Tuesday, November 10, 2015

Sự khác biệt giữa chủ nghĩa dân tộc và yêu nước

Chủ nghĩa dân tộc và yêu nước khác nhau thế nào? Tuy người ta cũng hay nói đến chủ nghĩa yêu nước, tôi không thích dùng chủ nghĩa cho mọi loại tình yêu. Vì yêu là tự nguyện, không áp đặt, nó tự do và tự nhiên như cây cỏ trời sông. Tình yêu luôn luôn đáng tôn vinh, cho dù chỉ là say mê sắc đẹp, rượu ngon, nữ sắc, vì nó giữ cho các giá trị tinh thần khỏi hủ bại và trước hết là sự chân thành của nó. Tất nhiên người Á Đông sợ nói về tình yêu, hoặc bất cứ điều gì chân thành, do các khái niệm đều phục vụ cho trí trá để sinh tồn chính trị. Do đó tình yêu, sự đam mê luôn bị gắn cho những hủ bại vốn chẳng liên quan gì đến bản chất của nó.
Einstein đã nói rằng không gì lợm giọng hơn là chủ nghĩa yêu nước, vì bản chất nó là cái mà người ta thường nhân danh để áp đặt ý tưởng của mình cho người khác. Nhân danh những khái niệm trừu tượng để áp đặt đã là một việc tồi tệ, nhân danh một thứ trong sáng như tình yêu quả là đáng lợm giọng.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

3 comments:

  1. Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Enstein co viet mot cuon sach nho, da duoc dich ra tieng VIet : " The gioi nhu toi thay. " Trong do ban rat nhieu ve nhung van de nay. Chang han nhu nuoc My , la que huong dich thuc cua nhung nguoi My da do. Con bay gio, du loai nguoi tren the gioi di cu den song va lam viec voi quoc tich My thi "yeu nuoc" doi voi ho la mot khai niem kha "triu tuong" . Nguoc dong lich su loai nguoi, thi tat ca chung ta deu la hau due cua mot so loai tinh tinh ca thoi. Do su sinh ton da phai tach dan di ve nhung huong khac nhau thoi ???

    ReplyDelete
  2. Do Xuan Phuong: Em nghĩ gốc rễ vấn đề ở đây là cái nhận thức về danh phận của con người. Cá nhân nào cũng có nhu cầu xác định gốc gác cội rễ làm cái tự hào, thỏa mãn cái mong muốn được người khác tôn trọng. Thực tế chúng ta phần lớn chỉ biết sơ lược về tổ tiên của minh đến mươi đời là cùng, còn xa hơn nữa thì tổ tiên chính là dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc, do đó, là một tâm trạng nhất thể hóa (i.e. con Rồng cháu Tiên) cái danh phận mà người đương đại đã có và muốn có. Tâm trạng này vẫn đặt trong giới hạn của nhận thức lý tính, tức là nhận biết tỉnh táo về sự thật lịch sử.
    Còn chủ nghĩa yêu nước, rất đồng ý với anh Aiviet Nguyen rằng nó là một sự lạm dụng ngôn từ và khai thác yêu tố cảm xúc trong tâm lý thay vì giới hạn ở tính duy lý của nhận thức. Tình cảm và cảm xúc tuy luôn tồn tại trong quá trình nhận thức, song do bản chất khó kiểm soát nên nếu đẩy đi quá xa, nó lấn át lý trí và dễ khiến con người phạm sai lầm.

    ReplyDelete
  3. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng đều là sản phẩm của tuyên giáo

    ReplyDelete