Monday, September 24, 2018

Chuyện Tháng 9: Kỷ niệm về một người anh

Đó là anh Đinh Quốc Thắng, anh sang Hung năm 1965, học BME. Tháng 8 năm 67 chúng tôi sang Buđapest, chân ướt chân ráo, mọi thứ đều bỡ ngỡ. Người đầu tiên nhiệt tình giúp chúng tôi hòa nhập là anh Đinh Quốc Thắng. Anh hướng dẫn chúng tôi từ cách đi tàu điện đến Zsomboly bằng tàu số mấy, chuyển bến ở đâu v.v. đến việc khuyên chúng tôi nên mua quần áo, giày dép như thế nào. Anh còn bảo hãy mua benzin và bàn chải để chải quần áo veton và chỉ phải giặt sơ mi thôi. Anh quan tâm tới chúng tôi như người anh quan tâm tới em của mình.
Anh thường kể các gương học tập như anh Vũ Hoài Chương, anh Nguyễn Quang A và các anh khác. Chúng tôi cũng được biết anh Thắng cũng học rất giỏi, và đặc biệt khâm phục khi biết anh đang mắc bệnh hiểm nghèo mà ý chí học tập không suy giảm. Sau này lên Vár anh vẫn hay giúp chúng tôi. Mỗi lần gặp nhau tuy không nói ra nhưng tôi rất ái ngại không dám nhắc đến sức khỏe của anh.
Anh cũng học đến năm cuối và số mệnh đã không cho anh sống thêm. Nhưng có điều lạ là mỗi khi có hình ảnh gì về Hungary, Budapest hiện lên trong đầu là tôi lại nhớ đến anh.
Nguyen van Trung
04.9.2018 (Hội Hữu nghị Việt-Hung)

Antal Kis: Mostanában is sokszor eszembe jut az arca, amikor Chương szótárát a kezembe veszem. Nagyon okos, intelligens, barátságos, jószívű segítőkész fiú volt.



Vu Hoai Chuong:Vu Hoai and 9 others manage the membership, moderators, settings, and posts for HỘI HỮU NGHỊ VIỆT HUNG. Trong Từ điển Hung Việt 1974, anh Đinh Quốc Thắng soạn (chính) vần D, và tham gia (soạn phụ) vần Sz.

2 comments:

  1. Tran Dung: Anh Thắng người Nghệ Tĩnh, rất hiền, học giỏi, tính tình rất tốt. Rất không may, bị bệnh máu trắng. Dù ở lại thực tập, nhưng bệnh quá hiểm nghèo, Bạn Hungari cho cả bịch máu khô để về nước. Anh Thắng cũng tặng tất cả sách, tài liệu khoa học cho nhà nước mình.

    ReplyDelete
  2. Phạm Đắc Bi: Anh Đinh Quốc Thắng sang cùng năm với tôi - 1965- học chế tạo bán dẫn, năm thứ 3 đại học anh đã bị. Nhưng bác sỹ Hung đã thành công kéo dài cuộc sống cho anh đến tận sau khi tốt nghiệp 1971, anh còn ở lại thực tập đến 1972 tái phát. Anh về nước gấp rồi vào bệnh viện Bạch Mai. Năm 1972 Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt. Anh mất, trong bạn bè cùng năm có tôi và anh Trương Văn Cường có mặt tiễn anh xuống Văn Điển từ sáng sớm tinh mơ, vì ban ngày sợ máy bay Mỹ ném bom. Năm 1972 đó, đúng dịp gần Rằm tháng 7 âm, Hà Nội cũng mưa nhiều như năm nay, ngập khắp nơi. Và cũng buồn, ngậm ngùi...hạ anh xuống nước.😪😪
    Tôi cũng biết anh Dương - đi năm 1966, học ngành Mikrohullamu với tôi, mất vì máu trắng. Tôi còn biết anh Hoàng Ninh thầy dạy ở Đại học Bách khoa Hà Nội - NCS sang năm 1966, nghiên cứu về lĩnh TV, sau về nước, cũng mất vì máu trắng.
    Có cái chung của cả 3 người này là không biết uống trà - nhất là trà xanh, mà khi đó Hung nhập từ Việt Nam. Anh Thắng không thể nhấp được một tý nào. Anh Hoàng Ninh, về nước một thời gian mới mất. Khi anh còn khỏe, 1-2 lần tôi đến thăm anh (cả lúc ở Hung và cả ở Việt Nam), anh cũng không thể uống nổi nước chè, chỉ nước trắng thôi.
    Có nhiều người nói uống nước chè (trà), nhất là chè xanh có tác dụng khử độc, nhất là chống phóng xạ, ngừa ung thư, không rõ đúng mức độ nào. Nhưng 3 anh mất sơm vì ung thư máu, hình như cơ thể không chấp nhận hấp thụ nước chè (trà). Vài lời chuyện trò thế cùng anh em.

    ReplyDelete