Tên danh nhân Việt Nam là một vấn đề khá lộn xộn do phiên âm Hán Việt.
Cụ Lý Nam Đế là Lý Bôn hay Lý Bí. Triệu Ẩu và Triệu Thị Trinh có phải là
một người. Cụ Thi Sách họ Đặng hay họ Vũ. Có thật hai bà Trưng họ Trưng
và tên hai bà là gì. Tướng quân Cao Lỗ hay Cao Nỗ. Trần Quý Khoáng hay
Trần Quý Khoách. Thánh Gióng hay Thánh Lóng.
Không nói chuyện đời
xưa ngay khi tôi còn đi học riêng tên anh Nguyễn Văn Trỗi đã có 3 phiên
bản Trôi, Trổi, Trỗi. Bài hát "Tinh thần anh Nguyễn Văn Trôi" là sáng
tác theo tên Trôi chứ không phải vì vần điệu.
Văn tự là để ghi tên
gọi, chắc gì các cụ ghi đã đúng, mặt khác chắc gì cùng một mặt chữ Hán
các cụ ngày xưa đã phát âm như chúng ta ngày nay. Tiếng Việt vốn có phụ
âm đứng gần nhau như TL, BL,... sang chữ Hán khi thì thành hai âm khi
thì bị cắt thành một âm.
Lấy một ví dụ: Cụ Trần Nguyên Hãn, sách vở
đều ghi là 陳元扞. Hãn là bảo vệ như "hãn mã" còn có nghĩa là xung khắc.
Tên không đẹp. Ông của cụ là Tư đồ Trần Nguyên Đán 陳元旦 Đán có chữ Nhật
nghĩa là buổi sáng sớm. Cụ Đán là dòng dõi cụ Trần Quang Khải hay Chiêu
Minh đại vương. Do đó tên cụ Đán có chữ Nhật là đúng. Có thể giả thiết
tên cụ Hãn cũng có chữ Nhật, thế thì phải là
陳元旰, cũng là Hãn,
nhưng nghĩa là buổi chiều "Nhật hạ". Xét các con cụ Đán, sử ghi có Trần
Nhật Chiêu, bị vua Giản Định giết vì tôn phò người khác làm vua kháng
Minh. Chữ chiêu này là ánh sáng rực rỡ buổi ban trưa (Như Nhạc Phi viết
"Thiên nhật chiêu chiêu" Mặt trời sáng rỡ). Ông là sáng sớm, cha là ban
trưa, con là buổi chiều, đều có chữ Nhật là hợp lý, đúng dòng của Chiêu
Minh Trần Quang Khải. Chữ Hãn 旰 còn có phiên âm là Cán. Không biết thời
đó dân gian ta đọc là Cán hay là Hãn. Ông là Đán cháu là Cán nghe có vẻ
Việt Nam hơn.
Nói dông dài như vậy, nhưng tên danh nhân nên chú
thích bằng chữ Hán ghi trong quốc sử để một ngày nào đó còn truy lục.
Biết đâu có cụ Trần Nguyên Cán thật.Tên danh nhân Việt Nam là một vấn đề khá lộn xộn do phiên âm Hán Việt.
Cụ Lý Nam Đế là Lý Bôn hay Lý Bí. Triệu Ẩu và Triệu Thị Trinh có phải là
một người. Cụ Thi Sách họ Đặng hay họ Vũ. Có thật hai bà Trưng họ Trưng
và tên hai bà là gì. Tướng quân Cao Lỗ hay Cao Nỗ. Trần Quý Khoáng hay
Trần Quý Khoách. Thánh Gióng hay Thánh Lóng.
Không nói chuyện đời
xưa ngay khi tôi còn đi học riêng tên anh Nguyễn Văn Trỗi đã có 3 phiên
bản Trôi, Trổi, Trỗi. Bài hát "Tinh thần anh Nguyễn Văn Trôi" là sáng
tác theo tên Trôi chứ không phải vì vần điệu.
Văn tự là để ghi tên
gọi, chắc gì các cụ ghi đã đúng, mặt khác chắc gì cùng một mặt chữ Hán
các cụ ngày xưa đã phát âm như chúng ta ngày nay. Tiếng Việt vốn có phụ
âm đứng gần nhau như TL, BL,... sang chữ Hán khi thì thành hai âm khi
thì bị cắt thành một âm.
Lấy một ví dụ: Cụ Trần Nguyên Hãn, sách vở
đều ghi là 陳元扞. Hãn là bảo vệ như "hãn mã" còn có nghĩa là xung khắc.
Tên không đẹp. Ông của cụ là Tư đồ Trần Nguyên Đán 陳元旦 Đán có chữ Nhật
nghĩa là buổi sáng sớm. Cụ Đán là dòng dõi cụ Trần Quang Khải hay Chiêu
Minh đại vương. Do đó tên cụ Đán có chữ Nhật là đúng. Có thể giả thiết
tên cụ Hãn cũng có chữ Nhật, thế thì phải là
陳元旰, cũng là Hãn,
nhưng nghĩa là buổi chiều "Nhật hạ". Xét các con cụ Đán, sử ghi có Trần
Nhật Chiêu, bị vua Giản Định giết vì tôn phò người khác làm vua kháng
Minh. Chữ chiêu này là ánh sáng rực rỡ buổi ban trưa (Như Nhạc Phi viết
"Thiên nhật chiêu chiêu" Mặt trời sáng rỡ). Ông là sáng sớm, cha là ban
trưa, con là buổi chiều, đều có chữ Nhật là hợp lý, đúng dòng của Chiêu
Minh Trần Quang Khải. Chữ Hãn 旰 còn có phiên âm là Cán. Không biết thời
đó dân gian ta đọc là Cán hay là Hãn. Ông là Đán cháu là Cán nghe có vẻ
Việt Nam hơn.
Nói dông dài như vậy, nhưng tên danh nhân nên chú
thích bằng chữ Hán ghi trong quốc sử để một ngày nào đó còn truy lục.
Biết đâu có cụ Trần Nguyên Cán thật.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Nguyễn Minh Tuấn: Các ông ấy tên là gì cũng không sao, miễn là có cái tên để gọi. Cậu biết về Hán tự, nếu có điều kiện thì tìm các tài liệu tin cậy về bài thơ THẦN, bản gốc, và phiên âm, giải nghĩa. Vì dạo này có tranh cãi về bài thơ này theo các cách dịch và hiểu khác nhau. Mình chẳng biết chữ Hán nên thấy nhiều mâu thuẫn về bài thơ được coi là "Tuyên ngôn độc lập" đầu tiên của nước ta.
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Mình có một status về chữ nghĩa của bài đó thôi.
Delete