Cuộc viếng thăm 2 ngày của ngài Chủ tịch Trung Quốc đang tạo nên một
bối cảnh khá lạ lùng ở Việt Nam. Bên ngoài những cái bắt tay và nụ cười
ngoại giao giả tạo của các nhà lãnh đạo hai bên, là hừng hực chuyện
biển đảo của người Việt Nam đang mất dần, lãnh hải, lãnh thổ thu hẹp
dần. Và hơn nữa là nhân dân thì sôi sục với trái tim yêu nước, dõi nhìn
xem kẻ cướp đang được đón vào quê hương, mang theo những âm mưu gì.
Bất kỳ ai có chút quan tâm thời sự, cũng đều nhận ra việc họ Tập đến
Việt Nam lúc này, cũng chỉ nhằm tạo hòa hoãn, với mục đích cuối cùng là
làm chủ vùng biển có nhiều thương thuyền mang hàng hóa qua lại, trị giá
đến 5 ngàn tỷ USD mỗi năm. Và với tương lai của một quốc gia đói khát
năng lượng như Trung Quốc, trữ lượng tiềm năng ở biển Đông đến khoảng 11
tỷ thùng dầu và hơn 100 ngàn tỷ mét khối khí đốt, đủ sức làm bừng cháy
tham vọng sở hữu của Bắc Kinh.
Thường thì một nhà lãnh đạo công
du, họ đến để bắt tay với chính quyền sở tại, đồng thời bắt tay với
người dân ở đất nước mà họ đến. Trong trường hợp Tập Cận Bình, lúc này,
ông ta chỉ có được những cái bắt tay từ chính quyền, còn với người dân
tích cực với đất nước Việt Nam, ông đang chỉ nhận được những lời chất
vấn và xua đuổi, ghẻ lạnh.
Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam,
từ sau 1975 đến nay, không có một lãnh đạo nào của Bắc Kinh đến Việt
Nam được thật sự chào đón, ngoài những sự xếp đặt mang tính mị nhau, qua
lại, cấp Bộ, cấp chính phủ. Rất khác với các lãnh tụ từ các nước phương
Tây, luôn được người dân chờ đón, xin được bắt tay đầy thân thiện. Thậm
chí tháng 11/2000, khi đương kim tổng thống Mỹ Bill Clinton đến, người
Sài Gòn tự mình từng xếp hàng dài nhiều cây số để vẫy chào. Ở Hà Nội,
người dân vây quanh ông, náo nhiệt, với sự hâm mộ không khác dành cho
những nghệ sĩ nổi tiếng nhất.
Lịch sử hơn 400 năm của Trung Hoa,
qua sách Đông Chu Liệt Quốc, cũng cho thấy âm mưu xâm chiếm nhau, hãm
hại nhau của các tay lãnh đạo từ đời nhà Chu đến nhà Tần là vô số kể,
đặc biệt luôn được che lấp bằng nụ cười hữu nghị và những món lợi tức
thì trước mắt. Hầu hết mưu kế đều nhắm vào việc bắt tay với những kẻ
lãnh đạo ươn hèn, sẳn sàng vị lợi phụ quốc, sẳn sàng bán nước cầu vinh.
Sách lược truyền đời từ thời nhà Tần thống nhất đất nước, đối với bên
ngoài là viễn giao cận công, vẫn được nhiều đời của các nhà lãnh đạo
cộng sản Trung Quốc nối tiếp. Trung Quốc có thể hòa hoãn với Mỹ, hòa
hoãn với Úc, với Anh… trong bối cảnh chưa thuận lợi, nhưng họ sẽ không
bao giờ từ bỏ âm mưu thôn tính các quốc gia lân cận. Thống trị Việt Nam
làm bàn đạp, và có được toàn bộ biển Đông là điều mà Tập Cận Bình không
bao giờ từ bỏ. Chỉ khác rằng đối sách hôm nay của Tập Cận Bình rất mới
mẻ, là tiến công bằng 16 chữ vàng hữu nghị. Tiến công bằng tình huynh đệ
cộng sản được xây lên từ những nấm mồ Việt Nam, của các liệt sĩ chống
xâm lược từ phương Bắc và ngư dân vô tội.
