn năm tỷ, còn lại xây nhà, hai vợ chồng cùng hai đứa con ông sẽ có cuộc sống thanh nhàn, vui thú điền viên. Nghĩ thế, ông bằng lòng trao đổi. Nhưng một hôm, ông Cang gọi ông lên cáo lỗi rằng quỹ đất không còn, chỉ đổi với ông một nền. Sau một hồi tranh cải, ông đứng lên nói thẳng: " Người lớn với nhau không thể nói hai lời. Vậy thì tôi không đi đâu cả, các anh cứ tới cưỡng chế, nhưng nên nhớ phải mặc áo giáp và đội nón sắt đàng hoàng, đứa nào bước vô tôi bắn . . . ! Máu tôi đã đổ ngoài chiến trường nhiều rồi, giờ nầy tôi không còn tiếc gì nữa, nhưng trước khi chết tôi sẽ bắn nát đầu bọn cướp"
Ông trở về, hàng ngày nhìn cảnh xe ủi, xe cuốc cùng với nhân viên công lực đi cướp bóc, đập phá nhà cửa xung quanh mà trào dâng căm phẩn, thương xót cảnh tan nhà nát cửa của bà con. Nhiều lúc không kềm chế được, ông muốn ra tay. . . Nhưng ông kịp nghĩ, nếu bắn thì phải bắn mấy thằng “đầu sỏ”, chớ cái đám nầy chỉ là tay sai . . .
Ông Hải đã bỏ ra nhiều ngày để nghiên cứu địa hình gia cư của những tay “đầu sỏ”, vào lối nào, ra lối nào, nhà có chó dữ hay không . . . ông đã lên “phương án tác chiến”, đặt ra những tình huống bất trắc, và, ông viết sẵn mấy bản cáo trạng kể tội từng người. Xử xong người nào, đặt bản cáo trang lên ngực người đó rồi rút lui. Ông nói, khẩu súng của ông sẽ chừa sẵn hai viên đạn cho mình nếu gắp tình huống bất trắc.
Tôi hỏi vì sao ông không cùng với bà con đi kiện mà nghĩ tới chuyện mạo hiểm như vậy ? Ông nói tôi là lính, không thích dây dưa, khi đã xem chúng nó là kẻ thù của nhân dân thì tôi ứng xử theo cách của người lính, hoặc là tấn công, hoặc là rút lui, hoặc là phòng thủ và tử thủ. Ngắn gọn như thế, không cần phải dài dòng.
Thế là hết Thủ Thiêm ơi !
Từ chị Phượng chủ tịch phường xin lỗi nhân dân đến anh Thiếu tá công an Trần Vĩnh Phúc treo cổ tự tử, giờ tới lượt Thiếu Tướng Hồng Minh Hải luôn sẵn sàng trong tư thế tấn công, huống chi đến hàng trăm, hàng ngàn con người thấp cố bé miệng từng ngày ứa gan kêu cứu, gần hai mươi năm khổ đau chờ công lý đến mỏi mòn.
Hôm qua có một cô gái nhắn tin: “ Chú ơi, con đã đọc nhiều câu chuyện đau lòng của chú viết về Thủ Thiêm, con mong chú kể tiếp câu chuyện của con, khổ lắm, nhà con bị cưỡng chế đập nát hết, con che tấm bạt dưới gốc cây lót tạm cái giường để hai mẹ con tá túc nhưng cũng bị họ cưỡng chế thêm lần nữa . . .”
Tôi đành phải nhắn tin xin lỗi cô gái, cháu ơi, làm sao chú đủ sức đủ tài để kể hàng trăm, hàng ngàn tấn thảm kịch Thủ Thiêm, bởi tội ác cứ nối dài tội ác và đau thương cứ chồng chất đau thương. Chú xin lỗi cháu ! Mỗi con người, mỗi gia đình trên ĐẤT THỦ THIÊM giờ đây giống như những trang tiểu thuyết mà bản thân chú không đủ sức đủ tài.
ĐÔI ĐIỀU VỚI CÁC ANH
Các anh là ai ? Tôi biết các anh một cách mập mờ, loáng thoáng mà Thiếu Tướng Hồng Minh Hải đã viết sẵn cáo trạng định xử các anh.
Hầu hết các anh đều ít nhứt cũng có tấm bằng đại học, dù nó thật hay giả, dù các anh đã học phổ thông hay bổ túc văn hóa thì điều chắc chắn rằng các anh đã học qua dòng văn học hiện thực phê phán mà trong đó có những tác giả lừng danh một thời như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan . . . với những tác phẩm tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến. Những tác giả ấy cũng đã bị phê phán rằng họ chỉ nhìn thấy hiện thực tối tăm, chỉ nhìn thấy cái tiền đồ tối đen như mực của chị Dậu mà không nhìn thấy cái tiền đồ rạng rỡ của dân tộc bởi chỉ vài năm sau, Đảng Cộng sản ra đời !
Nhưng, nếu giờ đây Ngô Tất Tố có đội mồ sống dậy, ông sẽ nói rằng nhân vật chị Dậu mà ông hư cấu làm gì so sánh được với những con người có thật như chị Vinh, chị Phượng, bà Giáp, cô Mỹ . . . ở Thủ Thiêm ? Giờ đây nếu Nguyễn Công Hoan có đội mồ sống dậy ông sẽ nói rằng câu chuyện Nghị Lại bày mưu cướp đất của anh Pha mà ông hư cấu làm gì so sánh được với câu chuyện có thật của ông Hùng, anh Truyền bán gas, ông Nguyễn Hồng Quang . . . ở Thủ Thiêm ? Giờ đây nếu Nam Cao có đội mồ sống dậy, ông sẽ nói rằng Chí Phèo trước khi chết còn giết được Bá Kiến, huống chi anh Thiếu tá Công an Trần Vĩnh Phúc treo cố chết âm thầm. Những nhà văn tài hoa ấy không thể hư cấu nổi một nhân vật như Thiếu Tướng đặc công Hồng Minh Hải, không thể hư cấu nổi chuyện phá đình, quật mộ tiền nhân, đập chùa, cướp bóc cả một cơ sở tâm linh và từ thiện của Mục sư Nguyễn Hồng Quang . . . Nói chung, không thể có một nhà văn nào trên trái đất nầy có đủ sức tưởng tượng để hư cấu ra những câu chuyện mà chính các anh đã tạo ra ở Thủ Thiêm, một hiện thực đầy bi thương và tội ác, thậm chí rất man rợ xảy ra ngay trên đất nước nầy, bên cạnh một thành phố được nhân danh là VĂN MINH, HIỆN ĐẠI, NGHĨA TÌNH, những khẩu hiệu mà chính các anh đã đẻ ra, treo đầy trên phố xá.
Cùng các anh ( không quý mến ) !
Tôi có đứa con gái út, cách đây gần mười năm, lúc đó cháu học lớp mười trường Quốc tế Mỹ tại Sài Gòn, có lần cháu dịch một bài luận văn của cháu làm từ tiếng Anh sang tiếng Việt để nhờ tôi góp ý ( Tôi còn nhớ rõ đó là thời điểm các anh đang cướp Eden bằng khói cay để giao cho Vincom ), đại khái thầy giáo người Mỹ ra một đề văn nghị luận chính trị xã hội như thế nầy: “ Bạn hãy chọn một vấn đề mà dư luận xã hội đang quan tâm đề bày tỏ hai thái độ: Một là đồng tình, hai là phản biện”. Cháu đã viết: Hiện nay, dư luận xã hội ở Việt Nam đang quan tâm nhất là vấn đề đất đai, những mâu thuẩn xảy ra giữa nông dân với chính quyền và các nhà đầu tư ở các dự án xây dựng khu công nghiệp và khu đô thị. Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng, Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, muốn phát triển, ngoài mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao thì mục tiêu công nghiệp hóa và đô thị hóa là hai mục tiêu lớn và chính đáng. Nhưng vấn đề đặt ra là đất ở đâu để phát triển các khu công nghiệp và đô thị ? Chỉ có một câu trả lời duy nhất là sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp và đô thị là một vấn đề tất yếu, không có sự lựa chọn nào khác.
Đó là thái độ đồng tình.
Tuy nhiên, đất nông nghiệp là quyền lợi, là sự sống của người nông dân mà mục tiêu phát triển công nghiệp và đô thị là để phát triển kinh tế xã hội, vì vậy, trước khi sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các dự án khu công nghiệp và khu đô thị thì chúng ta phải làm cho người nông dân, những chủ sở hữu đất nông nghiệp đó có dời sống tốt hơn trước, họ phải là người hưởng lợi đầu tiên trong các khu công nghiệp và đô thị đó. Nhưng với cách làm của Chính quyền Việt Nam hiện nay, họ dùng biện pháp gọi là “ Thu hồi, giải tỏa, đền bù”, họ đẩy người dân ra khỏi quyền lợi ngay trên mảnh đất vốn là sự sống của họ, nghĩa là trả cho họ một số tiền tượng trưng rồi lấy đất của họ giao cho doanh nghiệp kinh doanh, người đã giàu thì giàu thêm, người dân vốn đã nghèo còn bị tước đoạt quyền lợi, thậm chí lâm vào cảnh khốn cùng. Đó là những nghịch lý đã trở thành bức xúc trong dư luận xã hội.
Cùng các anh ( không quý mến ) !
Đó là góc nhìn, là suy nghĩ của một đứa bé mười lăm tuổi, cháu chưa biết làm chính trị và cũng chưa có khái niệm về chính trị.
Còn tôi, cha của cháu bé ấy, chỉ nhân danh là người kể chuyện, có thể kể hay và cũng có thể kể rất dở. Chỉ được cái là kể rất chân tình và chân thành, chân thật, kể một cách không né tránh dù có những câu chuyện cay đắng, phủ phàng.
Tôi kể về bài tập làm văn ngây thơ và hồn nhiên của con tôi như một câu chuyện để tham khảo cho các nhà chức trách. Tôi kể chuyện bà con Thủ Thiêm để chúng ta cùng chia sẻ nỗi đau,( cũng chẳng hy vọng gì sự chia sẻ từ những trái tim lạnh và “bàn tay sắt” ). Tôi kể câu chuyện về những dự định của Thiếu Tướng Đặc Công Hồng Minh Hải để các anh, ai là người trong cuộc biết được mà tự vệ, đề phòng. Mười lăm ngàn hộ dân với hơn sáu vạn con người ở Thủ Thiêm đã xem các anh là kẻ thù không đội trời chung, các anh đã tự dựng cho mình tấm bia ở Thủ Thiêm, sẽ vĩnh cửu ngàn năm vì nó là bia miệng.

