Đây là lần đầu tiên một quốc gia trong khối NATO có hành động "đụng tay đụng chân" trực tiếp với Nga (hay Liên Xô) trong vòng nửa thế kỷ qua, dù rằng trong quá khứ, mối quan hệ giữa họ có nhiều khi căng thẳng hơn rất nhiều.
Mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trước sự kiện này cũng không hề tệ hay như lời thủ tướng Nga Medvedev là "mối quan hệ láng giềng tốt đẹp". Không những thế, Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác lớn thứ 5 của Nga. Riêng trao đổi thương mại giữa 2 nước năm 2014 đạt 31 tỉ USD.
Read more: http://www.dlv.vn/2015/11/may-bay-nga-bi-ban-kho-nhuc-ke.html#ixzz3skUloqBU
Thổ Nhĩ Kỳ, dù là một thành viên NATO, nhưng lại không phải là một kẻ
"hợp cạ" với bộ sậu Tây Âu, do đặc điểm riêng về văn hóa - tôn giáo, vị
trí địa chính trị và có lẽ, sự tự tôn của hậu duệ đế quốc Ottoman.
Thổ: vì đâu nên nỗi?
Không ít người nghĩ rằng Thổ gây hấn với Nga là do tác động của Mỹ và NATO nhưng những phản ứng của khối này sau đó cho thấy họ có vẻ như đứng ngoài sự cố này. Sự bối rối, phiên họp khẩn với NATO cho thấy đây không phải là một hoạt động được tính toán cặn kẽ từ trước hay đã tham vấn bộ sậu này.
Như vậy, nguyên nhân có vẻ hợp lý nhất là "lợi ích tài chính trực tiếp của một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm dầu được sản xuất từ các nhà máy so ISIL sở hữu" như thủ tướng Nga Medvedev đã nói. Cùng với đó là việc chính phủ Erdogan cũng không ưa gì chế độ của Bashar al-Assad và đang cùng với Mỹ - NATO "chống lưng" cho phe phiến quân ở Syria. Việc Nga can thiệp trực tiếp vào tình hình của Syria, bắn phá các đoàn xe dầu và cơ sở khai thác dầu của IS cũng như dội bom phiến quân Syria chẳng khác nào "tát nước vào mặt" Thổ. Ngoài ra, sức ảnh hưởng của Nga trong khu vực ngày càng lớn, lôi kéo được sự ủng hộ của cả Iraq, Ai Cập bên cạnh mối quan hệ nồng ấm với Iran, Jordan, khiến cho "tiểu bá" Thổ Nhĩ Kỳ không thể không nhấp nhổm cho vị thế của mình.
Nhưng như vậy đã đủ để Ankara trong một cơn bốc đồng ra lệnh bắn rơi máy bay Nga mà không thèm tham vấn NATO? Bởi lẽ, chẳng có gì đảm bảo rằng hành động đó sẽ làm Nga chùn bước mà ngược lại, khác gì đổ dầu vào lửa. Tôi cho rằng, rất có thể, đó là một trường hợp khẩn cấp và cực kỳ quan trọng đối với Thổ, khiến cho họ phải bất chấp mọi rủi ro. Chẳng hạn như cuộc tấn công đó của Nga đang nhằm vào một mục tiêu cực kỳ có ý nghĩa với Thổ: một buổi "giao hàng" rất giá trị, một yếu nhân nào đó của Thổ, một lực lượng nào đó mà Thổ dứt khoát không thể để mất,.... Và Thổ phải ra tay cấp kỳ để cứu vãn tình thế.
Nga: Tái ông thất mã...
Về phía Nga, bị thiệt hại không nhỏ, lại bị "vỗ mặt" công khai như vậy, tất nhiên là rất "nóng mặt" hay ít ra cũng phải tỏ ra như vậy. Trò chơi chính trị, lại của thượng tầng thế giới, không có chỗ cho những cảm xúc cá nhân thông thường hay đúng hơn, những cảm xúc đó chỉ là sự ngụy trang cho mục đích sâu xa. Cũng như cao thủ chơi cờ, không thể vì bị ăn mất một con tốt mà nổi giận, dồn "xe - pháo - mã" để tìm cách giành lại con tốt của đối phương.
Theo tôi thấy, người Nga không bất ngờ về tình huống này vì chắc chắn, trong tính toán đường đi nước bước của họ, hẳn là đã có dự trù cho nó. Không hẳn là với riêng Thổ, với riêng sự vụ cụ thể này.