Nhiều ngày nay, tin tức
cho thấy nhân dân Việt Nam không chào đón Tập. Hàng triệu người chắc
vẫn còn y nguyên nỗi đau Hoàng Sa, cuộc chiến 1979, xâm lược đảo Gạc Ma,
cắm dàn khoan vào lãnh hải, bắt cóc và đâm giết ngư dân... Theo tổng
kết của báo Lao Động, mỗi tháng có 4 tàu cá và hơn 50 ngư dân bị tàu
Trung Quốc cố ý tấn công. Thật khó mà đưa tay chào đón họ Tập lúc này mà
không cảm thấy hổ thẹn vì là con dân Việt.
Rõ ràng, Tập Cận
Bình không đến để gặp nhân dân Việt Nam - người chủ đất nước - như đảng
cộng sản Việt Nam vẫn tuyên bố. Lời mời của đảng cộng sản Việt Nam với
Tập Cận Bình lúc này, trở thành riêng tư và mới thật cô đơn làm sao. Quả
là đang có rất nhiều khác biệt về “ý đảng – lòng dân” trong việc đối
diện với kẻ xâm lược vào lúc này.
Sự xuất hiện của họ Tập chỉ có
một giá trị: khiến cho những người Việt yêu nước mình tập hợp lại, gần
nhau hơn, lớn mạnh hơn, và khác biệt hơn.
Năm 1998, khi Đức giáo
hoàng John Paul II đến Cuba và hội đàm trực tiếp trên truyền hình với
Fidel Castro, ngài đã trao cho nhà lãnh đạo độc tài này một danh sách
hơn 200 tù nhân chính trị, và nói rằng mình mong mỏi được nhìn thấy họ
sớm được tự do. Nhưng đến tận tháng 12/2014, Cuba mới thả hết đợt tù
nhân chính trị cuối cùng của mình. Quả là một thời gian rất dài cho mục
đích vì con người.
Đợt viếng thăm này của họ Tập, ai trong hàng
ngũ lãnh đạo Hà Nội sẽ dám lên tiếng khước từ các gói quà kinh tế, các
chính sách hữu nghị riêng cho chế độ, và nói thẳng rằng Bắc Kinh nên
dừng xâm lấn, âm mưu và giết hại ngư dân Việt trên biển? Một gợi ý nhỏ
của Đức Giáo Hoàng John Paul II đã mất gần 20 năm mới thành hiện thực,
nếu hôm nay các nhà lãnh đạo ở Hà Nội không trực diện tuyên bố, nhân
danh tổ quốc, nhân dân, danh dự, trách nhiệm… thì bao lâu nữa, người
Việt mới hết bỏ xác trên biển?
Họ Tập sẽ gặp và nói trước Quốc
hội Việt Nam, chắc chắn là bằng giọng điệu của tên nhà giàu nhiều vũ
khí, để trấn áp và thuyết phục một cuộc quy hàng không văn bản. Quy hàng
nhân danh hòa bình, ổn định, hữu nghị, kể cả tặng kèm theo vị ươn hèn
và nhục nhã trên đầu lưỡi của những kẻ cúi đầu. Liệu Quốc hội Việt Nam,
vốn hay ngủ gật và giải tán về sớm vì thờ ơ trước tình hình đất nước, có
thật sự bừng tỉnh vì vai trò là người đại diện cho nhân dân, để nói lên
sự thật, sự tức giận trước kẻ xâm lược không? Xin hãy để lịch sử ghi
lại và phán xét.
Post từ Khanh Tuan Nguyen's wall/FB
Về sự chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa của TQ chỉ có thể nói rằng: nếu càng để kéo dài thì TQ sẽ càng trở thành kẻ độc chiếm được thừa nhận. Và mối thù với "giặc Tàu" ăn cướp rồi cũng chỉ như sự thù hằn lâu đời giữa người Miên và người Việt (đã hình thành trong quá khứ từ việc chúng ta nay đang nghiễm nhiên làm chủ những vùng đất trước kia thuộc về Campuchia nay thuộc về các tỉnh VN).
ReplyDeleteToan Dam (VNSA): Sắp tới, khi Tập Cận Bình nói chuyện tại Quốc Hội VN - liệu có vị đại biểu nào dám yêu cầu họ Tập xin lỗi vì đã đánh úp Việt Nam một cách tàn ác và hèn hạ vào năm 1979 không? Liệu có vị nào dám yêu cầu TQ trả lại Hoàng Sa và Trường Sa mà họ đánh chiếm của VN vào năm 1974 và 1988 không? Chắc là không. Liệu có vị nào dám mang băng-rôn biểu ngữ vào chăng hoặc giơ lên trong nhà quốc hội không? Chắc cũng không.
