Thursday, November 26, 2015

Từ 'tích hợp' môn sử tới 'bó đuốc' Lê Văn Tám

Sử gia Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Đại học Maine, Hoa Kỳ, chia sẻ kinh nghiệm về việc dạy học môn lịch sử từ trong nhà trường phổ thông tới Đại học ở Mỹ.
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 22/11/2015, Giáo sư Long đã cho biết kinh nghiệm về giảng dạy tích hợp môn lịch sử trong nhà trường của Mỹ ra sao, cũng như việc 'phân luồng' hướng nghiệp học sinh như thế nào gắn với việc dạy và học.
Ông cũng đưa ra lời khuyên về dạy và học môn lịch sử ở nhà trường nên ra sao, liên quan cuộc tranh luận hoặc bất đồng về giảng dạy môn lịch sử ở giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện nay.
Sử gia Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Đại học Maine, Hoa Kỳ, chia sẻ kinh nghiệm về việc dạy học môn lịch sử từ trong nhà trường phổ thông tới Đại học ở Mỹ.
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 22/11/2015, Giáo sư Long đã cho biết kinh nghiệm về giảng dạy tích hợp môn lịch sử trong nhà trường của Mỹ ra sao, cũng như việc 'phân luồng' hướng nghiệp học sinh như thế nào gắn với việc dạy và học.
Ông cũng đưa ra lời khuyên về dạy và học môn lịch sử ở nhà trường nên ra sao, liên quan cuộc tranh luận hoặc bất đồng về giảng dạy môn lịch sử ở giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện nay.
Giáo sư Long cũng phân tích về việc nên hay không nên giảng dạy sử học 'đa chiều' khi bình luận về trường hợp trên truyền thông xã hội Việt Nam gần đây xuất hiện 'thách thức' đề nghị nhà trường và ngành giáo dục ở Việt Nam cho 'dạy học môn sử đa chiều' mà có thể được hiểu là không nên chỉ giảng dạy 'một chiều theo lối tuyên truyền' hoặc theo 'quan điểm đảng và nhà nước'.
Sử gia cũng bình luận về thái độ cần có của giới sử học và giáo giới ngành sử để xử lý những vấn đề, sự kiện, nhân vật được cho là ngụy tạo và gây tranh cãi từ trong quá khứ như trường hợp biểu tượng anh hùng 'đuốc sống' Lê Văn Tám của Việt Nam.

Tại sao 'nói láo'?

Trả lời câu hỏi của BBC xem liệu có cách thức nào 'giải quyết' ổn thỏa câu chuyện này không, Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói:
"Trước hết là chuyện Lê Văn Tám ấy, khi dạy lịch sử mình phải lặp lại tại sao người ta đã lập lên chuyện Lê Văn Tám, bởi vì cái này nó trở thành vấn đề lịch sử của Việt Nam.
"Nếu mà một đất nước, một dân tộc mà nói láo, thì phải hiểu là tại sao mình nói láo?
"Mình nói láo là vì mình yêu nước phải không?
"Nếu mà yêu nước mà nói láo như vậy có thể là không đúng. Thì mình phải học được bài học lịch sử này.
"Vấn đề này tôi đã nói không phải là vấn đề lịch sử nữa, mà nó là vấn đề xã hội, vấn đề luân lý, nó là vấn đề con người," sử gia từ Hoa Kỳ nói với BBC.
Quý vị có thể theo dõi một cuộc Tọa đàm Bàn tròn của BBC với sự tham gia của Giáo sư Ngô Vĩnh Long về thực hư môn sử bị 'xóa sổ' trong trường học tại Việt Nam ở đây ở đây. 
BBC tiếng Việt
http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/11/151122_ngovinhlong-teach-history

No comments:

Post a Comment