Và thực tế những đối sách của họ đã cho thấy điều đó. Họ đã không vội "ăn miếng trả miếng" với Thổ mà từ từ siết chặt mục tiêu của mình trên cả 2 mặt trận: chính trị và quân sự.
Về chính trị, Nga nhanh chóng đưa ra những chứng cứ, lý lẽ thuyết phục chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã hành động sai trái, đúng như lời tổng thống Putin nói là: "hành động đâm sau lưng, do những kẻ đồng lõa với khủng bố thực hiện". Cho dù Thổ Nhĩ Kỳ có lý giải thế nào thì cũng chẳng thể làm cho người dân châu Âu, đang trong cơn sốt chống khủng bố, thỏa mãn được thắc mắc vì sao một nước trong liên minh chống IS lại sẵn sàng "đâm sau lưng đồng đội", mà lại là "đồng đội chiến nhất" đang hàng ngày trả thù cho họ, xoa dịu nỗi đau và nỗi sợ hãi của họ. Các nước NATO dù không ưa Nga đến đâu, trước tình cảnh đó, cũng chẳng dám đùa giỡn với dư luận nước họ để mà hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này, dẫn đến kết quả là khoét sâu thêm vào những mâu thuẫn trong khối NATO: mối quan hệ nhàn nhạt giữa Thổ và các thành viên Tây Âu sẽ càng thêm "thiếu muối"; các nước Tây Âu không thể đứng ra hô hào bảo vệ Thổ cũng khiến niềm tin giữa các thành viên, nhất là thành viên nhỏ, vào sức mạnh của khối giảm sút.
Và trong lúc dư luận thế giới đang đổ dồn vào cuộc đấu khẩu giữa các lãnh đạo Nga với Thổ, dõi theo những tuyên bố trừng phạt Thổ của Nga thì Nga âm thầm triển khai gọng kìm thứ 2: quân sự.
Về quân sự, sự cố bất ngờ này thực chất lại là một cú hích, khiến Nga "leo được vài bậc thang" trong việc tăng cường sức mạnh quân sự tại khu vực một cách danh chính ngôn thuận. Điều này đã được thực hiện một cách nhanh chóng khiến cho Mỹ và NATO hoàn toàn không kịp trở tay. Đầu tiên, chỉ vài giờ sau khi Su-24 bị phía Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, tuần dương hạm Moskva (lớp Slava) được trang bị hệ thống phòng không tầm xa S-300FM Fort-M (phiên bản hải quân của hệ thống S-300) tiến gần bờ biển Latakia. Tuần dương hạm này được lệnh bắn hạ bất kỳ mục tiêu nào gây nguy hiểm cho hoạt động của quân đội Nga ở Syria. Một ngày sau đó, Nga tiếp tục triển khai hệ thống phòng không tối tân S-400 Triumf đến Syria, tăng cường 10-12 tiêm kích làm nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom. Theo CNN, khi can thiệp vào Syria, không quân Nga chỉ có 34 máy bay chiến đấu các loại ở sân bay Latakia. Số lượng này vẫn quá nhỏ so với 150 máy bay của Mỹ. Nhưng với "món quà" của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã có thể qua mặt Mỹ và NATO để tăng cường lực lượng mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Không ít người nghĩ rằng Thổ gây hấn với Nga là do tác động của Mỹ và NATO nhưng những phản ứng của khối này sau đó cho thấy họ có vẻ như đứng ngoài sự cố này. Sự bối rối, phiên họp khẩn với NATO cho thấy đây không phải là một hoạt động được tính toán cặn kẽ từ trước hay đã tham vấn bộ sậu này.
Như vậy, nguyên nhân có vẻ hợp lý nhất là "lợi ích tài chính trực tiếp của một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm dầu được sản xuất từ các nhà máy so ISIL sở hữu" như thủ tướng Nga Medvedev đã nói. Cùng với đó là việc chính phủ Erdogan cũng không ưa gì chế độ của Bashar al-Assad và đang cùng với Mỹ - NATO "chống lưng" cho phe phiến quân ở Syria. Việc Nga can thiệp trực tiếp vào tình hình của Syria, bắn phá các đoàn xe dầu và cơ sở khai thác dầu của IS cũng như dội bom phiến quân Syria chẳng khác nào "tát nước vào mặt" Thổ. Ngoài ra, sức ảnh hưởng của Nga trong khu vực ngày càng lớn, lôi kéo được sự ủng hộ của cả Iraq, Ai Cập bên cạnh mối quan hệ nồng ấm với Iran, Jordan, khiến cho "tiểu bá" Thổ Nhĩ Kỳ không thể không nhấp nhổm cho vị thế của mình.