Cuối cùng, xin chào các anh ( Không thân mến ) !
Người nông dân cầm bút: VÕ ĐẮC DANH
( Chưa dám hứa sẽ còn tiếp )
Thiếu Tướng Trinh Sát Đặc Công HỒNG MINH HẢI
Oan ức
Tan nát Thủ Thiêm

Nhân nói về cái sự ngủ gật.

Việc các tờ báo của Pháp, Đức đăng tin và hình ảnh một đại biểu Việt Nam ngủ trong một tư thế phản cảm giữa hội trường Liên hợp quốc ở New York là một sỉ nhục lớn đối với đất nước; việc báo Tuổi Trẻ ở Việt Nam đăng bài và hình nhạo báng ông TT Mỹ là “đơn độc” và “ngồi chờ để được phát biểu” là nỗi nhục thứ hai; việc mạng xã hội đưa hình ảnh cảnh TT Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại đại hội đồng LHQ mà phía dưới cử toạ bỏ đi hết là nỗi nhục thứ ba.
Nhân đây tôi xin kể ra một câu chuyện mà tôi chứng kiến tư đầu đến cuối. Cũng về chuyện ngủ gật:
Khoảng năm 2009 tôi nhận được lời mời của bệnh viện Pacific ở Singapore qua làm phim phóng sự. Họ trả cho tôi 6.000 usd để làm phim trong 2 ngày. Chuyến đi đó tôi trực tiếp quay phim, làm đạo diễn và có nhà báo Nguyễn Bá Ngọc sếp tờ Sức khoẻ và đời sống ở cùng phòng. Buổi khai trương bệnh viện Pacific nằm trên đại lộ danh vọng nhất của Singapore là Orchard road có cả bộ trưởng y tế Singapore và bộ trưởng bộ y tế Việt Nam, lúc đó là Ông Nguyễn Quốc Triệu. Thời đó, bệnh viện mới là Pacific muốn cạnh tranh với đối thủ Parkway để dành lấy thị phần bệnh nhân ở Việt Nam đưa sang chữa bệnh nên họ sẵn sàng chi đẹp.
Đến giờ khai trương bệnh viện vẫn không thấy ông bộ trưởng Quốc Triệu ở đâu, cô bạn Hạnh Phước lúc đó là giám đốc truyền thông nháo nhào lên lo lắng. Mãi về sau mới thấy ông Triệu và đoàn tuỳ tùng đi tới. Tôi nhớ họ đi đông lắm. Ông Triệu mặc áo màu vàng nhạt bỏ ngoài, vạt ngang như kiểu Mao Trạch Đông, ngồi ngay hàng ghế đầu và vừa ngồi xuống ghế là... ngủ ngay lập tức. Tôi quay được những cảnh ông ta ngủ gà gật say sưa mặc dù cảm thấy rất nhục với bạn bè nước ngoài. Họ đứng phát biểu chỉ cách ông vài mét. Lúc đó Hạnh Phước bối rối, tôi thì vẫn bắt buộc phải quay; đến đoạn dắt đoàn đi tham quan các cơ sở do bệnh viện đầu tư, tôi ôm máy chạy trước để đón đầu; đám tuỳ tùng bộ y tế Việt Nam đi đứng nói cười ha hả như nhà không chủ; tôi phải làm việc và im lặng trong sự tức giận vô cùng.
Chuyện này đáng nói: Khi bước vào một phòng bệnh, chủ nhà Singapore giới thiệu một giường nằm loại mới nhất với nhiều tiện ích, họ mời ông bộ trưởng y tế Việt Nam leo lên nằm thử. Thật không tưởng tượng nổi, ông ta đã nhảy lên một cái phổng, nằm nhún nhún và nói “Cái giường này êm thật, phải chi có một em như ở Gaylang đêm qua thì quá sướng!”. Trời đất ơi, Tôi, Hạnh Phước và một số cộng sự dường như không tin nỗi điều ông ta vừa nói. Bọn tuỳ tùng cười hô hố, sếp nó đúng rồi, có một em nằm cùng với sếp lúc này là tuyệt nhất! Họ không hề giữ một chút thể diện quốc gia. Họ là những con vật chứ không phải con người. Họ đâu biết là các nguyên thủ và chuyên gia Singapore lúc đó cũng có nhiều người biết tiếng Việt.
Gaylang là khu phố đèn đỏ nổi tiếng, là “xóm đĩ” ở Singapore. Tối đêm trước đoàn tuỳ tùng đã đi chơi gái ở đó, và đó cũng là lý do sáng hôm sau ông bộ trưởng vô bệnh viện ngủ gà ngủ gật.
Đoạn băng đó đến nay tôi còn giữ dù đã gần 10 năm qua rồi. Nghe đâu sau khi bà Kim Tiến lên thay, ông bộ trưởng Triệu chuyển qua làm trưởng ban bảo vệ sức khoẻ cho các lãnh đạo, trong đó có các “tử sĩ” Nguyễn Bá Thanh, Trần Dại Quang vừa lên đường.
Calif. 9/28/2018
LB. Bùi Thanh Tuấn
Ps: Hình đại biểu ngủ gật ở New York, ông bộ trưởng y tế Việt Nam Nguyễn Quốc Triệu và hình tôi chụp tại bệnh viện Pacific năm đó, 2009.