ReplyDeleteNhưng để đề phòng, đoán là micro của các đại biểu QH lần này sẽ được ngắt khỏi hệ thống loa đài. Còn đồ đạc mang vào cũng bị soát xét thật kỹ. Tức là đón khách thâm độc sài lang, nhưng đại diện chủ nhà bị bịt miệng, chỉ được ngồi dưới hóng lên nghe họ nói xủng xoẻng.
Quan trọng là có vị nào dám bỏ ra về (phản đối) khi Tập thiếu tôn trọng VN và nêu những vấn đề trái ngược về chủ quyền lãnh thổ nhằm phục vụ mưu đồ bành trướng hay không?
DeleteTuan A. Phung (VNSA): "Thiên tử bất thất ngôn" những chuyến thăm thế này, đâu có cha nguyên thủ nào dại gì trả lời phỏng vấn sporadically đâu bác Toan Dam hôm Tập đi Mỹ cũng vậy, Abe của Nhật hay Obama hôm nào sang Vietnam cũng vậy, đời nào đội tổ chức để tình huống nguyên thủ ra sân khấu rồi bị "quay" hay "ngắc ngứ" mà phải thắc mắc ... Chỉ có phát biểu với công chúng, nói chuyện với nhau rồi ra tuyên bố chung nếu có thể ...
ReplyDeleteToan Dam (VNSA): Tôi đang nghĩ xem có ông/bà nghị nào chuẩn bị sẵn gì đó - để cướp micro hay chăng tấm băng-rôn khi cần. Dù sao ĐBQH là đại điện của dân, có quyền chất vấn và phản đối - nhất là trong hội trường của họ. Xưa nay, chỉ cần một người Việt dám mắng lại sứ thần hay dâng tấu biểu với vua Tàu là đã được lưu danh sử sách rồi.
ReplyDeleteĐể xem mấy lão, tỷ như nghị Quốc, nghị Đương, nghị Phước, hay giả như thị Doan, thị Phóng...có dám làm một cái gì đó không.
Ai hay "manh động" chắc sẽ bị "cấm cửa", loại được vào ngồi chắc toàn "nghị gật", "nghị ngủ". Có người đang sợ Tập tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò xong bọn báo đài TQ sẽ nhao nhao lên với cả thế giới là hắn nói trước QH Viêt Nam mà chẳng có ai phản đối cả (vậy thì còn mặt mũi nào để đòi Hoàng Sa, Trường Sa là của VN).
DeleteToan Dam (VNSA): Trò nói chuyện trước QH nước khác chỉ có ở các xứ dân chủ, nghị viên họ có quyền nói, mắng, chửi...chứ việc đó mang vào cái Cuốc Hụi của VN thì có lẽ là một hình thức "thỏa hiệp" trước yêu cầu của TQ. Họ cũng đã tìm hiểu và nghiên kỹ các "nghị gật" của ta, và hiểu rõ lắm rồi.
DeleteNếu kịch bản xấu này là chuyện được thỏa thuận/dàn dựng để Tập hợp thức hóa khóa miệng/hành động của nhà cầm quyền VN thì thật nhục nhã hết chỗ nói.
DeleteToan Dam (VNSA): Tui nghĩ, việc này gần như chắc chắn là yêu cầu của TQ, và VN buộc phải đồng ý. Rất có thể, Tập mang sẵn theo vài tỷ $ ngân phiếu - tiền đã có sẵn ở Bank of China chi nhánh Hà Nội rồi, sẽ giải ngân ngay nếu như VN thuận theo. Kèm cả bản “kiến nghị” danh sách nhân sự. Chua xót thay, vài tỷ $ so với TQ chỉ là một cái vảy, nhưng với VN nó lại là cái phao để cứu cả chế độ và hệ thống. Đây là thời điểm lũng đoạn và đầu cơ tốt nhất, còn có lúc nào thuận hơn?