Nhưng như vậy đã đủ để Ankara trong một cơn bốc đồng ra lệnh bắn rơi máy bay Nga mà không thèm tham vấn NATO? Bởi lẽ, chẳng có gì đảm bảo rằng hành động đó sẽ làm Nga chùn bước mà ngược lại, khác gì đổ dầu vào lửa. Tôi cho rằng, rất có thể, đó là một trường hợp khẩn cấp và cực kỳ quan trọng đối với Thổ, khiến cho họ phải bất chấp mọi rủi ro. Chẳng hạn như cuộc tấn công đó của Nga đang nhằm vào một mục tiêu cực kỳ có ý nghĩa với Thổ: một buổi "giao hàng" rất giá trị, một yếu nhân nào đó của Thổ, một lực lượng nào đó mà Thổ dứt khoát không thể để mất,.... Và Thổ phải ra tay cấp kỳ để cứu vãn tình thế.
Nga: Tái ông thất mã...
Về phía Nga, bị thiệt hại không nhỏ, lại bị "vỗ mặt" công khai như vậy, tất nhiên là rất "nóng mặt" hay ít ra cũng phải tỏ ra như vậy. Trò chơi chính trị, lại của thượng tầng thế giới, không có chỗ cho những cảm xúc cá nhân thông thường hay đúng hơn, những cảm xúc đó chỉ là sự ngụy trang cho mục đích sâu xa. Cũng như cao thủ chơi cờ, không thể vì bị ăn mất một con tốt mà nổi giận, dồn "xe - pháo - mã" để tìm cách giành lại con tốt của đối phương.
Theo tôi thấy, người Nga không bất ngờ về tình huống này vì chắc chắn, trong tính toán đường đi nước bước của họ, hẳn là đã có dự trù cho nó. Không hẳn là với riêng Thổ, với riêng sự vụ cụ thể này.
Và thực tế những đối sách của họ đã cho thấy điều đó. Họ đã không vội "ăn miếng trả miếng" với Thổ mà từ từ siết chặt mục tiêu của mình trên cả 2 mặt trận: chính trị và quân sự.
Về chính trị, Nga nhanh chóng đưa ra những chứng cứ, lý lẽ thuyết phục chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã hành động sai trái, đúng như lời tổng thống Putin nói là: "hành động đâm sau lưng, do những kẻ đồng lõa với khủng bố thực hiện". Cho dù Thổ Nhĩ Kỳ có lý giải thế nào thì cũng chẳng thể làm cho người dân châu Âu, đang trong cơn sốt chống khủng bố, thỏa mãn được thắc mắc vì sao một nước trong liên minh chống IS lại sẵn sàng "đâm sau lưng đồng đội", mà lại là "đồng đội chiến nhất" đang hàng ngày trả thù cho họ, xoa dịu nỗi đau và nỗi sợ hãi của họ. Các nước NATO dù không ưa Nga đến đâu, trước tình cảnh đó, cũng chẳng dám đùa giỡn với dư luận nước họ để mà hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này, dẫn đến kết quả là khoét sâu thêm vào những mâu thuẫn trong khối NATO: mối quan hệ nhàn nhạt giữa Thổ và các thành viên Tây Âu sẽ càng thêm "thiếu muối"; các nước Tây Âu không thể đứng ra hô hào bảo vệ Thổ cũng khiến niềm tin giữa các thành viên, nhất là thành viên nhỏ, vào sức mạnh của khối giảm sút.
Và trong lúc dư luận thế giới đang đổ dồn vào cuộc đấu khẩu giữa các lãnh đạo Nga với Thổ, dõi theo những tuyên bố trừng phạt Thổ của Nga thì Nga âm thầm triển khai gọng kìm thứ 2: quân sự.