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 132)

Ba thí sinh thi tuyển vào đại học. Thí sinh thứ nhất, có bảo lãnh tuyệt đối, vào phòng.
- Thế chiến II kết thúc khi nào?
- Hình như là khoảng giữa thế kỷ - thí sinh trả lời.
- Rất tốt, anh đã được nhận vào trường!
Thí sinh thứ thứ hai, có bảo lãnh một chút, vào phòng.
- Thế chiến II kết thúc khi nào?
- 1945
- Anh có thể nói chính xác hơn được không?
- Hình như vào cuối mùa xuân thì phải, có lẽ là vào tháng ba.
- Được rồi. Chúng tôi tiếp nhận.
Thí sinh thứ ba, hoàn toàn không có bảo lãnh, vào phòng. Câu hỏi vẫn thế:
- Thế chiến II kết thúc khi nào?
- Ở châu Âu, ngày 6 tháng 3 năm 1945 lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực, tháng chín năm đó Nhật Bản đầu hàng.
- Hmmm. Liên Xô tổn thất bao nhiêu người?
- Hai hai triệu bảy trăm nghìn một trăm linh hai người.
- Hmmm, tên của họ là gì?
------------
Felvételizik három diák. Bemegy az első, akinek hatalmas protekciója van. Megkérdezi a bizottság:
- Mikor fejeződött be a második világháború?
- Hát talán a század közepe felé - mondja a felvételiző.
- Zseniális, fel van véve!
Bemegy a második jelentkező, akinek van egy kis protekciója. A kérdés ugyanaz:
- Mikor fejeződött be a második világháború?
- 1945.
- Egy kicsit pontosabban esetleg?
- Valamikor tavasz vége felé, tán májusban.
- Rendben. Felvettük.
Bemegy a harmadik jelentkező, akinek egyáltalán nincs protekciója. A kérdés ugyanaz:
- Mikor fejeződött be a II. világháború?
- Európában, 1945 május 6.-án lépett érvénybe a fegyverszünet, a japánok 1945 szeptemberében kapituláltak.
- Hmmm. Hány embert vesztett a Szovjetúnió?
- Huszonkétmillió-hétszázezer-százkettő.
- Hmmm. Név szerint?

Nguyễn Ngô Việt (Debrecen.VIDI73)

GẶP GỠ MÙA THU

Tôi trở về Hà nội giữa chiều thu
Nắng vẫn hanh hao, cây chuyển mình thay lá
Con phố nhỏ nồng nàn hương hoa sữa
Gió thu vờn, hồ gợn sóng lăn tăn.
Tôi trở về sau những tháng năm
Xoáy cuộn lòng, chênh chao nỗi nhớ...
Những gương mặt rạng ngời, những vòng tay rộng mở
Của bạn bè tôi, nửa thế kỉ qua rồi
Quấn quýt bên nhau ôn lại chuyện buồn vui
Những kỉ niệm một thời tươi đẹp nhất.
Tuổi xuân chúng tôi trôi theo dòng Đa núp
Trên thủ đô Bu-đa-pét tuyệt vời
Ngôi trường BME* thân yêu gắn kết cả cuộc đời
Là hành trang đưa chúng tôi đến mọi miền đất nước...
Và giờ đây hết rồi những bôn ba xuôi ngược.
Chúng tôi lại bên nhau rạng rỡ nụ cười
Tóc đã hoa râm, đi gần hết cuộc đời.
Vẫn ríu rít như một thời thơ trẻ.
Ấm áp vòng tay, rưng rưng giọt lệ
Râm ran niềm vui, hạnh phúc tràn đầy...
Xin cảm ơn, xin cảm ơn cuộc đời này
Đã ban cho ta những ngày tươi đẹp nhất
Xin cảm ơn bạn bè gần xa bằng tình yêu chân thật
Ta giành cho nhau trọn kiếp con người...
Hung-ga-ry, Bu-đa-pet thân yêu ơi !
Chúng tôi biết ơn Người mãi mãi !!!
(Những cảm xúc ghi vội gửi đến bạn bè thân yêu của tôi)

P/s: *BME : Trường Đại học kỹ thuật Budapest

Nguyen Thi Thu Ly (Vár.VIDI68)
28.9.2018

Friday, September 28, 2018

Một bài viết đáng xem (Gửi theo anh Trần Đại Quang, ngày anh về với cát bụi ở quê nhà)


Chút ân tình tiễn một người anh
Bởi AdminTD - 27/09/2018
TWEET
SHARE 0
FB Nguyễn Hồng Lam
27-9-2018

