Tuesday, August 18, 2020

Khai phá thời ĐDVH: Kinh tế học với nhân tố con người là quan trọng (4)

 NHÌN LẠI GIÁO DỤC

Các ĐH phương Tây xem tính khách quan là trung tính, và tính chủ quan như thiên vị. Giáo dục cần nhìn lại để hàm chứa/bao gồm việc vun trồng trí tuệ, cũng như học cách sống trong xh và khắc phục sự đàn áp, bóc lột. Quan niệm rộng rãi hơn về giáo dục đã sa sút vào thế kỷ 18 trong thời đại Khai Minh, khi lý trí và chủ nghĩa cá nhân lấn át cảm xúc và sự hợp tác.

Giáo dục Phật giáo bắt đầu bằng những câu hỏi cuối cùng/tối hậu của loài người: Ý nghĩa đời sống là gì? Bản tính thâm sâu nhất của chúng ta là gì?  Trách nhiệm của chúng ta với người khác ra sao? Phật giáo ko tách lìa đời sống khỏi giáo dục. Nalanda - đại học đầu tiên của thế giới - được sáng lập vào thế kỷ thứ 2 ờ Ấn Độ, trở thành 1 trung tâm thịnh vượng về nghiên cứu Phật giáo và những khoa chuyên sâu/hàn lâm. Nalanda có thư viện rất lớn và đội ngũ giảng viên gồm những học giả và hành giả Phật giáo hàng đầu. Theo những bản ghi chép của các nhà hành hương vào thời đó mô tả: có 10.000 tu sĩ từ khắp nơi của châu Á đến đây học Nhân minh học (khoa luận lý của Phật giáo), y học, toán học và Phật học. Đại học Nalanda tồn tại 1000 năm.

Các ĐH ngày nay, theo học giả về sinh thái Thomas Berry "là những thiết chế nguy hiểm nhất thế giới". Những ĐH này sản sinh đạo quân gồm những người duy lý về kinh tế phi thực tế. Theo đuổi khoa học "trung tính về giá trị", họ bỏ qua những đề xuất đạo đức, tâm linh chân chính, và dính líu sâu xa vào 1 nền kinh tế toàn cầu dựa trên lý tính để phục vụ các quyền lợi về tài chính, trong khi làm lật nhào những nỗ lực tích hợp thiết thân và chính trị. Mặc dù màn khói về từ thiện bảo bọc các khoa dạy về nhân văn và các khoa về nghệ thuật tự do, đồng tiền lớn cho khoa học lớn là kinh doanh lớn. Berry đã đề nghị các ĐH bổ nhiệm trưởng phân khoa đạo đức để bảo đảm rằng những vấn đề về giá trị được coi là nghiêm túc.

Ở thế kỷ 19, các nhà lãnh đạo chính trị đưa tín ngưỡng và vh phụ thuộc vào khoa học, kinh tế học, xh học, nhân loại học, triết học và sử học. Chủ nghĩa duy khoa học, tức là sự áp dụng 1 cách giáo điều phương pháp khoa học vào mọi lĩnh vực của tri thức, tin rằng: chỉ có đầu óc duy lý mới đủ để quan sát và hiểu được thực tại. Nó tập trung chuyên biệt vào vật chất và số lượng, coi rẻ tâm linh và chất lượng. Điều gì ko thuần lý thì bị coi là nằm ngoài phạm vi của việc tìm hiểu khoa học và do đó ít có giá trị.

Tri thức của chúng ta về vũ trụ đã mở rộng theo cấp số lũy thừa, cùng với việc khống chế nhằm giảm thiểu những tác hại gây ra từ hiện tượng tự nhiên cũng như những thành công trong việc nghiên cứu chữa trị nhiều căn bệnh... Nhưng với phí tổn ntn? Với việc phát triển hệ thống điện khí hóa, vận tải, truyền thông, và chăm sóc y tế, chúng ta thấy cảnh quan/môi trường tan hoang, tài nguyên bị phung phí, sự đa dạng sinh học bị suy giảm, và nguy hiểm cũng gia tăng với số lượng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Khoa học và kỹ thuật đang xa rời các giá trị nhân bản, và trách nhiệm đạo lý bị đảo lộn bởi lòng tham và trở nên vô cảm với luật nhân quả về đạo đức.