Về quân sự, sự cố bất ngờ này thực chất lại là một cú hích, khiến Nga "leo được vài bậc thang" trong việc tăng cường sức mạnh quân sự tại khu vực một cách danh chính ngôn thuận. Điều này đã được thực hiện một cách nhanh chóng khiến cho Mỹ và NATO hoàn toàn không kịp trở tay. Đầu tiên, chỉ vài giờ sau khi Su-24 bị phía Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, tuần dương hạm Moskva (lớp Slava) được trang bị hệ thống phòng không tầm xa S-300FM Fort-M (phiên bản hải quân của hệ thống S-300) tiến gần bờ biển Latakia. Tuần dương hạm này được lệnh bắn hạ bất kỳ mục tiêu nào gây nguy hiểm cho hoạt động của quân đội Nga ở Syria. Một ngày sau đó, Nga tiếp tục triển khai hệ thống phòng không tối tân S-400 Triumf đến Syria, tăng cường 10-12 tiêm kích làm nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom. Theo CNN, khi can thiệp vào Syria, không quân Nga chỉ có 34 máy bay chiến đấu các loại ở sân bay Latakia. Số lượng này vẫn quá nhỏ so với 150 máy bay của Mỹ. Nhưng với "món quà" của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã có thể qua mặt Mỹ và NATO để tăng cường lực lượng mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
S-400 có thể khống chế khu vực rộng lớn từ căn cứ ở Latakia. Đồ họa: Mirror
Cần phải biết rằng, hiện tại Mỹ, Nga và Pháp đang "chia sẻ" bầu trời Syria. Họ hầu như không gặp trở ngại nào trên không trung ngoại trừ việc cản trở chính nhau. Mặc dù trên danh nghĩa là cùng chiến tuyến chống IS nhưng 2 bên theo đuổi những mục đích khác nhau, đúng hơn là đối nghịch nhau. Trong tình thế "đồng sàng dị mộng" ấy, chỉ một sơ suất nhỏ hay một sự cố bất ngờ nào đó, họ có thể "đạp nhau ngã xuống giường". Xét về thế và lực, nếu chuyện đó xảy ra, có vẻ như Nga đang lép vế hơn so với Mỹ & NATO. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi. Nga giờ đã nắm trọn bầu trời Syria và khu vực lân cận. Hệ thống tên lửa hải đối không và đất đối không mà Nga triển khai tại Syria đã đặt tất cả các thiết bị bay trong khu vực vào tầm ngắm. Hiệu quả đến ngay lập tức khiến tất cả các máy bay của Thổ phải dán bụng trên mặt đất, ít nhất cho đến khi tình hình lắng xuống. Điều quan trọng hơn nữa là Nga đã chiếm được quyền điều khiển chiến thuật sở trường của Mỹ: chiếm lĩnh bầu trời. Chúng ta biết rằng, hầu như tất cả các cuộc chiến tranh hiện đại của Mỹ đều "đến từ bầu trời", với lực lượng không quân hùng hậu, áp đảo mọi đối thủ. Nhưng với nước cờ "mã nhập cung" của Nga, không quân Mỹ và NATO đã lâm vào cảnh "tướng khốn cùng" khi nhất cử nhất động của máy bay Mỹ, Pháp ở đây đều không thoát khỏi những "đôi mắt thần" của hệ thống tên lửa của Nga. Ở chiều ngược lại, Mỹ và NATO không có được hệ thống phòng không tương ứng tại khu vực này. Thế cờ này giúp Nga kiềm chế được các phản ứng không mong muốn từ phía Mỹ & NATO để rảnh tay giúp chính phủ Assad tăng cường làm chủ tình hình trên mặt đất.
hay "khổ nhục kế"?
Với rất nhiều lợi thế có được từ việc mất một chiếc SU-24 cùng 1 sỹ quan không quân như vậy, chúng ta cũng có thể đặt vấn đề rằng, phải chăng Nga đã dùng "khổ nhục kế"? Thông tin từ một nguồn dân sự (blogger, nhà báo) về việc Thổ có ý định tấn công máy bay Nga từ trước sự kiện này, dù đúng dù sai, theo lẽ thường, tình báo quân sự Nga sẽ phải lưu tâm nếu không muốn nói là họ phải biết rõ hơn. Nhưng các máy bay của Nga vẫn rất "hớ hênh": SU-24 thì "đơn đao phó hội", không có bất kỳ sự yểm trợ nào dù tác chiến ngay sát biên giới với Thổ. Rồi cũng rất nhanh sau sự cố, khi cuộc khẩu chiến còn trong giai đoạn khởi đầu, lực lượng phòng không Nga đã khiến Mỹ và NATO "đứng chôn chân" nhìn "sự đã rồi". Phản ứng chính trị và quân sự của Nga quá nhanh và nhịp nhàng trước một tình huống bất ngờ nồng nặc mùi thuốc súng khiến cho ta có cảm giác họ chỉ đơn giản là làm những gì đã được lên kế hoạch sẵn.