Tết Dương lịch 2011, nhân gọi chúc năm mới nhau, một ông anh làm trên Trung ương nhắn: “Nếu có số điện thoại lạ gọi đến, em nhớ cầm máy và nói chuyện lễ độ chút nhé. Có chuyện quan trọng đấy”. Tôi nghe và cười: “Dạ! Thường dân gọi đến cũng quan trọng. Anh đừng lo, em có phải vua quan gì đâu mà dám không lễ độ”.
Nhưng cũng phải hai tuần sau, cuộc gọi lạ mới đến. Giọng từ tốn, ấm: “Anh Trần Đại Quang đây. Anh có việc muốn gặp em. Mọi việc anh X (ông anh gọi tôi từ trước – NV) sẽ sắp xếp. Em ra Hà Nội nhé.”
Lúc đó, ông vẫn đang đeo quân hàm Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an. Cuộc gọi nhận được khi ĐH Đảng XI đang diễn ra. Chưa ai công bố, song cả nước đều biết, chỉ ít bữa nữa thôi, sau Đại hội, ông sẽ là UV BCT, Bộ trưởng, sẽ đổi quân hàm sang Đại tướng. Tôi ngạc nhiên lắm. Không hiểu ở cương vị đó, sao ông lại phải mất thì giờ điện thoại trực tiếp cho một người lính vô danh chưa từng có quan hệ gì riêng như mình. Tuy nhiên, tôi không thắc mắc, chỉ trả lời như nghe lệnh: “Dạ, em sẽ có có mặt. Em có phải báo cáo xin phép cơ quan không ạ?”. Anh Quang trả lời: “Tùy em. Anh gặp em vì việc riêng. Nhưng nếu muốn, em cứ xin phép”.
Gần như cùng lúc, một code vé máy bay được gửi vào tin nhắn điện thoại của tôi. Không phân vân, tôi báo cáo anh Hữu Ước, Tổng Biên tập: “Em xin phép đi Hà Nội, anh Trần Đại Quang gọi. Tiện thể, anh cho em đi lang thang ngoài đó thêm chục ngày”. Anh Ước không hỏi lý do, chỉ bảo: “Kệ mày, cứ đi, chán thì về. Nhưng phải lo đủ công việc bài vở cho anh đấy”.
Theo vé, tôi đến cửa làm thủ tục số 2, sân bay Tân Sơn Nhất và ngạc nhiên, nguyên dãy thủ tục đó không làm việc. Sợi xích hàng rào chắn ngang, bên trong không một ai. Đúng lúc đó, có một cậu nam nhân viên tiến lại, rất lễ phép: “Dạ, cho cháu hỏi chú tên gì ạ”. Tôi xưng tên, em chìa vé chuẩn bị sẵn ra luôn: “Vé chú đây ạ. Để con đưa chú đi”.
Sắp hàng ra máy bay, tôi ngạc nhiên lần nữa. Cô nhân viên xinh đẹp lễ phép: “Thưa chú, chú vui lòng cho con mượn vé. Chú chờ con chút, không phải sắp hàng đâu ạ.”
Vào máy bay, tôi lại băn khoăn vì được xếp ghế VIP, cô tiếp viên mang champagne mời tận nơi, nhất mực “chú có cần gì cứ gọi để con phục vụ ạ”. Đi máy bay suốt mấy chục năm, tôi chưa bao giờ thấy Hàng không Việt Nam chu đáo với mình như thế. Định bảo với em gái tiếp viên, nếu có thể, chỉ cần gọi bằng anh, đừng gọi chú là được. Nghĩ sao lại thôi, cho qua.
Xe riêng đến tận sân bay đón, chở tôi về nhà khách Tây Hồ của TW Đảng. Tất cả những người tôi gặp trong suốt chuyến đi, không hiểu sao đều lễ phép thế. Ai cũng chào hỏi đàng hoàng và không ai chịu để cho tôi tự xách hành lý. Có nặng gì đâu, chỉ một ba lô đựng mấy bộ đồ và chiếc máy tính.
Sáng hôm sau, ông anh của tôi xuất hiện như đã hẹn. Anh bảo: “Em viết báo cũng hơn 15 năm, rất tốt rồi. Nhưng giờ, cái em cần là làm báo chứ không chỉ viết báo. Ai làm việc cũng cần có người đỡ đầu hoặc trợ giúp. Anh Trần Đại Quang mời em tối nay về nhà ăn cơm bàn chuyện. Chỉ có anh Quang, anh và em thôi. Em biết đấy, ngày mai bế mạc Đại hội, anh ấy có trọng trách mới rồi”.
Mọi chuyện khá dễ hiểu: Tân Bộ Trưởng Trần Đại Quang muốn tôi làm thư ký báo chí cho ông. Nếu đồng ý, tôi có thể nhận nhiệm vụ ngay. Một cơ hội tiến thân không hể nhỏ. Vị trí, chức vụ, quyền lợi…mọi thứ của tôi sẽ tăng vượt bậc. Giả sử sau này thôi không làm thư ký báo chí cho ông nữa, tôi có thể quay lại tờ báo cũ dễ dàng, tất nhiên sẽ là với vị trí cao hơn hẳn hiện tại. Mọi lo lắng, băn khoăn của tôi là không cần thiết, bởi hồ sơ cá nhân, năng lực, tính cách, bước đường học hành, làm việc của tôi đều đã được cân nhắc trước, rất kỹ. Tôi là người được chọn, không phải ứng viên. Ông anh tiến dẫn bảo: “Anh Quang nói em không cần lo. Em sẽ làm rất tốt”.
Cả ngàn câu hỏi trong đầu, tôi tự trả lời chỉ sau khoảng vài phút suy nghĩ. “Ước một tôi hiền chúa thánh minh”, đời mình đã không có “tôi” tất nhiên cũng không thích hợp để phải nhận ai làm “chúa”. “Chúa” của tôi chỉ có thể là công việc, không thể là một người phàm, dù người phàm đó mang quân hàm Đại tướng, Ủy viên BCT. Làm thư ký cho ông, tôi có thể được thêm nhiều thứ nhưng chắc chắn sẽ mất một thứ, chính là sự tự do tương đối mà tôi đang có. Tôi chỉ thích đi và viết. Được làm cái mình thích, với tôi chính là hạnh phúc. Thêm nữa, tôi không ngại va chạm, nhưng lại không thích hợp với giao đãi trịnh trọng. Với chuyện viết, tôi chỉ có thể viết theo ý mình, đăng hay không còn tùy, nhưng không thể viết theo ý người khác muốn…