Trong những năm tới, nếu ko có sự thay đổi đáng kể, sự kiểm soát của các tập đoàn về cả đời sống con người và đời sống ngoài con người sẽ càng mở rộng và đi xa hơn trong những lĩnh vực đã và đang khai thác. Họ đang thay đổi cấu trúc di truyền của thực vật, động vật và đang đòi quyền sở hữu/sáng chế cho những dạng thức đời sống được cải biến này. Những nhà sx địa phương - gồm cả những người nông dân và dân chúng bản địa - đang mất đi quyền trồng những vụ mùa từ những giống mà tổ tiên của họ đã trồng trọt từ hàng ngàn năm nay. Trong Hiệp ước Đa dạng sinh học Toàn cầu (Global Biodiversity Treaty) được chuẩn y năm 1992 trong Hội nghị Thượng đỉnh về Trái Đất tại Rio de Janeiro, có thể, 1 cách nghịch lý, khuyến khích thêm vào xu hướng này, tạo ra 1 cái khung, theo đó các quyền lợi toàn cầu có thể vẫn tiếp tục rút tỉa sự đa dạng sinh học của thế giới đang phát triển. Chúng ta có thể ngại ngần với chủ nghĩa tư bản màu lục (green capitalism), vốn dự báo 1 ảo tưởng về chủ nghĩa bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, trong khi tìm cách bóc lột và thao túng những nguồn tài nguyên của các quốc gia và những dân tộc nghèo khó hơn.

Thế giới từ sau cuộc Chiến tranh Lạnh, với đường lối đắc thắng TBCN, đã sản sinh ra sự kiêu căng đầy hoang tưởng. CNTB bằng thị trường tự do được rao giảng bởi trường phái tân tự do chủ nghĩa về kinh tế học là 1 biểu hiện trần trụi cho điều này. Hầu như ko thể nhận thấy sự nhân nhượng/khoan dung đối với tính đa dạng của xh và những hình thái tương tác/giao tiếp phụ thuộc lẫn nhau trong phát triển kinh tế hiện nay. Lối sống đa dạng trước đây trên khắp thế giới vẫn tiếp tực bị xói mòn bởi chủ nghĩ tiêu thụ và sự thi hành những chính sách tân tự do chủ nghĩa.

Nền giáo dục ngày nay đã trở nên mang tính hẹp hòi địa phương. Mảnh bằng ĐH chỉ để tìm ra 1 công việc lương cao. Đó là 1 hệ thống giáo dục bị áp đặt, nhằm củng cố những cấu trúc quyền lực và làm chúng ta mất ý thức với việc khả tri. Để giáo dục hữu hiệu hơn, nó phải mang tính đối thoại, bao quát, và xuất phát từ chân tâm, đồng thời cần hàn gắn/chữa lành sự đứt lìa giữa thân xác với tinh thần. Sự thực hành tâm tính mang tinh thần Phật giáo đáp lại những đề xuất này qua sự vun trồng sự minh triết, bao gồm thiền định và giới luật, là những chỉ giáo cho việc thực hiện 1 cuộc sống đạo đức.

Dân chúng ở nông thôn vốn hiểu được tính toàn vẹn của đời sống và sự thiêng liêng của trật tự tự nhiên. Họ có thể dạy chúng ta cách hòa điệu với tự nhiên, sống trong sự cân bằng với giá trị và cảm thức về cái thiêng liêng. Chúng ta cần giữ được cân bằng giữa những tiến bộ của khoa học kỹ thuật với sự minh triết của tính bản địa. Chúng ta cần 1 nền giáo dục khuyến khích tích hợp nhiều mặt từ thực tế. Bằng thiền định và nghệ thuật, chúng ta có thể kết nối với đất mẹ và tái khẳng định bản tính hợp tác, nhìn nhận cảnh quan/môi trường tự nhiên như là 1 phần của chính mình. Gieo trồng những hạt giống hòa bình, hướng vào bản thân, chúng ta có thể chữa lành cho mình và cho thế giới, cho Trái Đất. Richard Rodriguez viết: "Giáo dục đòi hỏi sự tự thân cải tạo một cách triệt để".

*

Giáo dục phương Tây được coi như 1 phương tiện để có được kỹ năng kiếm sống, là những dạng thuộc về vốn liếng của tri thức. Adam Curle gợi ý: "Giáo dục là 1 tiến trình học tập giúp biểu lộ những tiềm năng ẩn giấu trong mỗi con người, sự sáng tạo trở nên dễ dàng qua nhận thức tự thân". 