Nhưng cho dù bất kỳ tình huống nào đã thực sự xảy ra, chúng ta có thể thấy rằng, rõ ràng người Nga đã làm chủ cuộc chơi này, dẫu là trong thế bị động hay chính họ vờ như bị động. Và nếu dư luận thế giới còn đang tò mò chờ đợi hành xử "xứng tầm" của Nga đối với hành vi gây hấn của Thổ Nhĩ Kỳ thì có lẽ họ sẽ phải thất vọng vì sẽ chẳng thể xảy ra một điều gì đó ghê gớm như họ đang hình dung đâu. Nga đã "bỏ con săn sắt" SU-24 để "bắt con cá rô" - ưu thế áp đảo về chính trị và quân sự trong khu vực.
Cần phải biết rằng, hiện tại Mỹ, Nga và Pháp đang "chia sẻ" bầu trời Syria. Họ hầu như không gặp trở ngại nào trên không trung ngoại trừ việc cản trở chính nhau. Mặc dù trên danh nghĩa là cùng chiến tuyến chống IS nhưng 2 bên theo đuổi những mục đích khác nhau, đúng hơn là đối nghịch nhau. Trong tình thế "đồng sàng dị mộng" ấy, chỉ một sơ suất nhỏ hay một sự cố bất ngờ nào đó, họ có thể "đạp nhau ngã xuống giường". Xét về thế và lực, nếu chuyện đó xảy ra, có vẻ như Nga đang lép vế hơn so với Mỹ & NATO. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi. Nga giờ đã nắm trọn bầu trời Syria và khu vực lân cận. Hệ thống tên lửa hải đối không và đất đối không mà Nga triển khai tại Syria đã đặt tất cả các thiết bị bay trong khu vực vào tầm ngắm. Hiệu quả đến ngay lập tức khiến tất cả các máy bay của Thổ phải dán bụng trên mặt đất, ít nhất cho đến khi tình hình lắng xuống. Điều quan trọng hơn nữa là Nga đã chiếm được quyền điều khiển chiến thuật sở trường của Mỹ: chiếm lĩnh bầu trời. Chúng ta biết rằng, hầu như tất cả các cuộc chiến tranh hiện đại của Mỹ đều "đến từ bầu trời", với lực lượng không quân hùng hậu, áp đảo mọi đối thủ. Nhưng với nước cờ "mã nhập cung" của Nga, không quân Mỹ và NATO đã lâm vào cảnh "tướng khốn cùng" khi nhất cử nhất động của máy bay Mỹ, Pháp ở đây đều không thoát khỏi những "đôi mắt thần" của hệ thống tên lửa của Nga. Ở chiều ngược lại, Mỹ và NATO không có được hệ thống phòng không tương ứng tại khu vực này. Thế cờ này giúp Nga kiềm chế được các phản ứng không mong muốn từ phía Mỹ & NATO để rảnh tay giúp chính phủ Assad tăng cường làm chủ tình hình trên mặt đất.
hay "khổ nhục kế"?
Với rất nhiều lợi thế có được từ việc mất một chiếc SU-24 cùng 1 sỹ quan không quân như vậy, chúng ta cũng có thể đặt vấn đề rằng, phải chăng Nga đã dùng "khổ nhục kế"? Thông tin từ một nguồn dân sự (blogger, nhà báo) về việc Thổ có ý định tấn công máy bay Nga từ trước sự kiện này, dù đúng dù sai, theo lẽ thường, tình báo quân sự Nga sẽ phải lưu tâm nếu không muốn nói là họ phải biết rõ hơn. Nhưng các máy bay của Nga vẫn rất "hớ hênh": SU-24 thì "đơn đao phó hội", không có bất kỳ sự yểm trợ nào dù tác chiến ngay sát biên giới với Thổ. Rồi cũng rất nhanh sau sự cố, khi cuộc khẩu chiến còn trong giai đoạn khởi đầu, lực lượng phòng không Nga đã khiến Mỹ và NATO "đứng chôn chân" nhìn "sự đã rồi". Phản ứng chính trị và quân sự của Nga quá nhanh và nhịp nhàng trước một tình huống bất ngờ nồng nặc mùi thuốc súng khiến cho ta có cảm giác họ chỉ đơn giản là làm những gì đã được lên kế hoạch sẵn.