DeleteToan Dam (VNSA): Tàu Khựa vốn thâm nho, có thể cái bản in của bài phát biểu đã thống nhất với 2 bên khác đi đôi chút với bản đút túi cầm tay của Bình Tập. Các nghị mình chỉ được nghe qua phiên dịch thì không kịp trở tay (mà có khi tay phiên dịch cũng lĩnh lương bằng "nhân dân tệ"). Rồi CCTV, Nhân dân Nhật báo, Xinhua với cả Hoàn Cầu Thời Báo đưa lên hình ảnh cả nghị trường VN vỗ tay hoan hô Bình Tập, kèm theo nguyên văn bài phát biểu "của nó", cộng với cả băng ghi âm. Sau này TQ cứ lấy những cái đó để nói rằng QH của VN, thay mặt cho toàn dân VN, đã thống nhất và nhiệt liệt ủng hộ quan điểm về lãnh hải và biển đảo của TQ vào ngày, tháng 11, năm 2015 tại Hà Nội.
ReplyDeleteNếu Tập dùng tiền bạc làm mờ được mắt bọn hám tiền thì cũng sẽ qua mặt luôn để gài cả lũ vào "sự đã rồi", xong chuyện chỉ có nước tìm lỗ nứt mà chui thôi.
DeleteNguyen Tran Phuong (VNSA): Quốc hội có những người biết tiếng Trung thế nào cũng có phản ứng... các bác lo xa, Tập không cầm lưỡi dao đâu mà nếu có khôn khéo cầm được ... để qua mặt phiên dịch VN ... thì càng vui chứ sao... có cớ giải tán quốc hội , bầu lại :)
DeletePhạm Thị Thảo (VNSA): Hình như các bác hơi sợ uy của thiên triều nên vẽ ra đủ thuyết âm miu.
ReplyDeleteCái chính là con rồng cháu tiên phải thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu thâm căn cố đề của dân tộc khắc phục sửa chữa mà tiến bộ. Nhiều cái còn sợ hơn cả mất biển Đông. Bằng chứng chúng ta đã từng mất Lưỡng Quảng và không hy vọng đòi lại được.
Hải đăng Mr Đam đã nói một câu nói cực kỳ nổi tiếng là chúng ta không đòi được Hoàng Sa thì con cháu chúng ta có trách nhiệm đòi. Lối chuyền bóng thông minh và nhuần nhuyễn. Gánh nặng đè nặng hai vai con cháu, vừa trả nợ công, vừa đòi chủ quyền. E rằng vài chục năm nữa có một cuộc di dân mới. Dòng máu Lạc Hồng tỏa khắp thế giới mang theo niềm tự hào lịch sử daan tộc.
Thảo hồ ly không biết đá bóng thì đừng đả động gì đến bóng bánh, chuyện công kích Tàu không phải là việc của những kẻ cơ hội như hồ ly Thảo. Đây không phải chỗ để dùng mấy chữ rác rưởi "thiên triều" ám chỉ TQ. TQ là giặc (cần gì phải vẽ âm mưu nữa) hồ ly Thảo định chờ nó làm xong rồi vỗ tay ah?
DeleteToan Dam (VNSA): Túm lại, VN nên hủy lịch nói chuyện trước QH của Tập, bảo là hôm đó - các ĐB làm việc xong sớm nghỉ sớm rồi, như nhiều hôm khác. Bác nào bên An Ninh hay gần cận các cụ, rất nên xem xét và kiến nghị việc này. Anh em ghi nhận tấm lòng của các bác với dân với nước. (-:
ReplyDeleteMong là mấy ý vẽ vời này lọt đến tai các vị có thẩm quyền, còn việc đã biết trước mà để xảy ra thì đã rõ rồi nhé, chẳng cần phải "cháy nhà" mới biết chuột :)
DeletePhạm Thị Thảo (VNSA): Người ta không nghe đâu. Các bác đặt mình vào vị trí người ta. Đại cục là trên hết, đừng quan tâm mấy cái tiểu tiết hờn dỗi nhau như trẻ con hờn cơm.
DeleteMà thiên triều dọn đường, vẽ ra kịch bản an toàn chuyến đi của Tập vương. Quỹ đạo vạch sẵn rồi.
Phạm Thị Thảo, kể từ câu này của bạn. Tôi chính thức coi bạn (gọi vậy cho có vẻ tử tế thôi chứ hồ ly không có tư cách này) là cặn bã của Tập.