Mọi suy nghĩ, tôi trình bày hết với anh X. Tôi bảo: “Nếu nhận lời, em e là không giúp thủ trưởng được nhiều như ý. Và với tính khí tự do, nóng nảy của em, rất có thể sẽ gây tổn hại cho công việc. Điều này không có lợi cho cả công việc lẫn vị thế của anh ấy. Nếu có thể, cho phép em được từ chối”.
Nhân tiện, tôi cảm ơn và xin được từ chối luôn bữa cơm chiều. Đã không còn gì về chuyện công việc, tôi nghĩ một người lính không nên ngồi chung bàn với một Đại tướng. Thay vào đó, từ chiều đến khuya, tôi ra bờ Hồ Tây ngồi uống bia với một lô lốc giang hồ cơ nhỡ. Cữ này do họa sĩ giang hồ Nghia Tran Do mời. Gã bảo: “Cứ uống tẹt ga. Tao có phần hùn ở nhà hàng bia này mà”. Phần hùn, như tôi biết là cái logo do lão vẽ, được in trên bảng hiệu và bên thành những chiếc ly dùng trong quán.
Bữa bia hôm đó còn có một cô giáo dạy tôi môn khảo cổ hồi đại học nhưng luôn xưng với tôi bằng chị, buồn mồm thì gọi tôi bằng mày, bằng em, có khi bằng ông. Tình cờ, tôi gặp cô cùng chuyến bay ra. Biết chuyện, chị Hậu Kc Nguyễn nói: “Ông từ chối là đúng. Tướng ông không làm quan báo được đâu. Đi xách cặp cho người khác càng không. Xin phép lặn đi cho trong nước”. Tôi cười: “Dạ, em từ chối rồi!”.
Tưởng vậy là thôi, không ngờ, Tết năm đó, tôi vẫn nhận được tin nhắn của anh Trần Đại Quang chúc Tết bố mẹ mình. Phân vân lắm, nhưng tôi, vì bụi giang hồ chưa phủ hết lễ độ, vẫn nhắn tin chúc Tết trở lại. Và chỉ thế thôi.
Ba năm sau, tháng 3-2014, tôi tham gia trại viết Văn của Hội Nhà văn về đề tài An ninh Tổ quốc và Bình yên cuộc sống tại Đà Lạt. Bộ trưởng Trần Đại Quang có đến thăm, phát biểu cảm ơn và úy lạo trại viết. Đi qua tôi, ông có khẽ gật đầu chào riêng. Trước bữa tiệc do ông chiêu đãi các nhà văn, bất ngờ anh Hà, Thiếu tướng, trợ lý của ông đến gặp tôi và bảo: “Anh Quang mời em lên phòng, anh ấy gặp em chút”. Không có gì to tát cả, chỉ là dù đã mấy năm, ông vẫn chưa quên gã cầm bút vô danh và ngang ngạnh là tôi.
Ông bảo: “Vậy cũng tốt rồi. Ở đâu mà làm tốt vai trò, làm việc hết mình thì cũng cần, cũng hữu ích cả. Nếu có khó khăn hay nguyện vọng gì khác, em cứ gọi điện thoại cho anh. Số máy em có rồi đấy”. Cái bắt tay rất chặt và ấm áp, chân tình. Tôi cảm động, bởi đó là cái bắt tay của một người anh lớn tuổi với người em, không hề là cái bắt tay xã giao chiếu cố của thủ trưởng đầu ngành giành cho lính. Ông còn muốn gửi “món quà cho vợ con”. Tuy nhiên, là trại viên, đã có quà ông tặng chung toàn trại với tư cách Đại tướng Bộ trưởng, tôi xin phép không nhận quà riêng nữa.
Từ đó về sau, tôi không có thêm tiếp xúc nào riêng với ông. Nhưng năm nào tôi cũng nhắn tin chúc Tết ông trước, và ngay lập tức nhận lại tin chúc của ông. Anh X thì thỉnh thoảng tôi có gặp. Anh cũng lên cao lắm rồi nhưng vẫn thở dài: “Tiếc quá, phải chi hồi đó em chịu nhận lời…”. Thật tình, nghe anh nói tôi cũng không biết anh tiếc là tiếc cho ai. Về phía mình, tôi nghĩ không đúng chỗ thì chẳng nên ngồi, có gì phải tiếc. Đời tôi tự do thế còn gì.
Riêng tư, ân nghĩa không có gì nhiều. Nhưng, tôi tự biết trong con người mình luôn tồn tại hai tính cách. Để dấn thân, hành xử khi va chạm, tôi là một gã tập tễnh giang hồ. Để sống và ngẩng mặt, tôi luôn tự coi mình là một gã học trò giữa cuộc đời. Gã học trò học dốt thi mãi không đỗ là Trần Tế Xương thành Nam Định, bất đắc chí còn ngẩng mặt chửi um trời đất, huống nữa là tôi. Ít hay nhiều, gã giang hồ là tôi cũng luôn cố gắng học đòi sống như kẻ sĩ. Với kẻ sĩ, chỉ một cử chỉ ân tình thôi đã trả suốt đời không hết. Huống nữa, với anh Trần Đại Quang, tôi đã nhận được nhiều hơn rất nhiều những quan tâm, dẫu đã từ chối thì vẫn cứ đẫm ân tình.
Bữa nay anh về với đất. Đúng sai trong đời, lịch sử xét. Tung hô, ca ngợi hay thị phi đều bỏ lại. Tôi không được, không thể, cũng không chắc đã nên ra dự đám tang anh. Tôi nghĩ, chuyện ân tình, tin cậy, ưu ái tôi từng nhận được từ anh, dẫu chưa từng thổ lộ cùng ai thì cũng chẳng phải bí mật gì, chẳng có thể ảnh hưởng đến ai nữa mà phải giấu. Thôi thì cũng ghi ra đây, xin được coi như nén hương của đứa em ở xa kính tiễn anh yên nghỉ. Coi như em làm kẻ chỉ muốn đến cùng anh sau mùa hoa nở, mong anh không lấy thế làm giận hay buồn.
Anh nghỉ ngơi thanh thản, anh Trần Đại Quang nhé!