Nhưng cho dù bất kỳ tình huống nào đã thực sự xảy ra, chúng ta có thể thấy rằng, rõ ràng người Nga đã làm chủ cuộc chơi này, dẫu là trong thế bị động hay chính họ vờ như bị động. Và nếu dư luận thế giới còn đang tò mò chờ đợi hành xử "xứng tầm" của Nga đối với hành vi gây hấn của Thổ Nhĩ Kỳ thì có lẽ họ sẽ phải thất vọng vì sẽ chẳng thể xảy ra một điều gì đó ghê gớm như họ đang hình dung đâu. Nga đã "bỏ con săn sắt" SU-24 để "bắt con cá rô" - ưu thế áp đảo về chính trị và quân sự trong khu vực.
trích đăng từ "Doi-mat & Leubao"
Tuan Le: Bài này do các Dư luận viên viết ra, còn ai trả tiền thì không rõ. Chắc chắn là DLV không rỗi hơi ngồi viết / dịch / phân tích... nếu không có Ban VHTT / Tuyên Giáo của một Đảng nào đó (Nước Nga Thống nhét chẳng hẹn) trả tiền cho.
ReplyDeleteQuang Vũ Trần: Bài viết quá suất sắc. Nều thêm Thổ bị phá vỡ mưu đồ thành lập một nhà nước thân Thổ giữa Thổ và Syria thì bài hoàn hảo.
ReplyDelete"Lịch sử xung đột và nội chiến đương đại trên thế giới hiếm có cuộc chiến nào có nhiều ngã rẽ và bước ngoặt như những gì đang diễn ra tại Syria."
ReplyDeleteViệc bắn hạ máy bay chỉ là bề nổi, còn bên trong thì các nghi ky, uất hận ẩn chứa đã lâu nhưng chưa có cơ bùng phát.
Thứ nhất, tuy cùng chống khủng bố nhưng cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga theo đuổi mục tiêu trái ngược. Nga coi việc duy trì chế độ Assad là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ giải pháp chính trị nào và chính quyền Assad mới là người chống khủng bố tích cực nhất. Còn Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây coi ông Assad là cản trở chính, nguyên nhân khiến IS có đất sinh sống và phát triển.
Thứ hai, khi can thiệp quân sự, Nga cho rằng tất cả các nhóm chống ông Assad, trong đó có IS, thực chất đều là các nhóm có nguồn gốc khủng bố và nhiều nhóm trong đó được Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây hậu thuẫn. Trái lại, Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây cho rằng chống khủng bố chỉ là cái “cớ”, Nga chống IS thì ít mà chống các nhóm chống ông Assad thì nhiều. Khi chính quyền Assad được Nga ủng hộ ngày càng mạnh lên thì Nga ngày càng trở thành cái “gai” trong chính sách và chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thứ ba, từ vài trăm năm qua, Nam Âu và Trung Đông luôn nằm trong vùng tranh chấp ảnh hưởng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và hai nước từng trực tiếp xung đột hàng chục lần. Lần gần đây nhất là ngay sau Thế chiến II khiến Thổ phải tìm kiếm ô bảo trợ an ninh từ NATO bằng cách gia nhập liên minh này.
Thứ tư, nguyên nhân trực tiếp là việc Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng máy bay Nga hôm 24/11 tấn công nhóm sắc tộc người Thổ (người Turk) ở sát biên giới với Syria, nói tiếng Thổ và được nước này bảo trợ. Ankara khẳng định nhóm này không liên hệ với IS, là “nạn nhân” của chính quyền Assad và hành động của Nga không khác lời tuyên chiến với Thổ.
(PGS. TS Hoàng Anh Tuấn. Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao)
10 điểm đáng suy ngẫm về tình hình Syria và cuộc đối đầu giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ:
ReplyDelete1. Những vết thương gây ra do xung đột giữa Nga vs Thổ đã quá sâu nên không thể chữa lành được.
2. Ngày 28/11 khi có tin của 1 quân nhân Nga "đề nghị" Tổng thống Putin sử dụng VKHN để "quét sạch" TNK thì điều này (mặc dù là điên rồ) cũng cho thấy sự "khó chịu" của khá nhiều người Nga trước "chú nhóc" TNK.