DeletePhạm Thị Thảo (VNSA): Cao Binh Nguyen nói hơi quá. Nhưng thiệt tình TQ nắm VN chắc hơn VN nắm VN. Tàu hải quân VN ra, bên nước bạn đọc vanh vách họ tên, quê quán, thậm chí chi tiết giấy khai sinh của con cái, vợ bao nhiêu tháng nữa đẻ. Vì vậy một kịch bản của TQ vẽ ra, ai được nói gì với khách, vỗ tay dài bao nhiêu giây là hoàn toàn có thể.
DeleteChỉ còn hy vọng ở một thế đà đao. Đà đao là đặc sản của thiên triều và VN.
Nguyen Trong Binh (VNSA): Phạm Thị Thảo Thôi đi chị Thảo! đừng có mà hy vọng hão huyền !
DeleteHoa Nguyen (VNSA): Bình loạn với bác Bình.
ReplyDeleteTrung quốc đang thấy rát mặt về vụ tàu Mỹ đến gần đảo đá ngầm Subi ở Trường sa. Tuy vẫn ăn nói hung hăng trong vụ này, nhưng TQ chịu phép, không làm gì được, ngoài ôm hận hay ôm nhục. Thêm một lần nữa TQ cảm thấy bị chiến hạm tây phương uy hiếp .
Tập Cận Bình trong thế yếu đang tìm cách nói chuyện với Nhật để giảng hòa, hay ít ra giữ Nhật không quá gán bó với Mỹ ở Trường sa. Tập gặp tổng thống Đài Loan hôm nay (lần đầu tiên từ 1949 giữa hai chế độ), sau khi đi thăm Singapore.
Khi đến VN, Tập sẽ ăn nói rất đậm tình đồng chí, không giở giọng hù dọa.
Đấy là với Mỹ thôi, kẻ mà TQ chưa "nhằn" được. TQ bao giờ cũng 2 mặt, và cái mặt thật với VN vẫn là hung hăng cậy thế.
DeleteHoa Nguyen (VNSA): Tập Cận Bình sẽ chứng tỏ dù là cọp có khi cũng phải biết cười.
DeleteĐúng vậy! Cười để nuốt.
DeleteHoa Nguyen (VNSA): Chuyến thăm VN của Tập đã quyết định trước vụ tàu Mỹ ở Trường Sa, nhưng tin được là Tập Cận Bình thay đổi chiến lược đối với VN vào giờ chót.
DeleteNguyen Trong Binh (VNSA): Tập sẽ mang tiền ra nhử, chưa gì nhà Bank Sing đã tớn cả lên rồi .
DeleteTuan A. Phung (VNSA): Tôi đồng ý với bác Truc Trancong về quan điểm cần đón tiếp ông Tập một cách đàng hoàng văn minh theo đúng các nghi lễ ngoại giao cho nguyên thủ, tuy nhiên xin được nghi ngờ hy vọng "... sự đón tiếp chân tình, trọng thị của chúng ta sẽ tạo ra bầu không khí hữu nghị, thân thiện để làm tiền đề cho việc hai bên ngồi vào bàn đối thoại với nhau một cách thiện chí, cầu thị, trên cơ sở pháp lý quốc tế để tìm cách tháo gỡ những bất đồng, mâu thuẫn, đặc biệt là vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ....giải quyết mâu thuẫn bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế là ưu tiên lựa chọn cho cả hai phía Việt Nam, Trung Quốc cũng như các bên có liên quan khác ở Biển Đông. " Với các tranh chấp ở biển Đông, Trung Quốc cho đến nay cho thấy hoàn toàn không hề muốn đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế, mặc dù họ là một trong những thành viên sáng lập UNCLOS!! Cũng như vậy tôi đồng ý "..Muốn đàm phán hòa bình, đầu tiên phải có thiện chí đối thoại.." Tuy nhiên, tôi sợ TQ không hề có thiện chí trong đối thoại mà chỉ có ý lấn án bắt nạt các nước ĐNA cũng như Hoa Kỳ và các nước khác trên biển Đông bằng sức mạnh quân sự và kinh tế của mình. Đương nhiên, tôi rất hy vọng là mình sai ... có cái may là lần này chúng ta không phải đợi lâu.