NHỚ ÔNG

Giữa những năm 90 ông Xiển đã điếc nặng, đi lại cũng khó khăn hơn rồi. Ông không được hút thuốc lá nữa, nhưng vẫn có thể nhấm nháp mỗi bữa một chút bia. Thỉnh thoảng có học trò cũ, anh chị em trí thức hay Việt kiều qua thăm ông vui lắm. Các con cháu phải đọc báo thật to cho ông nghe, còn tivi thì phải vặn hết cỡ volume ông mới nghe được. Bà lúc này cũng mệt dài dài, phải nằm một chỗ, không chăm sóc được cho ông như trước nữa. May mà có nhiều con gái, con trai ở gần và qua lại luôn để ông đỡ buồn.
Chẳng còn giữ chức vụ nào nữa, tuổi cao lắm rồi nhưng vẫn có nhiều người muốn hỏi ý kiến ông, muốn ông cho ý kiến với lãnh đạo về việc này, việc khác. Tôi nhớ có một tối ông tiếp một chị trung niên còn khá trẻ, khi chị về rồi ông mới bảo “Đấy là vợ ông Trần Xuân Bách đấy, thương lắm, chả biết giúp thế nào...”. Viết hồi ký cũng là một việc để ông vận dụng trí lực, chống với tuổi già.
Đây có lẽ là một trong những bức thư cuối cùng của ông Xiển, tôi xin đăng lại mà không có comment nào, các bạn hãy tự đọc và chiêm nghiệm...
THƯ GỬI ĐỒNG CHÍ ĐỖ MƯỜI
Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 1994
Kính gửi: Đồng chí Đỗ Mười
Thưa Anh.
Trước hết, tôi xin cảm ơn Anh đã cho người đến thu ý kiến của tôi đề đạt với hội nghị giữa nhiệm kỳ. Tôi luôn quan tâm với vận mệnh của đất nước, nhưng với cái tuổi 87, tuổi gần đất xa trời, trí óc tôi không còn được minh mẫn như trước nữa, e có những điều suy nghĩ không được đúng chăng! Tôi đã trao đổi với anh Nguyễn Lân và cùng nhau viết nên bản góp ý này.
Cũng may là tôi còn có vinh dự được nhiều anh em trí thức cũ và mới quý mến và tin cậy. Trong số đó có những đồng chí cũ của tôi ở Đảng Xã hội Việt Nam và một số anh em trí thức trẻ, kể cả mấy người là đảng viên cộng sản.
Vậy tôi xin trình bày với anh một số thắc mắc, băn khoăn của anh em để anh xem xét. Họ nói với tôi nhiều vấn đề nhưng chủ yếu là hai điều chính sau đây:
Một là mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng.
Hai là quan hệ giữa Đảng với trí thức.
Họ nói: "Đảng luôn tuyên bố là Đảng hoàn toàn vì dân, thậm chí là đầy tớ trung thành của dân. Nhưng trong thực tế, từ trung ương đến địa phương, người dân ngoài Đảng hoàn toàn bị lép vế, thậm chí như là thứ dân”.
Họ cho rằng số đảng viên so với toàn dân chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, nhưng từ ban lãnh đạo xã đến chính phủ trung ương, rất hiếm có người ngoài Đảng tham gia. Trong hội đồng nhân dân các cấp cũng như trong Quốc hội, có mấy ai là người ngoài Đảng.
Nhớ lại khi Bác Hồ mới về lãnh đạo đất nước, họ thấy trong Chính phủ của Bác cũng như ở các cơ sở, đa số là những người ngoài Đảng tin Bác và tin Đảng, tận tụy công tác đến cuối đời. Nhìn lại thấy rất ít người mắc khuyết điểm.
Đến nay thì từ chủ tịch xã, phường đến chánh, phó chủ nhiệm các khoa, trưởng phó phòng hành chính, tuyệt đại bộ phận đều phải là đảng viên. Mà buồn thay trong cái quốc nạn tham nhũng hiện nay thì có thể nói thủ phạm phần nhiều là những đảng viên, vì chỉ họ mới có quyền để mà tham nhũng!
Hôm trước, tôi có báo cáo với anh Phạm Văn Đồng là nhiều người rất thắc mắc về có ý định đưa ảnh bà Nguyễn Thị Định vào thờ trong đền Hai Bà Trưng. Anh Đồng đã cho đi điều tra. Tôi mong sẽ ngăn ngừa được những việc làm thiếu thận trọng như vậy cũng như việc xâm phạm Tháp Rùa trên Hồ Gươm.
Về vấn đề trí thức, anh chị em có nhiều thắc mắc. Họ hỏi tôi: Có phải trí thức ngày nay kém các bác ngày xưa mà trong chính phủ, các cơ quan, kể cả các viện khoa học, hầu như không có một người lãnh đạo nào là người ngoài Đảng.
Họ kể chuyện rằng hiện nay ở Trung Quốc, nhiều viện trưởng, chủ nhiệm khoa trường đại học là những Hoa Kiều ở ngoại quốc được mời về. Trong khi đó cũng có những Việt kiều đóng những vai quan trọng trong chính giới và nhất là trong các ngành kinh tế của các nước tư bản. Liệu Đảng ta có dám mời họ về giữ những nhiệm vụ như thế không?
Họ nói: Gần đây, Đảng tuyên bố trí thức là một trong ba thành phần cơ bản của nhân dân, nhưng sao trí thức ngoài Đảng lại không được Đảng tin tưởng? Trái lại, họ còn bị rẻ rúng nữa. Một nhà trí thức lớn như Trần Đức Thảo đã từng tranh đấu thắng lợi với một nhà tư tưởng trứ danh như Jean-Paul-Sartre mà chỉ vì nói thẳng trong vụ Nhân văn - Giai phẩm mà bị bỏ rơi trong bao nhiêu năm. Đến khi ông ta chết ở Pháp, dược Pháp trọng thị, thì ta mới đề cao trong báo chí. Anh em cho đó là một việc đáng buồn! Một trí thức khác như Nguyễn Mạnh Tường, 22 tuổi đỗ hai bằng tiến sĩ ở Pháp, khi về nước tham gia kháng chiến được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành xuất sắc, nhưng chỉ vì phát biểu không đúng theo chủ trương của Đảng mà bị bắt ngồi xó trong bao nhiêu năm, đến nỗi trở thành một người bất mãn, khiến gần đây cho xuất bản quyển “Un excomunié” rất tệ hại.
Gần đây, một trí thức lớn là Nguyễn Khắc Viện đã có công to trong kháng chiến chống Pháp và trong phổ biến văn hoá Việt Nam, thế mà tuy đã là đảng viên, nhưng chỉ vì nói thẳng mà bị coi như một kẻ phản động.
Một trí thức lỗi lạc khác là Phan Đình Diệu, một nhà khoa học được nhiều trường Đại học trên thế giới ca tụng nhưng chỉ vì trình bày thẳng thắn những ý kiến của mình mà bị hắt hủi, đến nỗi các báo chí không được đăng những bài đáp lại những lời phê phán của người khác.
Chắc anh còn nhớ lại nội dung câu chuyện giữa chúng ta trong buổi trao tặng huân chương sao vàng cho Đảng Xã hội Việt Nam trước khi kết thúc 40 năm hoạt động. Tôi có nói với Anh tại sao tôi không gia nhập Đảng Cộng sản: “Hồ Chủ tịch đã giao cho tôi làm Phó tổng thư ký rồi Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam. Bây giờ đã già rồi, tôi vào Đảng Cộng sản làm gì!”.
Sau khi tuyến bố thôi hoạt động thì chúng tôi an phận thủ thường. Tuy không nhắc lại chuyện cũ, nhưng cũng thật khó hiểu vì sao khi đăng tin cáo phó hoặc mừng thọ một số đảng viên Xã hội hay Dân chủ, kể cả các nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương, thì báo chí ta không dám nói đến khía cạnh hoạt động này của họ. Trường hợp đưa tin mừng đại thọ 90 tuổi của anh Hoàng Minh Giám trên báo Nhân dân (có đăng ảnh anh đến thăm gia đình) là một ví dụ điển hình. Vì sao lại không dám nhắc đến việc làm Phó Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam của anh ấy trong mấy chục năm qua, nhưng lại nêu đã từng làm Phó chủ tịch Quốc hội (một chức vụ anh Giám chưa bao giờ làm). Tôi đã đích thân yêu cầu Báo Nhân Dân đính chính nhưng đã không được đáp ứng đúng mức. Việc viết lịch sử cách mạng Việt Nam gần đây, trong đó có lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, thường quá chú trọng đến thành tích quy công cho Đảng, nhưng lại chưa nêu đúng mức hoặc bỏ qua những sai lầm, khuyết điểm (thậm chí có lúc nghiêm trọng) cũng như vai trò, đóng góp của quần chúng, những người ngoài đảng. Bản sơ thảo lịch Quốc hội khoá I là một ví dụ. Những bài viết về đăng trên một số báo gần đây không dám đề cập đến 40 năm của tôi trong Đảng Xã hội Việt Nam.
Tôi xin nêu thí dụ gần đây nhất: Nhà báo Hoàng Phong có viết một bài về sự nghiệp của tôi đăng trên báo Đoàn kết của Hội Việt kiều tại Pháp. Mặc dù rất thân, song cũng không dám đả động gì đến 40 năm làm Phó rồi Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam của tôi. Một số bạn thân có đề nghị tôi nhắc lại trong dịp này, những ý kiến mà tôi đã phát biểu ở Mặt trận và Quốc hội mà không được chấp nhận. Tôi không muốn nhắc lại chuyện cũ, chỉ đề nghị những việc gì Đảng nhận thấy sai thì phải sửa. Nếu Đảng tiếp tục đối xử với Anh Nguyễn Khắc Viện, Anh Phan Đình Diệu như hiện nay thì sẽ không được lòng tin ở trong nước cũng như trí thức Việt kiều ở ngoài nước. Trí thức Việt Nam khao khát độc lập, tự do, dân chủ, không thể bằng lòng với chế độ chưa có tự do báo chí - ngôn luận như hiện nay. Xin Đảng phải sáng suốt hơn các Đảng khác, phải thay chế độ “đảng trị” bằng chế độ “đức trị”.
Xin chân thành cảm ơn.
Kính chúc anh dồi dào sức khoẻ, hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình.
Kính thư
Đồng kính gửi:
- Các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị.
- Đồng chí Cố vấn Phạm Văn Đồng.”
Thương nhớ ông vô cùng!

Thursday, September 27, 2018

Từ những con số

Những con số (1).
Là dân kỹ thuật, tiều phu quen đánh giá sự việc qua các số liệu đáng tin cậy.
Nguồn dữ liệu chính xác nhất về quốc tế là của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA, gọi là World Fact Book (1). Những nguồn khác của Ngân hàng thế giới World Bank hoặc Statista.com (2) cũng rất hay.
Thấy nhiều bạn hay bị các con số đánh lừa, tiều phu xin mạo muội đả thông một số hiểu lầm.
Có người cho là Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành cường quốc kinh tế số một, dẫn đầu GDP (Gross Domestic Product). Sai!
Nominal GDP = Official Exchange Rate GDP (OER-GDP) là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà mỗi quốc gia sản xuất ra trong một năm. Ví dụ như bao nhiêu chiếc ô-tô, bao nhiêu tấn thóc, bao nhiêu hợp đồng bảo hiểm v.v. quy ra USD.
Đây là GDP chính thức, nếu chia cho đầu người dân sẽ ra cho GDP/Capita (Capita = đầu người), gọi là thu nhập theo đầu người. Việt Nam năm 2017 đạt OER-GDP= 202 tỷ USD, nếu chia cho 96 triệu dân thành 2100 USD/đầu người/năm. (Xem đồ họa)
Xếp hạng GDP theo Official Exchange Rate (OER-GDP) . Nguồn Statista.com. Của CIA và WB cũng đúng vậy
Vì mức sống ở các nước chênh lệch nên sức mua của đồng USD giữa các nước hậu công nghiệp, các nước công nghiệp và các nước đang phát triển chênh nhau dữ dội. Ở các nước hậu công nghiệp, mức sống bằng nhau nên một đồng USD có sức mua tương đương nhau. Sức mua của đồng USD ở Tây Âu chỉ xấp xỉ từ 1 đến1,1, thậm chí ở những nước giàu hơn Mỹ như Na-Uy thì sức mua của đồng USD lại giảm đi, chỉ bằng 0,98.
Ở các nước mới công nghiệp như Croatia hay Trung Quốc, sức mua của đồng USD khoảng 1,5 đến 2 lần. Các nước đang phát triển như Việt Nam thì hệ số sức mua là 3 - 4. Ở Châu Phi đen chậm phát triển, sức mua của đồng USD xấp xỉ 5-6 lần. Càng lạc hậu, tỷ số này càng cao. Ví dụ 1 USD ở Đức không đủ uống 1/3 cốc cà phê buổi sáng, nhưng ở Việt Nam có thể ăn đủ bữa trưa, còn ở Công-Gô thì gia đình 3 người ăn cả ngày. Như vậy cu Tí cầm 1USD thì sống ở VIệt Nam bằng cu Bill tiêu 3,2 đồng bên Mỹ. Nhưng Tý mang 1USD sang Mỹ thì vẫn là 1USD.
Vì thế nên các nhà kinh tế đưa ra chỉ số PPP-GDP (Purchasing power parity), có nghĩa là tính theo sức mua của đồng USD tại nước đó. Nếu đem chia PPP-GDP này cho đầu người thì sẽ ra cái gọi là PPP-GDP/Capita. Thu nhập theo sức mua này thể hiện đúng mức sống trong nước, trong khi OER-GDP là sức mạnh kinh tế ra bên ngoài.
Vì giá sinh hoạt của VN thấp hơn Mỹ gấp 3,2 lần nên GDP theo sức mua (PPP) của VN là 202 x 3.2 = 647 tỷ USD. Như vậy mỗi người Việt coi như có hơn 6.700 US/năm để ăn, học hành, đi lại, chơi Phây v.v. Nhưng nếu để nhập máy móc ở nước ngoài thì Việt Nam vẫn chỉ có 202 tỷ USD.
Nước Mỹ năm 2017 đạt 19 ngàn tỷ USD OER-GDP, và PPP-GDP cũng như vậy, đứng đầu thế giới. Chia cho 325 triệu chú Sam, thu nhập đầu người là 59.000 USD.
1,4 tỷ người Trung Quốc cày cả năm được 12 ngàn tỷ USD. Như vậy mỗi chú Khách làm ra khoảng 8.600 USD. Nhưng vì TQ là nước công nghiệp ở hạng trung bình với mức sống thấp, dẫn đến sức mua của đồng USD là 1,92. Thế là Trung Quốc đương nhiên có GDP-PPP là 12 x 1.92 = 23 ngàn tỷ USD để chia nhau tiêu trong nước và đi Việt Nam ăn tôm biển….Nhưng để vào Nasdaq hay mua động cơ Boeing, mua máy ly tâm Siemens thì họ chỉ có 12 ngàn tỷ USD mà thôi.
Nếu coi liên minh EU là một thực thể kinh tế, với OER-GDP= 17 ngàn tỷ USD thì sức mạnh kinh tế của Trung Quốc chỉ đứng thứ ba thế giới.
Nhưng thu nhập đầu người của Trung Quốc (theo sức mua) là 16.700 USD chỉ xếp thứ 108 trên 229 nước.
Nhờ tính theo sức mua của USD tại TQ mà PPP-GDP của TQ tăng lên 1,92 lần. VN hay Lào nghèo hơn thì hệ số sức mua của USD gấp 3 lần. Trong khi Na-Uy giàu hơn Mỹ nên hệ số sức mua của USA = 0,98. Bảng dưới là số liệu của WB, cũng tương đương với CIA
Đó là tiền trong túi. Số tiền đó được phân phối bình đẳng hay không? phúc lợi xã hội tốt không? Lại là vấn đề khác. Cơ quan UNDP của LHQ đưa ra chỉ số phát triển con người (Human Development Index HDI) tính cả mức thu nhập theo GDP, nhưng đưa thêm các hệ số chất lượng y tế, sức khỏe văn hóa và giáo dục vào đó (3). HDI, với chỉ số lý tưởng là 1, phản ánh đầy đủ hơn trình độ văn minh của mỗi quốc gia.
Tất cả các nước tư bản phát triển (Hậu công nghiêp) đều có HDI trên 0.9
Tôi đã đến Guinea Xích đạo là nước xuất khẩu dầu mỏ với thu nhập đầu người là 36.000 USD/năm, nhưng dân chúng sống lầm than cơ cực, trong khi giới lãnh đạo phá tiền như nước. HDI của nước này chỉ đạt 0,591, xếp thứ 141/189, trong khi thu nhập đầu người của họ xếp thứ 55.
Chỉ số cao nhất hiện nay nằm ở Na-Uy: 0,953. Các nước hậu công nghiệp đều có chỉ số HDI trên 0,9. Châu Á có Nhật, Nam Hàn, Singapore và Hongkong tham gia nhóm này.
Các nước công nghiệp như Croatia, Hungary, Balan đều có HDI trên 0,8.
Từ 0.7 đến 0,8 là HDI của các nước đang phát triển và…không cần ngạc nhiên, Trung Quốc nằm trong nhóm này với HDI = 0,751 (xếp thứ 86).
"Siêu cường" China có chỉ số HDI đứng thứ 86, còn kém cả Venezuela của Madurro.
Các nước đang phát triển chậm thì có chỉ số HDI dưới 0,7. Các nước lạc hậu thì từ 0,4 đến 0,55.
Giờ tán chuyện nhà. Có người gọi đểu Việt Nam là xứ Đông Lào, cho rằng ta kém cả Lào. Sai!
Theo thống kê của CIA và cả WB thì Lào có GDP theo đầu người cao hơn VN chút đỉnh, không đáng kể. Nhưng nếu xét theo HDI thì Việt Nam với 0,696 hơn hẳn Lào, 0,601. Việt Nam xếp thứ 116 nằm ở mâm trên của nhóm U 0,7 cao hơn hẳn thằng em, xếp thứ 139, ngồi mâm cuối .
An ủi quá, vì Trường Sơn Tây vẫn phải học Trường Sơn Đông. 
Trường sơn Đông xếp hạng HDI 116, còn Trường Sơn Tây là 139.
Nhưng kể cả HDI cũng chỉ nói lên tiềm lực vật chất của một quốc gia. Các nước vùng vịnh với những ông lãnh chúa, các đạo luật khắc nghiệt về tự do cá nhân, chèn ép phụ nữ vẫn đạt HDI trên 0,8, nhờ vào chỉ số thu nhập cao chót vót và các dịch vụ y tế, giáo dục miễn phí toàn dân.
Tôi có bạn bè làm việc cho „Phóng viên không biên giới“ (RSF) hay „Ân xá quốc tế“(AI). Họ thực sự là những người công tâm và không bị chỉ đạo của bất cứ nhà nước nào. Do vậy mọi cáo buộc rằng các tổ chức này là tay sai của thế lực nọ kia là vô trách nhiệm.
Các tổ chức này lập ra những chỉ số về dân chủ hay tự do báo chí để thúc đấy quyền con người toàn cầu. Bảng xếp hạng của họ được quốc tế công nhận. Vì thế ma nước Qatar giàu có, chiếm chỉ số HDI và GDP khá cao, phải ngậm bồ hòn cải cách luật nữ quyền, luật lao động v.v. nhằm được đăng cai giải bóng đá 2022.
Xếp hạng tự do báo chí 2018 của tổ chức "Phóng viên không biên giới". Trắng là tốt nhất, kế tiếp là vàng, da cam. Đỏ và đen là xấu và thậm tệ.
Theo bảng xếp hạng tự do báo chí 2018 của RSF(4) thì Trung Quốc đạt 176/180 còn đứng sau Việt Nam một bậc và chỉ cách ông đội sổ Bắc Triều Tiên (180) có 4 chỗ.
Giả sử rằng Trung Quốc từ 12 ngàn tỷ USD cứ tăng trưởng 7%/năm, Mỹ từ 19 ngàn tỷ cứ tăng trưởng 3-4%/năm thì lúc nào đó, họ sẽ đuổi kịp Mỹ về GDP thưc, khỏi cần nhân hệ số sức mua.
Đối với chỉ số thu nhập đầu người, chỉ số HDI và kể cả „Trò chơi dân chủ“ như “Tự do báo chí” thì chú Tập còn phải ...mỏi cổ mới theo được Nam Hàn, đừng nói tới Mỹ hay Đức.
Tho Nguyen 
Köln 27.09.2018
(còn tiếp)