Mục đích của giáo dục Phật giáo cũng tương tự. Trí tuệ chân chính là hiểu bản tính của thực tại ko có định kiến hoặc ngộ nhận, nhìn sự vật đúng như chúng là thế. Tình cảm và lý trí đều song hành phát triển, việc xác định/áp dụng vào thực tiễn phải phù hợp với xh. Sự hiểu biết về cuộc sống và thế giới ko bị cản trở do định kiến và sự ích kỷ. Giáo dục cần nuôi dưỡng 1 vh hòa bình bằng cách chế ngự làn sóng bạo động gây bất an từ lòng nhân từ, sự khiêm nhường, rộng lượng đầy trí tuệ của chủ nghĩa tinh anh.

Chúng ta cần sự đa dạng về nhận thức. Những dạng tri thức khác nhau - có giá trị ngang nhau - đều cần thiết cho những hoàn cảnh khác nhau. Tất cả những dạng tri thức này cần được ứng dụng để đưa con người lên Mặt Trăng, để duy trì sự bền vững của cảnh quan, môi trường, hay kiến tạo 1 thế giới hòa bình và phát triển 1 cách ổn định...

Chúng ta chấp nhận 1 nền giáo dục phù hợp ko phải với sự sai lầm trong chuyển giao tri thức, dạy cho sv trở thành tầng lớp đặc quyền hưởng lợi mà đòi hỏi 1 chương trình và sự đào tạo học sinh - khai triển 1 nền tảng căn bản - phải là nhiệm vụ của các trường tiểu học và trung học. Ở cấp ĐH, học hỏi phải được ưu tiên. ĐH phải là nơi khai phá và học tập. Trong quá khứ, nền giáo dục ở Thái, với Phật giáo như là 1 thành phần cốt lõi, đã giúp việc đào tạo con người với những cung cách để đạt được hạnh phúc. Giáo dục trở thành nghệ thuật vun bồi hạnh phúc qua sự kiên trì, tình bằng hữu, sự cân bằng và tín ngưỡng.

Cải cách có nghĩa là thay đổi hoặc phá hủy 1 dạng thức cũ. Chưa thời gian nào khác trong lịch sử, sự cải cách giáo dục đã trở nên quan trọng như thế cho việc học hỏi những đường lối đáp ứng các thách thức về xh và chính trị của chúng ta.

*

Nghệ thuật, hội họa, âm nhạc và vũ điệu luôn luôn là thành phần trong giáo dục/sư phạm, sự hiếu khách, và ngay cả trong ngoại giao/đối ngoại của Thái Lan. Chẳng hạn như, mỗi lần 1 đại diện chính thức từ thủ đô Bangkok đến thăm Chiangmai, thì người chủ nhà ở phương Bắc sẽ nhảy múa chào đón và giúp vui cho khách. Người từ phương Nam cũng nhảy múa theo, rồi họ cùng vào tp 1 lượt với nhau.

Trong khi người dân quê dệt thứ vải dùng để may quần áo, những thành viên trong gia đình và những người cùng làm sẽ hát hoặc chơi nhạc cụ để khích lệ họ. Người ta cũng hát trong lúc cày cấy hoặc gặt hái mùa màng; rồi họ san sẻ vụ thu hoạch cùng hàng xóm láng giềng và các vị sư. Cái đẹp được đan bện vào lối sống, phản ánh tiết điệu của 4 mùa.

Ngày nay, người Thái chúng tôi đã trở nên xa lạ với 1 cuộc sống đầy ý nghĩa như thế. Tính hiện đại đã làm bật gốc các lề lối truyền thống, các trung tâm thương mại đã thay thế chùa chiền như là những trung tâm của đời sống cộng đồng. Giai cấp thượng lưu và trung lưu dấn mình vào chủ nghĩa tiêu thụ, xói mòn các nguồn tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường thiên nhiên. Giáo dục bậc cao sản sinh ra những lớp người đầy tớ cho những quyền lực hiện hành chứ ko phải những công dân từ tâm và sống có trách nhiệm. Trung tâm quyền lực đã chuyển từ Đạo pháp tới Ngân hàng Trung ương, là 1 CLB của tầng lớp giàu có, phục vụ như những kẻ canh cổng cho những tập đoàn đa quốc gia.

Từ ngữ văn minh (civilisation) khởi thủy quy chiếu về đời sống thành thị. Tagore nhận xét rằng: vh châu Á xuất phát từ rừng sâu, trong khi vh phương Tây mang tính thành thị. Aristotle gọi đời sống thành thị là cách duy nhất để vun bồi cái đẹp, cái thiện và cái chân, bởi ở trong rừng sâu con người ko có thì giờ cho những thứ "xa xỉ" này. Rousseau tin rằng: khoa học và nghệ thuật là những vòng dây hoa lá che phủ những xiềng xích cột trói, làm chúng ta thành nô lệ và làm thui chột "cảm thức về tự do nguyên thủy mà vì thế chúng ta được sinh ra".

Khi chúng ta đối xử với đời sống như là nghệ thuật, vun bồi cái đẹp bên trong và sự can đảm tinh thần của chính chúng ta, điều này biểu hiển rõ trong kiến trúc, văn học và vh. 

*

Trong tác phẩm kinh điển về kinh tế học Phật giáo Small Is Beautiful: Economics as if People Mattered (Nhỏ là đẹp: Kinh tế học coi trọng con người), E. F. Schumacher nhắc nhở rằng: con người là vô cùng quan trọng, hơn lợi nhuận. Ông khuyến khích chúng ta quay về với đời sống chân chính. Các nhà tư tưởng phương Tây khác như Ivan Illich, Paolo Freire, và các nhà thần học Công giáo Mỹ Latinh, đã thách thức thế giới quan phương Tây từ lập trường phương Tây, dựa trên lý luận và khoa học. Illich đã nêu: việc học ở trường là nghi lễ thành nhân của tính hiện đại, là "nghi lễ tạo huyền thoại trung tâm của những xh công nghiệp". Các nhà trường bảo đảm hs "hoàn toàn cam kết với hệ tư tưởng đặt sự tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu", trong khi ĐH trở thành "giai đoạn chung cuộc của nghi thức nhập môn/điểm đạo bao trùm nhất mà thế giới từng biết". Ngôn ngữ trở nên hoàn toàn hòa điệu với chương trình của kẻ mạnh đến nỗi những quan niệm và nội hàm vốn có thể quy định sự đề kháng đều bị loại trừ, khiến cho sự phản biện có vẻ phi lý và ngây ngô. Sinh viên ko được dạy suy tư phán đoán, nhưng được dạy cách làm đông cứng hiện tại. Lý trí được giả thiết là trung tính; trực quan, siêu thoát và huyền nhiệm đều ko nhìn thấy đâu trong ngôn từ thuyết giảng chỉ mang 1 chiều kích này.

Trong nền độc canh của chủ nghĩa tiêu thụ, các cá nhân bị tha hóa khỏi bản tính của mình, vh của mình và trong mối quan hệ tương tác với nhau. Nền giáo dục trao quyền (empowerment education) cho những cộng đồng bên dưới/đáy tầng cung cấp những công cụ để chống trả những khuynh hướng này. Giáo dục cần đáp ứng những quang cảnh bên ngoài và bên trong chúng ta. Chúng ta cần vượt trên khoa học, tìm ra những học thuật/giao thế giúp chúng ta thực hiện hòa bình, tự do nội tại, và dùng những học thuật này để dấn thân vào xh, đem lợi ích và hạnh phúc cho tất cả. Chúng ta phải vạch ra cội rễ và con đường của vh cũng như những mối liên kết/tương tác giữa các nền vh với nhau. Chúng ta ko thể quay trở lại quá khứ, nhưng chúng ta có thể vạch ra từ quá khứ những điều có thể kết nối với đầu óc cởi mở để sáng tạo 1 nền khoa học hướng tới đạo đức.

Các xh sẽ lành mạnh hơn nếu chúng tiến triển với sự bền vững hơn là sự tăng trưởng vô hạn, nếu chúng là nơi người ta có thể giúp nhau trong thời điểm khó khăn, nơi quyền lực được san sẻ hơn là tranh giành, nơi thiên nhiên được tôn trọng hơn là tàn phá để bóc lột, nơi tâm linh và minh triết được trọng vọng. Có những người đang dấn thân ở khắp nơi, làm việc để thể hiện quan điểm này. Với nhận thức minh bạch về bất bạo động cấu trúc trong xh và trong chính bản thân, họ đang đi trên con đường của các vị bồ-tát, hành động vì mục đích giải thoát cho tất cả, của tất cả. Con đường giáo dục đầy thách thức nhưng phong phú này là sự kết hợp của thiền định và hành động, tâm linh và chính trị, sinh động và trang nghiêm. Ở châu Á, nhiều thanh niên đang dấn thân với những báu vật từ truyền thống Phật giáo để hướng tới những nỗ lực sáng tạo 1 tương lai bền vững cho cộng đồng.

(còn nữa)

No comments:

Post a Comment