ReplyDeleteViệt Nam Thời Báo: Gò Đống Đa, nơi tốt nhất để đón ông Tập
ReplyDeleteNgười dân Việt Nam triệu triệu lần không và không bao giờ cầu xin Trung Quốc. Trung Quốc đừng có mơ ngàn năm bắc thuộc lần thứ hai. Cái ngàn năm đen tối ấy trở thành món nợ truyền kiếp muôn đời.
Ngày xưa chỉ có một gò Đống Đa. Thời nay, đâu đâu cũng trở thành gò Đống Đa nếu bành trướng Trung Quốc liều mạng xâm chiếm Việt Nam.
Nguyễn Thông: Ông Tập Cận Bình sẽ có mặt ở Nội Bài theo lời mời của đảng. Đảng mời thì ông ấy sang, tôi không quan tâm. Nhưng có bạn trên FB lập luận rằng chả có gì phải phản đối, bên Anh bên Mỹ người ta tiếp ông Tập trọng thị được, thậm chí còn bắn đại bác đón mừng, cớ sao ta không làm đàng hoàng như Anh, Mỹ. Tôi chả có ý tranh luận, chỉ nhắc rằng Anh Mỹ không có Hoàng Sa, Trường Sa bị mất vào tay TQ, không bị "dạy bài học" nào.
ReplyDeleteKim Chi: "Việt Nam là một quốc gia biển, biển chẳng những có ý nghĩa về các nguồn tài nguyên mà còn có tầm quan trọng về mặt quốc phòng, an ninh. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi người dân Việt qua nhiều thế hệ. Cùng với việc tăng cường năng lực quốc phòng, hoạt động đối ngoại có vai trò vô cùng quan trọng vì đây là vấn đề có liên quan đến nhiều nước. Chúng ta tận dụng các diễn đàn khu vực và quốc tế, tạo sự đồng thuận với các thành viên ASEAN và nhân dân các nước để làm rõ thực chất tham vọng “đường lưỡi bò” và âm mưu bá quyền của Trung Quốc đối với 80% diện tích Biển Đông. Chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế minh chứng lẽ phải thuộc về chúng ta, dư luận thế giới sẽ đứng về phía chúng ta." (Gs Vũ Dương Ninh)
ReplyDeleteDang van Khoa: Tập cận Bình và nhóm lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung quốc là những kẻ xâm lược Việt Nam . Họ là những kẻ ngang ngược , coi thường luật pháp , chà đạp mọi đạo lý . Người dân không ai muốn trọng thị đón tiếp kẻ xâm lược .
ReplyDeleteĐảng , Quốc Hội , Nhà Nước trọng thị đón tiếp lãnh đạo một quốc gia khác là công việc ngoại giao thường tình trong quan hệ giữa các quốc gia . Đón tiếp trọng thị , ôn hòa , hữu nghị , hợp tác ... nhưng với tâm thế độc lập , tâm thế người đã bị xâm lược , đang bị xâm lược từ chính vị khách của chúng ta .
Đó là mong muốn của người dân đối với Đảng , Quốc Hội , Nhà Nước Việt Nam
Toan Dam (VNSA): Bình Tập có lẽ cũng chịu sức ép trước ĐCS Tàu, về việc phải nói câu hết sức bậy bạ "Biển Đông thuộc về TQ từ thời cổ đại" trước QH Việt Nam. Hai lần phát biểu trước QH Mỹ và Anh, Tập đã nói thế - lần này chắc báo chí quốc tế cũng sẽ để ý xem Tập có dám nói vậy ở VN không. Không nói thì nhục với Mỹ & Anh, mà nói là bị ăn trứng thối. Nghe đồn, mấy bạn ở Vụ Lễ tân Bộ NN của VN đã mua sẵn trứng từ hôm qua rồi. (-:
ReplyDeleteHuan Tran: Không thích nhưng tôi cũng không phản đối chuyến thăm của TCB, và cũng không phản đối vụ phát biểu trước quốc hội. Hơn thế tôi còn xem vụ phát biểu này như một phép thử xem TCB trơ tráo đến đâu và quốc hội cam chịu đến đâu.