Một ngày bắt đầu với Buổi sáng Diệu kỳ

🌞 DẬY SỚM và tận hưởng BUỔI SÁNG DIỆU KỲ để thành công và hạnh phúc!
🌟 Tôi luôn thức dậy vào 4:56 AM hàng ngày, đây quả là một dãy số đẹp cho sự tiến bộ hàng ngày vì định nghĩa "Thành Công" đối với tôi là mỗi ngày sẽ tận hưởng thêm một bước tiến tới mục tiêu của mình.
Vậy chọn con đường nào để tôi có thể tiến bộ và tận hưởng mỗi ngày?
Tôi chọn bắt đầu Buổi sáng diệu kỳ vào 4h56' theo công thức chỉ dấu của Hal Elrod gồm 6 bước vô cùng đơn giản như sau: S.A.V.E.R.S
☀️ BƯỚC 1: S – Sự tĩnh lặng (Silence)
Hãy bắt đầu mỗi sáng với 1 khoảng thời gian tĩnh lặng có chủ đích. Có thể là cầu nguyện, thiền, tập trung vào những gì bạn cảm thấy biết ơn, hoặc thậm chí cam kết trong những suy nghĩ sâu sắc.
“Chỉ với một giờ tĩnh lặng, bạn có thể học được nhiều hơn những gì bạn đọc được từ sách trong cả một năm.”
☀️ BƯỚC 2: A – Lời khẳng định (Affirmations)
Những lời khẳng định cho phép bạn tạo nên và phát triển suy nghĩ, niềm tin, sự tập trung, và tư duy mà bạn cần để đưa bất kỳ phạm trù nào trong cuộc sống của mình lên một tầm cao mới.
“Lặp lại lời khẳng định nhiều lần sẽ tạo thành niềm tin. Khi một niềm tin trở thành một sự thuyết phục vững chắc, nó sẽ trở thành sự thật.”
Những câu thần chú tuyệt vời này sẽ giúp bạn đi tới mọi nơi mà bạn muốn.
Với những bạn bè trong cộng đồng Essence Process Foundation Vietnam của tôi thì thật tuyệt vời khi các bạn đọc chính câu thần chú mà mà người thầy vĩ đại Menis Yousry đã dành riêng cho bạn vào thời điểm vàng này. Tin tôi đi, bạn sẽ cảm thấy vô cùng kỳ diệu. 😊
Còn theo công thức thành công tuyệt đỉnh của Adam Khoo thì các bạn lớp Những Mô Thức Thành Công - POE đều thuộc lòng, đó chính là bài Kinh Thành Công của chúng ta: Tôi có quyền năng để lựa chọn, thứ tôi chọn là thứ tôi nhận được,...
Hãy tham khảo trong nội dung ảnh mà tôi trích dẫn ngay trong status này, bạn sẽ tìm thấy câu thần chú mà mình muốn sử dụng hàng ngày.
☀️ BƯỚC 3: V – Sự hình dung (Visualization)
“Người bình thường tin vào sự khả thi.
Người xuất chúng hình dung ra không chỉ những điều khả thi hoặc chắc chắn, mà hơn thế nữa là những điều bất khả.
Bằng việc hình dung và tưởng tượng rõ nét không gian, thời gian, hình ảnh, âm thanh về tương lai mà bạn muốn mình trở thành, bạn sẽ bắt đầu hành trình chinh phục và tận hưởng mục tiêu mà mình luôn hướng tới.”
Hãy hình dung những mục tiêu chính, những khao khát thẳm sâu của bạn, và điều thú vị nhất, hãy tưởng tượng đến những giấc mơ sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc đời bạn nếu bạn đạt được chúng. Hãy cảm nhận, lắng nghe, chạm và nếm mọi chi tiết trong hình dung của bạn. Hãy vẽ ra trong tâm trí, con người mà bạn muốn trở thành.
☀️ BƯỚC 4: E – Tập thể thao (Exercise)
Hãy dành thời gian tập luyện trước khi bị kiệt sức sau một ngày dài làm việc, trước khi bạn trở nên mệt mỏi, trước khi bạn có nguyên cả một ngày để nghĩ ra lý do để không tập luyện. Sự đầu tư vào sức khỏe, thể thao sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn không chỉ là hiện tại, mà còn cả những năm tháng về sau.
Suối nguồn tươi trẻ, Tabata, Yoga, Dance hay bất cứ phương pháp nào mà bạn cảm thấy phù hợp đều khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và sức khỏe để bắt đầu một Buổi sáng diệu kỳ.
Tôi sẽ cập nhật ghi chú một số bài tập ngắn nếu bạn chưa có ý tưởng gì trong phần ảnh ở status này.
☀️ BƯỚC 5: R – Đọc (Reading)
“Đọc sách là dành cho tâm trí cũng như tập luyện dành cho cơ thể và nguyện cầu dành cho tâm hồn. Chúng ta trở thành những cuốn sách mà chúng ta đọc.”
Dù điều bạn muốn trong cuộc sống là gì, sẽ luôn có vô vàn cuốn sách có thể giúp bạn đạt được điều đó.
Một số cuốn sách bạn nên đọc đầu tiên để thay đổi tư duy và thành công tôi sẽ cập nhật trong ảnh.
☀️ BƯỚC 6: S – Vạch dấu (Scribing)
“Những ý tưởng có thể đến bất chợt. Nếu chỉ ghi nhớ bằng tâm trí, bạn sẽ quên rất nhanh.”
Hãy dành 5-10 phút trong buổi sáng diệu kỳ của mình để viết nhật ký. Viết nhật ký sẽ giúp bạn thêm sáng tỏ, cho phép bạn động não và vượt qua những vấn đề của bản thân; cũng là cách giúp bạn mở rộng ý tưởng mà không bị lạc mất những ý tưởng quan trọng mà bạn muốn thực hiện trong tương lai. Nếu bạn muốn xem lại những bài học, nhật ký thực sự là một công cụ hữu ích. Đó chính là một trong những trải nghiệm mạnh mẽ, truyền cảm hứng để tự tin và thú vị nhất.
👉 Nếu bạn muốn tham khảo kỹ hơn về chỉ dấu này, hãy đọc cuốn sách Buổi Sáng Diệu Kỳ: https://alphabooks.vn/buoi-sang-ky-dieu
Nguồn: Mr. Hoàng Việt Phú
Fb.com/VietnamRich ☀️