3. Và nó cũng gợi cho ta một số điều đáng suy ngẫm: (i) Quan hệ Nga - TNK dường như đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1946; (ii) Nga chưa biết cách xử lý ra sao với TNK. Xử lý quân sự theo cách thông thường thì không ổn: TNK là 1 cường quốc quân sự, một thành viên NATO, là láng giềng nhưng không sát nách Nga. Điều này làm TNK khác hẳn các quốc gia khác mà Nga đã "thành công" khi gây sức ép trước kia như Gruzia, Ukraina hoặc thậm chí cả Ba Lan. Xử lý kinh tế cũng không ổn vì "gậy ông đập lưng ông": Nga đang bị bao vây kinh tế, "khát" ngoại tệ. TNK nhập tới 2/3 khí đốt từ Nga. Do khủng hoảng giá dầu, khí đốt nên hiện nay "quyền lực" nằm trong tay người mua chứ không phải kẻ bán;
4. Dù không có chiến tranh hạt nhân, Chiến tranh thông thường không thôi, nếu xảy ra, sẽ rất đắt với 2 phía, đặc biệt là Nga. Suy thoái kinh tế, ngoại tệ chảy máu, xung đột Ukraine, cuộc chiến Syria, cấm vận phương Tây... sẽ làm Nga nhanh chóng kiệt sức khi can dự cuộc chiến mới, chưa biết khi nào mới chấm dứt. TNK chắc sẽ không ngồi yên, mà ngược lại tìm cách "ăn thua" đủ bằng cách khu vực hóa và quốc tế hóa cuộc chiến như lôi kéo các đồng minh Arab và NATO. Đó là lý do cho thấy cho đến nay từ Tổng thống Putin, Thủ tướng Medvedev, đến Ngoại trưởng Lavrov... đều gạt ra ngoài khả năng trả đũa quân sự dù rằng lời lẽ hết sức cứng rắn.
Tuy nhiên, các đối đầu và hành động quân sự giữa 2 bên trên chiến trường Syria vẫn tiếp diễn và khó có thể nói trước điều gì vào lúc này.
5. Ngày 26/11/2015, NYT đăng Op-ed bài viết của cây bút Roger Cohen, tựa đề: "World War III". Có thể nói đây là một trong những bài bình luận chính trị quốc tế hay nhất trong những năm gần đây mà mình đọc được (tks Anh Bùi Thế Giang đã gửi)
http://mobile.nytimes.com/…/…/27/opinion/world-war-iii.html…
(PGS. TS Hoàng Anh Tuấn. Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao)
10 điểm đáng suy ngẫm về tình hình Syria và cuộc đối đầu giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ (tiếp theo):
ReplyDelete6. Đại loại: Chiến tranh TG I (1914-1918) không bắt đầu bằng sự đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc đối địch, mà bắt đầu từ vụ Đại công tước Franz Ferdinand của Áo – Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip sát hại tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914. Vụ việc này, thực ra chỉ là phần nổi của sự nghi kỵ giữa các cường quốc đối địch Châu Âu, khiến tất cả các cường quốc Châu Âu và Mỹ đều "đụng binh" làm 19 triệu người thiệt mạng.
Hiện tại, ở Trung Đông, quan hệ Nga-Mỹ, Nga-NATO... không thiếu các hiềm khích, thuyết âm mưu. Và chỉ cần một sai lầm tên bay đạn lạc, một phát ngôn thiếu kiểm soát hoặc hiểu sai ý đều có thể dẫn đến những hệ quả khôn lường, những vòng xoáy bạo lực không phanh hãm thậm chí cả chiến tranh hủy diệt. Who knows?
7. Quay lại câu chuyện đối đầu Nga - TNK, đây là 2 "đại cường" đã từng là địch thủ của nhau trong quá khứ và không "mèo" nào chịu "mỉu" nào.
TNK tự nhận là con cháu, những người có quan hệ huyết thống với các đế quốc Hung Nô, Đột quyết (người Duy Ngô Nhĩ ngày nay), Thành Cát Tư Hãn... "Cha ông" họ đã từng làm chủ cả dải đất kéo dài từ Trung Hoa, đi qua Trung Á, đến tận Trung Đông, Bắc Phi và Địa Trung Hải, rồi kéo quân chinh chiến với hầu hết các đế quốc châu Âu cả ngàn năm. TNK là mảnh đất của các đế quốc và lịch sử dân tộc này là đi chinh chiến, bành trướng và khuất phục các dân tộc khác.
8. Còn Nga, trong suốt bề dày lịch sử cả ngàn năm, về cơ bản Nga là cường quốc mang tính phòng thủ ở châu Âu, không có nhiều khả năng, ý chí và tham vọng khuất phục các đế chế khác ở Âu lục. Còn ở châu Á, tham vọng bành trướng lãnh thổ chỉ lộ rõ và thực hiện được với các cường quốc yếu hơn (Nhà Thanh ở TQ) vào TK 18, 19. Nga cũng tự hào là cường quốc Châu Âu và thế giới duy nhất không bị nước nào đánh bại trong 1000 năm qua.