ReplyDeleteNhưng nếu với những gì TQ đã và đang làm với biển đảo và ngư dân VN mà tất cả người dân hoặc im lặng hoặc hồ hởi đón tiếp TCB thì đất nước này mạt vận đến nơi rồi. Vì vậy tôi cám ơn những người đã xuống đường biểu tình hôm qua và hôm nay.
Huynh Mui:Thằng Tập nó sang Việt Nam nên hơi đau đầu một chút. Qua chính phát ngôn của nó, ta đủ thấy nó cũng như bọn bành trướng đại Hán xấu xa như thế nào. Cơ hội thoát vòng kim cô của lũ bạo quyền của dân tộc ta đang đến gần.
ReplyDeleteMột cơ hội đó là TPP.
Vào TPP, ý nghĩa lớn nhất là Việt Nam sẽ có những tổ chức nghiệp đoàn của những người lao động, là nơi kết hợp sức mạnh của nhân dân. Có bài sau liên quan đến điều này của nhà báo Huy Đức, mời mọi người tham khảo.
TPP & CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP
Huy Đức
Điều mà chúng ta chờ đợi đã trở thành sự thật: Để tham gia TPP, Việt Nam đồng ý với Hoa Kỳ, sẽ chấp nhận Công Đoàn Độc Lập (theo một văn bản mà Bộ Công Thương công bố chiều nay).
Theo cam kết này: Người lao động Việt Nam sẽ có quyền thành lập công đoàn cơ sở mà không cần chính quyền chấp nhận trước (Chính phủ không có quyền cho phép hay không cho phép). Để hoạt động, công đoàn cơ sở có thể ĐĂNG KÝ với tổng liên đoàn, hoặc một cơ quan nhà nước có chức năng (competent government body).
Dù đăng ký với cơ quan nào, người lao động vẫn toàn quyền xây dựng điều lệ hoạt động, chọn người đứng đầu, tự quản lý tài chính / hành chính; tự tổ chức và lãnh đạo các cuộc đình công.
Các cơ quan chức năng, trong luật cũng như trên thực tế, phải đảm bảo sao cho, quyền của các tổ chức công đoàn cơ sở này không kém hơn quyền của các tổ chức công đoàn cơ sở thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động. Chính quyền không được phép ưu tiên công đoàn nhà nước (hơn các công đoàn động lập khác).
Lộ trình để Việt Nam thực hiện những cam kết này là 5 năm sau khi gia nhập TPP. Việt - Mỹ sẽ cùng xem xét việc tuân thủ các quy định này hàng năm.
Năm ngoái, tại hội trường Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, Cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển – đặc phái viên của Thủ tướng bên cạnh đoàn đàm phán TPP – vẫn tuyên bố : VN không bao giờ chấp nhận công đoàn độc lập vì đây là một vấn đề cốt tử, mang tính nguyên tắc của chế độ, là “bất khả thương nghị”. Thế nhưng “vấn đề mang tính nguyên tắc của Chế độ” này đã được “thương nghị” và khai thông trong chuyến đi đến Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hãy coi “21 phát đại bác đón Tập Cận Bình” cũng chỉ là đãi bôi như “16 chữ vàng” của Bắc Kinh để đón nhận thông tin này và suy nghĩ nghiêm túc hơn về việc chuẩn bị những tiền đề phát triển xã hội dân sự, đặc biệt là công đoàn độc lập.
Năm năm tới không phải là thời gian để chúng ta chờ đợi.
Cho dù là quyền của dân, cũng không thể chỉ trông đợi vào sự ban phát của "trên". Những quyền đó chỉ có thể thành hiện thực nếu chúng ta tiếp tục đấu tranh để yêu cầu chính quyền thực hiện những điều cam kết.
Huy Đức
PS : Trong văn bản không dùng từ “độc lập”, tôi chỉ diễn giải theo cách hiểu những công đoàn nằm ngoài hệ thống “công đoàn nhà nước” đều được gọi là “độc lập”.
Bình luận của Diễn Đàn : thật ra, “công đoàn” là đủ, vì “Tổng công đoàn” quốc doanh, đã từ lâu, theo lời thừa nhận của chính chủ tịch Cù Thị Hậu, đã trở thành công đoàn vàng, hàng chục ngàn cuộc đình công, đấu tranh của giới lao động trong hai mươi năm qua, không có cái nào do “công đoàn” quốc doanh chủ xướng cả.
Nguồn: FB Truong Huy San