Trong các hệ vật lý cũng như các hệ phức hợp khác có hai hiện tượng trái
ngược: phản vệ và sụp đổ. Phản vệ là phản ứng của hệ thống nhằm chống
lại sự thay đổi trạng thái của hệ thống. Đơn giản thì là quán tính, phức
tạp hơn thì có các định luật Faraday sinh ra từ trường, điện tượng
chống lại sự biến thiên sinh ra nó. Cơ thể cũng có phản vệ, ngộ độc, nôn
mửa, tháo dạ. Xã hội cũng có phản vệ, chống lại các tư tưởng mới, cấp
tiến. Tuy nhiên, cũng có những phản ứng sinh ra sụp đổ, mọi biến đổi sẽ
góp phần làm tăng khả năng biến đổi mạnh mẽ hơn, dẫn tới diệt vong của
hệ thống. Như vậy, sụp đổ là trạng thái của hệ thống đã mất tính phản
vệ, hoặc ngược lại phản vệ là trạng thái của hệ thống khi đã mất tính
cấp tiến. Tuy vậy, xem ra trong thực tế, mất tính cấp tiến thường dẫn
tới sụp đổ. Có thể xem đặc trưng nào cho thấy hệ thống là phản vệ hoặc
sụp đổ và diễn biến từ trạng thái nọ sang trạng thái kia thế nào? Tại
sao xã hội trì trệ thì sẽ sụp đổ. Logic là thế nào?
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Do Xuan Phuong: Vấn đề rất hay!
ReplyDeleteKhái niệm cổ xưa về đối ngẫu 2 trường vectors ngược chiều chính là Âm - Dương. Hệ động lực (vũ trụ, xã hội, con người) tuy hỗn loạn song lại có thể khái quát về cặp xu thế đối nghịch này (F. Engels, Anti-Duhring, 1878).
Ngành toán học về hệ thống hỗn loạn đã chỉ ra một số quy luật về sự biến đổi cân bằng giữa 2 xu thế đối nghịch. Điển hình là logarithmic spiral, một sự chuyển pha tuần tự đảm bảo cho hệ tương đối bền vững. Điều đó có nghĩa là nếu vector trạng thái của hệ không cân bằng theo quỹ đạo tối ưu này thì nó sẽ sụp đổ.
Nguyen Ai Viet: Triết học chung chung quá. Câu hỏi là mối quan hệ giữa phản vệ và sụp đổ: tưởng như chúng là đối lập, nhưng có khi chúng lại tạo tiền đề cho nhau. Cơ chế cụ thể thế nào.
DeleteDo Xuan Phuong: Em nghĩ cần phải 'lấy vi phân' và miêu tả hệ thống như tổng của nhiều tập con bên trong. Mỗi tập con đóng góp vào một trường vector phản vệ hoặc sụp đổ, hoặc cả hai. Như vậy trạng thái của hệ sẽ là kết quả của phép cộng với một số điều kiện biên nào đó.
DeleteTrung Minh: Thưa thầy. Em có một số suy nghĩ sau về những điều thầy vừa nói.
ReplyDelete1. Em đồng ý với thầy từ đầu đến cấp tiến. Nhưng cũng khó khăn để có thể định nghĩa được ý tưởng mới, cấp tiến là như thế nào để có thể gọi là tính phản vệ của xã hội. Em thì định nghĩa hơi khác một xíu về tính phản vệ của xã hội, giống như vật lý, chính là những tác động nhằm thay đổi những thông số vĩ mô của hệ, tức là những gì làm thay đổi căn bản xã hội. Giống như hệ vật lý có xu hướng chống lại sự thay đổi, chính mỗi con người cũng có xu hướng chống lại sự thay đổi tác động lên mình từ bên ngoài, chúng ta lấy "tích phân" cho toàn bộ xã hội được một sự phản vệ lớn.
2. Tuy nhiên, phản vệ, như chính nó có thể coi là tính quán tính, thì đó là thuộc tính luôn có của hệ, tùy vào mức độ tác động của ngoại lực và diễn biến bên trong chính hệ đó sẽ quyết định trạng thái của hệ sau đó. Với lập luận đó, không thể nói được sụp đổ là trạng thái của hệ đã mất tính phản vệ. Mặt khác, với tính chất là một thuộc tính nên cũng có khó có thể nói rằng nó là trạng thái của hệ thống khi đã mất tính cấp tiến.
3. Thầy có thể định nghĩa sụp đổ là gì không ạ? Theo ý kiến riêng của em, đó là sự thay đổi căn bản từ trạng thái này sang trạng thái khác của hệ, cũng có thể coi là sự chuyển pha của hệ. Với sự phản vệ thường trực, tuy nhiên nếu tác động bên ngoài lớn vẫn có thể làm thay đổi hệ để đạt đến trạng thái khác, tuy nhiên sự phản vệ vẫn còn đó, mặc dù đã thay đổi tính chất. Cho dù, hệ có thay đổi theo trạng thái nào đi chăng nữa, thì với bản chất cố hữu của nó, nó vẫn tồn tại.
4. Tính cấp tiến, đây là một khái niệm của xã hội, em không biết có cái nào giống trong Vật lý không. Hehe. Tuy nhiên, nếu nó có thể được coi là những tác động nào đó nhằm thúc đẩy quá trình chuyển pha của hệ thì đúng là hệ sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể đạt được trạng thái mà khi có những tác động lớn đó. Tuy nhiên, tác động mang tính định hướng, do đó, đôi khi hệ sẽ không thể nào đạt được trạng thái như được định hướng nếu tự thân nó ngẫu nhiên vận động. Nên có thể khẳng định, hệ sẽ duy trì trạng thái hiện tại càng lâu nếu thiếu đi những tác động mang tính cấp tiến.
5. Có thể nói phần lớn xã hội luôn chống lại những tư tưởng cấp tiến, trừ khi xã hội đang ở giai đoạn chuyển pha. Lý do là những ý tưởng cấp tiến đòi hỏi tất cả các phần tử của hệ tiến hóa (evolution) theo một (vài) cách nào đó mà đa số các phần tử phải thay đổi một sự đáng kể đối với trạng thái hiện tại của chúng. Do số lượng phần tử trong hệ lớn nên sự chống lại là khá lớn. Vì vậy, nếu các tác động cấp tiến vẫn chưa ảnh hưởng rộng, cần có thời gian để hệ tiến tới trạng thái mà các tác động đó muốn đến.
Em xin được "chém gió" như thế. Hehe. :)
Nguyen Ai Viet: Em "chém" hay phết
DeleteTrung Minh Dạ, em cảm ơn thầy :)
DeleteHai Le: Cơ chế phản vệ/cấp tiến sẽ dẫn một hệ sinh thống tới đâu có lẽ còn phụ thuộc vào tương quan của chúng với nhiều yếu tố : các yếu tố hạn chế sự phát triển của hệ thống , môi trường sinh thái mà hệ thống trao đổi chất/ năng lượng / y tưởng
ReplyDeleteQuang Nguyen Xuan: vecto cai moc xi
ReplyDeleteDo Xuan Phuong: Đã sửa là trường vector ạ. :)
DeleteDo Xuan Phuong: Để link tới trang toán học về sự hỗn loạn để mọi người tiện tham khảo cách tiếp cận hiện đại. Trình bày rất dễ hiểu và sinh động với những ví dụ cơ bản nhất qua 9 chương.
ReplyDeletehttp://www.chaos-math.org/en
Nguyen Ai Viet: Về mặt tổng quát thì tôi chưa có lý luận chung, nhưng có thể lấy một ví dụ trong một hệ động lực. Có thể là một giòng sông, mô tả bởi một phương trình thủy khí phi tuyến nào đó như Navier-Stokes. Trên mặt sông sẽ có những xoáy nước, hút mọi thứ xung quanh vào đó và nhấn chìm anh nào bơi vào đó. (Hình ảnh đã có vẻ giống xã hội lạc hậu, tham nhũng :) ). Mọi cố gắng bơi ra xa xoáy nước sẽ bị hút trở vào, càng cố gắng thoát ra, lực hút càng mạnh. (Nói một cách khác anh nào càng cấp tiến, càng bị xã hội cho ăn đòn nặng). Tuy nhiên ở ranh giới giữa hai xoáy nước, thì câu chuyện lại dễ dàng càng cố, sẽ thấy càng nhẹ, và dường như có động lực ngày càng tăng giúp anh thoát khỏi xoáy nước, nhưng thực ra đó là việc hút anh vào một xoáy nước khác. Thuật ngữ chung của các xoáy nước chính là "hấp tử" (attractor). Ranh giới giữa hai xoáy nước chính là điểm chuyển pha. Vì vậy, không có gì phải sợ sụp đổ, thế nào cũng có điểm cân bằng mới, trừ phi quyền lợi của mình gắn chặt với xoáy nước. Cấp tiến chẳng qua là tiến tới một hấp tử (trật tự) khác mà thôi.
ReplyDeleteDo Xuan Phuong: Hoàn toàn chính xác như lý thuyết Trung Đạo ạ.
Delete