(PGS. TS Hoàng Anh Tuấn. Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao)
10 điểm đáng suy ngẫm về tình hình Syria và cuộc đối đầu giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ (tiếp theo và hết):
ReplyDelete9. Sau CTTG I, cả 2 đế quốc Nga và Ottoman đều bị bại trận và tan rã. Và cũng từ đây, lịch sử hai quốc gia đi vào những ngã rẽ mới.
LX ra đời trên cơ sở lãnh thổ của Đế quốc Nga, bắt tay xây dựng đất nước và củng cố quốc phòng với vị thế là cường quốc thế giới. Hiện nay, xét từ góc độ quân sự, Nga vẫn là cường quốc thế giới. Nhưng về các mặt khác, ảnh hưởng và sức nặng của Nga đã giảm đáng kể.
Còn TNK, sau thất bại trong CTTG I cũng bắt tay phục dựng cơ đồ. Ngày 23/10/1923 TNK tuyên bố thành lập nước CH. Dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal, người năm 1934 được vinh danh là Atatürk (hay "Father of the Turks" tức "Cha già DT" theo tiếng Thổ). Là 1 sỹ quan quân đội có đầu óc cải cách, Atatürk đã quyết tâm cải cách triệt để, hiện đại hóa đất nước để chuyển TNK từ 1 NN quân chủ sang 1 quốc gia thế tục, theo chế độ CH Nghị Viện với các nguyên tắc tam quyền phân lập, kinh tế thị trường, bầu cử tự do và giáo dục phổ cập miễn phí. Những điều này hiện tương đối phổ biến mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, áp dụng điều này ở Trung Đông vào những năm 1920 của TK trước là một điều không tưởng.
Nhờ các cải cách trong nước cộng với việc triệt để hội nhập với phương Tây mà TNK đã dần lấy lại được vị thế của mình, tuy không "hoành tráng" như Nga: (i) Là một cường quốc tầm trung thế giới và cường quốc Hồi giáo mạnh nhất Trung Đông; (ii) GDP của TNK hiện đứng 17 thế giới, còn GDP/đầu người khoảng 20.000 USD (gấp rưỡi của Nga); (iii) TNK có nền khoa học hiện đại, công nghiệp quốc phòng tiên tiến, có khả năng sản xuất máy bay, tàu chiến.
10. Tuy chỉ là cường quốc tầm trung, nhưng ảnh hưởng của TNK ở Trung Đông và thế giới Hồi giáo rất lớn: (i) Trên thế giới hiện có khoảng 160 triệu người (trong đó có 60 triệu ở TNK) nhận là người gốc Thổ và nói 35 ngôn ngữ gốc Thổ (Turkic languages). Con số này gấp gần 1,5 lần số người nhận là người gốc Nga và nói tiếng Nga; (ii)
Ngoài TNK, các nước có đông người TNK sinh sống là Uzbekistan (25 triệu, 80% dân số), Iran (14,5 triệu, gần 20% dân số ), Nga (12 triệu, 8% dân số), Kazakhstan (12,3 triệu, 75% ), Trung Quốc (11,6 triệu), Azerbaijan (9 triệu, 95% dân số)...
Nhìn mâu thuẫn giữa Nga và Thổ tại Syria là mới chỉ nhìn thấy góc độ nhỏ. Ở khía cạnh lớn hơn là cạnh tranh ảnh hưởng giữa Nga và TNK ở Trung Á trong không gian hậu Xô viết sau khi Liên Xô tan rã. Còn tại Crimea, người Tarta (gốc Thổ) luôn coi mình là "chủ nhân ông" của mảnh đất này mặc dầu đã nhiều lần "thay ngôi, đổi chủ. Việc mảnh đất Crimea được sát nhập trở về Nga, dẫn tới việc Nga mở rộng sự có mặt rồi kiểm soát toàn bộ Biển Đen càng như ngọn lửa chực chỉ châm miếng dầu ngày càng lan rộng.
Nhìn toàn cảnh như vậy, rõ ràng căn nguyên xung đột Nga - TNK lớn và sâu rộng hơn rất nhiều so với câu chuyện "đi hay ở" của Al Assad tại Syria./.
(PGS. TS Hoàng Anh Tuấn. Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao)